Tam tự kinh

34 8.8K 326
Tam tự kinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tam tự kinh

TAM TỰ KINH 三 字 经 http://www.ebook.edu.vn 2 http://www.ebook.edu.vn 3 LỜI NÓI ĐẦU “TAM TỰ KINH” là sách học vỡ lòng của con trẻ Trung Quốc và cả Việt Nam thời xưa, được soạn từ đời TỐNG (960-1279), đến các đời MINH, THANH lại được bổ sung. Nội dung của sách chỉ hơn một ngàn chữ (1000); bố trí ba chữ một câu có vần, do đó mà đặt tên là TAM TỰ KINH. Nhưng sao gọi là Kinh? Nó có phải như lời của Lưu Hiệp nói trong Văn Tâm Điêu Long là do thánh nhân ch ế tác nên gọi là Kinh (Thánh nhân chế tác viết Kinh, Hiền giả trứ thuật viết Truyện). Sách không hẳn là do thánh nhân làm ra, nhưng nó là kết tinh của sách vở thánh hiền truyền lại. Chỉ hơn một ngàn chữ mà nêu ra đủ trọng tâm các vấn đề: Từ bản tính sơ sinh “Tính tương cận, Tập tương viễn” đến giáo pháp, giáo đạo “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, Tu tề, Hiếu để, từ bản thân đến vạ n vật, vũ trụ: Tam tài, tam quang, tam cương, ngũ hành, ngũ nghĩa, ngũ thường… Tứ thư, Ngũ kinh, gương chuyên cần, đạo xử thế…, còn lược kê cả những diễn biến lịch sử Trung Quốc từ Phục Hy, Thần Nông đến Minh, Thanh v.v… Sách vỡ lòng được soạn như vậy thật quá chu đáo, dù không học nhiều, nhưng với 1000 chữ, khi nắm vững được nghĩa lý, cũng khã dĩ cho con người có m ột khái niệm vững chắc về cuộc sống; về đạo đời, là mẫu mực sáng giá cho đến ngày nay. Chúng tôi sinh ra khi nền Hán học ở Việt Nam đã đi vào giai đoạn suy tàn, nên khi cắp sách đến trường chúng tôi chỉ biết có Tây học. Mãi đến lúc trưởng thành mới ý thức được tầm quan trọng của chữ Hán, thì phải tự tìm tòi học hỏi, lại không có may mắn gặp được sách hay như TAM TỰ KINH nầy, nên mất thì giờ không ít. Mãi đến gần đây mới tìm thấy được sách TAM TỰ KINH, bản dịch tiếng Pháp của Babé – xuất bản năm 1910 (Livre des Phrases de trois caractères), và bản TAM TỰ KINH, dịch nghĩa và chú thích của Đoàn Trung Còn xuất bản năm 1950, tiếp đó lại có quyển TAM TỰ KINH – bạch thoại cú giải, của người Việt gốc Hoa ở Thành Phố Hồ Chí Minh tái bản. trong ba bản cũng có đôi chỗ dị biệt, nhưng trên đại thể vẫn giống nhau. Như đã nói trên, TAM TỰ KINH là sách học vỡ lòng cho trẻ con thời xưa, nhưng ngày nay cũng rất hữu ích cho những ai muốn học chữ Hán, do đó chúng tôi không ngần ngại cho Tái bản tập TAM TỰ KINH của học giả Đoàn Trung Còn (vì xét ra phần dịch nghĩa và chú thích khá phong phú). Đồng thời để đáp ứng cho nhu cầu học Hán Nôm đang trên đà phát triển mạnh, chúng tôi cho in thêm phần chữ Nôm bên chữ Hán để tiện việ c học tập. Mong rằng sách sẽ được các bạn hiếu học tiếp nhận nồng nhiệt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn trước. http://www.ebook.edu.vn 4 http://www.ebook.edu.vn 5 人 之 初 , NHÂN CHI SƠ, (người, cái lúc, ban đầu) 性 本 善。 