Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 82 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
82
Dung lượng
12,3 MB
Nội dung
VIỆN KHOA HỌC NN VIỆT NAM UBND TỈNH VĨNH LONG VIỆN LÚA ĐBSCL SỞ KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CưỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ Tên đề tài: “ NGHIÊNCỨUCƠGIƠI HĨA KHÂUVUNLUỐNG,TƯỚIVÀTHUHOẠCHKHOAI LANG” Cơ quan chủ trì đề tài: Viện lúa ĐBSCL Chủ nhiệm đề tài: TS. Hồng Bắc Quốc Những người tham gia: 1. TS. Lê Văn Bảnh 2. ThS. Nguyễn Bồng 3. ThS. Đoàn Ngọc Tuấn 4. Bùi Văn Thiện 5. KS. Trần Tấn Hậu Vĩnh Long 5 – 2012 MỤC LỤC Mụ c Tên đề mục Tr MỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU 2 CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ - DANH MỤC BẢNG BIỂU 3 DANH MỤC HÌNH VẼ 4 PHẦN MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 6 1.1 Vị trí địa lý đối với sự phát triển nông nghiệp… 6 1.2 Điều kiện tự nhiên 8 1.3 Tình hình xã hội nhân văn 12 1.4 Tình hình sản xuất và hướng phát triển cây khoailang ở trong nước và tỉnh Vĩnh Long 13 1.5 Tình hình nghiêncứucơgiớihóa trong và ngoài nước 14 1.6 Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiêncứu 25 CHƯƠNG II: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 30 2.1 Kết quả điều tra 30 2.2 Kết cấu và nguyên lý làm việc của các bộ phận chính của các máy vun luống – tưới nước – thuhoạchkhoai lang: 36 2.3 Thiết kế chế tạo máy vun luống để trồng khoailang 37 2.4 Thiết kế chế tạo máy tưới nước cho khoailang 42 2.5 Thiết kế chế tạo máy thuhoạchkhoailang 48 2.6 Kết quả thử nghiệm máy 55 2.7 Hiệu quả kinh tế 58 2.8 Quy trình sử dụng máy Vunluống,tưới nước vàthuhoạchkhoailang 67 CHƯƠNG III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 71 3.1 Kết luân 71 3.2 Khuyến nghị 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC SỐ LIỆU ĐIỀU TRA VÀ HÌNH ẢNH 74 CÁC TÀI LIỆU LIÊN QUAN 10 7 CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ TT Chữ viết tắt và thuật ngữ Ý nghĩa, diễn giải 1 ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long 2 CGH Cơgiớihóa 3 CNH-HĐH Ông nghiệp hóa – Hiện đại hóa 4 NN - PTNT; NN & PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 5 KTTC Kỹ thuật thâm canh 6 LĐ Lao động 7 m 2 /ngày/LĐ Mét vuông trên một ngày cho 1 lao động 8 Lên luống Tạo thành luống có độ cao, rộng, để trồng khoailang DANH MỤC BẢNG BIỂU TT Bảng biểu Trang 1 Bảng 1.1. Diện tích khoailang của các tỉnh ĐBSCL, đơn vị: 1.000 ha: 14 2 Bảng 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng khoailang của tỉnh từ năm 2010 đền nay 14 3 Bảng 1.3 Dụng cụ đo khi thử máy vun luống trồng khoai lang, máy tưới nước và máy thuhoạchkhoailang 27 4 Bảng 1.4 Các chỉ tiêu và phương pháp xác định điều kiện khảo nghiệm máy 29 5 Bảng 2.1. Giá trị sản xuất trồng trọt của huyện Bình Tân phân theo loại cây trồng ( theo giá cố định 1994) 30 6 Bảng 2.2. Giá trị các lọai rau màu của huyện Bình Tân 31 7 Bảng 2.3 Kết quả sản xuất khoailang ở huyện Bình Tân từ năm 2008 – 2011 31 8 Bảng 2.4a Kết quả sản xuất cây màu ở Bình Tân năm 2011 31 9 Bảng 2.4b Kết quả sản xuất lúa, bắp vàkhoailang ở Huyện Bình Tân năm 2011 32 10 Bảng 2.5 Đặc điểm kỹ thuật của máy vun luống 41 11 Bảng 2.6 Đặc điểm kỹ thuật của máy tưới nước cho cây khoailang 47 12 Bảng 2.7 Đặc điểm kỹ thuật của máy thuhoạchkhoailang 53 13 Bảng 2.8 Kết quả thử nghiệm máy vun luống trên đồng ruộng 55 14 Bảng 2.9 Kết quả thử nghiệm máy tưới nước trên đồng ruộng 56 15 Bảng 2.10 Kết quả thử nghiệm máy thuhoạch trên đồng ruộng 57 16 Bảng 2.11 So sánh kết quả thử nghiệm và yêu cầu đăng ký sản phẩm của