Trong những năm qua cùng với sự phát triển trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội…Đặc biệt là xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại sự thay đổi về mọi mặt cho đất nước. Cuộc sống của người dân vì thế cũng được nâng lên rõ rệt. Chất lượng cuộc sống được cải thiện, không chỉ là nhu cầu vật chất, nhu cầu về đời sống tinh thần cũng được nâng lên. Những năm qua, Việt Nam cũng có những bước chuyển mình rõ rệt trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,…trong đó, văn hóa là lĩnh vực có sự thay đổi rõ nét nhất. Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ đã mở ra cơ hội cho mọi người dân có điều kiện tiếp thu, tìm hiểu các tinh hoa văn hóa trên thế giới cũng như để làm thỏa mãn các nhu cầu thưởng thức và sáng tạo văn hóa của mình. Việc ra đời các DVVH như: lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; viết đặt biển hiệu; hoạt động vũ trường; triển lãm văn hóa nghệ thuật; hoạt động karaoke; hoạt động trò chơi điện tử và các hình thức vui chơi khác... đã làm cho đời sống văn hóa của người dân trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của sự phát triển thị trường dịch vụ văn hóa công cộng thì vẫn còn những mặt bất cập và có tác động tiêu cực, cần phải được quản lý và chấn chỉnh. Nhiều loại hình KDDVVH, giải trí như karaoke, vũ trường cũng tiềm ẩn các mặt trái, dễ bị biến tướng, tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm dễ xâm nhập, gây mất ổn định an ninh trật tự, để lại nhiều hệ lụy. Trong khi đó, việc chấp hành chính sách, pháp luật của các chủ thể kinh doanh chưa được đầy đủ và nghiêm túc.
Trang 1LÊ THÙY LINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤVĂN HÓATRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOẰNG HÓA,
TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Trang 2LÊ THÙY LINH
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤVĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOẰNG HÓA,
TỈNH THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Chuyên ngành: Quản lý Văn hóaMã số: 8319042
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thục
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hóa với
đề tài: “Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bàn huyệnHoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa” đây là cơng trình nghiên cứu của tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thục Những nội dung trìnhbày trong luận văn là kết quả nghiên cứu đảm bảo tính trung thực, chính xác,được trích dẫn nguồn và chỉ rõ trong mục tài liệu tham khảo.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.Trân trọng !
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 8 năm 2021
Tác giả luận văn
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu đề tài 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu .8
6 Đóng góp của luận văn 9
7 Bố cục của luận văn .9
Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH DỊCH VỤ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINHDOANH DỊCH VỤ VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOẰNG HÓA,TỈNH THANH HÓA .10
1.1 Lý luận chung về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá .10
1.1.1 Các khái niệm, quan niệm và thuật ngữ 10
1.1.2 Phân loại dịch vụ văn hóa 13
1.1.3 Nội dung và phương thức quản lý hoạt động KDDVVH 16
1.2 Tổng quan hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bàn huyệnHoằng Hóa .24
1.2.1 Khái qt về huyện Hoằng Hóa 24
1.2.2 Các loại hình hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bànhuyện Hoằng Hóa 31
Trang 5Chương 2 CƠNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤVĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA 40
2.1 Bộ máy và cơ chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ
văn hóa 40
2.1.1 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch .43
2.1.2 Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch 45
2.1.3 Phịng Văn hóa - Thơng tin huyện Hoằng Hóa .49
2.1.4 Cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa .532.2 Thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa .54
2.2.1 Xây dựng, ban hành và thực hiện hệ thống văn bản pháp quy 54
2.2.2 Công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa .572.3 Đánh giá chung 85
2.3.1 Ưu điểm 85
2.3.2 Hạn chế 90
2.3.3 Những nguyên nhân 91
Tiểu kết 93
Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠTĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HÓA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆNHOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA 95
3.1 Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục nhận thức 95
3.2 Nâng cao năng lực cho các chủ thể quản lý KDDVVH trên địa bàn huyện 96
3.3 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực cho công tác quản lý KDDVVH 1003.3.1 Tuyển dụng những cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao.1003.3.2 Tạo điều kiện cho cán bộ văn hóa học tập và nâng cao trình độ 101
Trang 63.4.1 Bổ sung văn bản đã được ban hành còn một số điều chưa phù hợp 101
3.4.2 Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan ban ngành chức năng vàkiện toàn hệ thống quản lý nhà nước đối với các hoạt động KDDVVH 102
3.4.3 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa các hoạt động kinh doanh dịch vụvăn hóa 102
3.4.4 Có chính sách ưu đãi thu hút các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp 103
3.4.5 Giải pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong KDDVVH 103
3.5 Phát huy vai trò và sự tham gia của cộng đồng, tăng cường tính tự quảntrong cơng tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa .105
Tiểu kết 107
KẾT LUẬN 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO 111
Trang 7DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
BCH : Ban chấp hànhHĐND : Hội đồng nhân dân
KDDVVH : Kinh doanh dịch vụ văn hoáTDTT : Thể dục thể thao
TTTT : Thông tin truyền thông
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban Nhân dân
UBQG : Ủy ban quốc gia
VH,TT&DL : Văn hoá, Thể thao và Du lịchVHTT : Văn hố - Thơng tin
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê ngành đào tạo của cán bộ văn hóa ở huyện Hoằng Hóa .52Bảng 2.2 Đánh giá tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về văn
hóa tại huyện Hoằng Hóa trong sự nghiệp phát triển của huyện .86Bảng 2.3 Kết quả phỏng vấn cán bộ về giải pháp nâng cao hiệu quả quản
lý nhà nước về văn hóa ở huyện Hoằng Hóa 88Bảng 2.4 Kết quả phỏng vấn người dân về giải pháp nâng cao hiệu quả
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Phân cấp quản lý Nhà nước về văn hóa 40Sơ đồ 2.2 Mơ hình chủ thể quản lý KDDVVH cấp huyện 49Biểu đồ 2.1 Sự phù hợp về cơ chế làm việc của cán bộ Phịng Văn hóa
và Thơng tin huyện Hoằng Hóa 87Biểu đồ 2.2 Sự phối hợp của cơ quan quản lý nhà nước về KDDVVH
Trang 10MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua cùng với sự phát triển trên tất cả các lĩnh vựckinh tế, văn hố, chính trị, xã hội…Đặc biệt là xu thế tồn cầu hố và hộinhập kinh tế quốc tế đã đem lại sự thay đổi về mọi mặt cho đất nước Cuộcsống của người dân vì thế cũng được nâng lên rõ rệt Chất lượng cuộc sốngđược cải thiện, không chỉ là nhu cầu vật chất, nhu cầu về đời sống tinh thầncũng được nâng lên.