TÁNH BỔN THIỆN. (tánh, vốn, lành) 性 相 近, TÁNH TƯƠNG CẬN, (thói, nhau, gần) 习 相 远。 TẬP TƯƠNG VIỄN. (thói, nhau, xa) ________________ Người ta lúc ban đầu, thì cái tánh vốn lành [1]. Với cái Tánh lành ấy, họ gần như nhau; nhưng bởi nhiễm thói tục, họ thành ra xa nhau [2]. ________________ [1] Thường thường người ta hiểu rằng: Người ta lúc ban đầu, tức là khi mới sanh ra và còn bé, thì cái Tánh vốn lành. Nếu cố chấp như vậy, tưởng chưa đúng hẳn. Là vì, có nhiều đứa bé, vừa năm bảy tháng hoặc một hai tuổi, đã cho thấy cái ý chẳng lành c ủa chúng nó rồi: hoặc cắn vú mẹ, hoặc đập phá đồ, xé rách quần áo, ăn đồ nhơ uế, và hay giận dữ. Vậy thì con người ta lúc còn bé, chưa hẳn có tánh trọn lành. Ai có hấp thọ Nhiệp quả nhà Phật, ắt công nhận lẽ ấy. Tuy vậy, cái bổn Tánh thiên nhiên của người ta vốn lành. Vậy nên hiểu: Cái Tánh thiên nhiên của người ta, cái Tánh vốn Trời phú cho từ lúc đầu, thì vốn lành. [2] Cái bẩm tánh lành ban sơ làm cho họ gần giống nhau; t ới chừng lớn lên, mỗi người tập theo mỗi thói quen, rồi thành ra có người lành, kẻ dữ mà xa khác nhau. Tỷ dụ: 1. vị giáo sư, nhà tu sĩ; 2. kẻ bán thịt, người thợ săn. 苟不教, CẨU BẤT GIÁO, (nếu, chẳng, dạy) 性乃迁。 TÁNH NÃI THIÊN. (tánh, bèn, dời) 教之道, GIÁO CHI ÐẠO, (dạy, cái, đạo) 贵以专。 QUÝ DĨ CHUYÊN. (quý, lấy, chuyên) ________________ Nếu họ chẳng được giáo hóa, tánh họ bèn dời đổi [3]. Về cái đạo dạy con thì quý ở sự chuyên cần. ________________ [3] Bởi vậy cho nên nếu chẳng có sự giáo hóa của cha, của thầy thì cái tánh lành ban đầu sẽ dời qua tánh dữ, biến chuyển theo cảnh xấu chung quanh. 昔 孟 母, TÍCH MẠNH MẪU, (xưa, thầy Mạnh, mẹ) 择 邻 处。 TRẠCH LÂN XỬ. (lựa, láng giềng, ở) 子 不 学, TỬ BẤT HỌC, (con, chẳng, học) http://www.ebook.edu.vn 6 断 机 杼。 ÐOẠN CƠ TRỬ. (chặt, khung, thoi) 窦 燕 山, ÐẬU YÊN SƠN, (họ Đậu, ông Yên, sơn) 有 义 方。 HỮU NGHĨA PHƯƠNG. (có, nghĩa, phép) 教 五 子, GIÁO NGŨ TỬ, (dạy, năm, con) 名 俱 扬。 DANH CU DƯƠNG. (tiếng, đều, nổi) ________________ Như thuở xưa, bà mẹ thầy Mạnh lựa láng giềng để ở [1], con chẳng chịu học, bà chặt gãy cả khung cửi và thoi dệt [2]. Lại như ông Yên sơn họ Đậu [3] là người có nghĩa lý phép tắc, dạy năm con đều nổi tiếng tăm. ________________ [1+2] Thầy Mạnh tử tên là Kha, tự Tử Dư, nguyên là dòng giống họ Mạnh Tôn, nhà Đại phu nước L ỗ, về sau dời qua ở nước Châu (ấp Trâu). Cha là Khích công Nghi, mẹ là Cừu thị, người đời Đông Châu Chiến quốc (403-221 trước Dương lịch). Ông thác sớm, bà thủ tiết, dạy thầy Mạnh rất chuyên cần: lựa chọn hàng xóm hạp với sự học, ba lần dời, tới bên trường học mới ở. Thầy Mạnh thuở nhỏ theo học với đệ tử ông Tử Tư, một ngày kia chán mỏ i trở về; nhằm lúc bà đương dệt cửi, thấy con biếng học thì giận mà chặt đứt cả khung cửi và thoi dệt. Thầy Mạnh sợ hãi, quì mà hỏi cớ, bà trách mắng rằng: “Nghề dệt cửi phải chắp nối từng sợi tơ mới thành tấm hàng là đồ dùng được. Việc học của mầy cũng vậy, phải tiếp nối ngày tháng mới có thể thành tài. Nay mầy làm biếng mà bỏ bẵng đi, có khác gì cái khung cửi của ta chặt đứt ngang hay chăng?” Từ đó thầy Mạnh phải chăm chỉ học hành, trở nên trang đại hiền, làm ra sách Mạnh tử. [3] Ông họ Đậu, tên Vũ Quân, người U Châu, nhân đất ấy thuộc nước Yên đời Châu, cho nên đặt tên hiệu là Yên sơn. Người đời Hậu Tấn (Ngũ đại 936-946), sanh năm con là: Nghi, Nghiêm, Khản, Xứng, Hy, do ông đem nghĩa phương dạy rất chuyên cần, nên đều đặng thành danh, làm nên quan sang đời ấy. 养不教, DƯỠNG BẤT GIÁO, (nuôi, chẳng, dạy) 父之过。 PHỤ CHI QUÁ. (cha, của, lỗi) 教不严, GIÁO BẤT NGHIÊM, (dạy, chẳng, nghiêm) 师之惰。 SƯ CHI ÐỌA. (thầy, của, quấy) 子不学, TỬ BẤT HỌC, (con, chẳng, học) 非所宜。 PHI SỞ NGHI. (chẳng phải, lẽ, nên) 幼不学, ẤU BẤT HỌC, (trẻ, chẳng, học) 老何为。 LÃO HÀ VI. (già, gì, làm) ________________ http://www.ebook.edu.vn 7 Nuôi con mà chẳng dạy dỗ, ấy là lỗi của người cha; Dạy học mà chẳng nghiêm chỉnh, ấy là quấy của ông thầy. Kẻ làm con mà chẳng học, chẳng phải lẽ nên vậy. Lúc trẻ chẳng học, lúc già sẽ làm gì? 玉不琢, NGỌC BẤT TRÁC, (ngọc, chẳng, mài) 不成器。 BẤT THÀNH KHÍ. (chẳng, nên, đồ) 人不学, NHÂN BẤT HỌC, (người, không, học) 不知理。 BẤT TRI LÝ. (chẳng, biết, lẽ) 为人子, VI NHÂN TỬ, (làm, người, con) 当少时。 ĐƯƠNG THIẾU THỜI. (đương, trẻ, lúc) 亲师友, THÂN SƯ HỮU, (thân cận, thầy, bạn) 习礼仪。 TẬP LỄ NGHI. (tập, lễ,nghi) ________________ Tỷ như hòn ngọc chẳng đẽo, chẳng nên món đồ; Người ta chẳng học, cũng chẳng biết nghĩa lý. Cho nên phận làm con, đương lúc còn trẻ, phải thân cận với thầy, bạn để học tập lễ, nghi [1]. ________________ [1] Lễ tiết thờ người trên, tiếp kẻ dưới, và đối đãi với đời cho hạp lẽ. Dung điệu nghi văn của l ễ tiết, làm cho nghiêm trang và dịu dàng. 香九龄, HƯƠNG CỬU LINH, (người Hương, chín, tuổi) 能温席。 NĂNG ÔN TỊCH. (được, ủ ấm, chiếu) 孝于亲, HIẾU Ư THÂN, (hiếu, với, đấng thân) 所当识。 SỞ ÐƯƠNG THỨC. (lẽ, nên, biết) 融四岁, DONG TỨ TUẾ, (người Dong, bốn, tuổi) 能让梨。 NĂNG NHƯỢNG LÊ. (được, nhường, trái lê) 弟于长, ÐỄ Ư TRƯỞNG, (thảo, với, người lớn) 宜先知。 