MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Tổng quan về thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam
1.1.1 Khái niệm về mỹ phẩm
Tại Hoa Kỳ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), kiểm soát mỹ phẩm, định nghĩa mỹ phẩm là “Mỹ phẩm là chất dùng để bôi thoa vào cơ thể người nhằm tẩy sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể.”
Ngày nay, mỹ phẩm là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống của tất cả chúng ta kể cả nam hay nữ, già hay trẻ Nhưng một thực tế cho thấy rằng trong chúng ta rất ít người hiểu được lịch sử hình thành mỹ phẩm là gì, nó được hình thành như thế nào Dưới đây là những dấu mốc vàng son trong lịch sử hình thành mỹ phẩm :
- Người đầu tiên sáng chế ra son môi là những phụ nữ và đàn ông tộc người sumer cổ đại cách ngày nay khoảng 5.000 năm Sau đó khoảng khoảng 3000 năm TCN đến 1500 năm TCN người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra son với những hiệu ứng lung linh để trang trí môi và mặt.
- Những sản phẩm mỹ phẩm đầu tiên được phát minh theo các nhà nghiên cứu đã phát hiện và tìm thấy là:
Phấn kohl được người Ai Cập cổ dùng vẽ bảo vệ mắt.
Dầu thầu dầu được người Ai Cập cổ dùng làm dầu xoa bóp.
Kem xoa da điều chế từ sáp ong, dầu ô liu và nước hoa hồng, theo người La Mã mô tả.
Vaseline và lanolin ở thế kỷ XIX
Tiếp theo là mỹ phẩm do người Trung Quốc và Nhật Bản sản xuất bằng các nguyên liệu từ thuốc đông y là mộc nhĩ trắng để giữ ẩm cho da, giảm nếp nhăn và căng mịn da
Đến thế kỷ 19 mỹ phẩm không được tán thành sử dụng tại phương tây nữ hoàng Victoria công khai tuyên bố trang điểm mỹ phẩm là bất lịch sự, thô tục và chấp nhận chỉ dành cho diễn viên sử dụng.
Năm 1909 hãng mỹ phẩm L’Oréal nổi tiếng nhất thế giới được thành lập tại Pháp Trải qua 21 thế kỷ tính đại chúng của mỹ phẩm ngày càng phổ biến, đến nay mỹ phẩm trở thành một phần không thể nào thiếu trong cuộc sống đối với mỗi cá nhân.
- Các loại mỹ phẩm hiện nay
Mỹ phẩm dành cho mặt gồm: sữa rửa mặt, phấn trang điểm, son, kính áp tròng màu, serum, nước hoa hồng, sản phẩm đặc trị mụn, nám, …
Mỹ phẩm dành cho cơ thể gồm: lăn khử mùi, sữa dưỡng thể, nước hoa,
Mỹ phẩm dành cho móng: sơn móng tay, chân, dung dịch rửa tay khô, sữa rửa tay, …
Mỹ phẩm dành cho trẻ sơ sinh: dầu tắm, phấn rôm, muối tắm, bơ dưỡng thể,
Mỹ phẩm dành cho tóc: Thuốc nhuộm tóc, dầu gội, dầu xả, gôm, gel xịt tóc, kem dưỡng tóc….
Ngoài cách phân loại theo mục đích sử dụng trên chúng ta cũng có thể phân loại mỹ phẩm theo công dụng
Mỹ phẩm trang trí: phấn trang điểm, son, gel vuốt tóc, gôm xịt tóc, sơn móng… là những sản phẩm có thể thay đổi diện mạo ngay tức thì sẽ được phân loại vào mỹ phẩm trang trí
Mỹ phẩm chăm sóc da: sữa rửa mặt, serum, nước hoa hồng, dưỡng tóc,… là những sản phẩm chăm sóc từ sâu bên trong tác dụng từ từ và lâu bền.
- Cách phân loại cuối cùng là phân theo cách làm của mỹ phẩm, chúng ta có thể phân ra mỹ phẩm handmade và mỹ phẩm công nghiệp.
Mỹ phẩm handmade là những sản phẩm được làm bằng tay sản xuất theo số lượng nhỏ lẻ
Mỹ phẩm công nghiệp được sản xuất bằng máy móc hiện đại được sản xuất hàng loạt.
1.1.2 Thị trường mỹ phẩm tại Việt Nam
Thị trường mỹ phẩm ở Việt Nam có thể gọi là bùng nổ Hàng trăm nghìn thương hiệu mỹ phẩm đã xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như mở văn phòng đại diện, đặt đại lý, nhà phân phối bán hàng, thành lập công ty và xây dựng nhà máy sản xuất Hầu hết các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng đã xuất hiện tại Việt Nam Trong đó có dòng mỹ phẩm cao cấp như Estee Lauder, Lancome, Shiseido, Fendi, Lower, Clairins, L’oreal…Một số thương hiệu nội cũng tạo dựng được một vị thế nhất định như Sài Gòn, Thorakao, Lana, Biona, Xmen, Thái Dương,…
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày một trở nên sôi động, đặc biệt là khi Việt Nam tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do, đưa thuế nhập khẩu loại hàng hóa này được về mức 0-5% Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Euromonitor năm 2017, thị trường mỹ phẩm Việt có quy mô 30.000 tỷ đồng vào 2016.