đề tài cần đạt 66 DANH MỤC HÌNH VẼ TT Hình Trang 1 Hình 1.1. Bản đồ huyện Binh Tân, huyện Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long 7 2 Hình 1.2 Máy liên hợp vun luống bón phân rạch hàng (Yang Chang – Đài Loan) 18 3 Hình 1.3 Máy vun luống Hàn Quốc 18 4 Hình 1.4 Dàn tưới cây màu Trung Quốc 19 5 Hình 1.5 Dàn tưới cây màu Hàn Quốc 19 6 Hình 1.6 Máy thuhọachkhoai tây của Hàn Quốc 20 7 Hình 1.7: Máy thuhoạchkhoai tây, tỏi (JW4U) của Trung Quốc 20 8 Hình 1.8 Máy đào củ gắn sau máy kéo có lưỡi đào dao động 21 9 Hình 1.9 Máy cắt dây 21 10 Hình 1.10 Lưỡi đào di động 21 11 Hình 1.11. Máy thuhọachkhoai tây 22 12 Hình 1.12. Máy thuhọachkhoailang của Malayxia 23 13 Hình 1.13. Máy đào lạc ĐL-0,3 ( Viện VIAEP) 23 14 Hình 1.14. Dàn tưới rau màu cố định 23 15 Hình 2.1 Qui trình CGH cho khâuvun luống – tưới nước – thuhoạchkhoailang 36 16 Hình 2.2 Máy vun luống trồng khoailang 38 17 Hình 2.3 Bộ phận vun luống của máy vun luống trồng khoailang 39 18 Hình 2.4 Bộ phận ép luống của máy vun luống trồng khoailang 39 19 Hình 2.5 Ba hình chiếu của máy vun luống trồng khoailang 40 20 Hình 2.6 Máy tưới cho khoailang 42 21 Hình 2.7 Ba hình chiếu của máy tưới cho khoailang 44 22 Hình 2.8 Động cơ xăng và dầu của máy tưới cho khoailang 44 23 Hình 2.9 Bơm của máy tưới cho khoailang 45 24 Hình 2.10 Bộ phận phun tưới của máy tưới cho khoailang 45 25 Hình 2.11 Bộ phận khung và tay kéo của máy tưới cho khoailang 46 26 Hình 2.12 Bộ phận bánh xe của máy tưới cho khoailang 46 27 Hình 2.13 Máy thuhoạchkhoailang 49 28 Hình 2.14a Ba hình chiếu của máy thuhoạchkhoailang 49 29 Hình 2.14b: Bản vẽ 2 hình chiếu máy thuhoạchkhoailang 50 30 Hình 2.15 Lưỡi cắt của máy thuhoạchkhoailang 51 31 Hình 2.16 Bộ phận đỡ và điều chỉnh của máy thuhoạchkhoailang 51 32 Hình 2.17 Bộ phận lưỡi cào của máy thuhoạchkhoailang 52 33 Hình 2.18 Bộ phận sàng rung của máy thuhoạchkhoailang 52 34 Hình 2.19 Bộ phận bánh xe của máy tưới cho khoailang 53 35 Hình 2.20 Mô hình ruộng theo hướng canh tác mới 54 36 Hình 2.21 Luống thiết kế theo máy để trồng khoailang 55 37 Hình 2.22 Máy vun luống để trồng khoailang 60 38 Hình 2.23 Máy tưới nước cho khoailang 60 39 Hình 2.24 Máy thuhoạchkhoailang 60 LỜI NÓI ĐẦU Vĩnh Long là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước. Ngoài các mặt hàng chủ lực như gạo, các Tra, cá Ba sa, thì các sản phẩm khác như trái cây, khoai lang, mè .v.v. cũng góp phần làm tăng tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực trồng trọt, giảm bớt sự căng thẳng vào mùa vụ, cũng như giảm bớt sức lao động nặng nhọc của bà con nông dân trong sản xuất khoailang trong tỉnh, đề tài: “ Nghiêncứucơgiơihóakhâuvunluống,tướivàthuhoạchkhoailang ” được đặt ra nhằm giải quyết những vấn đề trên đây. Sau thời gian thực hiện, đề tài đã thực hiện đúng yêu cầu các mục tiêu và nội dung đặt ra với những kết quả đạt cụ thể sau đây: - Đề tài đã tiến hành điều tra khảo sát các vùng sản xuất khoailang chủ yếu của huyện Bình Tân. Kết quả thu được qua cuộc điều tra cho thấy tình hình sản xuất khoai lang, quy trình canh tác và kích thước luống, rãnh; lượng nước tưới, chu kỳ tưới; các công việc trong quá trình thu hoạch, vị trí tập trung củ, v.v ở một số xã của huyện khảo sát Bình Tân. Đề tài cũng truy cập các nguồn thông tin qua mạng iternet, qua các tài liệu cũng như các chuyên gia, nên đã thu thập được tình hình sản xuất khoailangvà một số quy trình thâm canh khoai lang, cũng như các dạng nguyên lý, máy móc thực hiện các công việc vunluống,tưới nước vàthuhoạch cho các dạng củ khác nhau trên thế giới. - Từ kết quả điều tra khảo sát thực tế và