Những năm qua, Việt Nam cũng có những bước chuyển mình rõ rệttrong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,…trong đó, văn hóa là lĩnh vực cósự thay đổi rõ nét nhất Đặc biệt, sự phát triển của công nghệ đã mở ra cơ hộicho mọi người dân có điều kiện tiếp thu, tìm hiểu các tinh hoa văn hóa trênthế giới cũng như để làm thỏa mãn các nhu cầu thưởng thức và sáng tạo vănhóa của mình Việc ra đời các DVVH như: lưu hành, kinh doanh băng, đĩa canhạc, sân khấu; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; viết đặt biển hiệu;hoạt động vũ trường; triển lãm văn hóa nghệ thuật; hoạt động karaoke; hoạtđộng trị chơi điện tử và các hình thức vui chơi khác đã làm cho đời sốngvăn hóa của người dân trở nên phong phú hơn.
Trang 11còn khá phổ biến Một số cơ sở kinh doanh lợi dụng sơ hở, thiếu sót trongcơng tác quản lý của chính quyền địa phương để hoạt động quá giờ, âm thanhvượt quá quy định, kinh doanh không lành mạnh, biến tướng, trá hình, trụclợi, gây mất an ninh, trật tự Đã có chủ cơ sở chạy theo lợi nhuận, ít quan tâmđến cộng đồng, cố tình hoạt động biến tướng từ quán bar sang kinh doanh vũtrường, tàng trữ vũ khí, ma túy, rượu lậu, môi giới mại dâm, Những hạnchế và tác động tiêu cực này đã đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục hoàn thiện,nâng cao hiệu quả và đổi mới công tác quản lý KDDVVH công cộng, nhằmđưa hoạt động này trở thành một lĩnh vực kinh doanh lành mạnh, góp phầnthúc đẩy sự phát triển xã hội
Sự phát triển nhanh chóng của các phương tiện nghe nhìn hiện đạitrong thời gian gần đây càng khiến cho các loại hình dịch vụ văn hố trở nênsôi động nhộn nhịp hơn trong đời sống tinh thần của nhân dân Đồng thời sựphát triển của khoa học kỹ thuật làm cho các sản phẩm đó ngày càng có chấtlượng cao và hấp dẫn hơn Tất cả yếu tố đó khiến cho thị trường KDDVVHngày càng trở nên sơi động.
Hoằng Hóa khơng chỉ là một địa phương có nền kinh tế phát triển, màcịn là vùng đất có truyền thống hiếu học, với nhiều danh nhân nổi tiếng cócơng trạng với đất nước qua bao thế kỷ Là một huyện đồng bằng ven biểncủa tỉnh Thanh Hóa, có bờ biển dài 12km và hai cửa lạch chính là LạchTrường và Lạch Hới Đến năm 2019, huyện có 43 đơn vị hành chính cấp xã(42 xã và 1 thị trấn) đã và đang triển khai xây dựng nông thôn mới trong đócó 8 xã ven biển, 6 xã bãi ngang Có nhiều con sơng, kênh, sơn thuỷ hữu tìnhtạo cho con người nơi đây đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó, có nền vănhố đa sắc thái của mỗi vùng miền
Trang 12đại đã và đang ngày càng có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người dânnơi đây góp phần vào sự phát triển chung của thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước.
Nghiên cứu các hoạt động KDDVVH đang phát triển trong đời sống xãhội để phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của nó là một nhiệm vụvừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn cấp bách hiện nay Xuất phát từ
những lý do trên tôi đã chọn vấn đề “Quản lý kinh doanh dịch vụ văn hoá trênđịa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hố” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ chuyên ngành Quản lý văn hoá.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Với sự ra đời của dịch vụ văn hoá và ngày càng đa dạng, phong phú, đãlàm nảy sinh nhiều vấn đề cần được quan tâm Quản lý như thế nào để vừamang lại sự thụ hưởng cho người dân, vừa đạt hiệu quả kinh tế nhưng vẫnđảm bảo được sự lành mạnh trong môi trường KDDVVH.
Vì vậy, đây cũng là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của nhữngngười làm công tác quản lý Dịch vụ văn hố đã khẳng định vị trí không thểthay thế trong đời sống xã hội Đây cũng là vấn đề thu hút được nhiều sự quantâm của giới nghiên cứu và những người làm công tác quản lý văn hóa
Năm 2003, học viên Kiều Bá Hùng với đề tài “Quản lý nhà nước đối
với hoạt động phát hành xuất bản phẩm ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay” làm luận
Trang 13tất yếu nhằm đảm bảo tính chính trị và tính giai cấp Đây là quá trình hướngdẫn, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng, cácchủ trương đường lối, chính sách, pháp luật nhằm bảo đảm hoạt động pháthành xuất bản phẩm phục vụ tích cực, có hiệu quả với đời sống văn hóa, tinhthần của quần chúng nhân dân, là công cụ định hướng xã hội, bảo đảm thựcsự là phương tiện tuyên truyền giáo dục của Đảng và nước đối với xã hội Vớivai trò và ý nghĩa của công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động phát hànhxuất bản phẩm trong xã hội, tác dụng đóng góp của hoạt động đối với việcxây dựng nền văn hóa nước nhà Cơng trình đã đưa ra ba nhóm giải phápchính nhằm góp phần định hướng trong công tác quản lý Nhà nước về hoạtđộng phát hành xuất bản phẩm ở các tỉnh miền núi nói riêng và ở thành phốnói chung trên cả nước.