Tăng trưởng hàng năm luôn đạt mức 2 con số trong nhiều năm trở lại Đây là con số trước đây Hiệp hội Mỹ phẩm, Hương liệu và Tinh dầu VN dự đoán phải tới
Thị trường mỹ phẩm Việt được coi là còn nhiều tiềm năng khi chi tiêu cho mỹ phẩm bình quân đầu người mới chỉ ở mức 4 USD/người/năm Con số này thấp hơn nhiều mức bình quân 20 USD/người/năm của Thái Lan.
Dự báo cho đến năm 2020, tầng lớp trung lưu, là những người chi tiêu mạnh cho mỹ phẩm sẽ gia tăng nhanh chóng lên con số 33 triệu người Đánh giá này được nhìn thấy nhờ nền kinh tế phát triển cao với GDP trên 6% và đặc biệt người trẻ dưới
35 tuổi chiếm trên 60% dân số.
(Nguồn: Tô Đức, theo Báo Kinh tế và Tiêu dùng)
Cạnh tranh từ nước ngoài
Tiềm năng là vậy nhưng do các doanh nghiệp nội địa còn nhiều hạn chế về công nghệ, cũng như tiềm lực tài chính Hiện, Việt Nam chưa sở hữu một doanh nghiệp mỹ phẩm lớn nào và hầu hết các công ty đều ở dạng vừa và nhỏ Đó là lý do thị trường mỹ phẩm Việt Nam bị chi phối bởi những thương hiệu mỹ phẩm nước ngoài.
Một báo cáo từ Mintel cho thấy, thị trường mỹ phẩm Việt Nam được dự báo sẽ cán mốc 2,35 tỷ USD vào năm 2018 Con số này vào năm 2016 là 1,78 tỷ USD, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam là quốc gia có tỷ suất tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.
Hình 1.1: Một số hình ảnh về các loại mỹ phẩm hiện nay
Những vấn đề chung về xúc tiến thương mại
1.2.1 Định nghĩa về xúc tiến thương mại và hoạt động xúc tiến thương mại
Xúc tiến thương mại (XTTM) là thuật ngữ xuất hiện trong kinh tế học từ những năm đầu của thế kỷ 20 cùng với sự hình thành và phát triển của khái niệm Marketing XTTM gắn liền với hoạt động của thị trường và Marketing vì XTTM là một bộ phận không thể tách rời trong mô hình Marketing hỗn hợp (Marketing mix) của bất cứ doanh nghiệp (DN) nào, bất cứ nền kinh tế nào Có nhiều định nghĩa về XTTM, mỗi định nghĩa được tiếp cận theo những khía cạnh khác nhau.
“XTTM là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại, bao gồm các hoạt động quảng cáo, hội trợ triển lãm và khuyến mại”
(Nguồn: Khoản 10, Điều 3, Mục 1, Chương 1 Bộ Luật Thương mại Việt Nam 2005)
Xuất phát từ góc độ thương mại ở các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại là các hoạt động của các doanh nghiệp nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ thương mại Xúc tiến thương mại bao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt đông khuyếch trương khác
Bản chất của hoạt động XTTM là một quá trình giao tiếp, cung cấp thông tin và thuyết phục khách hàng trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp, được thực hiện thông qua hai đại diện: Người chủ động và người tiếp nhận XTTM Việc cung cấp thông tin thuyết phục và giao tiếp có mối liên hệ qua lại hết sức chặt chẽ Và đối tượng chỉ bị thuyết phục khi đã được cung cấp những thông tin thích hợp Việc cung cấp thông tin và thuyết phục chỉ được tiến hành một cách hiệu quả thông qua những hình thức giao tiếp nhất định Vì vậy để đạt được hiệu quả truyền thông lớn nhất Ngân hàng cần phối hợp kỹ lưỡng toàn bộ hệ thống Marketing-mix của mình để phát huy tác dụng XTTM tối đa.
Qua tìm hiểu các định nghĩa về XTTM ta có thể rút ra kết luận về định nghĩaXTTM ở Doanh nghiệp: Đó là một tiến trình phát triển và duy trì phối thức XTTM nhằm thu hút khách hàng trên cơ sở sử dụng hợp lý các nguồn lực của Doanh nghiệp nhằm thúc đẩy việc mua, sử dụng các sản phẩm dịch vụ, chủ yếu nhằm phát triển thị trường.
1.2.2 Vai trò và mục đích của xúc tiến thương mại
Hiện nay, xúc tiến là hoạt động quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp thương mại nói riêng Đối với mỗi quốc gia, xúc tiến một mặt tạo cơ hội cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, tổng mức lưu chuyển hàng hoá gia tăng Mặt khác, thông qua xúc tiến, mỗi quốc gia có điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế với các quốc gia khác.
Hoạt động xúc tiến trong kinh doanh thương mại sẽ giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trong nước cũng như các bạn hàng ở nước ngoài Thông qua hoạt đông xúc tiến các doanh nghiệp có điều kiện để hiểu biết lẫn nhau, đặt quan hệ buôn bán với nhau Thông qua hoạt động xúc tiến các doanh nghiệp có thêm thông tin về thị trường, có điều kiện để phát triển kinh doanh và hội nhập vào kinh tế khu vực, thông qua hoạt động xúc tiến các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng của doanh nghiệp, cung cấp cho khách hàng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đãi để tiếp tục chinh phục khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh Các hoạt động xúc tiến sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trước con mắt của khách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ đó mà không ngừng tăng lên.
