Mạng cộng đồng trực tuyến Olicon
1GIỚI THIỆU MẠNG CỘNG ĐỒNG THƯ VIỆN TRỰC TUYẾN – OLICON (Online Library Community Network) NGUYỄN MINH HIỆP,. BA., MS. Sự phát triển tất yếu của các cơ quan thông tin trên thế giới là ngày càng liên kết với nhau để đối phó với áp lực: (1) Lượng tài nguyên thông tin ngày càng phong phú; (2) Yêu cầu đáp ứng nhu cầu thông tin cho người sử dụng ngày càng đa dạng. Hai hình thức liên kết tiêu biểu nhất là hệ thống thư viện (Library System) và Liên hiệp thư viện (Consortium). • Hệ thống thư viện là tập hợp các thư viện chịu sự quản lý chung; cũng có thể là một nhóm thư viện độc lập liên kết với nhau chính thức hay không chính thức cùng thỏa thuận đạt một mục đích chung; • Consortium là một liên hiệp các thư viện độc lập, hay các hệ thống thư viện được hình thành bằng sự thỏa thuận chính thức thường là nhằm mục đích chia sẻ tài nguyên. Qua những phát triển tất yếu trên, hình thức hoạt động trong các cơ quan thông tin cũng đã thay đổi sâu sắc: Nếu trước đây, người ta thường cho rằng công tác nghiệp vụ hay Công tác kỹ thuật (Technical Services) trong một thư viện là rất quan trọng và chiếm một tỷ lệ cao so với công tác phục vụ bạn đọc; thì ngày nay hoàn toàn ngược lại, hoạt động chính trong một cơ quan thông tin hiện nay là công tác phục vụ bạn đọc và mang một danh xưng mới là Dịch vụ thông tin (Information Services), trong đó Dịch vụ tham khảo (Reference Services) nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho tất cả mọi người đã và đang trở thành một hoạt động tiêu biểu nhất trong một thư viện. Để đáp ứng những yêu cầu đổi mới và phát triển tất yếu trên, những Mạng công cụ thư tịch (Bibliographic Utilities) cũng được hình thành khắp nơi như là một sự phát triển hỗ tương mang tính biện chứng. Ngày nay, mạng công cụ thư tịch được biết đến nhiều nhất và mang tính chất toàn cầu là OCLC (The Online Computer Library Center). Mỗi mạng công cụ thư tịch đều có một đặc thù riêng nhưng hầu hết đều được chi phối bởi OCLC. Theo định nghĩa thông thường, Mạng công cụ thư tịch là một tổ chức xây dựng và bảo trì những biểu ghi thư tịch và cung cấp cho hội viên hay khách hàng của tổ chức đó những sản phẩm khác nhau và những dịch vụ liên quan đến những biểu ghi này. Một cách cụ thể hơn, mạng công cụ thư tịch được xem như là những nhà thầu (Vendors) về thông tin cung cấp một cơ sở dữ liệu tập trung cho những thư viện và trung tâm thông tin để biên mục, chia sẻ, và truy hồi những biểu ghi thư 2tịch theo những tiêu chuẩn thư tịch quốc gia và/hay quốc tế. Những cơ sở dữ liệu được bảo trì bởi hầu hết những Mạng công cụ thư tịch là những mục lục liên hợp thiết yếu. Những biểu ghi trong mục lục liên hợp này bao gồm hai loại thông tin: (1) là dữ liệu được mô tả, biên mục, và phân loại theo khổ mẫu MARC 21 và được cho chỉ số biên mục chung; (2) là những thông tin đối với những thư viện thêm vào được cho chỉ số riêng biệt cho ấn phẩm của những thư viện đó. Thực ra, OCLC đã trở thành một Mạng công cụ thư tịch cho những hệ thống thư viện phát triển trên toàn cầu. Bên cạnh đó, những Mạng công cụ thư tịch địa phương còn phát triển nhiều dịch vụ đa dạng và đặc thù khác nhằm đáp ứng yêu cầu cụ thể cho từng cộng đồng. Mạng Công cụ thư tịch trong từng cộng đồng đã trở thành những Mạng công cụ đa năng như thế được gọi là Mạng Cộng đồng (Community Network). Thư viện Việt Nam đang trên đường phát triển. Một Mạng Cộng đồng cho Thư viện Việt Nam nhằm thúc đẩy công cuộc phát triển và nhanh chóng tiến tới hội nhập với cộng