Đến năm 2005, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tiến hành báo cáo đề
tài nghiên cứu cấp Bộ về vấn đề “Quản lý nhà nước với thị trường băng đĩa
trong giai đoạn hiện nay” (do tác giả Đinh Thị Vân Chi làm chủ nhiệm đề
Trang 14Năm 2014, tác giả Quách Thị Khuyên với đề tài: “Nâng cao hiệu quả
công tác quản lý nhà nước đối với dịch vụ văn hóa tại thị xã Tam Điệp - NinhBình” [39] Nghiên cứu đã tập trung vào các vấn đề thực hiện chủ trương xã hội
hóa trên lĩnh vực văn hóa, thời gian qua, trên địa bàn thị xã đã nhanh chóng pháttriển nhiều loại hình dịch vụ văn hóa như karaoke, băng đĩa hình, trị chơi điệntử, Internet… thu hút đông đảo các tầng lớp trong xã hội tham gia, góp phần làmphong phú đời sống văn hố tinh thần trong nhân dân Khẳng định chính sáchcủa Nhà nước ta đã ban hành là phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội vàkhẳng định nền tảng tinh thần được quan tâm nhiều hơn Tuy nhiên, trong tiếntrình hội nhập ngày nay thì sự tiếp cận văn hố này đã nảy sinh khơng ít các biểuhiện tiêu cực trong các loại hình dịch vụ văn hóa, tác động xấu đến tư tưởng, đạođức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và quần chúng nhândân, nhất là đối tượng thanh thiếu niên Về mặt dư luận xã hội và các phươngtiện truyền thông đại chúng đã phản ánh với nhiều mức độ khác nhau Thựctrạng đó cần phải tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ vănhố Từ đó góp phần vào cơng tác quản lý các dịch vụ văn hóa theo định hướngxã hội chủ nghĩa và từng bước góp phần nâng cao đời sống văn hóa, xây dựngvững chắc nền tảng tinh thần của xã hội
Năm 2015, tác giả Đinh Thị Vân Chi (chủ nhiệm đề tài) đã thực hiện
thành công công trình khoa học cấp Bộ “Nghiên cứu các giải pháp quản lý
nhà nước nhằm phát triển thị trường văn hóa trong bối cảnh hội nhập quốctế” [11] Nội dung đề tài nhóm tác giả nghiên cứu tập trung khảo sát, đánh giá
Trang 15Bên cạnh các công trình nghiên cứu, mảng đề tài về KDDVVH thìtrường Đại học VH, TT&DL cũng có nhiều học viên Cao học lựa chọn mảngđề tài này để làm luận văn thạc sĩ Điển hình là luận văn của tác giả NguyễnVăn Dũng với đề tài “Quản lý nhà nước về kinh doanh dịch vụ văn hóa trênđịa bàn phường Đơng Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa”[30] và tácgiả Lê Minh Đức với đề tài “Quản lý kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địa bànhuyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa”.[33]
Các nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn đã đưa ra một bức tranhkhá đa dạng về các vấn đề dịch vụ văn hóa; quản lý nhà nước về KDDVVH,tác động của KDDVVH đến nhận thức của người dân Các nghiên cứu đócung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn, tài liệu tham khảo khá tốt trongquá trình triển khai nghiên cứu đề tài luận văn Trong luận giải các nội dungcủa đề tài luận văn sẽ sử dụng số liệu, tư liệu và tiếp thu các bình luận, nhậnđịnh của các nghiên cứu đó Tuy vậy, đó chỉ là những tài liệu tham khảo trongq trình hồn thiện luận văn Các điểm cơ bản có thể rút ra từ các cơng trìnhnghiên cứu tập trung vào một số vấn đề cơ bản sau:
Trang 16Về phương pháp, đa số các cơng trình nghiên cứu về quản lý văn hóacũng như phân tích về thực trạng quản lý KDDVVH ở Việt Nam từ trước đếnnay đều sử dụng phương pháp định tính trong việc thu thập và phân tích thơngtin Những nghiên cứu bằng định lượng cịn khá ít Hầu hết các nghiên cứuchủ yếu là sử dụng phương pháp thống kê mơ tả Việc phân tích sâu vào vấnđề quản lý KDDVVH và đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề này ởViệt Nam trong những năm gần đây cịn tương đối ít
Nhìn chung những nghiên cứu dưới góc độ quản lý văn hóa rất khiêmtốn, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Hoằng Hóatỉnh Thanh Hóa nói riêng, cho đến nay chưa có cơng trình nghiên cứu nàođánh giá về quản lý KDDVVH trên cả phương diện lý luận và thực tiễn Vìvậy, đây được coi là hướng nghiên cứu mới cần được tập trung đi sâu tìm hiểuvà phân tích trong đề tài luận văn, hy vọng rằng kết quả mà nó mang lại sẽgóp thêm đơi nét chấm phá vào bức tranh khoa học mà các tác giả đi trước đãdày công khởi dựng.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động KDDVVHtrên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá Đánh giá chung về kết quảđạt được, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân Từ đó đề xuất những giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KDDVVH ở huyện Hoằng Hóa, tỉnhThanh Hố trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài xác định các nhiệm vụ cơ bản sau:
Trang 17- Khảo sát, nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản lý hoạt độngKDDVVH trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt độngKDDVVH trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý hoạt độngKDDVVH của sáu loại hình kinh doanh hiện có trên địa bàn huyện HoằngHóa gồm: Lưu hành và kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu; Biểu diễnnghệ thuật và trình diễn thời trang; Viết đặt biển hiệu; Hoạt động trò chơi điệntử; Hoạt động karaoke; Vũ trường.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động KDDVVH trên địa bàn huyện Hoằng Hóa,tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay.