Hoạt động xúc tiến trong kinh doanh thương mại là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp Thông qua hoạt động xúc tiến, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để nhìn nhận về ưu nhược điểm của hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mình Từ đó doanh nghiệp có cơ sở để quyết định kịp thời, phù hợp.
Xúc tiến làm cho bán hàng trở nên dễ dàng và năng động hơn, đưa hàng vào kênh phân phối một cách hợp lý, kích thích hiệu quả của lực lượng bán hàng.
Xúc tiến trong hoạt động kinh doanh thương mại là công cụ hữu hiệu giúp cho cung và cầu gặp nhau Người tiêu dùng sử dụng sản phẩm của các doanh nghiệp nhiều hơn, doanh nghiệp ngày càng được khách hàng ưa chuộng hơn Qua đó, nhà kinh doanh đã góp phần thay đổi cơ cấu tiêu dùng, hướng dẫn thị hiếu của khách hàng Thông qua xúc tiến, tài sản vô hình của doanh nghiệp thương mại ngày càng được tích luỹ thêm.
Như vậy các doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu kinh doanh đặt ra thì một vấn đề không thể thiếu được là phải tổ chức tốt hoạt động xúc tiến trong kinh doanh thương mại Khi tiến hành xúc tiến các doanh nghiệp cần phải thực hiện một cách khoa học trong từng khâu, từng bước thực hiện.
- Xúc tiến thương mại thúc đẩy, tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp trong quá trình tham gia, tồn tại và phát triển trên thị trường một cách có hiệu quả nhất.
- Xúc tiến thương mại là một công cụ quan trọng trong Marketing chính nhờ sự giao tiếp hiệu quả giữa các thành viên trong Doanh nghiệp với khách hàng mà sự vận động của nhu cầu và hàng hoá xích lại gần nhau hơn mặc dù nhu cầu khách hàng là phong phú và biến đổi không ngừng.
- Xúc tiến thương mại tác động và làm thay đổi cơ cấu tiêu dùng.
- Xúc tiến thương mại giúp cho việc bán hàng dễ dàng và năng động hơn.
Một sản phẩm mới để đến được tay người tiêu dùng cần những hoạt động xúc tiến thương mại bổ trợ Mặt khác, ta lại thấy rằng có 3 kiểu khách hàng mới đến với sản phẩm của bạn: người đang dùng sản phẩm cạnh tranh, người đang dùng sản phẩm thay thế và những người thay đổi sản phẩm của các nhãn hiệu liên tục Và chính xúc tiến bán hàng sẽ nhắm vào những đối tượng hay thay đổi sản phẩm của các nhãn hiệu khác nhau là chủ yếu.
Xúc tiến thương mại có thể thay đổi được thị phần tương đối bền vững khi trên thị trường có rất nhiều những nhãn hiệu khác nhau:
- XTTM cho phép các nhà sản xuất điều chỉnh những biến động ngắn hạn của cung và cầu
- XTTM cho phép nhà sản xuất tính giá quy định cao hơn để thử nghiệm xem có thể cao được hơn đến mức nào
- XTTM kích thích người tiêu dùng dùng thử sản phẩm mới thay vì việc trung thành với sản phẩm hiện tại
- XTTM làm cho khách hàng biết đến giá cả nhiều hơn
- XTTM giúp nhà sản xuất điều chỉnh được các chương trình cho phù hợp với các nhóm người tiêu dùng khác nhau.
1.2.3 Mô hình quá trình xúc tiến thương mại tổng quát
Sơ đồ 1 1: Mô hình quá trình XTTM tổng quát
- Người gửi: Bên gửi thông điệp cho bên còn lại
- Mã hóa: Tiến trình truyền ý tưởng thành những hình thức có tính biểu tượng.
- Thông điệp: Tập hợp tất cả các biểu tượng chứa đựng những nội dung giao tiếp mà bên gửi truyền
- Kênh truyền thông: Các kênh truyền thông qua đó thông điệp đi từ người gửi đến người nhận.
- Giải mã: Tiến trình theo đó bên nhận quy ý nghĩa cho các biểu tượng do bên kia gửi tới.
- Người nhận: Bên nhận thông điệp do bên kia gửi tới
- Đáp ứng: Tập hợp những phản ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhận thông điệp.
- Phản hồi: Một phần sự đáp ứng mà người nhận có được sau khi tiếp nhận thng điệp
- Nhiễu: Sự sai lệch ngoài mong muốn do các tác nhân tác động tới quá trình truyền thông, dẫn tới kết quả là người nhận được thông điệp không giống với thông điệp được gửi đi Ý nghĩa: Mô hình trên nhấn mạnh những yếu tố chủ yếu trong quá trình XTTM hữu hiệu Các Doanh nghiệp phải biết mình đang muốn nhằm đến những khách hàng trọng điểm nào? Và muốn có những đáp ứng nào? Doanh nghiệp phải khéo léo trong việc mã hóa các thông điệp, trong đó có tính đến việc khách hàng trọng điểm sẽ có khuynh hướng giải mã các thông điệp như thế nào? Doanh nghiệp phải truyền các thông điệp qua những kênh truyền thông nào hữu hiệu để đạt đến tập khách hàng trọng điểm Doanh nghiệp lại phải triển khai những kênh phản hồi sao cho có thể biết được phản ứng của khách hàng đối với thông điệp của mình.
