Công nghệ hóa học thực tập tài nhà máy dinh cố
Công Ngh Hóa H cệ ọ Thứ sáu, ngày 30 tháng chín năm 2011 th c t p t i nhà máy Dinh cự ậ ạ ố Mở đầu Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ cũng như sự phát triển của các ngành công nghiệp nên nhu cầu sử dụng năng lượng ngày càng tăng. Từ đó các ngành chế biến năng lượng cũng ngày càng mở rông và phát triển. Thấy được nhu cầu cấp thiết về sử dụng năng lượng, nhà nước ta đã tiến hành xây dựng những nhà máy sản xuất năng lượng đáp ứng cho công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Trong đó ưu tiên xây dựng các nhà máy có khả năng tân dụng triệt để các nguồn nguyên liệu bị bỏ phí hoặc chưa sử dụng đúng cách, để tạo ra các nguồn năng lượng có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, Nhà máy Xử Lý Khí Dinh Cố đươc thành lập nhằm tận dụng khí đốt bỏ của các mỏ khai thác dầu. Và nhằm sản xuất ra các nguồn năng lượng đang có nhu cầu sử dụng, trị giá kinh tế rất cao : + Khí hóa lỏng (LPG) : hỗn hợp hydrocacbon nhẹ chủ yếu là propane, propene, butane và butene, có thể bảo quản và vận chuyển dưới dạng lỏng trong điều kiện áp suất trung bình ở nhiệt độ môi trường . Hiện nay, LPG do Nhà máy xử lý khí DInh Cố sản xuất đáp ứng khoảng 30- 35% nhu cầu thị trường LPG Việt Nam. LPG được xuất đi với số lượng lớn từ kho cảng Thị Vải và phân phối đến các khách hàng bằng tàu. Nhu cầ sử dụng LPG ở Việt Nam gia tăng đáng kể trong những năm vừa qua. Số liệu cho thấy mức tăng từ 5.000 tấn trong năm 1993 lên đến 790.000 tấn trong năm 2005. Dự báo nhu cầu trongnhững năm tới sẽ tiếp tục tăng ở cả hai lĩnh vực công nghiệp và dân dụng. + Condensate là sản phẩm thu được sau quá trình chưng cất phân đoạn trong nhà máy xử lý khí. Thành phần condensate bao gồm chủ yếu là Hydrocacbon C5 Hình 1: nhu cầu sử dụng LPG và condensate + Khí khô tự nhiên được sử dụng nhiều ở các quốc gia trên thế giới nhờ có những đặc tính ưu việt: là một loại nhiên liệu sạch, bảo vệ môi trường và tiện lợi. Ngày nay, khí là một loại nhiên liệu được lựa chọn để sản xuất điện và được sử dụng rộng rãi ở các ngành công nghiệp khác (thực phẩm, dệt may, cơ khí, máy móc, vật liệu xây dựng, hóa chất). Ở Việt Nam, khí khô được sử dụng chủ yếu để sản xuất điện. Các yếu tố như công nghệ cao , bảo vệ môi trường, chi phí thấp đã giúp khí trở thành một loại nhiên liệu ngày càng quan trọng để sản xuất điện. Khí còn là một nhiên liệu đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp hóa chất. Hiện nay, PV GAS đang cung cấp cho các nhà máy điệnBà Rịa, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2.1, Phú Mỹ 2.2, Phú Mỹ 3, Phú Mỹ 4, công ty sản xuất phân bón, thép, vật liệu xây dựng, gốm sứ, gạch, thủy tinh như công ty phân đạm và hóa dầu Dầu Khí, công ty Vedan, công ty Taicera, Trong những năm sắp tới, số lượng các khách