đồng thế giới là vô cùng thiết yếu trong giai đoạn này. Đó là lý do Mạng Cộng đồng Thư viện trực tuyến – OLICON (Online Library Community Network) ra đời. BỐI CẢNH RA ĐỜI MẠNG CỘNG ĐỒNG OLICON Tài nguyên thông tin của các thư viện Việt Nam hiện nay khá phong phú về chủng loại, môn loại và chuyên ngành, tuy vậy việc lưu trữ còn phân tán, riêng lẻ trong từng thư viện. Mỗi thư viện đều có kho tài nguyên là các tài liệu, tư liệu, sách, tạp chí, luận văn, bài giảng, vv… dưới dạng bản in, môt số tài liệu đã được số hóa và có thể được trang bị các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trực tuyến. Tuy nhiên tất cả đều được biên mục thành các biểu ghi thư tịch và được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu riêng lẻ của từng đơn vị. Tài nguyên chuyên dụng như các bản sách quý hiếm và cơ sở dữ liệu chuyên ngành hẹp hoặc tri thức tổng hợp thông thường giá rất cao, các thư viện không thể tự trang bị. Nhưng ngược lại, các độc giả của thư viện cũng không thường xuyên khai thác các tài liệu này. Các thư viện hoặc hiệp hội thư viện có khả năng cùng mua sắm các tài nguyên này, nhưng không thể sử dụng chung do chưa có khả năng liên thông cùng khai thác. Một số thư viện có các thông tin điện tử chuyên ngành, nhưng không có khả năng cung cấp trực tuyến có mục lục, có khả năng tổng hợp, sao trích, tìm kiếm theo chủ đề, từ khóa, vv… cho các thư viện khác. Như vậy có một nhu cầu rất rõ ràng của các thư viện về tài nguyên thông tin đó là sự liên thông, liên kết giữa các thư viện. Tài nguyên thông tin giữa các thư viện cần được chia sẻ, trao đổi, dùng chung, cùng đầu tư mua sắm, vv… nhằm xây dựng kho tài nguyên thông tin phong phú cho từng thư viện đồng thời tiết kiệm chi phí đầu tư cục bộ. Đồng thời, cần phải có mô hình, chính sách, công cụ phần mềm 3để có thể giải quyết bài toán liên thông, liên kết, trao đổi thông tin qua lại giữa các thư viện. Xuất phát từ những nhu cầu thiết thực trên đã hình thành nên ý tưởng cho sự ra đời của Mạng cộng đồng thư viện trực tuyến. Với phương châm “Tất cả vì lợi ích cộng đồng”, hoạt động của Mạng cộng đồng hứa hẹn sẽ góp phần nâng tầm thư viện Việt Nam sang bước ngoặt mới, cùng liên kết – chia sẻ – phát triển và hướng đến hội nhập với cộng đồng thư viện trên thế giới. Mạng cộng đồng thư viện trực tuyến OLICON được xây dựng theo sáng kiến của một tập thể bao gồm Thư viện Đại học Khoa học Tự nhiên TP. Hồ Chí Minh, Liên Chi hội Thư viện Đại học Khoa học Phía Nam (VILASAL), Công ty IES và một số chuyên gia thư viện có tâm huyết. OLICON PHỤC VỤ GÌ CHO CỘNG ĐỒNG THƯ VIỆN VIỆT NAM Với châm ngôn hành động “Cùng xây dựng, cùng tiến bộ”. OLICON đã phát triển những dịch vụ thiết thức cho hoạt động thư viện Việt Nam như sau: 1. Dịch vụ tư vấn. Dịch vụ tư vấn OLICON hỗ trở các lãnh đạo đơn vị có nhu cầu nâng cấp, đầu tư và phát triển đơn vị mình bằng cách xây dựng những dự án. 2. Dịch vụ bổ sung tài liệu in ấn. Dịch vụ bổ sung tài liệu in ấn OLICON sẽ đóng vai trò là cầu nối giữa nhà cung cấp với thư viện thành viên thông qua việc thiết lập kênh bổ sung các loại tài liệu. 3. Dịch vụ bổ sung cơ sở dữ liệu chuyên ngành Dịch vụ bổ sung CSDL chuyên ngành OLICON hỗ trợ xây dựng CSDL nội sinh đồng thời thương thảo với các nhà cung cấp nội dung CSDL chuyên ngành của nước ngoài để hình thành kênh trao đổi hai chiều nguồn tư liệu CSDL chuyên ngành. 