NGHI TIÊN TRI. (nên, trước, hay) ________________ http://www.ebook.edu.vn 8 Kìa như người Hương [2] mới chín tuổi đã biết ủ ấm chiếu mền cho cha; ấy là gương hiếu đối với đấng thân mà trò cần phải biết. Lại như người Dong mới bốn tuổi mà biết nhường trái lê [3]; ấy là gương thảo đối với huynh trưởng mà trò cũng cần phải học trước. ________________ [2] Người họ Hoàng, tên Hương, vự Văn Cường, huyện An Lục thuộ c quận Giang Hạ trong đời Đông Hán (25-219), sớm mồ côi mẹ, mới được chín tuổi, thờ cha rất hiếu: mùa hạ nóng nực, thì quạt gối, chiếu cho cha nằm được mát; mùa đông lạnh lẽo, thì lấy mình ủ mền, nệm cho cha nằm được ấm. Vì vậy tiếng hiếu đồn xa, có câu khen: “Thiên hạ vô song, Giang hạ Hoàng đồng 天下無雙江厦黃童 (Trong thiên hạ không có ai sánh đôi với đứa con nít nhà họ Hoàng ở quận Giang hạ). Ấy là một trang hiếu t ử trong sách “Nhị thập tử hiếu” vậy. Lớn lên học rộng văn hay, làm quan tới Thượng thơ lệnh. [3] Người họ Khổng, tên Dong, tự Văn Cử, dòng giống 22 đời của đức Khổng Tử, mới được bốn tuổi đã biết lễ tốn nhượng: một ngày kia có người láng giềng đem cho một giỏ trái lê, các anh đều lựa lấy trái lớn, duy có Dong thủng thẳng lượm lấy m ột trái nhỏ. Người ta hỏi rằng: “Sao mầy không lấy trái lớn?” Dong đáp rằng: “Các anh tôi lớn tuổi thì ăn trái lớn; còn tôi là em và nhỏ tuổi, sao dám giành anh, đặng mang tội hỗn và tham”. Lớn lên làm quan đời vua Hiến đế (190-219) nhà Đông Hán, chức thái thú quận Bắc Hải, lần thăng tới Thái Trung Đại phu, sau vì nghịch với Tào Tháo, nên bị nó giết. 首孝悌, THỦ HIẾU ÐỄ, (đầu, hiếu, thảo) 次见闻。 THỨ KIẾN VĂN. (thứ, thấy, nghe) 知某数, TRI MỖ SỐ, (hay, mỗ, số) 识某名。 THỨC MỖ DANH. (biết, mỗ, tên) 一而十, NHẤT NHI THẬP, ( một, đến, mười) 十而百。 THẬP NHI BÁ. (mười, đến, trăm) 百而千, BÁ NHI THIÊN, (trăm, đến, ngàn) 千而万。 THIÊN NHI VẠN.(ngàn, đến, muôn) ________________ Về việc học thì đầu hết là hiếu với cha, thảo với anh; kế đó là thấy và nghe. Nên học cho biết số, biết tên: Từ số một đến số mười, từ số mười đến số trăm, Từ số trăm đến số ngàn, từ số ngàn đến số muôn [1]. ________________ [1] Bốn câu trên đây là nghĩa “Biết số”; còn từ câu “Tam tài giả” kế đây sắp xuống là nghĩa “Biết tên”, tức là hiểu biết các sự vật, đạo lý… dưới đây. 三才者, TAM TÀI GIẢ, (ba, bậc tài, là) http://www.ebook.edu.vn 9 天地人。 THIÊN ÐỊA NHÂN. (trời, đất, người) 三光者, TAM QUANG GIẢ, (ba, chất sáng, là) 日月星。 NHẬT NGUYỆT TINH.(mặt trời, mặt trăng, ngôi sao) 三纲者, TAM CƯƠNG GIẢ, (ba, giềng, là) 君臣义。 QUÂN THẦN NGHIÃ. (vua, tôi, nghĩa) 父子亲, PHỤ TỬ THÂN, (cha, con, thần) 夫妇顺。 PHU PHỤ THUẬN.