khai thác các nguồn tài liệu .v.v., tiến hành nghiên cứu, chế tạo mẫu vàthử nghiệm, qua nhiều lần cải tiến và để hoàn thiện các mẫu máy đưa vào thử nghiệm trong sản xuất, nhằm xác định kết quả và tính toán hiệu quả kinh tế kỹ thuật. - Đến nay đã đưa ra 3 mẫu máy: + Máy Vun luống khoai lang: lên được một luống,có thể tạo ra khoảng cách hai luống từ 900 – 1.100 mm, chiểu cao từ 400 – 600 mm, rãnh: 200 – 300 m m. Máy được liên kết với máy kéo bốn bánh loại trung: 35 – 40 Hp, một loại máy kéo đang có nhiều trong dân. + Máy Tưới nước cho cây khoai lang: tưới được tối đa 6 luống (6m); được thiết kế theo hướng người kéo và điều khiển . Máy có thể tưới khắp mặt luống khi khoai phát triển tối đa cũng như khi mới trồng nhờ hạn chế và mở rộng bằng các vòng cao su. + Máy Thuhoạchkhoai lang: thuhoạch được một luống. Máy Thuhoạch cũng được liên kết với máy kéo bốn bánh loại trung: 35 – 40 Hp. Máy có thể điều chỉnh độ cắt sâu tới 300 mm và bề rộng luống tới 800 mm. - Qua thử nghiệm trong sản xuất, cho thấy các máy Vun luống – Tưới nước – Thuhoạch đạt được các yêu cầu kỹ thuật đặt ra, như năng suất, hiệu quả kinh tế, giảm chi phí lao động và chi phí sản xuất theo dự kiến trong thuyết minh đề tài cũng như đáp ứng được các yêu cầu về nông học cơ bản và khả năng đầu tư của nông dân. Đạt được các kết quả trên đây cũng nhờ sự giúp đỡ và hỗ trợ của các ngành, các cấp chính quyền và bà con nông dân của tỉnh Vĩnh Long huyện Bình Tân. Thay mặt Ban chủ nhiệm đề tài, chúng tôi xin chân thành cảm ơn sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long, UBND huyện Bình Tân, phòng Nông nghiệp và PTNT Bình Tân, Hợp tác xả Khoailang Thành Đông, ông Lê Văn Phúc, ông Ngô Văn Tua và bà con nông dân ở hai xã Thành Đông và Tân Bình. PHẦN MỞ ĐẦU Trong nông nghiệp thì các cây lương thực đóng một vai trò vô cùng quan trọng về giá trị kinh tế lẫn tác động tới an ninh lương thực. Một trong những cây lương thực được xếp sau lúa và bắp là cây khoai lang. Tổng diện tích của cây khoailang của tỉnh năm 2011 là 8.453 ha với năng suất gần 29,4 tấn/ha và cho sản lượng: 248.724 tấn. Dự kiến trong quy họach phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày của tỉnh Vĩnh Long đến năm 2015 thì diện tích cây khoailang giữ ở mức ổn định là 8.200 ha, năng suất:36,0 tấn/ha và sản lượng: 296.478 tấn. Các con số cho thấy sự phát triển cây khoailang ngày một tăng nhanh cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Bình Tân là huyện trồng nhiều khoailang nhất của Vĩnh Long. Trong năm 2009, huyện Bình Tân có nhiều xã trồng nhiều khoai lang, như Tân Thành (1.295 ha), Thành Trung (1.008 ha), Tân Hưng (689 ha), Thành Đông (670 ha). Năm 2011, diện tích khoailang của Bình Tân đã tăng lên trên 4.500 ha,. Kỹ thuật canh tác khoailang ở tỉnh Vĩnh Long vẫn ở mức trung bình với các phương pháp thủ công là chủ yếu. Các khâu canh tác sử dụng máy móc mới chỉ cókhâu làm đất, phun thuốc và bơm tràn, còn các khâu khác vẫn là thủ công. Trong khi lao động ngày càng thiếu hụt, nhất là vào vụ mùa (vun luống,thu hoạch), giá nhân công ngày càng cao, năng suất lao động và cây trồng thấp, chất lượng khoailang chưa cao .v.v. Do vậy, đưa máy móc vào thay thế lao động thủ công là rất cần thiết, sẽ giải quyết được các vấn đề trên đây. Ở các nước châu Âu, Mỹ và một số nước châu Á, khi áp dụng cơgiớihoá 100% các khâu canh tác trong sản xuất khoai lang, nên lao động tham gia vào sản xuất khoailang chỉ còn 20-25%, tùy theo vùng sản xuất. Nhưng đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Long nói riêng thì khâu lên luống cũng hết 30 - 35 công/ha. Tuy