4. Dịch vụ cung cấp tài liệu được số hóa Dịch vụ cung cấp tài liệu được số hóa OLICON sẽ góp phần chia sẻ tư liệu số từ các thư viện lớn đến các thư viện nhỏ hơn. Bên cạnh đó, nguồn tài liệu quý hiếm, mang tính cổ xưa có giá trị sẽ được các cộng tác viên của mạng tìm kiếm, sưu tầm, thương lượng và thực hiện số hóa với sự đồng ý của chủ nhân. 5. Dịch vụ cung cấp các bộ sưu tập số Dịch vụ cung cấp và trao đổi các bộ sưu tập số OLICON đóng vai trò “môi giới” tạo môi trường yêu cầu và cung ứng bộ sưu tập số bằng cách xây dựng diễn 4đàn dành cho các lĩnh vực, người dùng hoặc các thư viện thành viên có nhu cầu có thể gởi yêu cầu hoặc quảng bá bộ sưu tập số theo chủ đề. Bên cạnh đó mạng OLICON sẽ tìm kiếm, chọn lọc các bộ sưu tập sẵn có miễn phí trên mạng. 6. Dịch vụ cung cấp biểu ghi Dịch vụ cung cấp biểu ghi OLICON tạo sẵn sẽ góp phần giải phóng chuyên viên biên mục khỏi các thao tác buồn tẻ, nâng cao khả năng học tập nghiệp vụ và tăng cường dịch vụ thông tin để phục vụ độc giả tốt hơn thông qua việc tận dụng nguồn biểu ghi sẵn có do các đơn vị khác đã biên mục trên cùng một ấn phẩm. 7. Dịch vụ xử lý ấn phẩm và tài nguyên số Dịch vụ xử lý ấn phẩm và tài nguyên số OILOCN ra đời sẽ làm giảm nhẹ gánh nặng biên mục và quản lý tài liệu cho cán bộ thư viện. OLICON sẽ nhận xử lý công tác biên mục sách trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của thư viện có nhu cầu về mô tả AACR2, phân loại DDC, biên mục đề mục, bổ sung, xếp giá, in nhãn, mã vạch cho từng cuốn sách. 8. Dịch vụ cung cấp công cụ hỗ trợ nghiệp vụ thư viện OLICON sẽ hình thành và cung cấp các bộ công cụ phần mềm nghiệp vụ thư viện cho các thư viện thành viên không đủ điều kiện trang bị riêng phần mềm quản lý thư viện số. Thư viện đăng ký sử dụng dịch vụ sẽ được cấp tài khoản và quản trị từ xa hệ thống của mình. 9. Dịch vụ tra cứu trên mạng cộng đồng Dịch vụ tra cứu trên mạng OLICON sẽ tổ chức, lưu trữ và cập nhật thường xuyên nguồn tài nguyên thông tin của các thư viện thành viên và cung cấp công cụ tìm kiếm theo chủ đề/đề mục, từ khóa, tác giả, nhan đề, vv… giống như một thư viện trực tuyến trên môi trường đồng nhất mà không nhất thiết phải vào các thư viện thành viên. 10. Dịch vụ đào tạo huấn luyện Dịch vụ đào tạo huấn luyện OLICON sẽ tổ chức và cung cấp các dịch vụ đào tạo tại chỗ và trực tuyến cho các thư viện có nhu cầu học tập, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên quản thủ thư viện. - Gói dịch vụ đào tạo tại chỗ: cung cấp dịch vụ đào tạo tại chỗ cho các thư viện trên địa bàn cả nước. - Gói dịch vụ đào tạo trực tuyến: sử dụng công cụ e- Learning với các bài giảng được biên soạn chuyên nghiệp, trực quan, sinh động dành cho ngành quản lý thư viện. Học viên sẽ được tiếp cận trực tiếp Hệ thống quản lý thư viện thông qua các bài thực hành ngay trên Cổng đào tạo trực tuyến của OLICON, đồng thời tra cứu các thông tin cần thiết ngay trên cổng thông tin của OLICON. 511. Dịch vụ quảng cáo trực tuyến Ngoài ra, để duy trì chi phí thường xuyên của mạng, OLICON nhận đăng quảng cáo cho các thư viện thành viên, quảng cáo cho các nhà xuất bản có nhu cầu để vừa quảng bá thương hiệu nhà xuất bản và các đơn vị liên quan, vừa tạo sự thuận lợi trong các công tác nghiệp vụ ngành, vừa tạo nguồn thu thường xuyên để duy trì hoạt động. 12. Dịch vụ cộng tác Ngoài các dịch vụ đã nêu trên, OLICON sẽ xây dựng các dịch vụ mang tính mạng xã hội, cung cấp môi trường làm việc trao đổi cộng tác như: Thảo luận (forum), trao đổi trực tuyến (Chat), Blog, Wiki, Bầu chọn, tin tức, Các dịch vụ này sẽ được sử dụng miễn phí cho các thành viên trong Cộng đồng mạng để các thành viên này có thể chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi nâng cao kiến thức chuyên ngành. TỔ CHỨC OLICON OLICON được tổ chức theo hình thức doanh nghiệp đặc biệt, đó là một công ty cổ phần mà cổ đông là những thư viện thành viên, Hội đồng quản trị được bầu trực tiếp từ các thành viên. OLICON có phương thức hoạt động theo mô hình tổ chức phi lợi nhuận, tồn tại bởi cộng đồng và hoạt động vì cộng đồng. Sơ đồ tổ chức như sau: THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU Đối tượng khách hàng hiện nay OLICON nhắm đến là hơn 230 thư viện các trường đại học và cao đẳng (cả công lập và dân lập). Các khách hàng này có nguồn Hội đồng quản trị GĐ điều hành Phòng Tài nguyên thông tin Phòng Tài chính Trưởng phòng Phòng Công nghệ Trưởng phòng Phòng Kinh doanh Trưởng phòng Phòng Dịch vụ hệ thống 6kinh phí, cơ sở vật chất, trình độ tin học và nghiệp vụ khác nhau, tuy nhiên tất cả đều mong muốn được tiếp cận các hệ thống thư viện chuẩn, có thể liên thông, chia sẻ để cùng phát triển nhằm phục vụ tốt hơn cho cộng đồng. Các khách hàng tiềm năng: • Thư viện Quốc gia • 64 thư viện Tỉnh/Thành phố • 582 thư viện Quận/Huyện/Thị xã • 6.046 thư viện Xã phường, tủ sách khu dân cư, thôn, làng • 57 thư viện của các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học • 17.000 thư viện, tủ sách trường học • 218 trung tâm thông tin - thư viện của các bộ, ban, ngành, cơ quan Nhà nước • 2.740 thư viện của các đơn vị vũ trang • Hàng ngàn thư viện của các tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, các đơn vị sự nghiệp, thư viện tư nhân. • Gần 10.000 tủ sách pháp luật xã, phường • Hơn 8.000 tủ sách điểm Bưu điện Văn hóa xã • 17 thư viện tư nhân • 55 Nhà xuất bản và hơn 100 nhà sách XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN Định hướng mở rộng thị trường: với những con số thống kê nêu trên chúng ta nhận thấy tiềm năng về thị trường thư viện ở Việt Nam là rất lớn, để hướng đến đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho các đối tượng này đòi hỏi phải có kế hoạch, chính sách hấp dẫn nhằm thu hút sự quan tâm và tích cực tham gia của khách hàng. Định hướng mở rộng dịch vụ: - Không ngừng nâng cao chất lượng của các dịch vụ hiện đang cung cấp - Bổ sung các dịch vụ mới: • Dịch vụ mượn trả liên thư viện • Dịch vụ phân tích thống kê dữ liệu đa chiều phục vụ cho các thư viện, đơn vị khai thác số liệu • Các dịch vụ tiện ích khác sẽ được xây dựng trong quá trình hoạt động của OLICON. KẾT LUẬN Hệ thống thư viện ngày nay trên thế giới được đánh giá là “đang phát triển với một tốc độ nhanh chưa từng có”, nhờ dựa vào hai yếu tố then chốt là: (1) Hoạt 7động thông tin thư viện gắn chặt với công nghệ thông tin và (2) Xem sự hợp tác, liên thông như là cơ sở của sự phát triển. Hệ thống Thư viện Việt Nam muốn nhanh chóng phát triển cũng phải dựa vào hai yếu tố tất yếu này. Trong giai đoạn này, chúng ta không thể thực hiện công việc bằng những “khẩu hiệu” mà cần phải tập trung trí tuệ của cộng đồng, làm tốt công tác dự báo để định đúng hướng phát triển, nâng cao tầm nhận thức, mạnh dạn đổi mới. Mạng Cộng đồng thư viện trực tuyến OLICON ra đời đúng thời điểm sẽ là người bạn đồng hành với mỗi thư viện và hệ thống thư viện trên bước đường phát triển. . này. Đó là lý do Mạng Cộng đồng Thư viện trực tuyến – OLICON (Online Library Community Network) ra đời. BỐI CẢNH RA ĐỜI MẠNG CỘNG ĐỒNG OLICON Tài nguyên. tưởng cho sự ra đời của Mạng cộng đồng thư viện trực tuyến. Với phương châm “Tất cả vì lợi ích cộng đồng , hoạt động của Mạng cộng đồng hứa hẹn sẽ góp phần