5 Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước vềxây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu pháttriển bền vững đất nước, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp từ sách, báo, tạp chí, các loại vănbản hiện có: Giúp tác giả đưa ra những quan điểm chung nhất, những thơng tin,số liệu chính xác sau khi đã được phân tích tổng hợp.
- Phương pháp quan sát tham dự: Giúp tác giả ghi nhận các thông tin vềhiện tượng một cách khách quan nhất và hạn chế tối đa việc tác động lên đốitượng nghiên cứu bằng cách này hay cách khác để khai thác thông tin theo ýkiến chủ quan của mình
Trang 18- Phương pháp phỏng vấn sâu: Giúp tác giả có được những đánh giákhách quan, trung thực về công tác quản lý cũng như thực trạng hoạt độngKDDVVH trên địa bàn nghiên cứu hiện nay.
6 Đóng góp của luận văn
- Về lý luận: Luận văn đã đưa ra được cơ sở lý luận chung và hệ thống
văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý hoạt động KDDVVH Góp phầnlàm rõ những mặt tích cực và những tồn tại của các KDDVVH cũng như côngtác quản lý các hoạt động KDDVVH như: Lưu hành và kinh doanh băng, đĩaca nhạc, sân khấu; Biểu diễn nghệ thuật và trình diễn thời trang; Viết đặt biểnhiệu; Hoạt động trò chơi điện tử; Hoạt động karaoke; Vũ trường.
- Về thực tiễn: Luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt
động KDDVVH trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa Qua đó, đềxuất các giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lýKDDVVH ở huyện Hoằng Hóa, Thanh Hố.
7 Bố cục của luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dungcủa luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ vănhoá và Tổng quan về hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bànhuyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hố
Chương 2: Cơng tác quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá trênđịa bàn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hố
Trang 19Chương 1.
LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH DỊCH VỤ VĂN HOÁ TRÊN ĐỊA BÀNHUYỆN HOẰNG HÓA, TỈNH THANH HÓA
1.1 Lý luận chung về quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá
1.1.1 Các khái niệm, quan niệm và thuật ngữ
1.1.1.1 Dịch vụ văn hoá
Theo Nghị định số 103/2009/NĐ - CP ngày 06/11/2009 của Chính phủvề việc ban hành quy chế hoạt động văn hóa và KDDVVH cơng cộng nêu rõ:
Dịch vụ văn hóa là những dịch vụ liên quan đến hoạt động vănhóa diễn ra ở nơi cơng cộng phục vụ nhu cầu phát triển đời sốngtinh thần của cá nhân tổ chức trong xã hội Hoạt động dịch vụ vănhóa cơng cộng bao gồm loại hình kinh doanh băng đĩa, hoạt độngca nhạc, sân khấu; nghệ thuật trình diễn thời trang; tổ chức triểnlãm văn hóa nghệ thuật; tổ chức lễ hội; đến hoạt động quảng cáoviết đặt biển hiệu; hoạt động vũ trường; hoạt động karaoke; hoạtđộng trò chơi điện tử và các hình thức vui chơi khác” [19]
Trang 20Dịch vụ văn hóa là những hoạt động trên lĩnh vực văn hóa có tổ chức vàđược trả công, nhằm mang lại cho công chúng những nhu cầu nhất định
Dịch vụ văn hóa tồn tại ở nhiều dạng: văn hóa phi vật thể, văn hóa tâmlinh, văn hóa du lịch, văn hóa giải trí, văn hóa sinh hoạt xã hội… những nhântố ảnh hưởng đến dịch vụ văn hóa bao gồm: nhân tố thời đại, nhân tố truyềnthống, nhân tố lịch sử.
Hiện nay, vấn đề dịch vụ văn hoá được nhiều nhà khoa học nghiên cứu,tiếp cận ở những góc độ khác nhau, do đó có nhiều quan niệm khác nhaunhưng có điểm tương đồng là: coi dịch vụ văn hoá như một hoạt động đặc thù,là một trong những hình thức truyền tải các giá trị văn hố đến khách thể -cơng chúng văn hố.
Theo một phương diện nào đó, hoạt động dịch vụ văn hoá nhằm đápứng nhu cầu văn hoá cho số đơng, có tổ chức và được trả cơng Hoạt độngdịch vụ văn hố là q trình của cá nhân và các thiết chế xã hội Kinh doanhdịch vụ văn hoá là các hoạt động nhằm tạo ra lợi nhuận cho tổ chức, cá nhântừ sản phẩm văn hoá, dịch vụ văn hố của tổ chức hoặc cá nhân đó.
Để đưa ra một cách hiểu thống nhất trong luận văn này, tác giả lựa
chọn quan niệm về dịch vụ văn hóa: “Là một hoạt động đặc thù, thông qua
các cơ sở dịch vụ, các thiết chế văn hoá để đưa văn hố đến với cơng chúngmột cách nhanh nhất, hiệu quả nhất nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá củangười dân”
1.1.1.2 Quản lý Nhà nước
Trang 21hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn nhu cầuhợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội
Theo nghĩa rộng: quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhànước do các cơ quan nhà nước (cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp) thựchiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển xã hội theo những mục tiêumà nhà nước đã định trước.
Theo nghĩa hẹp: quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhànước do cơ quan hành pháp thực hiện đối với xã hội và hành vi hoạt động củacon người theo pháp luật để đạt được những mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụquản lý nhà nước đã đề ra.
Như vậy, ta có thể hiểu, quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức,điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội, hành vihoạt động của con người để duy trì, phát triển các mối quan hệ xã hội thựchiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
1.1.1.3.Quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp những quan điểm của quản lý nhànước, các khái niệm khác nhau về quản lý hoạt động KDDVVH, có thể rút ra:
Quản lý hoạt động KDDVVH là phương thức mà thông qua hệthống các công cụ quản lý bao gồm pháp luật, chính sách, kếhoạch Nhà nước tác động vào đối tượng quản lý (cơ sởKDDVVH) để định hướng, điều chỉnh những hoạt động xã hộivề lĩnh vực văn hóa đi theo đúng hướng, đúng mục đích theo chủtrương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về pháttriển văn hóa trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.
Trang 22Với tư cách là đối tượng quản lý, hoạt động KDDVVH phải được tổchức và vận động trên cơ sở các quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra,giám sát của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Với tư cách là cơ sở và làcông cụ để Nhà nước thực hiện sự quản lý, pháp luật, chính sách, quy hoạch,kế hoạch,…phải được xây dựng trên cơ sở chính xác, đầy đủ, thống nhất lànhững chuẩn mực để đối tượng quản lý dựa vào đó vận động, phát triển vàchủ thể quản lý thực hiện sự kiểm tra, giám sát đối tượng quản lý.
Quản lý hoạt động KDDVVH là tạo mơi trường thơng thống, ổn định,định hướng, hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động KDDVVH phát triển nhưng cótrật tự nhằm giải quyết hài hịa các lợi ích Thực hiện kiểm tra, giám sát cáchoạt động KDDVVH nhằm đảm bảo trật tự, kỷ cương, uốn nắn những hiệntượng, hành vi vi phạm pháp luật Điều khiển những hoạt động của văn hóa,đời sống văn hóa đi theo đúng chuẩn mực xã hội chủ nghĩa Mục đích cuốicùng là tạo được tinh thần nhân văn, tính nhân bản trong mỗi con người đểphát triển hoàn thiện nhân cách của từng cá nhân trong cộng đồng và từ đógiữ gìn được bản sắc dân tộc kết hợp với sự tiến bộ của nhân loại.
1.1.2 Phân loại dịch vụ văn hóa
- Dịch vụ lưu hành, kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu
Băng đĩa ca nhạc, sân khấu quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa vàKDDVVH, bao gồm: băng cát-xét, băng video, đĩa CD, VCD, DVD, CD-Rom, đĩa vi tính, IC chips và các loại vật liệu khác có nội dung ca nhạc, sânkhấu, thời trang, thể thao, sau đây gọi chung là băng đĩa ca nhạc, sân khấu.
- Dịch vụ biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang
Trang 23- Dịch vụ viết, đặt biển hiệu
Biện pháp viết, đặt, treo, dán, dựng, lắp biển hiệu, sau đây gọi chung làviết, đặt biển hiệu, tại trụ sở, nơi kinh doanh của tổ chức, cá nhân dưới các hìnhthức bảng, biển, hộp đèn, hệ thống đèn led uốn chữ (neonsight) hoặc các hìnhthức khác, nhằm giới thiệu tên gọi, địa chỉ giao dịch của tổ chức, cá nhân ViệtNam, tổ chức, cá nhân nước ngồi tại Việt Nam khơng phải xin phép nhưngphải tuân theo những quy định
Biển hiệu chỉ được viết, đặt sát cổng, hoặc mặt trước của trụ sở hoặc nơikinh doanh của tổ chức, cá nhân; mỗi cơ quan, tổ chức chỉ được viết, đặt mộtbiển hiệu tại cổng; tại trụ sở hoặc nơi kinh doanh độc lập với tổ chức, cá nhânkhác chỉ được viết, đặt một biển hiệu ngang và khơng q hai biển hiệu dọc.
Hình thức biển hiệu: phải bảo đảm mỹ quan; Biển hiệu phải viết bằngchữ Việt Nam; trường hợp muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế,tên, chữ nước ngồi phải ghi ở phía dưới, kích thước nhỏ hơn chữ Việt Nam
Nội dung biển hiệu: có tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có); tên gọiđầy đủ bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy chứngnhận đăng ký kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp; Địa chỉ giao dịch, sốđiện thoại (nếu có); ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh chính (đối với các cơ sởsản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ); loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệpnhà nước, tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợpdanh, công ty liên doanh, công ty 100% vốn nước ngoài); hoặc hợp tác xã; trênbiển hiệu được thể hiện logo (biểu tượng) đã đăng ký với cơ quan có thẩmquyền, khơng được quảng cáo cho bất cứ loại hàng hóa, dịch vụ nào.
- Hoạt động trị chơi điện tử
Trang 24ký kinh doanh, phải cách cổng trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổthơng từ 200 m trở lên; có biển hiệu “Điểm cung cấp dịch vụ trị chơi điện tửcơng cộng” bao gồm tên điểm, địa chỉ, số điện thoại liên hệ, số đăng ký kinhdoanh; đáp ứng quy định về diện tích, ánh sáng phịng máy; các thiết bị phịngcháy chữa cháy ; nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt độngđiểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng Khoản 8 Điều 36 Nghịđịnh 72/2013/NĐ-CP quy định về một trong những nghĩa vụ của chủ điểmkinh doanh dịch vụ trị chơi điện tử cơng cộng là không được hoạt động từ 22giờ đêm đến 8 giờ sáng hơm sau Do đó, khi hoạt động kinh doanh ngànhnghề này, cần chú ý về thời gian hoạt động để không vi phạm quy định củapháp luật.
- Dịch vụ karaoke
Karaoke là ngành nghề kinh doanh có điều kiện, vì vậy khi cơ sở kinhdoanh hoạt động Karaoke phải đủ các điều kiện quy định tại Điều 30 Quy chếhoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hố cơng cộng (ban hành kèmtheo Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính Phủ) và đượcSở Văn hố, Thể thao và Du lịch cấp Giấy phép hoạt động (thẩm quyền cấpGiấy phép Karaoke quy định tại điều 31 Quy chế hoạt động văn hoá và kinhdoanh dịch vụ văn hố cơng cộng)
- Dịch vụ vũ trường
Trang 25hàng Nói chung vũ trường thường được xây dựng và cách âm với khơnggian bên ngồi để tránh những ồn ào khi về đêm, ảnh hưởng đến sinh hoạtchung của cộng đồng.
1.1.3 Nội dung và phương thức quản lý hoạt động KDDVVH
1.1.3.1 Nội dung quản lý KDDVVH
+ Xây dựng, ban hành và thực hiện hệ thống văn bản pháp quy
Để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước thực hiện sự nghiệp cơngnghiệp hóa - hiện đại hóa, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là xây dựngvà hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy Trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng đòihỏi phải có những quy định pháp luật để căn cứ vào đó mọi cá nhân, tổ chứchoạt động theo các mục tiêu của toàn xã hội Văn bản pháp quy vừa có giá trịpháp lý để điều chỉnh hành vi và hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhânhoạt động, vừa là cơ sở cũng là công cụ pháp luật để các cơ quan quản lý thựchiện được các chức năng quản lý của mình trong lĩnh vực quản lý thị trườngdịch vụ văn hóa Các văn bản quy phạm pháp luật cũng chính là cơ sở pháp lýđể các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời cũnglà công cụ để các cơ quan quản lý tiến hành các biện pháp của mình, nhằmđảm bảo cho các hoạt động đó khơng chỉ đáp ứng được nhu cầu của nhân dânmà còn định hướng cho hoạt động sản xuất KDDVVH đi đúng theo đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần tích cực vào sựnghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc và xây dựng một nền văn hóa Việt Nam tiêntiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Trang 26quốc tế về dịch vụ văn hóa mà nhiều nước thấy có trách nhiệm phải tham dự,ràng buộc nhau vì tiến bộ chung của nhân loại Trên bình diện quốc gia, nướcnào cũng có những điều luật về văn hóa.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “ Nhà nước, xã hội chăm loxây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” (Điều 60 - Chương III) Nhà nướccòn ban hành các đạo luật riêng đối với một số hoạt động văn hóa như: LuậtBáo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo hộ quyền tác giả, Luậtđiện ảnh, Luật quảng cáo, Internet, Pháp lệnh thư viện,…
Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn bản pháp luật, như: Nghịđịnh số 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính Phủ quy định: “lưu hành,kinh doanh băng, đĩa ca nhạc, sân khấu; biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thờitrang; triển lãm văn hố, nghệ thuật; tổ chức lễ hội; viết, đặt biển hiệu; hoạt độngvũ trường, karaoke, trò chơi điện tử, các hoạt động văn hố, dịch vụ văn hố vàcác hình thức vui chơi giải trí khác”[19]; Nghị định 158/2013/NĐ-CP của ChínhPhủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch vàquảng cáo; [22]
Trang 27ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội", văn hóa khơng chỉ nâng cao mứchưởng thụ và đời sống tinh thần của nhân dân mà còn trực tiếp góp phần vàocơng cuộc xây dựng đất nước, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ và phát huybản sắc văn hóa dân tộc Đây chính là cơ sở quan trọng để thực hiện quản lýcác hoạt động kinh doanh, dịch vụ văn hoá ở cơ sở dần đi vào ổn định, hoạtđộng có trật tự kỷ cương Tuy nhiên, trước yêu cầu hội nhập quốc tế hiện naythì việc giao lưu văn hố, hoạt động văn hố ở cơ sở cũng đã đang và sẽ đặt ranhiều u cầu mới cho cơng tác quản lý văn hố cơ sở.
Trên cơ sở các quy định của Chính phủ, Bộ VHTTDL tiếp tục đưa ra cácThông tư hướng dẫn quy định hoạt động sản xuất KDDVVH và trực tiếp chỉđạo các cơ quan trực thuộc thực hiện vai trò quản lý Nhà nước Trong đó cónhiều thơng tư quan trọng như: Nghị định số 79/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 10năm 2012 Quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹpvà người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình, ca múa nhạc, sânkhấu [26]; Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về Quản lý, cung cấp,sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng [21]; Thông tư số 04/2009/TT-BVHTTDL ngày 16/12/2009 của Bộ VHTTDL quy định chi tiết thi hành mộtsố quy định tại Quy chế hoạt động văn hóa và KDDVVH cơng cộng ban hànhkèm theo gần đây nhất [], Quyết định số 1626/QĐ-BVHTTDL ngày 19/4/2017,Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Văn hóa thơng tin cơ sở phối hợpvới các đơn vị có liên quan tổ chức khảo sát hoạt động KDDVVH công cộng[7] Thời gian khảo sát vào Quý II, III năm 2017 tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An,Trà Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng và Kiên Giang.