Mô hình quá trình xúc tiến thương mại cụ thể trong 1 Doanh nghiệp:
Xác định mục tiêu xúc tiến
Lựa chọn phương tiện xúc tiến Xây dựng chương trình xúc tiến
Thử nghiệm trước chương trình xúc tiến
Thực hiện và kiểm tra chương trình Đánh giá kết quả xúc tiến
Sơ đồ 1 2: Qúa trình xúc tiến thương mại cụ thể tại các Doanh nghiệp
(Nguồn: voer.edu.vn) 1.2.4 Nội dung của hoạt động xúc tiến thương mại
Mối quan hệ giữa các hoạt động XTTM đối với Doanh thu của một
XTTM là một phần hoạt động quan trọng trong kinh doanh bởi vì nó có ảnh hưởng trực tiếp lên doanh số và lợi nhuận của cửa hàng Ngày nay, không chỉ các doanh nghiệp lớn mà các hệ thống bán lẻ vừa và nhỏ cũng tận dụng triệt để lợi ích của XTTM để quảng bá sản phẩm một cách rộng rãi nhất Không chỉ trong ngành bán lẻ mà bất kỳ ngành nghề nào cũng phải sử dụng đến kênh tiếp thị truyền thông. Xúc tiến đúng thời điểm sẽ giúp các DN thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng, giải phóng hàng tồn, thậm chí nếu khéo léo còn có thể tăng doanh thu bán hàng Với sự cạnh tranh cạnh khốc liệt như hiện nay, miếng bánh thị phần đang bị chia nhỏ, các doanh nghiệp thường xuyên phải nghĩ ra đáp án cho câu hỏi “làm thế nào để giữ chân khách hàng cũ và thu hút được khách hàng mới?”, nếu không đưa ra được lời giải cho câu hỏi này, hẳn rằng doanh nghiệp đó đang trên đà phá sản! Nghiên cứu và thực hiện các chương trình xúc tiến đúng thời điểm sẽ giúp các DN thu hút được sự quan tâm và gắn bó của khách hàng Để đánh giá một chương trình quảng cáo thì trước hết là dựa vào Doanh số/Doanh thu để đánh giá hiệu quả quảng cáo Quảng cáo làm tăng mức độ nhận biết và ưa thích hàng hóa lên bao nhiêu và cuối cùng làm tăng doanh số lên bao nhiêu Phương pháp đánh giá hiệu quả là so sánh khối lượng bán gia tăng với những chi phí quảng cáo trong thời kỳ đã qua Hiệu quả trong doanh số thường khó xác định bởi doanh số chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngoài quảng cáo Mức độ kiểm soát các yếu tố đó càng cao thì việc xác định hiệu quả của quảng cáo tới doanh số càng thuận lợi và chính xác Tuy nhiên, không nên đặt nặng mục đích doanh số cho các chiến dịch Marketing vì mục đích này chỉ có giá trị thời điểm mà không mang lại giá trị lâu dài Các chương trình Marketing nên hướng đến mục đích lâu dài, xây dựng kết nối thường xuyên với khách hàng, tạo cho khách hàng thói quen sử dụng sản phẩm.
Thời đại mà Internet trở thành một thứ phương tiện không thể thiếu đối với mỗi người, mỗi nhà thì các dịch vụ được phát triển trên nền Internet cũng sẽ được khai thác tối đa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng Marketing online là một kênh tiếp thị hiệu quả của bán lẻ, dễ dàng tiếp cận được với hàng triệu người dùng Internet bằng những cách thức khác nhau.
Các phương thức thực hiện Marketing Online được nhiều chuỗi bán lẻ ứng dụng và thu được kết quả khả quan như tiếp thị bán hàng qua facebook, qua các diễn đàn có lượng truy cập lớn, thông qua việc gửi Email Marketing,… Các kênh tiếp thị này giúp các cửa hàng giải quyết những vấn đề khó khăn liên quan đến địa điểm mở cửa hàng.
Mặc dù không còn “hot” như các kênh Marketing Online kể trên nhưngQuảng cáo Offline vẫn được nhiều DN lựa chọn như một cách khẳng định thương hiệu Phát tờ rơi, treo pano, áp phích quảng cáo là một trong những cách tiếp thị truyền thống được nhiều khách hàng lựa chọn, tuy nhiên những hình thức này lại mang tính đại chúng hơn việc tiếp cận được tập khách hàng tiềm năng Phát hành thẻ khách hàng là một trong những phương thức Xúc tiến hiệu quả Bằng việc phát hành thẻ khách hàng dưới những dạng: thẻ giảm giá, thẻ tích điểm, thẻ trả trước,… các nhà bán lẻ mong muốn tăng lượng khách hàng trung thành, qua đó tăng doanh thu, lợi nhuận của cửa hàng.