hàng tiêu thụ khí sẽ không ngừng gia tăng và ngày càng đa dạng. Hình 2: sản lương khí khô Với việc tân dụng các khí tự nhiên và các khí đồng hành để sản xuất ra các nguôn năng lượng có giá trị kinh tế và giá trị ứng dụng cao thì Nhà Máy Xử Lý Khí Dinh Cố có tiềm năng phát triển và mở rộng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước và góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa – hiên đại hóa đất nước. PHẦN I :TỔNG QUAN VỀ NGÀNH KHÍ VIỆT NAM I. TIỀM NĂNG KHÍ VIỆT NAM Nền tảng cơ bản để phát triển ngành công nghiệp khí ở nước ta, phải kể đến là tiềm năng nguồn khí. Việt Nam được thế giới nhìn nhận là một quốc gia dầu khí non trẻ trong cộng đồng các quốc gia dầu khí trên thế giới. Con số ước tính về tiềm năng dầu khí Việt Namlà 28 - 110 tỷ m 3 , rất là thấp so với kết quả thăm dò, tính toán hiện nay. Theo petroVietNam Gas : Tiềm năng nguồn khí Việt Nam ở bốn vùng trũng chính là sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn, Mã Lai - Thổ Chu có khả năng cung cấp khí trong vài thập kỉ tới. Trữ lượng thực tế(tỷ m 3 ) Trữ lượng tiềm năng(tỷ m 3 ) Sông Hồng 5,6 – 11.2 28 – 56 Cửu Long 42 - 70 84 - 140 Nam Côn Sơn 140 - 196 532 – 700 Ma lai - Châu thổ 14 - 42 84 – 140 Các vùng khác 532 - 700 Tổng 201,6 – 319,2 1260 - 1736 Hiện nay khí thiên nhiên ở Việt Nam mới chỉ khai thác ở Tiền Hải. Ở thềm lục địa phía Nam đã phát hiện khí thiên nhiên ở mỏ Rồng, mỏ Lan Tây, Lan Đỏ và sẽ được khai thác trong thời gian gần đây. + Mỏ Tiền Hải (Thái Bình ) : Là mỏ khí thiên nhiên trong đất liền được khai thác từ năm 1981. Hằng năm cung cấp từ 10 - 30 triệu m 3 khí. Ngoài các mỏ khí thiên nhiên thì phải kể đến lượng khí đồng hành từ các mỏ dầu nó cung cấp một lượng khí rất lớn. + Mỏ Bạch Hổ : là dạng khí đồng hành, đi kèm khi khai thác dầu, mỗi tấn dầu có thể thu được từ 180 - 200 m 3 khí đồng hành. Từ tháng 5/1995 đưa vào vận hành thương mại hệ thống dẫn khí khí Bạch Hổ vào bờ từ một triệu tấn đến hai rồi đến ba m 3 khí ngày đêm trong giai đoạn một. Sau khi lắp đặt thêm hệ thống máy nén vào giai đoạn hai thì sản lượng khí đồng hành tại mỏ Bạch Hổ được nâng lên 4,1 triệu m 3 khí ngày đêm, sau đó sản lượng khí vào bờ là 4,3 triệu m 3 ngày đêm. Hiện nay lượng khí dẫn vào bờ để cung cấp cho nhà máy chế biến khí Dinh Cố và các nhà máy nhiệt điện phía Nam là 4,7 triệu tấn m 3 khí ngày đêm, lượng này được dẫn từ mỏ Bạch Hổ và mỏ Rạng Đông. Trong thời gian tới lưu lượng khí được dẫn vào bờ cung cấp cho các nhà máy này là 5,7 triệu m 3 khí ngày đêm. Vào năm 2003 khí từ các mỏ Nam Côn Sơn cung cấp cho nhà máy chế biến khí Nam Côn Sơn. Ngoài khu vực trên, ở thềm lục địa Miền Trung cũng đã phát hiện một số mỏ khí nhưng hàm lượng CO 2 có trong mỏ quá cao đến 75% trong đó hàm lượng hyđrocacbon không đáng kể. Vì vậy khi sử dụng thì không có hiệu