nhiên để tiến hành cơgiớihoá các khâu canh tác trong sản xuất nông nghiệp cần phải có những điều kiện nhất định. Vì thế mỗi nước phải lựa chọn mức độ và trình độ cơgiớihoá cho phù hợp với điều kiện canh tác và khả năng đầu tư của mình. Ở Việt Nam, cơgiớihoá cho cây khoailang còn ở mức độ rất hạn chế, nhất là các khâu như lên luống - tưới nước - thu hoạch, chính vì thế chi phí lao động tăng, năng suất cây trồng thấp. Nhưng chúng ta cũng không thể mua thiết bị, máy móc của nước ngoài vì những lý do sau: (i) Máy móc cồng kềnh, lực nén lên đất lớn do vậy đưa vào vùng ĐBSCL không được vì nền đất yếu (<1 kg/cm 2 ), hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng (nhỏ, hẹp, nông cạn); Các máy chỉ áp dụng cho các dạng đất pha cát; (ii) Giá máy quá cao; (iii) Đồng ruộng nhỏ hẹp, chưa quy họachvà cải tạo; Công nghệ phức tạp, trình độ sử dụng yêu cầu cao; khí hậu phức tạp, .v.v Hướng đi đúng đắn nhất, hiệu quả nhất và tiết kiệm nhất vẫn là tự nghiêncứu lựa chọn hệ thống các máy móc và quy trình kỹ thuật cơgiớihoá các khâu nói chung trong sản xuất khoai lang, đặc biệt là các khâu sử dụng nhiều lao động và cường độ lao động lớn như khâu lên luống,tưới nước vàthu hoạch, là những khâu chưa có máy tác động. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới các nguồn máy kéo có công suất trung bình hiện có sẵn trong dân (chỉ sử dụng làm đất trong một năm), nhằm giảm chi phí đầu tư và chi phí sản xuất, đáp ứng các yêu cầu nông học, giảm giá thành vàcó khả năng ứng dụng rộng rãi. Mục đích mà đề tài “ Nghiêncứucơgiớihóakhâuvunluống,tướivàthuhoạchkhoailang ” cũng nhằm mục tiêu: Tăng năng suất lao động bằng việc nghiêncứu thiết kế, chế tạo ra được 03 máy phục vụ: lên luống,tưới nước vàthuhoạchkhoai lang, để đưa vào áp dụng trong sản xuất khoailang tại huyện Bình Tân nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung. Chương I TỔNG QUAN, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP : Vĩnh Long được tái lập từ tháng 04 năm 1991. Vĩnh Long nằm ở trung tâm vùng ĐBSCL, có vị trí giáp giới như sau: phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh; phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ và Sóc Trăng; phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp. Diện tích tự nhiên của Vĩnh Long là 147.769,3 ha . Tỉnh Vĩnh Long nằm dọc trục Quốc lộ 1A nối liền với thành phố Cần Thơ và tỉnh Tiền Giang, Long An và thành phố Hồ Chí Minh .v.v Với tuyến sông Hậu và sông Tiền, sông Cổ Chiên và mạng lưới sông rạch khá dày, nằm trọn trong vùng phù sa nước ngọt, Vĩnh Long có ưu thế về điều kiện nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp vàcó mạng lưới giao thông thuỷ, bộ thuận lợi nối liền Vĩnh Long với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL và các tỉnh miền Đông. Với điều kiện tự nhiên ưu đãi, Vĩnh Long có nền nông nghiệp phát triển và sản xuất được quanh năm, nông thôn khá trù phú, dân cư quần tụ đông đúc. Trong xu thế hội nhập, sự phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói chung và sản xuất khoailang nói riêng, sẽ cạnh tranh quyết liệt theo cơ chế thị trường, thì vị trí địa lý thuận lợi đã tạo cho Vĩnh Long lợi thế vượt trội so với các tỉnh ĐBSCL. Vĩnh Long có thể chủ động sản xuất ra nông sản – thủy sản, trong đó có sản phẩm khoai lang, gần như 12 tháng trong năm, vì diện tích nói chung ngập lũ nông và không ngập lũ, có nước ngọt quanh năm. Hàng hóa từ Vĩnh Long có thể toả đi toàn vùng, rất thuận lợi. Vĩnh Long rất cócơ hội trở thành một vùng bảo quản – chế biến và giao dịch khoailang lớn nói riêng của ĐBSCL cũng như của cả khu