Ngoài ra, các kênh quảng cáo khác trên Mobile cũng được nhiều chủ cửa hàng quan tâm như: quảng cáo trên Facebook dành cho bản mobile hay quảng cáo trên các phần mềm, ứng dựng chơi game hay ứng dụng đọc báo khác dành cho các hệ điều hành tiên tiền như iOS hay Anrdroi, giúp nhà bán lẻ dễ dàng quản lý và đo đếm hiệu quả chương trình xúc tiến hơn.
Trong thời đại hiện nay, có rất nhiều cách thức để truyền tải nội dung chương trình khuyến mãi của cửa hàng đến khách hàng: cách truyền thống như phát tờ rơi, phát hành voucher, treo pa-nô, áp phích,…; chuyên nghiệp hơn thì tổ chức các hội thảo, chuyên đề,…; hoặc cách phổ biến nhất hiện nay là thông qua mạng Internet như email Marketing, SEO,… Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp bán lẻ, quy mô không quá lớn, khi nguồn nhân lực không thực sự dồi dào, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bán hàng còn non kém,… thì nên sử dụng công cụ hỗ trợ Marketing cho bán lẻ.
Có thể ban đầu những hoạt động Quảng cáo/Khuyến mại/PR hoạt động rầm rộ để đánh bóng thương hiệu, chưa tập trung được khách hàng mua sản phẩm nhưng điều chắc chắn mà các công cụ xúc tiến đã làm được đó là reo vào tâm trí khách hàng sự nhận diện nhất định đối với sản phẩm của Doanh nghiệp Rồi từ đó sau khi kết hợp đủ các yếu tố: bán hàng cá nhân, quan hệ công chúng, quảng cáo online/offline hay khuyến mại….thì khi đó hành vi tiêu dùng của khách hàng mới thực sự được kích thích và họ sẽ ra quyết định mua kịp thời, vì vậy mà Doanh thu bán hàng sẽ theo đó phát triển.
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI PHÁT VIỆT
2.1 Vài nét về thương hiệu mỹ phẩm Naris Nhật Bản và Công ty TNHH
2.1.1 Khái quát chung về Mỹ phẩm Naris Nhật Bản
Năm 1932, xuất phát từ trăn trở về một thương hiệu mỹ phẩm “đem lại sự an toàn tuyệt đối cho người sử dụng”, bác sĩ – tiến sĩ da liễu đông y tại thành phố Osaka – miền Nam nước Nhật đã cho ra đời công ty Naris Cosmetics chuyên cung cấp các dòng mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm chất lượng Cho đến nay, mỹ phẩm Naris đã có mặt trên khắp thế giới, từ Châu Á đến Châu Âu, Châu Úc hay Châu Mỹ. Naris luôn là cái tên được ưa chuộng và là sự lựa chọn hàng đầu của những người yêu cái đẹp với phương châm “Naris – bí quyết để giữ và duy trì làn da khỏe đẹp”. Cái tên Naris, bắt nguồn từ tên tiếng Anh Nourish – nghĩa là nuôi dưỡng, với ý nghĩa nuôi dưỡng lâu dài vẻ đẹp cho làn da của người phụ nữ, của những người yêu cái đẹp.
Logo Naris lấy cảm hứng từ bông hoa loa kèn trắng – loài hoa đại diện cho sự thuần khiết tự nhiên, hương hoa nhẹ nhàng lan tỏa “hữu xạ tự nhiên hương”, sức sống bền bỉ và hình dáng đôi tai luôn luôn lắng nghe mọi mong muốn của người yêu cái đẹp.
Chính vì vậy mà các dòng mỹ phẩm của thương hiệu Naris luôn có ba đặc trưng rất dễ nhận biết
100% chiết xuất từ tinh chất thảo dược thiên nhiên
Những ai biết đến mỹ phẩm Naris đều rất băn khoăn bằng cách nào mà nhà sáng lập Naris lại có thể tinh chế ra một loại mỹ phẩm 100% tinh chất thảo dược thiên nhiên Qủa thật không hề đơn giản, các nhân viên Naris đã phải trồng toàn bộ nguyên liệu rau – củ - quả và hoa trên núi Rocko tại thành phố Osaka và sử dụng nguồn nước tinh khiết từ núi tuyết tan để tinh chế ra các sản phẩm của Naris Tất cả mọi quy trình sản xuất đều là chu trình khép kín, để đảm bảo sản phẩm luôn chất lượng, an toàn và đạt hiệu quả nhất.
Mỹ phẩm Naris đã được chứng nhận chất lượng cao GMP (Good Manufacturing Practice), ISO 14001 do Hiệp hội Bảo vệ Chất lượng Nhật Bản trao thưởng và đạt tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng được Hiệp hội Mỹ phẩm Quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới công nhận.
“For Others – Vì bạn” cũng chính là lời cam kết của Naris về chất lượng tuyệt vời của sản phẩm, sự phục vụ nhiệt tình và lòng mong muốn mang lại cho mọi khách hàng sự hài lòng với vẻ đẹp tự nhiên của mình.
Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu mỹ phẩm Naris Cosmetics 1932: Chính thức thành lập
1936: Bắt đầu sản xuất mỹ phẩm và kinh doanh thương hiệu riêng "Naris" 1945: Phát triển lý thuyết về kem "Konku" cho tắm quần áo
1955: Phát triển lý thuyết "Marble makeup" để xóa và vẽ
1965: Bắt đầu kinh doanh mỹ phẩm ở Mỹ (Hawaii)
1967: Nhà máy đã được hoàn thành tại Miki-shi, tỉnh Hyogo, đồng thời mở trung tâm huấn luyện Hyogo
1969: Được Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp chính thức cho phép xuất khẩu
1973: Phát triển sản phẩm "đa năng" ngăn ngừa sự nhăn nheo và chăm sóc da 1974: Giới thiệu vẻ đẹp thẩm mỹ ở Châu Âu Phát triển mỹ phẩm đặc biệt cho thẩm mỹ học và bắt đầu phát triển salon nhượng quyền
1975: Xây dựng trụ sở chính của công ty (nay là tòa nhà Osaka)
1978: Hoàn thành nhà máy mới dựa trên tiêu chuẩn GMP
1981: Phát triển dòng sản phẩm trang điểm mang nhãn hiệu "Dressy"
1983: Là một phần của đa dạng hóa kinh doanh, tham gia kinh doanh đặt hàng qua thư Ứng dụng công nghệ sinh học vào dòng sản phẩm chăm sóc da "Majesta"
1984: Thành lập trung tâm phân phối tại 5 địa điểm trên toàn nước Nhật để thiết lập cơ cấu logistics
1987: Giới thiệu thiết bị đầu cuối tới 970 nhà phân phối trên toàn quốc và bắt đầu nhận đơn đặt hàng tại VAN Phát triển một thiết bị làm đẹp di động "Beauty 5" tại phòng thăm viếng
1988: Đi sâu vào kinh doanh bán hàng lưu trữ Hoàn thành toà nhà Tokyo 1990: Hoàn thiện tòa nhà Fukuoka
1991: Công nghệ ổn định nhũ tương W/O/W đầu tiên của ngành công nghiệp mỹ phẩm để phát triển dòng sản phẩm "Gloriart"
1992: 60 năm ngày thành lập Qũy Trụ sở chính hoàn thành Cải tạo trung tâm đào tạo giống lai
1994: Phát triển thiết bị làm đẹp di động mới "Beauty 7" Phát triển trung tâm phân phối mỹ phẩm tới các cửa hàng bán lẻ
1995: Phát triển dòng sản phẩm chăm sóc da tốt nhất mang nhãn hiệu
1997: Cửa hàng Antenna "Naris net in in" mở tại Dea Mall Osaka
1998: Hoàn thành việc xây dựng nhà máy tại Kagoshima Làm đẹp sonic phát triển với vẻ đẹp siêu âm được giới thiệu
2000: Công ty TNHH Mỹ phẩm Naris Up được thành lập
2001: Phát triển thiết bị làm đẹp chăm sóc da hàng ngày mang nhãn hiệu
2002: Kỷ niệm 70 năm thành lập Phát triển dòng trang điểm cao cấp mang nhãn hiệu "Selgrace"
2003: Thành lập Công ty TNHH Hệ thống nước Narisu Nhà máy Hyogo,
Trung tâm Đào tạo Hyogo và Trung tâm Phân phối Trung tâm Có chứng chỉ ISO
2004: Bắt đầu thành lập cơ sở thẩm mỹ viện Salon "Beauty Studio de Iim" đã chạm đến Naris trong cả nước
2005: Tiếp tục đổi mới trung tâm đào tạo Hyogo Thành lập Công ty TNHH
MTV Mỹ phẩm Naris với mục đích thuê người khuyết tật
2006: Đổi mới và ra mắt dòng sản phẩm chăm sóc da tốt nhất "Selgrace" 2007: Phát triển doanh số bán hàng của "Beauty Solutions" mà thêm áp lực cao cho mỹ phẩm và làm cho các hạt tốt hơn Thành lập Công ty TNHH Nariswings
2008: Kỷ niệm 75 năm thành lập
2009: Phát triển thiết bị làm đẹp mới "Mega Beauty LXH" với đèn LED chiếu sáng và chức năng làm ấm làn da Bắt đầu xuất khẩu hàng loạt sản phẩm của Thái Lan "Betterway"
2010: Khai trương "Narisu Beauty Creation College Predage" nhằm tăng cường kinh doanh giáo dục sắc đẹp
2012: Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đổi mới và ra mắt loạt sản phẩm chăm sóc da tốt nhất "Selgrace"
2013: Thành lập công ty liên doanh "Công ty TNHH Faris By Naris (Thái
2014: Trung tâm đào tạo Tokyo với một phòng trưng bày khai trương làm cơ sở giáo dục ở khu vực Đông Nhật Bản Thành lập "Công ty TNHH Mỹ phẩm NARIS Việt Nam" tại Việt Nam Thành lập "Chuyên gia trị liệu chăm sóc sắc đẹp Nhật Bản", Hiệp hội Mua cổ phần của "Naris Cosmetics of Hawaii, Inc." tại Hoa Kỳ
2016: "Mega Beauty S" được phát hành
2017: Nhà máy Hyogo đạt được tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất mỹ phẩm ISO
2.1.2 Một vài thông tin về Công ty TNHH Phân phối Phát Việt
Năm 1996, Công ty TNHH Phân phối Phát Việt ra đời, trở thành Công ty phân phối độc quyền tại Việt Nam của thương hiệu mỹ phẩm Naris – một trong mười thương hiệu mỹ phẩm lâu đời và được ưa chuộng nhất đến từ xứ sở hoa anh đào Nhật Bản – quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực làm đẹp.