quả kinh tế, nên các mỏ này không được khai thác. Thành phần khí đồng hành với một số mỏ dầu Cấu tử Bạch Hổ Rồng Đại Hùng C 1 71.59 76.54 77.25 C 2 12.52 6.98 9.49 C 3 8.61 8.25 3.38 iC 4 1.75 0.78 1.34 nC 4 2.96 0.94 1.34 C 5 + 1.84 1.49 1.26 CO 2 , N 2 0.72 5.02 4.5 Thành phần khí thiên nhiên ở Việt Nam Các cấu tử Thành phần khí (%) Tiền Hải Rồng (mỏ khí) C 1 87,64 84,77 C 2 3,05 7,22 C 3 1,14 3,46 iC 4 0,12 1,76 nC 4 0,17 C 5 + 1,46 1,3 CO 2 , N 2 6,42 1,49 II. CÁC DỰ ÁN KHAI THÁC, SỬ DỤNG KHÍ THIÊN NHIÊN VÀ KHÍ ĐỒNG HÀNH Ở VIỆT NAM 1. Dự án sử dụng khí đồng hành mỏ Bạch Hổ a/ Giai đoạn Ia (Fast Track ): Công trình đã được dự kiến liên doanh một phần hoặc toàn bộ với đối tác nưóc ngoài. Song song với quá trình tìm đối tác liên doanh, chính phủ đã phê duyệt thiết kế tổng thể và cho phép triển khai công trình để sớm đưa khí vào bờ, với mục đích cung cấp cho nhà máy chế biến khí Dinh Cố và các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và một số công trình hạng mục khác. Thiết bị tách khí cao áp trên giàn công nghệ trung tâm số 2 tại mỏ Bạch Hổ. Giàn ống đứng và các công trình phụ trợ tại mỏ Bạch Hổ. Đường ống đường kính 16” dài 124 Km từ Bạch Hổ vào đến Bà Rịa Trạm xử lý khí Dinh Cố Trạm phân phối khí tại Bà Rịa Trạm điều hành trung tâm tại Vũng Tàu . Các công trình tiêu thụ khí bao gồm các tổ hợp nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ cũng được triển khai xây dựng. b/Giai đoạn 2 (Fast Track Extevsion ): Giai đoạn sớm đưa khí vào bờ được mở rộng với việc lắp đặc các hạng mục: Gìan nén nhỏ tại giàn công nghệ trung tâm số 2 tại mỏ Bạch Hổ, hệ thống táchkhí sơ bộ Các thiết bị trạm Dinh Cố, Bà Rịa được chuyển đổi phù hợp, lắp đặc bổ sung Đường ống dài khoảng 22 Km từ trạm Bà Rịa đến Phú Mỹ Trạm phân phối khí Phú Mỹ với đây chuyền công nghệ số 1, công suất 1 triệu m 3 khí /ngày đêm và 100% dự phòng được đưa vào hoạt động với phương án Bypass. Hiện nay đã hoàn thành công nghệ số 2 và cung cấp 3 triệu m 3 khí ngày đêm cho nhà máy điện Phú Mỹ. c/Giai đoạn 3 Giàn nén trung tâm bắt đầu vận hành thương mại, cùng với việc lắp đặt cụm sử lý tạm thời ở ngoài khơi, nâng cấp hệ thống công nghệ giai đoạn trước và mởi rộng thêm. Hệ thống đã nâng công suất lên 3 triệu m 3 khí ngày đêm với phương án tiếp nhận: Nhà máy điện Bà Rịa : 0,4 - 1,4 triệu m 3 ngày đêm. Nhà máy điện Phú Mỹ : 0,8 - 1,7 triệu m 3 ngày đêm Từ tháng 12/1998 giàn nén khí trung tâm bắt đầu vận hành ở chế độ ba tổ máy nén cung cấp 4,1 triệu m 3 ngày đêm cho nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Hiện nay với sự hoàn tất các công nghệ và mở rộng thêm thì lượng khí vào bờ cung cấp cho nhà máy chế biến khí Dinh Cố là 4,7 triệu m 3 ngày đêm và trong thời gian tới thì lượng này được nâng lên là 5,7 triệu m 3 ngày đêm. 2. Xây dựng nhà máy chế biến khí Dinh