vực phía Nam, … Vĩnh Long lại nằm kế cận thành phố Cần Thơ – một thành phố mới được công nhận trực thuộc trung ương, l đô thị loại I. Đây sẽ là một trung tâm kinh tế văn hoá khoa học và dịch vụ của vùng ĐBSCL và là một cực tăng trưởng mạnh của Nam Bộ. Vĩnh Long cách thành phố Hồ Chí Minh (khoảng 130 km) – một thành phố lớn, là trung tâm công nghiệp – dịch vụ – khoa học công nghệ lớn của Việt Nam, nên khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đến với Vĩnh Long không nhiều, thêm vào đó là nền địa chất công trình yếu, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, chất lượng nguồn nhân lực không tương xứng, thiếu doanh nghiệp mạnh, đủ điều kiện làm đối tác liên doanh, nên càng khó thu hút vốn đầu tư cho phát triển kinh tế và nông nghiệp nói chung và phát triển sản xuất khoailang nói riêng. Nếu chúng ta gắn vị trí địa lý với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ưu đãi cho Vĩnh Long, kết hợp với những ưu đãi trong đầu tư cho tỉnh, thì nơi đây có thế mạnh hình thành vùng sản xuất khoailang với khối lượng hàng hoá lớn, sản xuất sẽ có hiệu quả với chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hình 1.1.Bản đồ huyện Binh Tân , huyện Bình Minh và tỉnh Vĩnh Long 1.2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1.2.1 Khí hậu Vĩnh Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm, có chế độ nhiệt tương đối cao và bức xạ dồi dào. Theo các nguồn tài liệu của cục thống kê tỉnh Vĩnh Long năm 2010 thì tình hình khí hậu của tỉnh như sau: * Nhiệt độ : Nhiệt độ trung bình cả năm từ 27 - 28 o C, so với thời kỳ trước năm 1996 nhiệt độ trung bình cả năm có cao hơn khoảng 0,5 - 1 o C. Nhiệt độ tối cao 36,9 o C, nhiệt độ tối thấp 17,7 o C. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm bình quân 7-8 o C. Huy n Bình Minhệ Huy n Bình Tânệ * Bức xạ : Bức xạ tương đối cao, bình quân số giờ nắng/ngày l7,5 giờ. Bức xạ quang hợp/năm 79.560 kcal/m 2 . Bức xạ quang hợp/tháng 6.630 cal/cm 2 . Thời gian chiếu sáng bình quân năm đạt 2.181 - 2.676 giờ/năm. Điều kiện dồi dào về nhiệt và nắng là tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trên cơ sở thâm canh, tăng vụ. * Ẩm độ : ẩm độ không khí qua các tháng trong năm biến thiên từ 74 - 83%, trong đó năm 2002 và 2003 có tháng ẩm độ xuống chỉ còn 74%, ẩm độ không khí cao nhất tập trung vào tháng 9 và tháng 10 giá trị đạt trung bình 86 - 87% và tháng thấp nhất là tháng 3 ẩm độ trung bình 74-76%. * Lượng bốc hơi : Lượng bốc hơi bình quân hàng năm của tỉnh khá lớn, khoảng 1.400 - 1.500 mm/năm, trong đó lượng bốc hơi/ tháng với mùa khô là 116 - 179 mm/tháng. * Lượng mưa và sự phân bố mưa : Lượng mưa bình quân qua các năm từ 2000 đến 2004 chênh lệch khá lớn vàcó xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2000 là 1.893 mm, năm 2001 là 1.398 mm, năm 2004 là 1.186 mm). Do đó ảnh hưởng lớn đến sự thay đổi các đặc trưng của đất đai cũng như điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, lượng mưa năm của huyện phân bố tập trung vào tháng 5-11 dương lịch và nhiều nhất vào tháng 8- 10 dương lịch, kết hợp với chế độ triều cường trên sông thường gây ra tình trạng ngập úng đột xuất. So với khí hậu cả vùng, Vĩnh Long có nhiều ưu đãi về điều kiện khí hậu, rất ít khi có điều kiện khí hậu cực đoan ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Các yếu tố khí hậu nói chung thuận lợi cho nông nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên do lượng mưa thường tập trung vào mùa mưa, cùng với mưa lũ, cũng tạo ra ngập úng ở nơi có địa hình thấp trũng, gây hạn chế và thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp (sản xuất 3 vụ lúa, phát triển cây khoai lang). Khí hậu Vĩnh Long vừa qua mang tính chất của khí hậu nội chí tuyến cận xích đạo, vừa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa với những nét địa phương độc đáo (Nguyễn Viết Phổ). Qua chuỗi số liệu quan trắc Trạm Vĩnh Long, Cần Thơ và số liệu xử lý tổng hợp của Phân viện Khí tượng Thủy Văn Nam Bộ được trình bày ở các bảng trong phần phụ lục khí hậu, có nhận xét như sau: A.Về mặt thuận lợi của khí hậu – thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp: - Vĩnh Long nằm trong vùng nội chí tuyến bắc bán cầu – cận xích đạo nên có nhiệt độ bình quân cao đều quanh năm (26,6 – 26,9 O C). Tháng 5 có nhiệt độ trung bình cao nhất: 31.7- 37,0 O C và thấp nhất là tháng 1: 20.6 -22.6 O C; Nhiệt độ cao nhất trong năm năm qua là 37.6 0 C và thấp nhất là 19.2 O C, tổng tích ôn cả năm lên đến: 10145 O C/năm (xếp vào loại cao ở vùng Nam Bộ). - Theo tài liệu: Điều chỉnh quy hoạch nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2001 -2010 thì số giời chiếu sáng cả năm: 2.552 – 2.582 giờ/năm; trong đó tháng 3 có số giờ chiếu sáng cao nhất 276 giờ/tháng và thấp nhất là tháng 9: 159 giờ/tháng. Bình quân 7,0 giờ/ngày. - Đồng thời với ánh sáng, nhiệt độ, khí hậu Vĩnh Long còn có tổng lượng bức xạ tổng cộng trung bình ngày đạt khá cao từ 390 – 493 cal/cm 2 /ngày. Cả 3 yếu tố nói trên trong điều kiện đủ nước tưới, phân bón và giống cây trồng tốt, cho phép sản xuất trồng trọt áp dụng kỹ thuật thâm canh để đạt năng suất cao; vấn đề là tính toán bố trí cơ cấu mùa vụ sao cho đạt hiệu quả quang hợp tối ưu nhất. Đặc biệt với loại hình cây khoai lang, Vĩnh Long nói chung và Bình Tân nói riêng tận dụng được điều kiện đất – nước – khí hậu, tranh thủ được thời điểm thị trường rất cần, mà ở nơi sản xuất khác không sản xuất được do lũ lụt ( các tỉnh khác thuộc khu vực ĐBSCL) hoặc chưa vào mùa mưa (là vụ sản xuất chính khoailang ở miền Đông Nam bộ). - Thời gian mùa khô thực sự của Vĩnh Long kéo dài: 151 – 158 ngày, có nắng nhiều, nhiệt độ và bức xạ cao, là điều kiện thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ, đặc biệt là đối với nhóm cây ưa ánh sáng, cũng như thuhoạch ít bị hao hụt. B.Về khó khăn do khí hậu gây ra cho nông nghiệp: - Mưa tập trung cường độ lớn vào tháng 7, tháng 8, 9 (bình quân từ 197 – 241,7mm), ảnh hưởng đến gieo trồng cũng như thuhoạch cây khoai lang; nhất là tăng tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch, giảm chất lượng hàng hoá. - Hiện tượng lốc xoáy và ảnh hưởng của mưa bão, do thời tiết bất thường gây thiệt hại lớn hàng năm. 1.2.2. Nguồn nước thủy văn: A. Nguồn nước mặt: Vĩnh Long thuộc hạ lưu sông MêKông, đặc biệt là ở vị trí trung tâm ĐBSCL, nằm về phía bờ Bắc sông Hậu, bờ Nam sông Tiền, sông Cổ Chiên vàcó hệ thống sông, kênh, rạch chằng chịt, kéo nước từ sông Hậu, sông Tiền vào nội đồng. Do vậy, tài nguyên nước ở Vĩnh Long có số lượng và chất lượng xếp vào loại có ưu thế nhất so với các tỉnh trong vùng cũng như 63 tỉnh thành cả nước. Theo kết quả quan trắc tại trạm thủy văn Cần Thơ (sông Hậu Giang), lưu lượng nước mùa kiệt Q TB tháng 4 từ 495 – 1.220 m 3 /s, mưa lũ Q TB tháng 8 từ 898 – 1.900 m 3 /s. Nguồn nước chất lượng tốt pH H20 : 6,8 – 7,0 riêng mùa lũ nước có hàm lượng phù sa từ 250 – 450 g/m 3 được lắng đọng tại đồng ruộng, mương vườn, bị bồi làm đất thêm phì nhiêu. Những năm qua ngành thủy lợi và nông dân Vĩnh Long đã tận dụng khá tốt lợi thế về nước, tổ chức khai thác phục vụ tốt cho sản xuất trồng trọt (tăng vụ, thâm canh). Song, việc sử dụng hiệu quả kinh tế nước và