(chồng, vợ, thuận) ________________ Ba bậc tài là: Trời Đất và Người [2]. Ba chất sáng là: mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao [3]. Ba giềng là: Quốc trưởng và bề tôi có nghĩa; Cha, con thân nhau; vợ chồng thuận nhau [4]. ________________ [2] Khí dương bốc lên làm Trời, khí âm kết lại làm Đất, Người ta ở giữa tham hiệp âm, dương; giúp công hóa dục muôn vật của Trời Đất. Kinh Dịch nói rằng: “Lập nên Đạo Trời là khí âm và khí dương”, ấy là tài của Trờ i; rằng: “Lập nên Đạo Đất là chất nhu và chất cang”, ấy là tài của Đất; rằng: “Lập nên Đạo Người là đức nhân và đức nghĩa”, ấy là tài của Người. Vậy Trời, Đất và Người là ba bậc tài ở trong đời. [3] Mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao là ba chất sáng nhất ở trong bầu trời, ngày đêm tiếp nhau soi rạng trên mặt trái đất. [4] Quốc trưởng làm giềng cho bề tôi noi theo, mà nên có nghĩa; cha làm giềng cho con noi theo, mà nên có tình thân; chồng làm giề ng cho vợ noi theo, mà nên hòa thuận; như ở tấm lưới, các mắt đều theo về giềng vậy. 曰春夏, VIẾT XUÂN HẠ, (rằng, mùa xuân, mùa hạ) 曰秋冬。 VIẾT THU ÐÔNG. (rằng, mùa thu, mùa đông) 此四时, THỬ TỨ THỜI, (đó là, bốn, mùa) 运不穷。 VẬN BẤT CÙNG. (xoay vần, chẳng, cùng) 曰南北, VIẾT NAM BẮC, (rằng, phương nam, phương bắc) 曰西东。 VIẾT TÂY ÐÔNG. (rằng, phương tây, phương đông) 此四方, THỬ TỨ PHƯƠNG, (đó là, bốn, phương) 应乎中。 ỨNG HỒ TRUNG. (ứng, về, lối giữa) ________________ http://www.ebook.edu.vn 10 Mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông, đó là bốn mùa, xây vần chẳng cùng [1]. Phương Nam, phương Bắc, phương Tây, phương Đông, đó là bốn phương [2], ứng về lối giữa. ________________ [1] Mùa nầy tiếp với mùa kia, mùa kia truyền qua mùa nọ, xây chuyển luôn luôn, làm cho muôn vật sanh, trưởng, biến hóa lần hồi chẳng cùng. [2] Phương Nam thuộc hành hỏa, phương Bắc thuộc hành Thủy, phương Đông thuộc hành mộc, phương Tây thuộc hành Kim, đều ứng vào ph ương trung ương thuộc hành thổ. 曰水火, VIẾT THỦY HỎA, (rằng, chất nước, chất lửa) 木金土。 MỘC KIM THỔ. (chất cây, chất vàng, chất đất) 此五行, THỬ NGŨ HÀNH, (đó là, năm, chất hành) 本乎数。 BỔN HỒ SỐ. (gốc, ở, số) 曰仁义, VIẾT NHÂN NGHĨA, (rằng, nhân, nghĩa) 礼智信。 LỄ TRÍ TÍN. (lễ, khôn, tinh) 此五常, THỬ NGŨ THƯỜNG, (đó là, năm, đạo thường) 不容紊。 BẤT DONG VẶN. (chẳng, chịu cho, rối loạn) ________________ Chất nước, chất lửa, chất cây, chất kim, chất đất, đó là năm chất hành, gốc ở số [1]. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, đó là năm đạo thường, chẳng nên làm cho rối loạn [2]. ________________ [1] Coi số điểm trong Hà Đồ ở kinh Dịch: số 1 của Trời sanh ra hành thủy, số 6 của Đất thành cho nó; số 2 của Đất sanh ra hành hỏa, số 7 c ủa Trời thành cho nó; số 3 của Trời sanh ra hành mộc, số 8 của Đất thành cho nó; số 4 của Đất sanh ra hành kim, số 9 của Trời thành cho nó; số 5 của Đất sanh ra hành thổ, số 10 của Đất thành cho nó. Ấy là năm chất hành gốc ở số hành 行 , nghĩa là lưu hành đi khắp bốn mùa và bốn phương, đặng sanh dục cho muôn vật, lợi dụng cho muôn việc. [2] Nhân là lòng từ thiện, Nghĩa là việc nên làm, Lễ là nghi tiết t ốn nhượng, Trí là ý khôn biết phải quấy, Tín là lòng tin thật; người ta phải giữ năm đạo đó làm thường, chẳng nên để rối loạn. 