Là một trong số ít những thương hiệu mỹ phẩm tên tuổi nước ngoài có mặt sớm nhất tại thị trường Việt Nam, ngay từ những bước chân đầu tiên, thương hiệu mỹ phẩm Naris đã trở nên gắn bó và quen thuộc với những người yêu cái đẹp với các dòng sản phẩm dưỡng da và trang điểm phù hợp với làn da phụ nữ Á Đông Bất cứ ai yêu thích làm đẹp và yêu thích vẻ đẹp tự nhiên, thuần khiết đều chia sẻ với nhau bí quyết làm đẹp hoàn hảo của Naris Mỹ phẩm Naris luôn đạt tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng được Hiệp hội Mỹ phẩm Quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới công nhận và Bộ Y Tế Việt Nam kiểm nghiệm.
Trong 21 năm qua, mỹ phẩm Naris chính hãng đã được phân phối rộng rãi đến những người yêu cái đẹp Việt thông qua ba kênh phân phối:
Hệ thống Showroom trưng bày sản phẩm
Đội ngũ Direct Sales – chuyên viên tư vấn trực tiếp
Hệ thống Đại lý bán buôn – bán lẻ trên toàn quốc
Hiện tại mỹ phẩm Naris triển khai thêm hệ thống Nature pcs shop trên toàn quốc
Naris tự tin là thương hiệu mỹ phẩm quốc tế duy nhất tại Việt Nam với đa dạng các dòng sản phẩm chất lượng, chi phí hợp lý và phù hợp cho nhiều đối tượng khách hàng nhất Đến với hệ thống Naris Showroom, hệ thống Naris Beauty Studio – De I’m hay chỉ đơn giản ngay tại ngôi nhà hay công ty của bạn, các chuyên viên tư vấn Naris đều sẽ mang lại những dịch vụ tư vấn và chăm sóc tận tình Đặc biệt Naris trân trọng dành riêng cho khách hàng dịch vụ massage chăm sóc da độc đáo chỉ có tại hệ thống Naris Esthetique Salon của chúng tôi Ngoài ra, nếu có bất kỳ thắc mắc về sản phẩm, khách hàng chỉ cần gọi điện đến đường dây nóng của Naris để nhận được những giải đáp tận tình và chính xác nhất.
Bên cạnh mỹ phẩm Naris, công ty Phát Việt còn độc quyền phân phối trên thị trường Việt Nam hai thương hiệu mỹ phẩm là Prestige – đến từ Mỹ và Koji – đến từ Nhật Với triết lý kinh doanh “lấy sự thành công của khách hàng làm sự thành công cho chính mình”, Phát Việt luôn đặt khách hàng vào vị trí quan trọng và cam kết sẽ mang lại những điều tốt đẹp nhất để thay lời tri ân tới toàn bộ khách hàng – những người đã tin tưởng và đồng hành cùng Naris trong suốt thời gian qua.
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TẠI CÔNG TY TNHH PHÂN PHỐI PHÁT VIỆT
3.1 Định hướng phát triển của công ty
Qua quá trình phân tích ở trên ta có thể thấy Công ty TNHH Phân phối Phát Việt đang có những lợi thế như phân phối sản phẩm cho thương hiệu mỹ phẩm Naris tại Việt Nam – một trong mười thương hiệu mỹ phẩm lâu đời và của Nhật Bản, luôn được người tiêu dùng trong nước tin tưởng Cùng với bề dày và uy tín thương hiệu, kinh nghiệm kinh doanh trong nước, chất lượng đội ngũ nhân viên của Công ty TNHH Phân phối Phát Việt ngày càng cải thiện, mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và các đối tác.
Trong xu thế cạnh tranh ngày càng khốc liệt của hoạt động kinh doanh, vai trò của các chính sách bán hàng đóng vai trò then chốt quyết định lớn đến hiệu quả và thành công chung của doanh nghiệp Để giành được lợi thế cạnh tranh, công ty cần nâng cao và hoàn thiện bán hàng, phân phối sản phẩm hợp lý.
Trong thời gian tới (2019-2021) Công ty TNHH Phân phối Phát Việt cần có chính sách phù hợp để giữ vững và gia tăng thị phần, nâng cao khả năng cạnh tranh, bảo vệ uy tín và phát huy thế mạnh của công ty Cụ thể đó là:
- Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp đặc sắc và giàu tính nhân văn, giữ gìn môi trường làm việc lành mạnh, trong sạch, vun trồng những nhân tố lạc quan, năng động, không chùn bước trước mọi khó khăn thử thách nhằm chinh phục những đỉnh cao.
- Phát huy uy tín thương hiệu Công ty TNHH Phân phối Phát Việt trong nước và trên thị trường quốc tế, thành một “Thương hiệu Quốc gia”.
- Thực thi đúng đắn chính sách chất lượng, chính sách trách nhiệm xã hội, chính sách công bằng và hòa hợp với tất cả các bên bao gồm: Công ty, khách hàng, đối tác và người lao động.
- Cập nhật những tiến bộ mới nhất về kiến thức quản lý, không ngừng sáng tạo và đổi mới nâng cao sức cạnh tranh của công ty.