Cố Công việc xây dựng và vận hành nhà máy chế biến khí được phân ra theo từng giai đoạn sau : Giai đoạn AMF : Sản phẩm của nhà máy bao gồm khí thương mại (chưa tách C 3 ,C 4 ) và condensat. Giai đoạn MF : Sản phẩm của nhà máy là khí thương mại (đã tách C 3 ,C 4 ), Bupro và condensat. Giai đoạn GPP : Sản phẩm của nhà máy là khí C 1 ,C 2 ,C 3 ,C 4 và condensat. Song song với việc xây dựng nhà máy thì hệ thống ống dẫn và kho Cảng Thị Vải cũng được xây dựng. 3. Dự án khí đốt Nam Côn Sơn Các mỏ Lan Tây, Lan Đỏ là hai mỏ khí được BP phát hiện, thuộc khu vực bể Nam Côn Sơn, cách Vũng Tàu 370 Km về phía Đông Nam. Trữ lượng hai mỏ này khoảng 58 tỷ m 3 khí. Dự án khí đốt Nam Côn Sơn được các bên petroVN, Mobil, BHP, BP, Statoil xúc tiến làm dự án khả thi trị giá dự kiến 500 triệu USD.Việc khai thác khí sẽ được bắc đầu vào khoảng năm 2003, mỏ Lan Tây sẽ được khai thác trước, vì có trữ lượng lớn hơn và cho phép khai thác khí nhiều hơn. Theo kế hoạch đó cũng đang xây dựng đường ống dẫn khí Nam Côn Sơn, là đường ống dẫn khí hai pha dài nhất thế giới, có 26” và 30”, áp suất vận hành là 160 bar, khí sẽ được tách nước và làm khô tại giàn khai thác ngoài khơi. Như vậy khí và khí ngưng tụ sẽ được đưa vào bờ tại Long Hải, sau đó được xử lý tại Dinh Cố. PHẦN II : GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ Với công ty mẹ - Tổng Công ty Khí (PV GAS) là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công ty TNHH một thành viên Chế biến và Kinh doanh sản phẩm khí và các đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đang hoạt động vận chuyển, tàng trữ, chế biến và kinh doanh khí và sản phẩm khí. Được thành lập vào Ngày 20 tháng 9 năm 1990. Tháng 01 năm 1994, PV GAS bắt đầu thực hiện dự án khí Bạch Hổ (Bạch Hổ GUP) với mục đích đưa khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ vào bờ để sử dụng. Tháng 5 năm 1995, ngành công nghiệp khí chính thức ra đời với sự kiện PV GAS hoàn thành hệ thống đường ống dẫn khí Bạch Hổ - Bà Rịa , đồng thời tiến hành xây dựng nhà máy chế biến khí Dinh Cố chấm dứt việc đốt bỏ ngoài khơi khí đồng hành của mỏ Bạch Hổ và bắt đầu cung cấp khí cho Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa. Tháng 10 năm 1999, PV GAS vận hành Nhà máy xử lý khí Dinh Cố và Kho cảng Thị Vải, đánh dấu việc hoàn thành toàn bộ dự án khí Bạch Hổ giúp PV GAS có khả năng cung cấp khí khô, LPG và Condensate cho thị trường nội địa. Hiện nay Nhà máy xử lý khí Dinh Cố sản xuất khoảng 1,5 tỷ m3 khí khô, 130.000 tấn Condensate, 350.000 tấn LPG/năm. I. MỤCĐÍCH CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ MÁY + Xử lý, chế biến khí đồng hành thu gom được trong quá trình khai thác dầu tại mỏ Bạch Hổ. + Cung cấp khí thương phẩm làm nhiên liệu cho các nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và làm nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác. + Thu hồi các sản phẩm lỏng có giá trị kinh tế cao hơn so với khí đồng hành ban đầu: • Cung cấp LPG cho thị trường trong nước và quốc tế • Sản phẩm condensate ( xăng nhẹ ) cho xuất khẩu • Cơ sở của các công nghệ được áp dụng tại nhà máy chỉ là những phương pháp biến đổi vật lý Việc xây dựng nhà máy sẽ tận dụng được một lượng lớn khí đồng hành bị đốt lãng phí ở ngoài khơi và làm tăng hiệu quả kinh tế trong quá trình sử dụng nó. Hơn nửa khí đồng hành là một nguồn năng lượng sạch để sử dụng, có giá thành rẽ và được xem là nhiên liệu lý tưởng để thay thế Than, Cũi, Dầu diezel II. VỊ TRÍ NHÀ MÁY Nhà máy chế biến khí Dinh Cố được xây dựng tại Thị xã An Ngãi, huyện Long Đất, tĩnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách Long Hải 6 Km về phía bắc, cách điểm tiếp bờ của đường ống dẫn khí từ Bạch Hổ khoảng 10 Km. Diện tích nhà máy 89600 m 2 ( dài 320m, rộng 280m ). III. DỰ ÁN MỞ RỘNG Nhà máy xử lý khí Dinh Cố đang có dự án mở khu sản xuất với việc xây dựng thêm khu chế biến khí êtan thành khí axetylen. Lượng khí khô của nhà máy nếu dẫn sang nhà máy điện đạm để đốt thì giá thành của khí khô thấp. Như chúng ta đã biết axetylen là chất đầu ngành của ngành hóa chất. từ axetylen có thể tổng hợp thành các hợp chất có giá trị kinh tế cao như: nhựa PVC, cao su, benzene, các hợp chất hữu cơ có giá trị ứng dụng hơn. Do đó việc tiến hành xây dựng khu sản xuất axetylen la rất khả quan. IV. SƠ LƯỢC VỀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ DINH CỐ Khí đồng hành được thu gom từ mỏ Bạch Hổ, được dẫn vào bờ theo đường ống 16” và được xử lý tại nhà máy chế biến khí Dinh Cố nhằm thu hồi LPG và hydrocacbon nặng hơn. Phần khí khô được làm nhiên liệu cho nhà máy điện Phú Mỹ, Bà Rịa. Nhà máy được thiết kế với công nghệ Turbo Expander nhằm thu hồi C 3 , C 4 và condensat. Các sản phẩm Lỏng, Khí sau khi ra khỏi nhà máy được dẫn theo 3 đường ống 6” đến kho cảng xuất LPG Thị Vải cách Dinh Cố 28 Km. Sự ưu tiên hàng đầu của nhà máy là duy trì dòng khí cung cấp cho nhà máy điện, thu hồi các sản phẩm Lỏng từ khí được ưu tiên ít hơn. + Ưu tiên đối với việc cung cấp khí khô cho các nhà máy điện: Trong trường hợp nhu cầu khí của các nhà máy điện cao hơn lượng khí cung cấp từ biển vào thì việc thu hồi các thành phần Lỏng sẽ được giảm tối thiểu nhằm bù đắp cho nhu cầu khí. + Ưu tiên cho các sản phẩm LPG: Việc thu hồi LPG và Condensat ít được ưu tiên hơn ( ở đây ta xét về lưu lượng ). + Ưu tiên cho sản xuất Dầu: Trong trường hợp nhu cầu tiêu thụ khí của các nhà máy điện thấp hơn so với khí cung cấp từ ngoài biển, thì khí khô dư sau khi đã thu hồi Lỏng, rồi sẽ được đốt tại nhà máy. 1. Các giai đoạn thiết kế nhà máy Nhà máy chế biến khí Dinh Cố được thiết kế xây dựng theo 3 giai đoạn: + Giai đoạn AMF + Giai đoạn MF + Giai