bảo vệ tài nguyên nước cũng như tận dụng thế mạnh vào sản xuất khoailang chưa được coi trọng đúng mức. B. Nguồn nước ngầm: Xét về tổng thể, nước ngầm ở Vĩnh Long xếp vào loại nghèo, nước sử dụng cho sinh hoạt ở tầng sâu, đầu tư khai thác tốn kém. 1.2.3. Chế độ thủy văn: A. Thủy triều: Hệ thống sông rạch của tỉnh chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều của biển Đông, trong 1 ngày (24 giờ) có 2 đỉnh triều và 2 chân triều không đều nhau và biến động qua các tháng trong năm. Biên độ triều trên sông Hậu (Cần Thơ) dao động từ 104 – 172cm (đỉnh triều: 104 – 161cm, chân triều thấp nhất: -22cm đến -178cm). Đặc biệt, cường độ truyền triều qua 2 sông Hậu xếp vào loại lớn nhất nước ta (tốc độ 18 – 24 km/giờ), tốc độ dòng chảy ngược cao. Do vậy, với địa hình tương đối bằng phẳng, cao trình đất bình quân 0,6 – 1,2cm, Vĩnh Long có thể tận dụng triệt để hoạt động của thủy triều để tưới tiêu tự chảy cho một phần khá lớn diện tích đất nông nghiệp canh tác mà không có một tỉnh nào ở ĐBSCL có được, giảm tiêu tốn năng lượng điện hoặc nhiên liệu chạy máy bơm, giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá. Song gần cuối mùa lũ, đặc biệt vào tháng 10, do cường độ lũ mạnh, triều dâng cao kết hợp mưa nhiều trong nội đồng đã gây ảnh hưởng đáng lo ngại cho sản xuất nông nghiệp nói chung vàkhoailang nói riêng. B. Ngập úng – lũ : Ngập úng ở Vĩnh Long xảy ra ở nơi có địa hình thấp trũng làm ảnh hưởng đến việc rút nước gieo trồng vụ Đông Xuân sớm. Vấn đề úng hoàn toàn có khả năng giải quyết được khi hoàn thành hệ thống thuỷ lợi và trang bị máy bơm. Vĩnh Long nằm ở ngoài vùng ngập lũ sâu. Song, những năm gần đây có xu thế gia tăng quy mô ảnh hưởng, tần suất lũ lớn ít và thời gian ngắn lại, cũng ít gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống. Mặc dù gây thiệt hại cho nông nghiệp, lũ cũng cung cấp phù sa, làm giàu cho đất, vệ sinh đồng ruộng, tăng nguồn lợi thủy sản, chúng ta cần tận dụng khai thác một cách hiệu quả. Một nơi ít ảnh hưởng lũ như Vĩnh Long, tạo ra cơ hội để tập trung vào sản xuất tạo ra sản phẩm và nông sản hàng hoá cung cấp cho thị trường các tỉnh bị lũ, xây dựng nông nghiệp Vĩnh Long thành “hậu phương” vững chắc, khai thác tối đa quy luật cung – cầu của thị trường (phục vụ cho cả sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân). [...]... sử dụng máy vào trong các khâu canh tác khoailang Vì vậy việc nghiên cứu thiết kế hệ thống máy: Vun luống – Tưới nước vàThuhọach đưa vào trong mô hình cơgiớihóa các khâuvunluống,thuhoạchkhoailang là rất cần thiết 1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊNCỨUCƠGIỚIHOÁ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.5.1 Tình hình sản xuất và ứng dụng cơgiớihóakhâuvun luống – tưới nước - thuhoạch cho khoailang trên thế giới 1.5.1.1... bị cho khâuvun luống tưới nước thuhoạch trong sản xuất khoailang ở tỉnh Vĩnh Long, tình hình cải tạo và qui hoạch đồng ruộng ( kích thước lô thửa), tình hình sử dụng công cụ và kỹ thu t lên luống, kỹ thu t tưới, kỹ thu t thuhoạch trong sản xuất khoailang ở tỉnh Vĩnh Long 1.6.2.2 Nghiêncứu thiết kế, chế tạo và ứng dụng máy vun luống – máy tưới nước và máy thuhoạch phục vụ sản xuất khoailang ở... Việt Nam nói chung và ĐBSCL cũng như Vĩnh Long nói riêng, cũng chưa sử dụng máy vào trong các khâu canh tác khoailang Vì vậy việc nghiên cứu thiết kế hệ thống máy: Vun luống – Tưới nước vàThuhoạch đưa vào trong mô hình cơgiớihóa các khâuvunluống,thuhoạchkhoailang là rất cần thiết Về quy trình kỹ thu t thâm canh khoailang bao gồm các điểm chính như sau: - Thời vụ gieo: tùy thu c điều kiện