稻粱菽, ÐẠO LƯƠNG THÚC, (lúa đạo, lúa lương, lúa thúc) 麦黍稷。 MẠCH THỬ TẮC. (lúc mạch, lúa thứ, lúa tắc) 此六谷, THỬ LỤC CỐC, (đó là, sáu, giống lúa) 人所食。 NHÂN SỞ THỰC.(người, cái món, ăn) [...]... lớn, 1 chương kinh và 10 chương chuyện, có 3 canh lãnh và 8 điều mục, đây nói về tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ http://www.ebook.edu.vn 14 孝经通, HIẾU KINH THÔNG, (sách hiếu, kinh, thông) 四书熟。 TỨ THƯ THỤC (bốn, bộ sách, thuộc) 如六经, NHƯ LỤC KINH, (như, sáu bộ, kinh) 始可读。 THỦY KHẢ ÐỘC (mới, nên, đọc) 诗书易, THI THƯ DỊCH, (kinh thi, kinh thư, kinh dịch) 礼春秋。 LỄ XUÂN THU (kinh lễ, kinh xuân, thu)... LỤC KINH, (kêu là, sáu bộ, kinh) 当讲求。 ÐƯƠNG GIẢNG CẦU.(nên, giảng, tìm) “Hiếu kinh [2] đã thông, “Tứ thư” đã thuộc, rồi mới nên đọc Lục kinh [3] Kinh Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân Thu, kêu là Lục Kinh, nên giảng tìm lấy nghĩa lý [2] Hiếu kinh là bộ sách của đức Khổng tử làm ra, có 18 chương, phát minh cái đạo hiếu với cha mẹ [3] Lục kinh là Thi, Thư, Dịch, Lễ, Nhạc, Xuân thu; kinh. .. sau kêu là Ngũ kinh 五经 (năm bộ Kinh) 有连山, HỮU LIÊN SƠN, 有归藏。 HỮU QUI TÀNG 有周易, HỮU CHÂU DỊCH, 三易详。 TAM DỊCH XƯƠNG 有典谟, HỮU ÐIỂN MÔ, 有训诰。 HỮU HUẤN CÁO 有誓命, HỮU THỆ MỆNH, 书之奥。 THƯ CHI ÁO Có “Liên sơn”, có “Quy tàng”, có “Châu dịch”, ba kinh ấy nên hiểu rõ [4] Có những thiên: Điển, Mô, Huấn, Cáo, Thệ, Mệnh thì chứa nghĩa sâu của kinh Thư [5] http://www.ebook.edu.vn 15 [4] Kinh Dịch là... lý ấy, qua đời nhà Hạ làm kinh Dịch, để quẻ Cấn lên đầu, kêu là kinh Dịch Liên Sơn, nghĩa là liền dãy núi, vì núi là tượng quẻ Cấn Kế qua đời Thương làm kinh Dịch, để quẻ Khôn lên đầu, kêu là kinh Dịch Quy Tàng, nghĩa là muôn vật về giấu ở đất, vì đất là tượng quẻ Khôn Đến đời nhà Châu, vua Văn Vương do tượng quẻ của vua Phục Hy, đặt ra lời hào; kêu là kinh Châu Dịch Ấy là ba kinh Dịch, nhưng đời sau... họ Vương, tên Thông, người đất Long Môn đời Tùy, làm hai sách Huyền kinh và Trung thuyết; 4 Lão tử họ Lý tên Nhĩ, người Bạc ấp đời Đông Châu, làm Đạo Đức Kinh; 5 Trang tử tên Châu, người Mông thành nước Sở, đời Đông Châu, làm bộ Nam Hoa Kinh Người ta cũng gọi Trang tử là Nam Hoa Chân Nhân 自羲农, TỰ HY NÔNG, 至黄帝。 CHÍ HOÀNG ĐẾ 号三皇, HIỆU TAM HOÀNG, 居上世。 CƯ THƯỢNG THẾ 唐有虞, ĐƯỜNG HỮU NGU, 号二帝。 HIỆU NHỊ ĐẾ... nhỏ), đồng chú thích kinh Châu lễ kêu là kinh Lễ ký 曰国风, VIẾT QUỐC PHONG, 曰雅颂。 