đoạn GPP Ba chế độ này được áp dụng vì thời gian đưa đề án vào sử dụng quá ngắn và một vài thiết bị như máy nén, tháp tách chưa được đặt hàng chế tạo, chưa lắp đặc kịp thời trong thời gian đầu. 2. Điều kiện nguyên liệu vào Áp suất : 109 bar Nhiệt độ : 25,6 o C Lưu lượng : 4,7 triệu tấn m 3 khí /ngày đêm Hàm lượng nước : chứa nước ở điều khiển vận chuyển cấp cho nhà máy. Hàm lượng nước này sẽ được khử bằng thiết bị khử nước trước khi vào nhà máy. Thành phần khí vào nhà máy Cấu tử Phần mol (%) Cấu tử Phần mol (%) N 2 0.21 C 6 0.51 CO 2 0.06 C 7 0.26 CH 4 70.85 C 8 0.18 C 2 13.41 C 9 0.08 C 3 7.5 C 10 0.03 iC 4 1.65 Cyclo C 5 0.05 nC 4 2.37 Cyclo C 6 0.04 iC 5 0.68 benzen 0.04 [...]... TRÌNH CHẾ BIẾN KHÍ TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ - I CÁC CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ DINH CỐ Để đảm bảo cho việc vận hành Nhà máy ược linh hoạt (đề phòng một số thiết bị chính của nhà máy bị sự cố) , và hoạt động của nhà máy liên tục (khi thực hiên bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị ) không gây ảnh hưởng đến việc cung cấp khí cho các nhà máy điện, đạm, do đó nhà máy đươc lắp đăt và hoạt... được sinh ra công làm quay quạt giọt gió trong Expander, công được dẫn qua trục truyền động dùng để chạy phần máy nén để tăng áp suất của dòng khí ra từ đỉnh tháp C-05 từ 33,5 bar lên 47bar 9 MÁY NÉN KHÍ Máy nén khí mà nhà máy sử dụng ở đây là máy nén kiểu piston và kiểu ly tâm: Máy nén K-01 là loại máy nén Piston một cấp, K- 02 và K- 03 là loại máy nén kiểu Piston 2 cấp, máy nén K-04 là loại máy nén ly... bằng không khí E-1011A\B\C\D Thiết bị làm mát bằng không khí tại đầu ra của máy nén khí được lắp đặt để giảm nhiệt độ của khí từ 53 0C xuống tới 450C và đưa vào nhà máy Nhiệt độ của khí đi vào nhà máy cần phải thấp nhằm tăng thêm khả năng thu hồi chất lỏng đầu ra của nhà máy và do vậy sẽ làm tăng thêm hiệu quả kinh tế của nhà máy Cấu hình của thiết bị làm mát này gồm: - Thiết bị làm mát bằng không khí... lượng khí đầu vào nhà máy từ 4,7 triệu m3 (khí ẩm/ngày) lên 5,7 triệu m3/ngày (do từ cuối 2002 nhà máy tiếp nhận thêm khoảng 1 triệu m3/ngày từ mỏ Rạng Đông) Trong chế độ GPP chuyển đổi ngoài các thiết bị trong chế độ GPP ban đầu có bổ sung thêm các thiết bị sau: + Bình tách khí –lỏng V-101 + Trạm nén khí đầu vào gồm 4 máy nén K-101A/B/C/D với 3 máy hoạt động và 1 máy dự phòng Khí vào nhà máy là khí đồng... 33.5 3.6 9 Máy nén K-01 Nhiệt độ 80 54 9.4 0 (t C) Áp suất (Bar) 60 46 46 10 Máy nén K-02 Nhiệt độ 70 44 47.3 0 (t C) 11 Máy nén K-03 Áp suất (Bar) 80 Nhiệt độ 60 0 (t C) Áp suất (Bar) 120 75 42 75.5 41.3 109 109.5 Qua các thông số công nghệ được đưa ra ở trên, ta thấy rằng các thông số này đều nằm trong giới hạn thiết kế của các thiết bị trong nhà máy Vậy, chế độ vận hành hiện hữu của nhà máy vẫn