khí... cơ) Tưới nước – bón phân – bảo vệ thực vật Thuhoạch – gom củ - phân loại Hình 2.1 Qui trình cơgiớihóa cho khâuvun luống – tưới nước – thuhoạchkhoailang 2.2 KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC BỘ PHẬN CHÍNH CỦA CÁC MÁY VUN LUỐNG – TƯỚI NƯỚC – THUHOẠCHKHOAI LANG: 2.2.1 Kết cấu và nguyên lý làm việc của các bộ phận làm việc chính của máy vun luống trồng khoailang Máy vun luống có kết cấu và. .. xuất khoailang của tỉnh Vĩnh Long Việc lựa chọn kỹ thu t cơgiới cho các khâuvunluống,tưới nước vàthuhoạch là phù hợp với yêu cầu cao trong điều kiện thiếu hụt lao động trong nông nghiệp của tỉnh hiện nay Mục tiêu cụ thể của đề tài: Tăng năng suất lao động bằng việc nghiên cứu thiết kế, chế tạo ra hệ thống máy: Máy vunluống, máy tưới, máy thuhoạchkhoai lang, để áp dụng vào mô hình cơ giới. .. hóa các khâuvunluống,tướivàthuhoạchkhoailang tại huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long Đưa các mẫu máy vào thực hiện cơgiới hóa, phục vụ kỹ thu t thâm canh khoailang tại một địa điểm của vùng sản xuất khoailang ở Bình Tân, nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thu t và phổ biến rộng rãi trong sản xuất 1.6.2 NỘI DUNG NGHIÊNCỨU Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài xác định các nội dung nghiên cứu chính:... cấu tạo chính của máy khi khảo nghiệm Các máy tham gia khảo nghiệm: máy vun luống trồng khoailang – máy tưới nước cho khoailangvà máy thuhoạchkhoai lang, phải xác định rõ các đặc điểm kỹ thu t trước khi khảo nghiệm để lập kế hoạch khảo nghiệm Bảng 1.3 Dụng cụ đo khi thử máy vunluống, máy tưới nước và máy thuhoạchkhoailang TT Tên dụng cụ Độ phân dải 1 Thước dây 5m 1 mm 2 Thước dây 30m 1 cm... Phun thu c - Tưới tiêu nước - Thuhoạch Hiện nay trong sản xuất các công việc này mới chỉ dừng lại ở khâu làm đất, phun thu c, còn các khâu khác hòan tòan thực hiện bằng thủ công với công cụ thô sơ lạc hậu Trong đó khâuvun luống vàthuhoạchcó chi phí lao động cao, thời vụ lại cấp bách rất cần được CGH Để cơgiớihoá phục vụ kỹ thu t thâm canh khoai lang, ta không cần thiết nghiên cứu đồng bộ các khâu, ... phục vụ kỹ thu t thâm canh khoailang v.v… tập trung chủ yếu ở 3 khâu then chốt, có tính quyết định nhất trong quá trình canh tác là khâuvunluống,tưới nước vàthuhọach Hướng CGH và chủng loại máy vunluống,tưới nước vàthu họach, chủ yếu được ứng dụng ở các nước Châu Á nhằm phục vụ kỹ thu t thâm canh tăng năng suất lao động ở một số cây trồng 1 Máy vun luống: Ở Đài Loan: có một số máy vun luống... gian sinh trưởng .Tưới giữa luống và bao trùm hết luống Không để ảnh hưởng đến dây khoai 6 Thu hoạch: Thuhoạch được thực hiện cắt dây trước; dùng máy thuhoạch từng Xớlàm lượt hàng; thu lượm khoai để cắt rễ và i 1 - 2sạch, đóng bao chuyển về kho 2.1.5.2 Xác định cỡ máy và kiểu di động: Kích thước của máy thuhoạch với chiều rộng làm việc khoảng 700 mm; máy tưới khoảng 6.000 mm và máy thuhoạch 1.100 – . máy vào trong các khâu canh tác khoai lang. Vì vậy việc nghiên cứu thiết kế hệ thống máy: Vun luống – Tưới nước và Thu họach đưa vào trong mô hình cơ giới hóa các khâu vun luống, thu hoạch khoai. KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CưỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CƠNG NGHỆ Tên đề tài: “ NGHIÊN CỨU CƠ GIƠI HĨA KHÂU VUN LUỐNG, TƯỚI VÀ THU HOẠCH KHOAI LANG Cơ quan chủ trì. khoai lang là rất cần thiết. 1.5 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ GIỚI HOÁ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.5.1 Tình hình sản xuất và ứng dụng cơ giới hóa khâu vun luống – tưới nước - thu hoạch cho khoai lang trên