- Nỗ lực mở rộng hợp tác, mở rộng các dòng sản phẩm phân phối
- Tiến thành đa dạng hóa sản phẩm phân phối, đa dạng hóa kinh doanh, tạo dựng tên tuổi công ty tại thị trường cả nước, phát triển đội ngũ nhân viên năng động nhiệt tình, công ty cần thiết lập kênh phân phối vươn tới các tỉnh thành trong cả nước, cần có các chính sách bán hàng tốt nhất.
- Tăng cường các dịch vụ hậu mãi sản phẩm, đội ngũ tư vẫn chuyên sâu và tận tình có tâm với khách hàng…tuy phải bỏ ra chi phí khá lớn nhưng nó đem lại hiệu quả trong tương lai.
- Tăng cường mở rộng các đại lý cùng với đó là đào tạo đội ngũ bán hàng và chăm sóc khách hàng của các cửa hàng từ đó nâng cao hình ảnh công ty và quàng bá cho sản phẩm của công ty.
- Nâng cao năng lực quản lý, Tổ chức các lớp giảng dạy các lớp về quản trị cho Giám đốc và lãnh đạo cấp trung của Công ty.
- Mở các lớp đào tạo về bán hàng, marketing cho các nhân viên kinh doanh.
- Bố trí lại cán bộ trong doanh nghiệp, có chính sách, cơ chế độ đãi ngộ để giữ chân những người lao động giỏi và thu hút nhân tài.
3.2 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Công ty
- Công ty có bề dày lịch sử phát triển về mỹ phẩm thiên nhiên Nhật Bản trong thị trường Việt Nam
Ra đời năm 1996, tự hào với 23 năm đứng vững trên thị trường.
Hiện nay đã có mặt các văn phòng ở 3 Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Mỹ phẩm Naris có ba đặc trưng tiêu biểu: Không màu không mùi, 100% chiết xuất từ tinh chất thảo dược thiên nhiên, Chống tia UV
Mỹ phẩm Naris đã được chứng nhận chất lượng cao GMP (Good Manufacturing Practice), ISO 14001 do Hiệp hội Bảo vệ Chất lượng Nhật Bản trao thưởng và đạt tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng được Hiệp hội Mỹ phẩm Quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới công nhận.
- Nhu cầu về việc làm đẹp và sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên tăng cao trong xã hội nay.
- Có lợi thế về dòng mỹ phẩm cao cấp do đây là dòng sản phẩm gắn liền với sự ra đời của Naris từ khi thành lập.
- Lựa chọn được các phân khúc rõ ràng để tiếp cận:
Với dòng sản phẩm cao cấp: mở hệ thống Showroom và Direct Sale để cung cấp các tư vấn viên chuyên nghiệp bán hàng trực tiếp, chăm sóc khách hàng kĩ lưỡng Đối tượng chủ yếu là các khách hàng có thu nhập cao, chịu khó đầu tư và chăm chút tỷ mỉ cho nhan sắc.
Với dòng sản phẩm bình dân: xác định rõ chỉ để nhận diện thương hiệu, vì vậy Công ty đã chọn các kênh bán hàng như GT(đại lý, nhà phân phối) và đặc biệt là kênh MT(Siêu thị, chuỗi cửa hàng lớn nhỏ) như Vinmart, Watson, BigC, Tokyo Life, Sakuko,….dều là các chuỗi có thương hiệu nổi tiếng Với những kênh này, đối tượng chủ yếu là nhằm hướng đến khách hàng cuối cùng là khách hàng bình dân với thu nhập trung bình và thấp (bao gồm cả học sinh, sinh viên)
- Mạng lưới phân phối rộng khắp đất nước, trải dài từ Nam ra Bắc, có mặt ở hầu hết các Đại lý mỹ phẩm, Siêu thị lớn nhỏ.
- Sản phẩm tương đối đa dạng, có đầy đủ các dòng hàng từ Make up cho tới Skincare hay Thực phẩm chức năng Itoh cung cấp dinh dưỡng, vitamin và hỗ trợ giảm trừ các bệnh như huyết áp, tim mạch, dạ dày, táo bón,…
- Đội ngũ nhân sự đều là những người bán hàng có kinh nghiệm từ 5-20 năm, quy tụ từ rất nhiều các hãng mỹ phẩm nổi tiếng khác.
- Sản phẩm của Nhật Bản thường có một đặc điểm đó là đơn giản, không cầu kì dẫn đến không bắt mắt đối với người tiêu dùng Chúng không màu mè hay hiện đại, theo kịp xu hướng như mỹ phẩm Hàn, Mỹ, Pháp mà lại vô cùng đơn giản, thậm chí vài năm mới cho ra đời 1 dòng sản phẩm mới.
- Chưa định vị rõ thương hiệu của sản phẩm, đôi khi tạo sự nhầm lẫn trong tâm trí của khách hàng Có những khách hàng quá quen với dòng mỹ phẩm cao cấp của Naris nên khi gặp những dòng sản phẩm giá bình dân lại cho rằng đó là hàng giả, kém chất lượng, họ không tin rằng Naris lại có những dòng sản phẩm giá rẻ như vậy.
- Chưa có bất cứ một chiến lược Marketing bài bản nào trong quá trình định vị thương hiệu.