đảm... hành nhà máy tùy theo tình trạng vận hành bảo dưỡng của thiết bị mà VHV có thể linh hoạt điểu chỉnh chế độ vận hành để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả thu hồi lỏng tối đa Nhà máy GPP được thiết kế dựa trên lưu lượng khí ẩm là 4,3 triệu m3/ ngày Với lưu lượng này, áp suất đầu vào của nhà máy sẽ khoảng 109 barG và là thông số quan trọng quyết định hiệu suất làm việc của thiết bị bên trong nhà máy Năm... triệu m3 khí/ngày từ áp suất đầu vào khoảng 80 Bar đến áp suất đầu ra tới 109 Bar Máy nén khí thứ 4 (D) sẽ được lắp đặt để dự phòng Cấu hình của trạm khí nén như sau: - Tổng số máy nén: 04 - Loại máy nén khí: Piston - Động cơ chính: động cơ chạy khí - Số máy nén hoạt động: 03 - Số máy nén dự phòng: 01 - Công suất của mỗi máy: 1,67 triệu m3/ngày (bình thường) Và 4,7 triệu m3/ngày theo thiết kế - Áp suất... soát áp suất đầu ra của nhà máy ở 47 bar cung cấp cho nhà máy điện 8 THIẾT BỊ TURBO EXPANDER Thiết bị gồm hai phần chính: Expander và máy nén Phần Expander : Gồm hai phần, 3 dòng khí từ V- 06 vào E xpander từ 109 bar xuống 33,5 bar làm cho nhiệt độ dòng giảm xuống đến -18oC ở nhiệt độ này chủ yếu các H-C nặng (C3+) được hóa lỏng và đưa đến tháp C-05 như nguồn nạp liệu Phần máy nén : Khi quá trình giảm... thay đổi hiện tại Còn lại báo cáosẽ tập trung cập nhật các thông số vận hành và công nghệ cho chế độ GPP và MGPP 1 QUI TRÌNH AMF: 1.1 Qui trình hoạt động Dòng khí từ ngoài mỏ vào nhà máy với P = 109 bar, t = 25,6 oC được đưa qua thiết bị SC, dòng khí và Lỏng sẽ được tách ra theo các đường ống riêng biệt để tiếp tục đi vào các hệ thống công nghệ tiếp theo của nhà máy, đồng thời phần lớn nước trong condensat... yêu cầu: 450C - Áp suất thiết kế: 139 Bar - Mỗi thiết bị cho mỗi máy nén khí 4.4 Các thiết bị khác Ngoài các thiết bị chính kể trên, nhà máy xử lý khí (GPP) hiện hữu còn được trang bị một số thiết bị phụ khác như: Hệ thống đường ống, các van, tủ điện điều khiển cho các thiết bị mới II THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ VỚI CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH HIỆN HỮU CỦA NHÀ MÁY VÀ SO SÁNH VỚI CHẾ ĐỘ GPP THEO THIẾT KẾ 1 Bình tách V-03 Bình . TẠI NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ I . CÁC CHẾ ĐỘ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY CHẾ BIẾN KHÍ DINH CỐ Để đảm bảo cho việc vận hành Nhà máy ược linh hoạt (đề phòng một số thiết bị chính của nhà máy bị sự cố) ,. các nhà máy điện thấp hơn so với khí cung cấp từ ngoài biển, thì khí khô dư sau khi đã thu hồi Lỏng, rồi sẽ được đốt tại nhà máy. 1. Các giai đoạn thiết kế nhà máy Nhà máy chế biến khí Dinh Cố. Dinh Cố. PHẦN II : GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ KHÍ DINH CỐ Với công ty mẹ - Tổng Công ty Khí (PV GAS) là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Công