VIẾT NHÃ TỤNG 号四诗, HIỆU TỨ THI, 当咏讽。 ÐƯƠNG VỊNH PHÚNG http://www.ebook.edu.vn 16 诗既亡, THI KÝ VONG, 春秋作。 XUÂN THU TÁC 寓褒贬, NGỤ BAO BIẾM, 别善恶。 BIỆT THIỆN ÁC Quốc phong, Tiểu nhã, Đại nhã, Tụng [1], kêu là bốn thể thi [2] nên ngâm nga, đọc trầm đọc bổng Kinh Thi đã bỏ bớt đi [3], đức Khổng làm ra kinh Xuân thu [4], ngụ... đời sau 三传者, TAM TRUYỆN GIẢ, 有公羊。 HỮU CÔNG DƯƠNG 有左氏, HỮU TẢ THỊ, 有谷梁。 HỮU CỐC LƯƠNG 经既明, KINH KÝ MINH, 方读子。 PHƯƠNG ĐỘC TỬ 撮其要, TOÁT KỲ YẾU, 记其事。 KÝ KỲ SỰ Ba truyện là: truyện của Công Dương, truyện của Tả thị, truyện của Cốc Lương [1] Kinh và truyện đã rõ, mới đọc qua tử [2], nên rút lấy chỗ cốt yếu, ghi nhớ các việc http://www.ebook.edu.vn 17 [1] Làm truyện thích nghĩa kinh Xuân thu... sách lễ ký: 1 Phụ từ, 2 Tử hiếu, 3 Phu nghĩa, 4 Phụ thính, 5 Huynh lương, 6 Đệ đễ, 7 Trưởng huệ, 8 Ấu thuận, 9 Quân nhân, 10 Thần trung [5] Từ câu Tam tài giả 三才者 trên đây cho tới câu Nhân sở đồng 人所同 nầy, là chỉ cho biết những tên: Tam tài, Tam quang, Tam cang (cương), tứ thì, Tứ phương, Ngũ hành, Ngũ thường, Lục cốc, Lục súc, Thất tình, Bát âm, Cửu tộc, Thập nghĩa Đó là nghĩa Thức mỗ danh 识某名 , mà... Tống, truyền tới Khâm tông, đóng đô tại đất Biện Lương, kêu là Bắc tống Qua đời vua Cao Tông bị nước Kim lấn, dời kinh đô qua Nam kinh, kêu là Nam Tống, truyền tới Bính Tông, mất nước về Nguyên, tất cả 18 đời vua, được 316 năm (9601276) [2] Từ đời vua Cao Tông nhà Tống dời kinh đô qua Nam kinh, tại phía Bắc thì họ Gia Luật là người rợ Hồ chiếm cứ, xưng hiệu là Liêu, truyền 9 chúa, được 210 năm Họ Hoàn... [2] Mạng cả: Mạng trời trao ngôi vua cho [3] Vua Thái Tổ là người Mãn Châu, khởi binh chiếm cứ Mãn Châu, đến đời cháu là Thế tổ mới diệt nhà Minh, đuổi Lý Tự Thành, lấy được trọn cả Trung quốc, đặt hiệu nước là Thanh [4] Quyển sách Tam Tự Kinh nguyên cảo do ông Vương Ứng Lân là người đời vua Ninh Tông (1195-1224) nhà Tống soạn ra, cho nên về lịch sử trung quốc chỉ chép đến Tống tới câu “Thập thất . NHƯ LỤC KINH, (như, sáu bộ, kinh) 始可读。 THỦY KHẢ ÐỘC. (mới, nên, đọc) 诗书易, THI THƯ DỊCH, (kinh thi, kinh thư, kinh dịch) 礼春秋。 LỄ XUÂN THU. (kinh lễ, kinh xuân, thu) 号六经, HIỆU LỤC KINH, (kêu. khí, nhân bất học bất tri lý”, Tu tề, Hiếu để, từ bản thân đến vạ n vật, vũ trụ: Tam tài, tam quang, tam cương, ngũ hành, ngũ nghĩa, ngũ thường… Tứ thư, Ngũ kinh, gương chuyên cần, đạo xử thế…,. mà đặt tên là TAM TỰ KINH. Nhưng sao gọi là Kinh? Nó có phải như lời của Lưu Hiệp nói trong Văn Tâm Điêu Long là do thánh nhân ch ế tác nên gọi là Kinh (Thánh nhân chế tác viết Kinh, Hiền giả

Ngày đăng: 04/05/2014, 10:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan