MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1Chương 1: CƠ SỞ Lí LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CễNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ81.1. Khỏi niệm, vị trớ vai trũ, đặc điểm, tiờu chuẩn của cỏn bộ, cụng chức chớnh quyền cấp xó; Khỏi niệm chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xó 81.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xó 251.3. Các yếu tố đảm bảo chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xó 44Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN (TỪ 2004 ĐẾN 2008)532.1. Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên532.2. Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên702.3. Nguyên nhân hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chớnh quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên79Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN823.1. Yờu cầu của việc nõng cao chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên823.2. Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cỏn bộ, cụng chức chớnh quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên903.3. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cỏn bộ, cụng chức chớnh quyền cấp xó ở tỉnh Điện Biên94KẾT LUẬN119DANH MỤC CÁC CễNG TRèNH NGHIấN CỨU CỦA TÁC GIẢ121DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO122PHỤ LỤC
Trang 1chÊt lîng c¸n bé, c«ng chøc chÝnh quyÒn cÊp x· ë
tØnh ®iÖn biªn
hµ néi - 2009
Trang 21.1 Khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, tiêu chuẩn của cán bộ, công
chức chính quyền cấp xã; Khái niệm chất lượng cán bộ, công
1.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức chính quyền
1.3 Các yếu tố đảm bảo chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã 44
Chương 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ Ở TỈNH ĐIỆN BIÊN (TỪ 2004
2.1 Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên 532.2 Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở
2.3 Nguyên nhân hạn chế về chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên 79
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
3.1 Yêu cầu của việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chính
3.2 Phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên 903.3 Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên 94
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ 121
PHỤ LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có vị trí rất quan trọng trong
hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta hiện nay, vấn đề này được Hiếnpháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi tại điều 118 Chínhquyền cấp xã có chức năng: Bảo đảm việc chấp hành các chủ trương, đườnglối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của chínhquyền Nhà nước cấp trên; quyết định và đảm bảo thực hiện các chủ trương,biện pháp để phát huy mọi khả năng và tiềm năng của địa phương về các mặtchính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, không ngừng cải thiệnđời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã và làm tròn nghĩa vụ củađịa phương với Nhà nước
Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã được quy định trong Hiến pháp vàLuật tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cáccấp Sự vững mạnh của chính quyền cấp xã là nền tảng cho sự vững mạnh của
hệ thống chính quyền trong cả nước và ngược lại Khâu quan trọng quyết định
sự vững mạnh của hệ thống chính quyền cơ sở phải nói đến khâu cán bộ, haynói cách khác cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắnliền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là then chốt trong côngtác xây dựng Đảng, trung tâm trong kiện toàn hệ thống Nhà nước
Cán bộ, công chức cấp xã là những người gần dân nhất, trực tiếp tiếpxúc với nhân dân, hàng ngày triển khai, hướng dẫn, vận động nhân dân thựchiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhànước, trực tiếp lắng nghe, giải quyết hoặc kiến nghị lên chính quyền cấp trênnhững kiến nghị, ý kiến, nguyện vọng của nhân dân
Vì vậy, chất lượng hoạt động của cán bộ, công chức chính quyền cấp
xã ảnh hưởng trực tiếp đến sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, tác độngtrực tiếp đến sự nghiệp cách mạng và đổi mới của Đảng và Nhà nước
Cán bộ là một yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cốchính quyền cấp xã vững mạnh Đồng thời muốn xây dựng và củng cố chính
Trang 4quyền cấp xã vững mạnh thì phải xây dựng cán bộ, công chức có đủ năng lực
và phẩm chất để thực hiện sự nghiệp đổi mới mà Đảng ta đã khởi xướng
Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001) khẳng định:
Hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, coitrọng cả năng lực và đạo đức; bảo đảm tính nghiêm túc, trung thựctrong thi tuyển cán bộ, công chức Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, côngchức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, về đường lối,chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước.Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức năng, tiêuchuẩn Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức,kịp thời thay thế những cán bộ, công chức yếu kém và thoái hóa.Tăng cường cán bộ cho cơ sở Có chế độ, chính sách đào tạo, bồidưỡng, đãi ngộ đối với cán bộ xã, phường, thị trấn [14]
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ươngĐảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở
cơ sở xã, phường, thị trấn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước
đã xác định từ nay đến năm 2005, cần tập trung giải quyết mấy vấn đề cơbản và bức xúc trong đó ghi rõ:
Xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở có năng lực tổ chức và vậnđộng nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhànước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân,không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm locông tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chínhsách đối với cán bộ cơ sở [15]
Thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành TW (khóaIX), Pháp lệnh cán bộ, công chức (đã được sửa sổi, bổ sung năm 2000, 2003);Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17 tháng 9 năm 2001 của Thủ tướngChính phủ phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn
2001 - 2010; Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của
Trang 5Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Thông tư số03/2004/TT-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thựchiện Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chínhphủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Nghị định số 121/2003/NĐ-CPngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ,công chức ở xã, phường, thị trấn; Thông tư liên tịch số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-BLĐXH ngày 14 tháng 5 năm 2004 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Laođộng - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 121/2003/NĐ-
CP ngày 21 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán
bộ, công chức xã, phường, thị trấn; Quyết định số 03/2004/QĐ-TTG ngày 07tháng 01 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng quy hoạchđào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đến năm 2010; Quyếtđịnh số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Nội
vụ về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã,phường, thị trấn; QĐ số 40/2006/QĐ/TTCP ngày 15 tháng 2 năm 2006 của Thủtướng Chính phủ :phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giaiđoạn 2006-2010”; QĐ 106/2007/QĐ-TTCP ngày 13 tháng 7 năm 2007 của Thủtướng Chính phủ về việc xây dựng Đề án “Một số giải pháp tăng cường công tácđào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùngTây Bắc (giai đoạn 2007 - 2010) là cơ sở pháp lý quan trọng để làm tốt côngtác cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Điện Biên là một tỉnh miền núi nghèo, có địa hình phức tạp, chủ yếu lànúi cao, độ dốc lớn, xen kẽ với các thung lũng hẹp Ngay từ khi thành lập tỉnh(tách ra từ tỉnh Lai Châu năm 2004), tỉnh Điện Biên có nhiều thuận lợi và khókhăn, trong đó khó khăn lớn nhất là sự thiếu hụt trầm trọng và sự yếu kém củacán bộ, công chức trong toàn tỉnh nói chung và cán bộ, công chức chínhquyền cấp xã nói riêng, nên hiệu quả kinh tế - xã hội của tỉnh không cao
Trong những năm qua, cấp uỷ và chính quyền tỉnh Điện Biên đã quantâm tới công tác cán bộ, nhưng thực tế năng lực quản lý nhà nước của cán bộ,
Trang 6công chức đang còn thấp, nhất là năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, côngchức chính quyền cấp xã, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Tỉnh, dotỉnh Điện Biên còn thiếu hệ thống giải pháp đồng bộ về nâng cao năng lựcquản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Xuất phát từ những lý do trên, việc nghiên cứu Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên là rất cấp thiết và có ý
nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề chất lượng cán bộ, công chức đã được nhiều chuyên gia, nhàkhoa học, nhà nghiên cứu và nhiều công trình khoa học cũng đã nghiên cứu vấn
đề này dưới nhiều gốc độ khác nhau Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứuliên quan đến lĩnh vực trên như sau:
PGS.TS Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS Trần Xuân Sầm chủ biên: Luận cứ
khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;
GS Hồ Văn Thông: Tình hình các tổ chức chính trị ở nông thôn nước ta được in trong cuốn sách Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay, tập 2, Nxb
Tư tưởng văn hóa, Hà Nội 1991;
Nguyễn Thị Hải: Về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã ở
Thái Bình trong điều kiện cải cách nền hành chính nhà nước, Hà Nội, 2001.
Trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước, vấn đề cán bộ, công chứcchính quyền cấp xã được đặc biệt quan tâm Một số đề tài khoa học, công trìnhnghiên cứu đề cập trực tiếp đến vấn đề này và hoàn chỉnh hơn
PGS, TS Bùi Tiến Quý: Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính
quyền địa phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội 2000;
TS Thang Văn Phúc và TS Chu Văn Thành đồng chủ biên: Chính quyền
cấp xã và quản lý nhà nước cấp xã của Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Ban
Tổ chức Cán bộ chính phủ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000;
Trang 7TS Nguyễn Ngọc Hiến chủ biên: Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành
chính ở Việt Nam của Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội 2001;
TS Nguyễn Văn Sáu và GS Hồ Văn Thông chủ biên: Thực hiện quy chế
dân chủ và xây dựng chính quyền cấp xã ở nước ta hiện nay, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003;
Th.S Dương Hương Sơn, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Quảng Trị hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2004;
Ngoài ra, một số bài viết, nghiên cứu được đăng trên các Tạp chí Thôngtin Chính trị học, Tạp chí Quản lý nhà nước, Nhà nước pháp luật như:
TS Lê văn Hòe: Về hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở các
tỉnh miền núi, Đề tài độc lập cấp nhà nước: Các giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị các tỉnh miền núi, Hà Nội, 2002;
PGS Hà Quang Ngọc: Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: Thực trạng và
giải pháp, Tạp chí Cộng sản số 2/1999;
GS,TSKH Vũ Huy Từ: Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ
cán bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5/2002;
PGS Hà Quang Ngọc: Đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở: thực trạng và
giải pháp, Tạp chí Cộng sản số 2/1999;
GS.TSKH Vũ Huy Từ: Một số giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ
cán bộ cơ sở, Tạp chí Quản lý nhà nước số 5/2002;
Dưới góc độ khoa học, các công trình nói trên là hết sức có giá trị đốivới những người đã và đang nghiên cứu về chất lượng cán bộ, công chức Tuy
nhiên, đến nay đề tài: Chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên là công trình nghiên cứu đầu tiên mang tính toàn diện đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở tỉnh Điện Biên.
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề chất lượng cán bộ, côngchức chính quyền cấp xã; đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ, công chức
Trang 8chính quyền cấp xã trong những năm qua ở Điện Biên, qua đó đưa ra nhữngquan điểm, giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ, công chức chính quyềncấp xã ở Điện Biên trong những năm tiếp theo.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng và hệ thống hóa một số quan điểm lý luận về chất lượng cán
bộ, công chức cấp xã; xây dựng khái niệm và nêu ra những đặc điểm của chấtlượng cán bộ, công chức cấp xã Phân tích nội dung, vị trí, vai trò của cán bộ,công chức cấp xã cũng như những nguyên nhân và xu hướng phát triển củacán bộ, công chức cấp xã ở Điện Biên;
Đánh giá những kết quả đạt được cũng như những hạn chế của đội ngũcán bộ, công chức cấp xã ở Điện Biên trong những năm qua và chỉ ra nguyênnhân khách quan và chủ quan của những hạn chế đó
Dự báo và xây dựng những tiêu chuẩn về cán bộ, công chức cấp xã ởtỉnh Điện Biên, đề xuất các giải pháp cụ thể có tính khả thi nhằm đảm bảo vềchất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở Điện Biên hiện nay
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Quan niệm về chính quyền cấp xã còn nhiều ý kiến khác nhau Luậnvăn chỉ tập trung nghiên cứu chất lượng cán bộ, công chức của Hội đồng nhândân và Uỷ ban nhân dân cấp xã
Luận văn nghiên cứu cán bộ, công chức chính quyền cấp xã ở ĐiệnBiên nhưng chỉ giới hạn thời gian từ khi thành lập tỉnh Điện Biên (năm 2004)đến nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam vềnhà nước và pháp luật trong vấn đề chất lượng cán bộ, công chức cấp xã
-4.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp như: phương pháp thống
kê, phân tích, tổng hợp để xử lý tài liệu thu thập
Trang 95 Đóng góp của luận văn
5.1 Đóng góp về mặt lý luận
Góp phần hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước về cán bộ, công chức; công tác cán bộ
và xây dựng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Luận văn góp phần làm rõ cơ sở khoa học của chất lượng cán bộ, côngchức chính quyền cấp xã; khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ,công chức chính quyền cấp xã;
Có sự luận giải, đánh giá về chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ởtỉnh Điện Biên hiện nay
Các giải pháp đưa ra cũng có thể được tiếp tục nghiên cứu, phát triển
và áp dụng rộng ngoài phạm vi tỉnh Điện Biên Qua đó, tác giả hy vọng sẽđược đóng góp một phần nhỏ vào tiến trình quản lý nhà nước nhằm nâng caochất lượng cán bộ, công chức cấp xã tại Việt Nam
6 Ý nghĩa của luận văn
Đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, giúp cho công tác quản lý nhànước trong việc nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh ĐiệnBiên được hoàn thiện hơn
Các giải pháp của đề tài sẽ làm cơ sở để xây dựng mô hình về chấtlượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh
Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nângcao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với các lĩnh vực khác
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn gồm 3 chương, 9 tiết
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
1.1 KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM, TIÊU CHUẨN CỦA CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ; KHÁI NIỆM CHẤT LƯỢNG CÁN
BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
1.1.1 Khái niệm, vị trí vai trò, đặc điểm, tiêu chuẩn của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
a) Khái niệm cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Nước ta khi bước vào thời kỳ mới vừa đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, vừa xây dựng và hoàn chỉnh Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, vừa tiến hành xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc Chính vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng cán bộ, công chức có chấtlượng đồng bộ, phù hợp với những yêu cầu mới đặt ra, đặc biệt là cán bộ,công chức chính quyền cấp xã
Để làm được điều đó trước hết chúng ta cần phải làm rõ khái niệm vềcán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Quan niệm về cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
* Quan niệm về cán bộ: Từ cán bộ xuất hiện trong đời sống xã hội
nước ta khoảng mấy chục năm gần đây; được dùng phổ biến trong thời kỳkháng chiến chống Pháp Từ đó đến nay thuật ngữ cán bộ được sử dụngtrong nhiều lĩnh vực khác nhau, có nhiều từ điển có khái niệm cán bộ vàđược hiểu với nhiều nghĩa khác nhau trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể,nhưng tựu chung lại có thể quan niệm một cách chung nhất: "Cán bộ là kháiniệm chỉ những người có chức vụ, vai trò và cương vị nòng cốt trong một tổchức, có tác động, ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức và các quan hệtrong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, điều hành, góp phần định hướng sự pháttriển của tổ chức" [38, tr.20]
Trang 11* Quan niệm về công chức:
Nhiều quốc gia quan niệm công chức là những nhân viên công tác,được hưởng lương từ ngân sách, bị quy định bởi quy chế hoặc luật công chức,
là người làm việc trong hệ thống chính quyền nhà nước
Công chức là bộ phận rất quan trọng trong nền hành chính quốc gia.Tuy nhiên, do đặc điểm cấu trúc của hệ thống chính trị nước ta nên quan niệm
về công chức ở Việt Nam cũng có đặc thù
Trong một số nghị quyết của Đảng cũng như một số văn bản pháp quy,mặc dù chưa ra định nghĩa rõ ràng nhưng đã có đề cập đến khái niệm về côngchức Theo Pháp lệnh cán bộ công chức 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm
2000 và 2003) thì công chức được hiểu là:
Công dân Việt Nam, trong biên chế do được Nhà nước tuyểndụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên, làm việcliên tục trong các cơ quan nhà nước, trong các tổ chức chính trị, tổchức chính trị xã hội hoặc trong lực lượng vũ trang mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốcphòng; được xếp vào ngạch bậc và hưởng lương từ ngân sách nhànước [46, Điều 1]
Qua gần 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn
và quan trọng về kinh tế, xã hội, giữ vững ổn định về chính trị và hiện nayđang đứng trước yêu cầu đổi mới của sự phát triển Đòi hỏi phải đổi mới vànâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn cũngđược đặt ra
Công chức là những người được Nhà nước tuyển dụng, bổ nhiệm hoặcđược giao nhiệm vụ thường xuyên làm việc trong các cơ quan Nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyệnhoặc cơ quan đơn vị thuộc quân đội nhân dân hay công an nhân dân màkhông phải là hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, được phân loại theo chế
độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính trongbiên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [26, tr.18]
Trang 12Trên cơ sở đó, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trungương Đảng khóa IX xác định: Đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị ở cơ sở
có cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách
Cán bộ chuyên trách là những cán bộ phải dành phần lớn thời gian laođộng làm việc công để thực hiện chức trách được giao, bao gồm: Cán bộ giữchức vụ qua bầu cử và cán bộ chuyên môn được ủy ban Nhân dân tuyển chọn;đội ngũ này có chế độ làm việc và được hưởng chính sách về cơ bản như cán
bộ, công chức nhà nước Cán bộ, công chức cơ sở có đủ điều kiện được thituyển vào ngạch công chức ở cấp trên
Tại Điểm g, h Khoản 1, Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Pháp lệnh cán bộ, công chức ngày 26/2/1998 (được ủy ban Thường vụQuốc hội thông qua ngày 29/4/2003) quy định: Những người do bầu cử đểđảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, ủyban Nhân dân; Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy; người đứng đầu tổ chức chính trị -
xã hội xã, phường, thị trấn, những người được tuyển dụng, giao giữ một chứcdanh chuyên môn nghiệp vụ thuộc ủy ban Nhân dân cấp xã được gọi là cán bộ,công chức trong biên chế nhà nước; được hưởng lương từ ngân sách nhà nước
Trên cơ sở lý luận về chính quyền (Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhândân); cán bộ, công chức cũng như các quy định về cán bộ, công chức xã,phường, thị trấn thì cán bộ công chức chính quyền cấp xã hiện nay bao gồm:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ (sauđây gọi chung là cán bộ chuyên trách cấp xã), gồm có các chức vụ sau đây:
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân;
Cán bộ chuyên trách là những người dành phần lớn thời gian làm việccho công việc của mình để thực hiện nhiệm vụ và trọng trách mà nhân nhândân giao phó
- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn,nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã (gọi chung là công chức cấp xã),gồm có các chức danh sau đây:
Trang 13+ Trưởng ban công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy).+ Chỉ huy trưởng quân sự;
+ Văn phòng - thống kê;
+ Địa chính - xây dựng;
+ Tài chính - kế toán;
+ Tư pháp - hộ tịch;
+ Văn hóa - xã hội;
Công chức cấp xã làm công tác chuyên môn, giúp Uỷ ban nhân dân cấp
xã quản lý nhà nước trên các lĩnh vực như: văn phòng, thống kê; an ninh;quân sự; địa chính, xây dựng; tài chính, kế toán; văn hóa, xã hội; tư pháp, hộtịch; ngoài ra những công chức này công thực hiện các nhiệm vụ khác khiđược thường trực Uỷ ban nhân dân cấp xã giao
Ở chính quyền cấp xã, ngoài chức danh cán bộ chuyên trách, côngchức còn có đội ngũ cán bộ không chuyên trách và cán bộ thôn, bản bao gồm:
+ Phó trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy).+ Phó chỉ huy trưởng quân sự
+ Cán bộ Kế hoạch- Giao thông- Thuỷ lợi- Nông, Lâm, Ngư nghiệp.+ Cán bộ Lao động-Thương binh-Xã hội
+ Cán bộ Dân số- Gia đình và Trẻ em
+ Thủ quỹ- Văn thư- Lưu trữ
+ Cán bộ phụ trách đài truyền thanh
+ Cán bộ quản lý Nhà văn hoá
+ Trưởng thôn, bản, tổ dân phố
+ Công an viên ở thôn, bản, tổ dân phố
Cán bộ không chuyên trách ở cấp xã là những người không làm côngviệc thường xuyên, liên tục, không hưởng lương từ ngân sách của nhà nước.Những người này họ được hưởng phụ cấp hàng tháng do Uỷ ban nhân dântỉnh quyết định
Từ những phân tích trên có thể đưa ra khái niệm như sau:
Trang 14Khái niệm cán bộ chính quyền cấp xã: Cán bộ chính quyền cấp xã là
công dân Việt Nam trong biên chế; được hưởng lương từ ngân sách Nhànước, gồm những người được bầu giữ chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân có trách nhiệm lãnhđạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhândân và Uỷ ban nhân dân theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, bảo đảmphát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
xã, phường, thị trấn
Khái niệm công chức chính quyền cấp xã: Công chức chính quyền cấp xã
là công dân Việt Nam trong biên chế, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước,được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ bannhân dân cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật
Khái niệm cán bộ, công chức chính quyền cấp xã: Cán bộ, công chức
chính quyền cấp xã là công dân Việt Nam, trong biên chế, được hưởng lương từngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật, làm việc tại Hội đồng nhân dân
và Uỷ ban nhân dân cấp xã do được bầu để giữ chức vụ, hoặc được tuyển dụnggiao giữ chức danh chuyên môn nghiệp vụ thuộc Uỷ ban nhân dân cấp xã
Để nâng cao hiệu lực hoạt động của chính quyền cấp xã cán bộ, côngchức chính quyền cấp xã không những cần phải có nhiệt tình cách mạng, cóphẩm chất tốt, đạo đức tốt mà còn cần phải có tri thức, trình độ chuyên mônnghiệp vụ, năng lực công tác để hoàn thành nhiệm vụ
b) Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác -Lênin đã từng nêu cao vai tròcủa người cán bộ Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nàogiành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được hàng ngũ của mìnhnhững lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức vàlãnh đạo phong trào" [16, tr.473]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là vấn đềthen chốt Người khẳng định: "Cán bộ là những người đem chính sách của
Trang 15Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thờiđem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặtchính sách cho đúng" [21, tr.269].
Khẳng định vị trí, vai trò của người cán bộ, đòi hỏi người cán bộ phải
có những đức tính tốt, Hồ Chí Minh cũng không cực đoan cho rằng cán bộ chỉ
có tính tốt hay toàn tính tốt, mà cán bộ trước hết cũng là con người, có thể có
cả tính xấu Nhưng người cán bộ phải biết nhận biết, sửa chữa, loại bỏ tínhxấu, phát triển tính tốt của mình; đồng thời Hồ Chí Minh cũng không chorằng cán bộ là nhân tố quyết định tất cả, mà "Cách mạng là sự nghiệp củaquần chúng nhân dân"[21, tr.197], còn vai trò quyết định của cán bộ là ở chỗnhận thức được để đi trước, làm gương, lãnh đạo
Vai trò hết sức quan trọng của cán bộ đối với sự nghiệp cách mạng cònthể hiện ở chỗ: nếu thiếu họ thì không có cách mạng, mục tiêu đề ra không thểhoàn thành, cán bộ có vai trò quyết định đối với công việc “Muôn việc thànhcông hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [20, tr.240]
Cán bộ, công chức có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức.Cán bộ, công chức là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy Cán bộ,công chức có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt độngcủa tổ chức Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ.Cán bộ, công chức tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, cán bộ, côngchức kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy.Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộmáy cũng tê liệt" [21, tr.54]
Đối với công việc "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "Muôn việcthành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém" [21, tr.269, 240]
Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ, đặc biệt là thời kỳ đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng nhận định: "Cán bộ là nhân tốquyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, củachế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng" [12, tr.34]
Trang 16Vốn quý nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là cán bộ Cán bộ làmột trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bạicủa sự nghiệp cách mạng Lênin chỉ rõ: "Trong lịch sử chưa hề có một giaicấp nào giành được quyền thống trị nếu không đào tạo ra được trong hàngngũ của mình những lãnh tụ chính trị, người đại biểu tiên phong có đủ khảnăng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [16, tr.478] Năm 1922, khi đã giànhđược chính quyền, Lênin khẳng định: "Nghiên cứu con người, tìm ra nhữngcán bộ có bản lĩnh Hiện nay đó là then chốt, nếu không thế thì tất cả mệnhlệnh và quyết định chỉ là mớ giấy lộn" [17, tr.449].
Để xây dựng đất nước Việt Nam độc lập có chủ quyền với mục tiêudân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh Hồ Chí Minhcũng đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc và công việc thànhcông hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [21, tr.273]
Đảng ta luôn coi cán bộ có vai trò quyết định đối với sự nghiệp cáchmạng Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) khẳng định trong côngcuộc đổi mới đất nước thì:
Cán bộ hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới Cán bộnói chung có vai trò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trínền tảng cơ sở Cấp cơ sở là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủtrương đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước Chất lượng
và hiệu quả thực thi pháp luật một phần được quyết định bởi sựtriển khai ở cơ sở Cấp cơ sở là cấp trực tiếp gắn với quần chúng;tạo dựng phong trào cách mạng quần chúng Cơ sở xã, phường, thịtrấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ thuộc vào chất lượngđội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn [13, tr.21]
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có một ví trí vô cùng quan trọngtrong hoạt động quản lý điều hành ở cơ sở Cán bộ, công chức chính quyền cấp
xã là người đại diện cho Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước theođúng chính sách và thẩm quyền được giao Cán bộ, công chức chính quyềncấp xã là những người hàng ngày trực tiếp tiếp xúc với dân, đưa chủ trương,
Trang 17đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống vàbiến thành hành động cách mạng của quần chúng.
Chất lượng và số lượng tùy thuộc vào quá trình tổ chức đào tạo, bồidưỡng, sử dụng và tự rèn luyện một cách chủ động, sáng tạo của từng cá nhân vàcác cấp uỷ Đảng, chính quyền, Đoàn thể Quan điểm này được thể hiện rõ trongcác nghị quyết của Đảng; đặc biệt gần đây nhất Nghị quyết Trung ương 5 (khóaIX) nhấn mạnh:
Tích cực trẻ hóa và từng bước chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức
cơ sở Phấn đấu từ nay đến năm 2005 có khoảng 70-80% cán bộ chuyêntrách giữ chức vụ qua bầu cử được đào tạo, bồi dưỡng đạt tiêu chuẩn quyđịnh; khoảng 80% cán bộ, công chức chuyên môn có trình độ trung cấptrở lên đối với đồng bằng, sơ cấp trở lên đối với miền núi [15]
Trên thực tế cán bộ, công chức chính quyền cấp xã hàng ngày cọ sát vớithực tiễn rất phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực nên họ cần phải có bản lĩnh, có bềdày kinh nghiệm và hiểu biết Song họ lại ít được đào tạo, bồi dưỡng lý luận,nghiệp vụ và thông tin về chính sách pháp luật Việc chăm lo đời sống vậtchất, tinh thần đối với họ cũng chưa tương xứng Thực tế này là một trongnhững nguyên nhân làm hạn chế năng lực trình độ quản lý điều hành của cán
bộ, công chức chính quyền ở cơ sở
Như vậy, cán bộ, công chức là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhândân, là nhân tố quyết định đến sự thành bại của cách mạng, là khâu then chốttrong công tác xây dựng Đảng Ngoài những vị trí, vai trò trên cán bộ, công chứcchính quyền cấp xã còn có vị trí, vai trò thể hiện những phương diện sau đây:
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã vừa là người đại diện Nhànước, vừa là người đại diện cộng đồng, vừa là người cùng làng, cùng họ, vừa
là người dân, là người gần gũi dân, sát dân nhất cho nên họ là người trực tiếpnắm bắt tâm tư, nguyện vọng tình cảm của dân để phản ánh lên các cấp chínhquyền để các cấp chính quyền đặt ra chính sách đúng Thực tế cho thấy, ở đâu
mà cán bộ, công chức chính quyền cấp xã gần dân, hiểu dân, nắm bắt kịp thời
Trang 18tâm tư, nguyện vọng của dân thì ở đó các cấp chính quyền sẽ đề ra chính sáchđúng, ngược lại ở đâu mà cán bộ chính quyền cấp xã quan liêu, hách dịch, cửaquyền thì sẽ đề ra chính sách không phù hợp.
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp tuyên truyền,phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho nhândân và vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chính sách, pháp luật đótrong cuộc sống Là người tiên phong gương mẫu trong việc thực hiện chínhsách pháp luật và xây dựng gia đình văn hóa ở khu dân cư
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp giải quyếtnhững yêu cầu, những thắc mắc về lợi ích chính đáng của nhân dân
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người am hiểu các phongtục tập quán, truyền thống dân tộc của địa phương, họ là người tập hợpđược khối đại đoàn kết toàn dân ở cơ sở, là người phát huy tính tự quản củacộng đồng dân cư
Tóm lại, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người có vị trí, vai trò
quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở,tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quảntrong cộng đồng dân cư
c) Đặc điểm của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những người gần dân, sátdân, biết dân, trực tiếp triển khai đường lối của Đảng, chính sách pháp lụâtcủa Nhà nước vào dân, gắn bó với nhân dân
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có tính ổn định thấp so với cán
bộ, công chức nhà nước cấp trên
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có tính chuyên môn hoá thấp,kiêm nghiệm nhiều
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người đại diện cho quầnchúng nhân dân lao động ở cơ sở Vì vậy cán bộ, công chức luôn bám sát dân,gần dân, lắng nghe ý kiện nguyện vọng của nhân dân từ đó có những cách thứctiến hành công việc phù hợp và đảm bảo cho lợi ích chính đáng của nhân dân
Trang 19- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp giải quyết tất
cả các yêu cầu, quyền lợi chính đáng từ nhân dân, là cầu nối giữa Đảng, Nhànước với nhân dân
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là những người xuất phát từ cơ
sở (người của địa phương), họ vừa trực triếp tham gia lao động lao động sảnxuất, vừa là người đại diện cho nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhànước, giải quyết các công việc của nhà nước Do đó xét ở khía cạnh nào đócán bộ, công chức cấp xã bị chi phối, ảnh hưởng rất nhiều bởi những phongtục tập quán làng quê, những nét văn hóa bản sắc riêng đặc thù của địaphương, của dòng họ
- Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã do dân bầu ra (có nơi chiếm60%) chính vì vậy số lượng thường xuyên bị biến động do hết nhiệm kỳ nhândân lại bầu những đại diện mới
- Cán bộ, công chức cấp xã cả nước hiện nay rất đông (gần bằng sốlượng cán bộ, công chức hành chính của trung ương và 64 tỉnh thành cộng lại).Tuy nhiên về chất lượng lại rất yếu, độ tuổi tương đối già, chính vì vậy nó lànhững nguyên nhân dẫn đến hiệu quả giải quyết công việc không cao
d) Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Tiêu chuẩn cán bộ, công chức là vấn đề rất quan trọng trong công táccán bộ Đó là cơ sở để tiến hành tổ chức, xem xét, đánh giá, lựa chọn, bố trísắp xếp và sử dụng cán bộ; đó cũng là cơ sở để bản thân mỗi người cán bộphấn đấu, tự rèn luyện, hoàn thiện mình Chủ nghĩa Mác-Lênin đòi hỏi cán bộphải là người "Có nhiều trí tuệ hơn một chút, nhiều sự phân minh trong tưtưởng hơn một chút… và kiến thức rộng" [19, tr.389], và yêu cầu người cán
bộ "Không nấp sau một chế độ quan liêu giấy tờ, không ngại thừa nhận nhữngsai lầm của mình bằng cách sửa chữa những sai lầm ấy"[19, tr.35]
Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh đánhgiá rất cao vị trí, vai trò của người cán bộ, đồng thời cũng đòi hỏi ở người cán
bộ phải có những tiêu chuẩn nhất định, phải tự giác rèn luyện mình về mọi
Trang 20mặt, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực để xứng đáng với vị trí, vaitrò của mình Đưa ra những tiêu chuẩn đó đối với cán bộ là Hồ Chí Minh xuấtphát từ những yêu cầu khách quan của cách mạng chứ không phải xuất phát từ ýchí chủ quan của mình Tư tưởng Hồ Chí Minh về những tiêu chuẩn ấy mangtính toàn diện và đầy đủ, gồm các tiêu chuẩn về đạo đức, phẩm chất năng lực, vềtrình độ lý luận, về phong cách và phương pháp của người cán bộ.
Trong bất kỳ một hệ thống công chức nào, tiêu chuẩn công chức theongạch hay theo vị trí việc làm đều có vai trò rất quan trọng Đó là cơ sở đểtuyển dụng, bố trí sử dụng, đào tạo bồi dưỡng Tiêu chuẩn cũng là căn cứ đểmỗi công chức yên tâm làm việc theo chức trách được giao, xác định hướngphấn đấu, nâng cao trình độ và khả năng làm việc, các cấp quản lý cũng căn
cứ vào đó để tạo điều kiện cho cán bộ, công chức có cơ hội được học tập, bồidưỡng Thực hiện việc công chức hóa cán bộ, công chức cấp xã, Bộ Nội vụ đãban hành Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16 tháng 01 năm 2004 vềviệc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức cấp xã.Quy định đã xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng chức vụ, chức danhtrong cán bộ, công chức cấp xã Để thực hiện được chức trách, nhiệm vụ đượcgiao đòi hỏi cán bộ, công chức cấp xã phải đáp những tiêu chuẩn chung vàtiêu chuẩn cụ thể
* Tiêu chuẩn chung:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quảđường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương
- Cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, công tâm, thạo việc, tận tụyvới dân, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng Có ýthức tổ chức kỷ luật trong công tác Trung thực, không cơ hội, gắn bó mậtthiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng,chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ nănglực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao
Trang 21* Tiêu chuẩn cụ thể:
Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã là căn cứ để các địaphương thực hiện việc quy hoạch, kế hoạch, bầu cử, tuyển dụng, sử dụng, đàotạo, bồi dưỡng, xếp lương, nâng bậc lương và các chế độ, chính sách khác.Tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức cấp xã được xác định theo từng chức
vụ, chức danh như sau:
- Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
+ Tuổi đời: Do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định, nhưngtuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học
+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đốivới khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chínhtrị tương đương trình độ sơ cấp
+ Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên đốivới khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chuyênmôn (tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu tham gia giữ chức vụ lần đầu phải
có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Đã qua lớp bồi dưỡng quản lý hànhchính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đạibiểu Hội đồng nhân dân cấp xã
- Đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
+ Tuổi đời: Do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng tuổitham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp Phổ thông trung học
+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đốivới khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chínhtrị tương đương trình độ sơ cấp trở lên
+ Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lênđối với khu vực đồng bằng; khu vực miền núi phải được bồi dưỡng kiến thứcchuyên môn tương đương trình độ sơ cấp trở lên, nếu tham gia giữ chức vụ
Trang 22lần đầu phải có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên Đã qua bồi dưỡngquản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế.
- Đối với công chức Tài chính - Kế toán:
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng
và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lýluận chính trị với trình độ tương đương sơ cấp trởlên
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấpTài chính Kế toán trở lên Với công chức đang công tác ở khu vực miền núihiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên môn Tàichính - Kế toán;nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trungcấp Tài chính - Kếtoán trở lên Phải qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi tuyểndụng ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trongcông tác chuyên môn
- Đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch
+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng
và đô thị; tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lýluận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trung cấpLuật trở lên và phải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã sau khiđược tuyển dụng Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiệnnay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ tư pháp cấp xã; nếu mớiđược tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp luật trở lên Phải quabồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng, ở khuvực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tácchuyên môn
Trang 23- Đối với công chức Địa chính - Xây dựng
+ Tuổi đời: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng
và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phảI được bồi dưỡng lýluận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trìnhđộ trung cấpĐịa chính hoặc trung cấp Xây dựng trở lên Với công chức đang công tác ởkhu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên mônĐịa chính hoặc xây dựng; nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độtrung cấp Địa chính hoặc xây dựng trở lên Sau khi được tuyển dụng phải quabồi dưỡng về quản lý đất đai, đo đạc bản đồ, quản lý hành chính Nhà nước ởkhu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong côngtác chuyên môn
- Đối với công chức Văn phòng - Thống kê
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng
và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lýluận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng có trình độ trungcấp Văn thư, lưu trữ hoặc trung cấp Hành chính, trung cấp Luật trở lên.Với công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu đượcbồi dưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môn trên;nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp của một trong
ba ngành chuyên môn trên Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡngquản lý hành chính Nhà nước (nếu chưa qua trung cấp hành chính) Ở khuvực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ côngtác chuyên môn
Trang 24- Đối với công chức Văn hoá - Xã hội
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng
và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lýluận chính trị tương đương trình độ sơ cấp trở lên
+ Chuyên môn nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạt trung cấp vềvăn hoá nghệ thuật (chuyên ngành) hoặc trung cấp quản lý Văn hoá - Thôngtin hoặc trung cấp nghiệp vụ Lao động - Thương binh và xã hội trở lên Vớicông chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồidưỡng kiến thức chuyên môn về một trong các ngành chuyên môn trên; nếumới được tuyển dụng lần đầu phải có trình độ trung cấp trở lên về một trongcác ngành chuyên môn nêu trên Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡngquản lý hành chính Nhà nước và ngành chuyên môn còn thiếu liên quan tớinhiệm vụ được giao Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngànhchuyên môn Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tinhọc trong công tác
- Đối với công chức Trưởng Công an xã
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng,tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khu vực miền núi
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp
lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, có trình độ tương đương sơ cấp
lý luận chính trí trở lên ở khu vực miền núi
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tươngđương trung cấp chuyên môn ngành công an trở lên Với công chức đang côngtác ỏ khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồi dưỡng kiến thức chuyên mônngành công an, nếu mới được tuyển dụng lần đầu phải được bồi dưỡng chươngtrình huấn luyện trưởng công an xã theo quy định của Công an cấp trên Sau khi
Trang 25được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lýhành chính Nhà nước Sử dụngthành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn.
- Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu
+ Học vấn: Tốt nghiệp trung học phổ thông đối với khu vực đồng bằng
và đô thị, tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên đối với khuvực miền núi
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải có trình độ trung cấp
lý luận chính trị trở lên ở khu vực đồng bằng, có trình độ tương đương sơ cấp
lý luận chính trị trở lên ở khu vực miền núi
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng phải đạt trình độtương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên Đốivới công chức đang công tác ở khu vực miền núi hiện nay, tối thiểu được bồidưỡng kiến thức chuyên môn ngành quân sự; nếu mới được tuyển dụng lần đầuphải tương đương trung cấp quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội trở lên Saukhi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng quản lý Nhà nước về quốc phòng cấp
xã Sử dụng thành thạo trang, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn
Ngoài những tiêu chuẩn cụ thể trên, những cán bộ, công chức cấp xãcông tác tại các nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống phải biết ít nhấttiếng của một dân tộc thiểu số
1.1.2 Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
Theo Từ điển tiếng Việt thì chất lượng hiểu ở nghĩa chung nhất là "cáitạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, sự vật, sự việc" [25, tr.44]
Đối với một con người sống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đạihóa Chất lượng của cá nhân đó được hiểu là tổng hợp những phẩm chất nhấtđịnh về sức khỏe, trí tuệ, khoa học, chuyên môn nghề nghiệp, phẩm chất đạođức, ý chí, niềm tin, năng lực; luôn gắn bó với tập thể, với cộng đồng và thamgia một cách tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước yêu cầu chấtlượng đối với mỗi người trong xã hội nói chung vốn đã cao thì yêu cầu đối
Trang 26với chất lượng cán bộ, công chức càng cao hơn - đòi hỏi người cán bộ, côngchức có những trình độ phẩm chất theo yêu cầu như nêu ở trên thì người cán
bộ phải gương mẫu, đi tiên phong về lý luận và thực tiễn, chấp hành nghiêmchỉnh chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước;giữ vững tiêu chuẩn và tư cách của người cán bộ
Mỗi cán bộ, công chức không tồn tại một cách biệt lập mà phải đượcđặt trong một chỉnh thể thống nhất của cả đội ngũ cán bộ, công chức Vì vậy,quan niệm về chất lượng cán bộ, công chức phải được đặt trong mối quan hệbiện chứng giữa chất lượng của từng cán bộ, công chức với chất lượng của cảđội ngũ Chất lượng của cả đội ngũ không phải là sự tập hợp giản đơn sốlượng mà là sự tổng hợp sức mạnh của toàn bộ đội ngũ Sức mạnh này bắtnguồn từ phẩm chất vốn có bên trong của mỗi cán bộ và nó được tăng lên gấpbội bởi tính thống nhất của tổ chức; của sự giáo dục, đào tạo, phân công, quản
lý, của kỷ luật
Như vậy, có thể nói chất lượng cán bộ, công chức bao gồm:
- Chất lượng của từng cán bộ, công chức; cụ thể là phẩm chất chính trị,đạo đức; trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ Chất lượng củatừng cán bộ, công chức là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của cả đội ngũ
- Chất lượng của cả đội ngũ với tính cách là một chỉnh thể, thể hiện ở
cơ cấu đội ngũ được tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý vì số lượng và
độ tuổi bình quân được phân bố trên cơ sở các địa phương, đơn vị và lĩnh vựchoạt động của đời sống xã hội
Như vậy, các yếu tố cấu thành chất lượng cán bộ, công chức không chỉbao gồm một mặt, một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm cả một hệ thống,được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện từ chất lượng của từng cán bộ, côngchức (đây là yếu tố cơ bản nhất, tiên quyết nhất) cho đến cơ cấu số lượng nam
nữ, độ tuổi, thành phần cùng với việc bồi dưỡng, giáo dục, phân công, quản lýkiểm tra giám sát và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy chính quyền nhân dân
Trang 27Để nâng cao chất lượng của cán bộ, công chức, cần phải giải quyết tốtmối quan hệ giữa chất lượng với số lượng cán bộ, công chức Chỉ khi nào haimặt này quan hệ hài hòa, tác động hữu cơ với nhau thì mới tạo nên sức mạnhđồng bộ của cả đội ngũ Trong thực tế chúng ta cần phải chống hai khuynhhướng, khuynh hướng thứ nhất là chạy theo số lượng, ít chú trọng đến chấtlượng dẫn đến cán bộ nhiều về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả.
Khuynh hướng thứ hai, cầu toàn về chất lượng nhưng không quan tâmđến số lượng Khuynh hướng này là một nguyên nhân quan trọng làm chotuổi đời bình quân của cán bộ, công chức ngày càng cao, hẫng hụt về thế hệ
Trong giai đoạn hiện nay thì cần hơn hết là phải coi trọng chất lượngcủa cán bộ, công chức trên cơ sở bảo đảm số lượng hợp lý
Từ những đặc điểm trên có thể khái niệm: Chất lượng cán bộ, côngchức chính quyền cấp xã là một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kếtcấu như một chỉnh thể toàn diện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩmchất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán
bộ, công chức và cơ cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần của cả đội ngũ cán bộ,công chức chính quyền cấp xã
1.2 CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ
1.2.1 Về phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị là tiêu chí quan trọng nhất, quyết định đến năng lựcquản lý nhà nước của cán bộ, công chức Phẩm chất chính trị là động lực tinhthần thúc đẩy cán bộ, công chức các cấp vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ được giao hay nói cách khác là hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả caonhất Phẩm chất chính trị cũng chính là yêu cầu cơ bản nhất đối với người cán
bộ, công chức
Phẩm chất chính trị là lòng nhiệt tình cách mạng, lòng trung thànhtuyệt đối với lý tưởng của Đảng, với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng HồChí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của
Trang 28nhân dân; là bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và conđường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Phẩm chất chính trị đòi hỏi người cán bộ, công chức phải thấm nhuầnchủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quán triệt đường lối, chủtrương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có tinh thần cươngquyết đấu tranh chống lại các hiện tượng lệch lạc, những biểu hiện mơ hồ, saitrái đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vàcác hành vi xâm phạm quyền lợi chính đáng của nhân dân
Người cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có phẩm chất chính trị tốt
là người tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bà con nhân dân thựchiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhànước Là người luôn luôn trăn trở băn khoăn và tìm cách tháo gỡ nhữngkhó khăn ở cơ sở, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần chonhân dân Người có phẩm chất chính trị tốt là người một lòng phục vụ Nhànước, phục vụ nhân dân
Đây là tiêu chuẩn đầu tiên, là điều kiện đối với mỗi người cán bộ, côngchức Để trở thành những nhà tổ chức, những người cán bộ, công chức có nănglực trước hết phải là người có phẩm chất chính trị
Phẩm chất chính trị của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã được biểuhiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối đối với lý tưởng cách mạng, kiên định vớimục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là con đường mà Bác Hồ vàĐảng ta đã lựa chọn, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chínhsách và pháp luật của Nhà nước, không dao động trước những khó khăn thửthách Đồng thời phải có biện pháp để đường lối đó đi vào thực tiễn cuộc sốngcủa nhân dân địa phương
Người cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị tốt không chỉ bằngnhững lời tuyên bố, hứa hẹn mà quan trọng hơn là việc nghiêm chỉnh chấp hànhđường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kiên quyếtchống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi trái ngược vớiđường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Trang 29Phẩm chất chính trị của người cán bộ, công chức chính quyền cấp xãcòn biểu hiện thông qua thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần gương mẫu trongcông tác, tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của đồng bào nhân dân tại địaphương Người cán bộ có phẩm chất chính trị tốt phải là người luôn trăn trởtrước những khó khăn ở địa phương; phải có quyết tâm đưa địa phương cơ sởnơi mình công tác ngày càng phát triển về mọi mặt, thực hiện công bằng, dânchủ, văn minh.
1.2.2 Về phẩm chất đạo đức
Đạo đức cách mạng là nền tảng, là gốc, là sức mạnh của người cán bộ,công chức, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Cũng như sông thì có nguồnmới có nước, không có nguồn thì sông cạn; cây phải có gốc không có gốc thìcây héo; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức thì
có tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân " [21, tr 252-253]; sức cómạnh mới gánh được nặng và đi được xa, người cách mạng phải có đạo đứccách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng
Làm cách mạng với khát vọng giải phóng dân tộc, điều mà Hồ ChíMinh quan tâm trước hết ở người cán bộ cách mạng là vấn đề đạo đức Ngườicho rằng, đạo đức chính là cái gốc quan trọng hàng đầu của người cách mạng
"Người cách mạng phải có đức, không có đức thì dù tài giỏi mấy cũng khônglãnh đạo được nhân dân"[21, tr.252] Đối với người cán bộ, nếu thiếu hoặcyếu về đạo đức cách mạng thì không thể làm tốt những công việc được giao.Đạo đức là hết sức cần thiết cho tất cả mọi người, và đặc biệt cần thiết chongười cán bộ, công chức "Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làmnền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang "[23, tr.283] Ngườiđòi hỏi cán bộ, công chức phải giữ được đạo đức cách mạng, đó mới là ngườicán bộ chân chính Chỉ khi có đầy đủ đạo đức cách mạng thì cán bộ, công chứcmới có đủ điều kiện làm cách mạng "Muốn giải phóng dân tộc, giải phóng choloài người là một công việc to tát, mà tự mình không có đạo đức, không căn bản,
tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì còn làm nổi việc gì" [21, tr.253]
Trang 30Nội dung đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh được thểhiện một cách dễ hiểu, thiết thực nhưng cũng đầy đủ và toàn diện Tiêu chíđạo đức người cán bộ cách mạng được Hồ Chí Minh chỉ ra hết sức cụ thể, đó
là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm; mỗi người cán bộ phải hội đủ các phẩm chấtcần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
Bên cạnh việc chỉ ra những tiêu chí đạo đức người cán bộ cách mạng, HồChí Minh còn chỉ ra những căn bệnh mà cán bộ phải phòng tránh, sửa chữa Đó
là óc địa phương chủ nghĩa, bè phái, quân phiệt, hẹp hòi, chuộng hình thức, lốilàm việc bàn giấy, vô kỷ luật, tham lam, lười biếng, kiêu ngạo, lãng phí…
Như vậy, vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh coi là cái nền, cái gốc củangười cán bộ cách mạng Tư tưởng ấy của Hồ Chí Minh trước sau cơ bản lànhất quán, thể hiện ở mấy điểm: Trung với nước, hiếu với dân, người cán bộphải là đầy tớ của nhân dân, dũng cảm hy sinh, không sợ khó khăn, gian khổ,gạt bỏ lợi ích cá nhân để phục tùng lợi ích tập thể, khiêm tốn học hỏi, không
tự cao, tự đại, cần kiệm liêm chính và tinh thần đoàn kết hữu nghị
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp làm việc vàsinh hoạt cùng với người dân Cho nên đạo đức của người cán bộ, công chức
sẽ có tác động rất lớn đối với người dân, có ảnh hưởng rất lớn đối với hiệuquả quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã Nếu người cán bộ, công chức
có đầy đủ các phẩm chất: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư thì nhân dân
sẽ tin tưởng họ, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng, từ đó nhân dân
tự giác thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.Ngược lại, nếu người cán bộ, công chức không có đủ các phẩm chất trên thì họ
sẽ bị mất niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhiệm vụcủa cách mạng, họ trở thành sâu mọt của dân
Người cán bộ, công chức chính quyền cấp xã chỉ tuyên truyền, phổ biếnđường lối, chính sách thôi chưa đủ mà họ phải là người tiền phong gương mẫutrong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách đó, họ phải nói đi đôi vớilàm, họ phải là tấm gương sáng để nhân dân noi theo như Bác Hồ đã dạy: Mộttấm gương sáng còn giá trị hơn một triệu bài diễn văn tuyên truyền
Trang 31Người cán bộ, công chức có đạo đức cách mạng là người phải tích cựcđấu tranh chống lại các tiêu cực của xã hội như: Tham nhũng, lãng phí, quanliêu, tha hoá, sa sút về đạo đức lối sống chạy theo địa vị danh lợi, tranh giànhkèn cựa lẫn nhau mất đoàn kết nội bộ, dối trá, lười biếng, suy thoái về tưtưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng cách mạng
Người cán bộ, công chức chính quyền cấp xã muốn được dân tin yêu(nói dân nghe, làm dân tin) thì phải thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đứctrong mọi lúc, mọi nơi như Bác Hồ đã từng khuyên "đạo đức cách mạngkhông phải từ trên trời sa xuống Nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày
mà phát triển và củng cố Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càngluyện càng trong" [23, tr.293]
Đây là phẩm chất rất quan trọng đối với cán bộ, công chức chính quyềncấp xã, nó là cái gốc của người cán bộ Người cán bộ, công chức phải có đầy
đủ đạo đức cách mạng thì mới có đủ điều kiện để phục vụ nhân dân, phục vụ
Tổ quốc, phục vụ Đảng Nếu thiếu hoặc yếu kém đạo đức cách mạng sẽkhông thể làm tốt công việc được giao và nó là nguyên nhân của tệ quan liêu,tham nhũng tạo nên nguy cơ đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, sự sống còncủa chế độ Chính vì vậy, Hồ Chí Minh rất coi trọng đạo đức cách mạng.Người viết: "Cũng như sông thì có nguồn, mới có nước, không có nguồn thìcạn, cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo; người cách mạng phải có đạođức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhândân" [21, tr.252-253]
Người cán bộ, công chức có tinh thần đạo đức cách mạng phải là ngườicán bộ hội tụ đủ 5 đức tính, đó là: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm Những đứctính tốt đẹp đó phải thể hiện ra bên ngoài trong công việc hàng ngày củangười cán bộ, công chức
Luôn luôn gương mẫu, có lối sống lành mạnh, thực hiện cần kiệm, liêmchính, chí công vô tư; không tham nhũng, vụ lợi cá nhân, sinh hoạt bê tha, cótinh thần đấu tranh chống tham nhũng, quan hệ mật thiết với quần chúng nhân
Trang 32dân, sâu sát với công việc, không quan liêu cửa quyền, gây phiền hà cho dân,tác phong làm việc khoa học, dân chủ, không chạy theo vụ lợi, nói đi đôi vớilàm, làm nhiều hơn nói - đó là những tiêu chí đánh giá đạo đức của người cán
bộ, công chức
Người cán bộ, công chức phải luôn có ý thức tổ chức kỷ luật và tinhthần tập thể, khiêm tốn, giản dị, trung thực, không cơ hội, có nếp sống vănminh, nêu gương cho quần chúng Như vậy mới tạo được lòng tin từ phíanhân dân, thuyết phục được nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, trungthành với sự nghiệp cách mạng
1.2.3 Về trình độ năng lực (lãnh đạo, quản lý, trình độ học vấn, trình
độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý hànhchính nhà nước)
- Năng lực đầu tiên mà Hồ Chí Minh đòi hỏi ở người cán bộ cách mạng
là năng lực lãnh đạo, quản lý, là khả năng tổ chức động viên quần chúng thựchiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Vì cán bộ chính là cầu nối, là người đem chính sách của Đảng, của Chính phủđến với nhân dân, nên đòi hỏi cán bộ phải có năng lực này, nếu không thìkhông xứng đáng là cán bộ cách mạng Và để tuyên truyền thực hiện tốt đượcđường lối của Đảng và Nhà nước trong quần chúng, đòi hỏi cán bộ phải cónăng lực thực hành dân chủ, nghĩa là phải có mối liên hệ mật thiết với quầnchúng, tin ở quần chúng và học hỏi ở chính quần chúng, "Không học hỏi dânthì không lãnh đạo được dân"[22, tr.88]; và phải cần có sự giúp đỡ của dân, vì
"Dân chúng đồng lòng việc gì cũng làm được Dân chúng không ủng hộ, việc
gì làm cũng không nên"[21, tr.293]
Theo Hồ Chí Minh, năng lực tổ chức thực hành của người cán bộ thểhiện ở những điểm là: quyết định vấn đề một cách cho đúng, tổ chức thi hànhcho đúng và tổ chức kiểm soát cho đúng Để quyết định vấn đề một cách chođúng cần phải có năng lực, trí tuệ, nắm được thông tin và xử lý thông tin, đưa
ra phương án để lựa chọn, quyết định
Trang 33Hồ Chí Minh cho rằng, năng lực tổ chức thực hành còn thể hiện ở chỗphải biết: "Một là liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng Hai là liênhợp người lãnh đạo với quần chúng" [21, tr.288].
- Trình độ học vấn (trình độ văn hoá) không phải là yếu tố duy nhất
quyết định hiệu quả hoạt động của cán bộ, công chức cơ sở nhưng đây là tiêuchí quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý trong đội ngũ này Nó là nềntảng cho việc nhận thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước; là tiền đề tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương,chính sách, pháp luật vào trong cuộc sống Hạn chế về trình độ học vấn sẽ hạnchế về khả năng nhận thức và năng lực tổ chức thực hiện các chủ trương,chính sách, các quy định của pháp luật, cản trở việc thực hiện chức năng,nhiệm vụ của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã Do đó, trình độ học vấn
là tiêu chí quan trọng để đánh giá năng lực quản lý nhà nước của cán bộ, côngchức chính quyền cấp xã
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ
được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định được biểuhiện qua những cấp độ : Sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học Đây là nhữngkiến thức mà cán bộ, công chức chính quyền cấp xã không được thiếu khi giảiquyết công việc của mình Nếu thiếu kiến thức này thì cán bộ, công chức sẽlúng túng trong việc giải quyết công việc, chắc chắn sẽ khó hoàn thành côngviệc, hiệu quả quản lý nhà nước sẽ thấp
- Trình độ lý luận chính trị: Lý luận chính trị là cơ sở xác định quan
điểm, lập trường giai cấp công nhân của cán bộ, công chức nói chung và cán
bộ, công chức chính quyền cấp xã nói riêng Thực tế cho thấy nếu cán bộ,công chức có lập trường chính trị vững vàng, hoạt động vì mục tiêu, lý tưởngcách mạng thì sẽ được nhân dân kính trọng, tin yêu và họ sẽ vận động đượcnhân dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, pháp luật góp phần nângcao hiệu quả quản lý nhà nước Ngược lại, nếu cán bộ, công chức nào lậptrường chính trị không vững vàng, hoạt động vì lợi ích cá nhân, thoái hoá,
Trang 34biến chất sẽ đánh mất lòng tin ở nhân dân dẫn đến hiệu quả quản lý nhà nướcthấp Vì vậy, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước thì cần thiết phải nângcao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
- Trình độ quản lý nhà nước: quản lý nhà nước là hệ thống tri thức
khoa học về quản lý xã hội mang tính quyền lực Nhà nước Đó là những kiếnthức đòi hỏi các nhà quản lý phải có, để giải quyết các vụ việc cụ thể đặt ratrong quá trình điều hành, quản lý Quản lý vừa là hoạt động khoa học, vừa làhoạt động nghệ thuật, cho nên yêu cầu các cán bộ, công chức phải am hiểu sâusắc về kiến thức quản lý và phải vận dụng linh hoạt các kiến thức đó vào giảiquyết những vụ việc cụ thể Thực tế cho thấy trong quá trình quản lý chỉ dựavào kinh nghiệm thôi chưa đủ mà phải được trang bị đầy đủ kiến thức và kỹnăng quản lý nhà nước, để qua đó nâng cao năng lực quản lý nhà nước Hiệnnay hạn chế lớn nhất của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là trình độquản lý nhà nước, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước thì cần phải nhanhchóng đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, công chứcchính quyền cấp xã
Kỹ năng quản lý nhà nước.
Kỹ năng quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã làkhả năng vận dụng khéo léo, thành thạo những kiến thức và kinh nghiệm vàothực hiện chức trách, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở cơ sở:
Kỹ năng quản lý nhà nước bao gồm: Kỹ năng xây dựng và tổ chức thựchiện chương trình, kế hoạch cấp xã Kỹ năng tổ chức kỳ họp và ra nghị quyếtcủa Hội đồng nhân dân cấp xã; kỹ năng tổ chức và điều hành hoạt động của
Uỷ ban nhân dân cấp xã: Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thi hành
và áp dụng pháp luật trong quản lý nhà nước; kỹ năng lập và quản lý thựchiện dự án cấp xã; kỹ năng tổ chức kiểm tra hành chính, xử phạt và cưỡng chếhành chính ở cấp xã; kỹ năng phát hiện, xử lý tình huống phát sinh trên địabàn cấp xã; kỹ năng soạn thảo văn bản ở cấp xã, kỹ năng nghiệp vụ vănphòng và thống kê cấp xã; kỹ năng phối hợp và chỉ đạo trưởng thôn, bản
Trang 35trong việc thực hiện một số nhiệm vụ của chính quyền cấp xã, kỹ năng ứngdụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước ở cấp xã Nếu kỹ năng quản
lý nhà nước trong cán bộ, công chức chính quyền cấp xã không tốt thì giảiquyết công việc mất rất nhiều thời gian và hiệu quả quản lý nhà nước thấp; nếu
kỹ năng quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã tốt, thì họ
sẽ giải quyết công việc nhanh chóng và hiệu quả quản lý nhà nước sẽ cao
Phương pháp quản lý nhà nước.
Phương pháp quản lý nhà nước của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
là cách thức mà cán bộ, công chức chính quyền cấp xã sử dụng để thực hiệnchức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước trên các lĩnh vực ở cơ sở có hiệu quả cao
Các phương pháp quản lý nhà nước được chia làm 2 nhóm:
Nhóm thứ nhất: Các phương pháp chủ yếu của khoa học quản lý gồm:
Phương pháp giáo dục tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa; phương pháp tổchức; phương pháp kinh tế ; phương pháp hành chính
Nhóm thứ hai: Các phương pháp của các môn khoa học khác được sử
dụng trong quản lý nhà nước gồm: phương pháp kế hoạch hoá; phương phápthống kê; phương pháp tâm lý- xã hội học; phương pháp toán học; phươngpháp sinh lý học
Nếu cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có phương pháp quản lý nhànước tốt thì công việc được giải quyết nhanh chóng, được nhân dân đồng tìnhủng hộ, hiệu quả quản lý nhà nước cao; ngược lại nếu cán bộ, công chức chínhquyền cấp xã không có phương pháp quản lý nhà nước tốt thì công việc bị ứđọng, làm phát sinh mâu thuẫn trong nhân dân, hiệu quả quản lý nhà nước thấp
Ngoài ra, còn có các yêu tố như: Sức khoẻ, tác phong làm việc, kiếnthức thực tế cũng có ảnh hưởng tới năng lực quản lý nhà nước của cán bộ,công chức chính quyền cấp xã
Năng lực cũng là yếu tố rất quan trọng đối với người cán bộ, công chức.Chính năng lực quyết định hiệu quả công việc của người cán bộ, công chức
Năng lực của chủ thể bao gồm nhiều yếu tố nhưng trong đó có hai yếu
tố quan trọng cơ bản tạo thành hai điều kiện cần và đủ cho chủ thể: đó là năng
Trang 36lực pháp luật và năng lực hành vi Năng lực chủ thể chỉ xuất hiện và tồn tại ởcon người và phát triển dần theo lứa tuổi, đồng thời nó phụ thuộc vào sứckhỏe, kỹ năng điều khiển của hành vi, trình độ văn hóa, nhận thức và trình độgiao tiếp của mỗi người, mỗi tập thể con người, tự mình tạo lập và thực hiệncác hành vi xử sự của mình đồng thời trực tiếp tham gia vào các quan hệ theomục tiêu do mình đề ra nhằm đáp ứng các yêu cầu về vật chất và tinh thần củabản thân và của cả cộng đồng.
Năng lực thường có quan hệ mật thiết với quyền lực, hiệu lực và hiệuquả Quyền lực chỉ là tiền đề cho năng lực, năng lực là thước đo hoặc làchuẩn mực biểu thị quyền lực của bộ máy nhà nước trong thực tiễn đời sống
xã hội Nếu một cá nhân hay một tổ chức nào đó có một khối quyền hạn tolớn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền trao cho nhưng bản thân họ không cónăng lực hoặc năng lực yếu kém thì họ không thể biến khối thẩm quyền đóthành hiện thực nghĩa là không thể thực hiện được quyền lực của mình
Lênin rất đề cao trình độ năng lực của người cán bộ Người viết: " chỉdựa vào tinh thần xung kích phấn khởi và nhiệt tình không thôi, thì không thểlàm được gì cả" [17, tr.253]
Đồng thời, theo Người "lòng trung thành được kết hợp với năng lựchiểu biết về con người, về năng lực giải quyết những vấn đề về tổ chức thì chỉ
có lòng trung thành đó mới có thể rèn luyện ra tổ chức lớn" [18, tr.509]
Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người không chỉ đề cao đạo đức cáchmạng mà yêu cầu mọi cán bộ đảng viên phải luôn học tập, rèn luyện nâng caotrình độ năng lực người phê phán bệnh lười biếng, lười học là: "khuyết điểmrất to, khác nào người thầy thuốc đi chữa bệnh cho người khác mà bệnh nặngtrong mình thì quên chữa, do đó "phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lýluận và lý luận suông" [21, tr.234]
Nhưng đồng thời lý luận phải đi đôi với thực tiễn, học phải đi đôi vớihành, nếu không thì đó cũng chỉ là lý luận suông mà thôi Theo Chủ tịch HồChí Minh: "Năng lực của con người không phải hoàn toàn tự nhiên mà có, màphần lớn do công tác, do luyện tập mà có" [21, tr.40]
Trang 37Năng lực theo Người nó là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện,hoạt động thực tiễn của con người không phải tự nhiên mà có; năng lực đượcphát triển trong quá trình hoạt động thực tiễn Người lười biếng, trốn tránh laođộng thì năng lực không thể phát triển được.
Đối với bộ máy chính quyền cấp xã bao gồm hai thiết chế là Hội đồngnhân dân và Uỷ ban nhân dân Mặc dù cùng là cấp cơ sở nhưng với vị trí pháp lýkhác nhau; chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cũng khác nhau cho nên yêu cầu vềnăng lực trình độ đối với cán bộ, công chức cơ quan này không hoàn toàn giốngnhau Ngoài những yêu cầu chung như phẩm chất đạo đức lối sống, bản lĩnhchính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn có những yêu cầu khác
* Đối với cán bộ của Hội đồng nhân dân (Chủ tịch Hội đồng nhân dân,phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân) với tư cách là đại biểu, là vị trí chủ chốt của
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân dân địa phương tín nhiệmbầu ra, họ có trách nhiệm lớn với nhân dân địa phương; phải liên hệ chặt chẽvới cử tri trong hoạt động của Hội đồng nhân dân; có trách nhiệm vận độngnhân dân tham gia hoạt động quản lý nhà nước, thực hiện tốt đường lối chínhsách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, thực hiện quyền giám sát của mìnhvới cơ quan nhà nước, thực hiện quyền chất vấn đối với thành viên của Uỷban nhân dân; tham gia thảo luận, biểu quyết những vấn đề quan trọng về pháttriển kinh tế - xã hội ở địa phương, tổ chức và điều hành tốt hoạt động củaHội đồng nhân dân trong các kỳ họp của nhiệm kỳ Với vị trí, vai trò hết sứcquan trọng như vậy, năng lực của Chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó Chủ tịchHội đồng nhân dân được đánh giá từ các khía cạnh khác nhau, đó là:
- Năng lực đánh giá khái quát tình hình thực tế đang diễn ra trên địabàn lãnh thổ; khả năng tiếp thu ý kiến của cử tri, tìm ra những vấn đề cốt lõi
để phản ánh tại kỳ họp Hội đồng nhân dân; khả năng đáp ứng các vấn đề do
cử tri đề xuất trong các buổi tiếp xúc cử tri; khả năng đóng góp ý kiến để đưa
ra quyết định đúng đắn của Hội đồng nhân dân về các vấn đề kinh tế - xã hội,khả năng giám sát các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên địa
Trang 38bàn trong việc chấp hành pháp luật; khả năng tổ chức, điều hành đối với hoạtđộng của Hội đồng nhân dân.
- Năng lực của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thể hiện:
+ Năng lực triệu tập, chủ toạ các kỳ họp, năng lực chủ trì tham gia xâydựng nghị quyết, năng lực giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nghịquyết của Hội đồng nhân dân
+ Năng lực tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến cử tri, tổ chức tiếp dân, đôn đốc,kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân
+ Năng lực quan hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân và phối hợp côngtác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, năng lực báo cáo côngtác với các cơ quan hữu quan
+ Năng lực chủ trì và phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc quyếtđịnh đưa ra bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ banMặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp
* Đối với cán bộ, công chức của Uỷ ban nhân dân cấp xã (Chủ tịch, phóChủ tịch Uỷ ban nhân dân, công chức chuyên môn)
Uỷ ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùngcấp, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương có trách nhiệm quản lý tất
cả các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn Mỗi lĩnh vực cụ thể của đờisống xã hội diễn ra trên địa bàn với nhiều tình huống nảy sinh đòi hỏi ngườicán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân cấp xã phải có trình độ chuyên môn, hiểubiết nhất định để giải quyết cho thỏa đáng Uỷ ban nhân dân là cơ quan quản
lý thẩm quyền chung có trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quátrình quản lý, đòi hỏi các thành viên Uỷ ban nhân dân ngoài các yêu cầu vềtrình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, kiến thức quản
lý nhà nước còn phải có năng lực Năng lực hoạt động của các thành viên Uỷban nhân dân được đánh giá qua các mặt: Năng lực quản lý, điều hành cáchoạt động trên địa bàn; khả năng tiếp nhận và lựa chọn thông tin để ra cácquyết định quản lý bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý; năng lực vận dụng pháp
Trang 39luật để giải quyết các vụ việc cụ thể và khả năng có những phản ứng, nhữngphương án linh hoạt nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý; khả năng vậnđộng quần chúng nhân dân trong quá trình tổ chức triển khai các văn bảnpháp luật của Nhà nước Năng lực của cán bộ, công chức Uỷ ban nhân dân cònđược đánh giá qua tác phong làm việc, phương pháp quản lý điều hành nhằmđạt hiệu quả cao nhất, kỹ năng giao tiếp với nhân dân để có những ứng xử phùhợp với nhiều đối tượng; kỹ năng tuyên truyền để giải thích thuyết phục nhândân thực hiện chính sách của Nhà nước, kỹ năng hòa giải Năng lực của cán
bộ, công chức Uỷ ban nhân dân được đánh giá qua nhiều tiêu chí như vậy là
do hoạt động của họ liên quan đến tất cả các lĩnh vực của đời sống và đươngnhiên cũng phải hội đủ các tiêu chí như vậy chúng ta cũng mới có thể đánhgiá chính xác năng lực của một cán bộ, công chức chính quyền cấp xã Trênthực tế, có những cán bộ, công chức mặc dù có trình độ cơ bản về lý luận, vềchuyên môn nghiệp vụ nhưng không có phương pháp hoặc sử dụng phươngpháp không tốt cũng sẽ dẫn đến hiệu quả công việc không cao
- Năng lực của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thể hiện:
+ Năng lực triệu tập, chủ toạ các phiên họp Uỷ ban nhân dân, năng lựcquyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch, Phó Chủ tịch, tham giaquyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân, năng lực tổchức chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơquan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các quyết địnhcủa Uỷ ban nhân dân cấp xã
+ Năng lực tiếp dân, xét và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo củacông dân, năng lực giải quyết và trả lời các kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổquốc Việt Nam và các đoàn thể ở xã, phường, thị trấn
+ Năng lực áp dụng các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, quản lý vàđiều hành bộ máy hành chính ở cơ sở; năng lực trực tiếp quản lý, chỉ đạo thựchiện một số nhiệm vụ theo quy định của pháp luật Năng lực báo cáo công táctrước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên
Trang 40+ Năng lực tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của trưởng, phó thôn,
tổ dân phố theo quy định của pháp luật
- Năng lực của công chức Tài chính - Kế toán:
+ Năng lực xây dựng, thực hiện dự toán thu, chi ngân sách, quyết toánngân sách, kiểm tra hoạt động tài chính khác của xã
+ Năng lực thực hiện việc quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơ bản,tài sản công tại xã
+ Năng lực tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong khai thác nguồn thu,thực hiện các hoạt động tài chính ngân sách đúng quy định của pháp luật
+ Năng lực kiểm tra các hoạt động tài chính, ngân sách, năng lực thựchiện chi tiền theo lệnh chi: Thực hiện theo quy định về quản lý quỹ tiền mặt
và giao dịch với kho bạc Nhà nước
+ Năng lực báo cáo tài chính, ngân sách
- Năng lực của công chức Tư pháp - Hộ tịch:
+ Năng lực giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã soạn thảo ban hành văn bảnquản lý; lấy ý kiến nhân dân đối với dự án luật, pháp lệnh; năng lực phổ biến,giáo dục pháp luật trong nhân dân xã, phường, thị trấn
+ Năng lực giúp Uỷ ban nhân dân cấp xã chỉ đạo cộng đồng dân cư tựquản xây dựng hương ước, quy ước, kiểm tra việc thực hiện hương ước, quyước; thực hiện trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách,quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật,phối hợp hướng dẫn hoạt động đối với tổ hoà giải
+ Năng lực thực hiện việc đăng ký và quản lý hộ tịch, thực hiện chứngthực, và thực hiện một số công việc về quốc tịch theo quy định của pháp luật
+ Năng lực quản lý lý lịch tư pháp, thống kê tư pháp, thi hành biệnpháp giáo dục tại xã theo sự phân công
+ Năng lực giúp Uỷ ban nhân dân xã về công tác thi hành án theonhiệm vụ cụ thể được phân cấp