Trang 28mẽ đến quản lý Nhà nước đối với thị trường KDDVVH như : Nghị quyết TW5
về văn hóa với mục tiêu: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc”… Vì thế việc cung cấp ngày càng nhiều hơn các văn hóa phẩm với
nhiều nội dung khác nhau trở nên vơ cùng quan trọng và việc quản lý chặt chẽhoạt động sản xuất, KDDVVH cũng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết Để quảnlý các dịch vụ văn hóa, Chính phủ và Bộ VH,TT&DL, các cấp, các ngành địaphương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, từng bước hoàn chỉnhhệ thống văn bản pháp quy, thể chế hóa các đường lối của Đảng và Nhà nướcđối KDDVVH, tạo môi trường pháp lý cho hoạt động sản xuất, KDDVVH.Đến nay chúng ta đã có nhiều Luật và văn bản dưới Luật quy định và điềuchỉnh KDDVVH tạo môi trường pháp lý cho kinh doanh các văn hóa phẩm,đồng thời định hướng cho có chất lượng cao, nội dung tốt đáp ứng nhu cầuchính đáng của đơng đảo cơng chúng và từng bước loại bỏ những văn hóaphẩm có nội dung xấu, sai định hướng.
Theo luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, Quốc hội là cơquan có quyền thơng qua, ban hành các bộ Luật và Pháp lệnh Quốc hội thôngqua và ban hành một số bộ luật quan trọng tạo tiền đề pháp lý cho công tácquản lý thị trường KDDVVH như: Luật xuất bản, Luật bản quyền tác giả,Luật doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật quảng cáo,…
+ Công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóaChính phủ ban hành các Nghị định, chỉ thị về việc quản lý các hoạtđộng văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình, trong đó có các hoạt độngKDDVVH, chỉ đạo các tỉnh, thành phố triển khai và tăng cường công tácquản lý đối với loại hình dịch vụ nhạy cảm như Karaoke, vũ trường…
Trang 29có trên địa bàn Tổ chức kiểm tra các cơ sở KDDVVH (đặc biệt là các cơ sởkinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường…) trên địa bàn tỉnh; chấn chỉnh và xửlý kịp thời, nghiêm minh các cơ sở hay tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạmtheo quy định của pháp luật; đình chỉ ngay hoạt động kinh doanh của các cơsở không được cấp phép hoặc đã được cấp phép nhưng không chấp hànhnghiêm túc theo các quy định của pháp luật.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở VH,TT&DL, Công antỉnh và các ngành chức năng chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tăng cườngcông tác quản lý và tổ chức thanh tra, kiểm tra đối với những cơ sở kinhdoanh dịch vụ trò chơi điện tử theo quy định của pháp luật Đồng thời chỉ đạocác cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền, phổ biến những quyđịnh của pháp luật về hoạt động KDDVVH công cộng.
UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt công táctuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động KDDVVHđể mọi người dân được biết và thực hiện Chủ động phối hợp với các sở, ban,ngành chức năng của tỉnh trong việc triển khai thực hiện các hoạt động quản lýnhà nước về KDDVVH trên địa bàn quản lý Đồng thời chỉ đạo UBND xã,phường, thị trấn thường xuyên kiểm tra, giám sát và quản lý chặt chẽ các hoạtđộng KDDVVH có trên địa bàn.
+ Cơng tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinhdoanh dịch vụ văn hóa
Trang 301.1.3.2 Phương thức quản lý hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa
+ Phân cấp quản lý
Khi thực hiện quản lý KDDVVH, nhà nước thực hiện phương thứcphân cấp quản lý, bộ máy được áp dụng từ Trung Ương đến cơ sở.
- Cấp Trung Ương
Nhà nước định ra chiến lược phát triển lĩnh vực KDDVVH phù hợpnhằm đáp ứng yêu cầu của nhân dân và thực hiện xây dựng góp phần pháttriển KTXH của đất nước Chức năng quản lý nhà nước đối với KDDVVHđược thực hiện bằng các biện pháp hành chính, các cơng cụ quản lý và điềutiết vĩ mơ đối với tồn bộ q trình kiểm tra, giám sát, đánh giá các hoạt độngKDDVVH trong toàn quốc
Bộ VH,TT & DL là cơ quan thuộc Chính phủ, giúp Chính phủ, Nhànước quản lý nhà nước về văn hóa (quản lý nhà nước về KDDVVH là mộtlĩnh vực thuộc quản lý nhà nước về văn hóa) sẽ ban hành các nghị định, thôngtư, hệ thống văn bản pháp quy, hướng dẫn, đề án, chiến lược phát triển hoạtđộng KDDVVH, đồng thời theo dõi, kiểm tra,… hoạt động KDDVVH trênphạm vi cả nước.
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương
Sở VH,TT & DL là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh hoặc thànhphố trực thuộc Trung Ương Có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh (thànhphố trực thuộc Trung Ương) quản lý Nhà nước toàn diện về lĩnh vực văn hóatrong đó bao gồm: quản lý hoạt động KDDVVH; tổ chức thực hiện các văn bảnquy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình đã được phêduyệt; hướng dẫn các huyện thị thành phố thực hiện nhiệm vụ phát triểnKDDVVH trên phạm vi toàn tỉnh (hoặc thành phố trực thuộc Trung Ương).
Trang 31Phòng VHTT huyện (thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc quận,huyện) là cơ quan chuyên môn, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chếvà hoạt động của UBND huyện (quận, thị xã, thành phố), đồng thời chịu sựchỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở VH,TT & DL;Sở Thông tin và Truyền thơng về lĩnh vực văn hóa trên địa bàn Phòng VHTThuyện (thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh hoặc quận, huyện) là đơn vị có thu cótư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng được mở tài khoản tại Khobạc Nhà nước
Đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về KDDVVH: phòng VHTT thammưu cho UBND huyện (quận, thị xã, thành phố) ban hành các quyết định, chỉthị, đề án, xã hội hóa, phương hướng, kế hoạch, hệ thống văn bản, phối hợpvới các đơn vị, tổ chức có liên quan xử lý vi phạm liên quan đến KDDVVHtrên địa bàn góp phần phát triển KTXH của địa phương Đồng thời triển khaicác chương trình, kế hoạch, đề án,… được cấp trên giao đến cấp xã (phường,thị trấn).
- Cấp cơ sở xã (phường, thị trấn)
Ban Văn hóa - Xã hội là đơn vị thuộc sự quản lý của UBND cấp xã(phường, thị trấn) và quản lý chun mơn của Phịng VHTT cấp huyện (quận,thị xã, thành phố).
Đối với lĩnh vực KDDVVH thì cơng chức văn hóa tham mưu choUBND xã, phường, thị trấn có nhiệm vụ thực hiện những nhiệm vụ, hướngdẫn việc kê khai đăng ký KDDVVH, rà soát các loại hình hoạt độngKDDVVH trên địa bàn, thực hiện các kế hoạch, dự án liên quan đến hoạtđộng KDDVVH trên địa bàn xã (phường, thị trấn)
Trang 32+ Phương thức hành chính: Phương thức hành chính: là tác động trực
tiếp bằng các quy định dứt khốt mang tính quyền lực bắt buộc của nhà nướclên khách thể Đặc điểm cơ bản của phương pháp hành chính trong quản lýKDDVVH là tính nguyên tắc và tính quyền lực Hai ngun tắc này địi hỏiđối tượng quản lý phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về hành chính.Nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời Tính quyền lực thì địi hỏi ở các cơ quanquản lý nhà nước phải sử dụng đúng và đầy đủ quyền lực của mình trong cáctác động hành chính gắn với thẩm quyền của mình.
+ Phương thức kinh tế: Đối tượng quản lý phải lựa chọn phương pháp
hiệu quả nhất trong phạm vi của mình dưới sự tác động của phương pháp kinhtế Mọi hoạt động KDDVVH đều tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan như:quy luật cạnh tranh, quy luật quản lý giá trị, quy luật cung cầu…Tác động thơngqua lợi ích kinh tế, tạo ra động lực thúc đẩy con người tích cực hoạt động nhằmmục tiêu lợi nhuận Để thực hiện mở rộng, áp dụng các phương pháp kinh tế vàoquản lý KDDVVH, nhà nước cần phải hồn thiện hệ thống địn bẩy về kinh tếnâng cao năng lực vận dụng các quan hệ thị trường Phải thực hiện việc phântầng, phân cấp quản lý theo hướng mở rộng quyền hạn cho cấp dưới, sử dụngphương pháp kinh tế trong quản lý KDDVVH địi hỏi cán bộ quản lý phải cónăng lực trình độ về nhiều mặt; kiến thức văn hóa, kinh tế, pháp luật,… cũngnhư phải có được tư cách và đạo đức nghề nghiệp.
+ Phương thức truyên truyền giáo dục: Đây là cách thức tác động bằng
Trang 33cho con người nhận thức được điều phải, điều trái, từ đó nâng cao tính tíchcực cơng dân của họ Để công việc đạt hiệu quả cao, các chủ thể quản lý phảivận dụng các phương pháp tổng hợp, sau đó phải căn cứ vào điền kiện cụ thể,yêu cầu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển nhằm để nhấn mạnh phươngpháp này hay phương pháp khác.
1.2 Tổng quan hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hoá trên địa bànhuyện Hoằng Hóa
1.2.1 Khái quát về huyện Hoằng Hóa
1.2.1.1 Điều kiện địa lý tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế
“Hoằng Hóa là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Thanh Hóa, thuộc19,46 độ đến 19,54 độ vĩ Bắc và 105,45 độ đến 105,58 độ kinh Đơng PhíaBắc giáp huyện Hậu Lộc; phía Tây giáp các huyện Thiệu Hóa, n Định,Vĩnh Lộc; phía Nam giáp huyện Quảng Xương, Đơng Sơn và thành phốThanh Hóa; phía Đơng giáp biển Trước đây, huyện có 49 đơn vị hành chính.Từ ngày 01/7/2012, sau khi bàn giao cho thành phố Thanh Hóa 06 đơn vị,hiện tại Hoằng Hóa có 43 xã, thị trấn với diện tích 20.380,19 ha và dân số226.931 người (tính đến tháng 9/2016) Đảng bộ huyện có 80 tổ chức cơ sởđảng trực thuộc với gần 12 ngàn đảng viên.
Trang 34theo hướng Bắc - Nam, đưa phù sa của nhiều dịng sơng ở Bắc Bộ bồi đắp chovùng đất ven biển Hoằng Hóa tạo nên vùng đồng bằng châu thổ phù sa phìnhiêu, trù phú, thuận tiện cho phát triển kinh tế nông nghiệp.
Là huyện ven biển nên Hoằng Hoá được ảnh hưởng trực tiếp của khíhậu đại dương nhiệt đới, nhìn chung bốn mùa cây cỏ tốt tươi, mơi trường lànhmạnh, thống mát.
Bên cạnh những thuận lợi, điều kiện tự nhiên của Hoằng Hoá cũng đemđến những khó khăn trong q trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên, phòngchống thiên tai, bão, lũ Đó là những yếu tố góp phần rèn luyện nên tính cách,bản lĩnh, truyền thống của con người Hoằng Hố.
Với tất cả những đặc điểm như vậy, Hoằng Hố có một vị trí chiến lượcđặc biệt quan trọng trong cơng tác đảm bảo quốc phòng - an ninh, phát triểnkinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Thanh Hoá”
Về phát triển KTXH, huyện Hoằng Hóa đã đạt được những thành quảtrên các lĩnh vực như sau:
Từ năm 2011 huyện Hoằng Hóa triển khai xây dưng nơng thơn mới.Khi đó sản xuất nơng nghiệp của huyện cịn manh mún, cơng nghiệp - dịch vụchưa phát triển Thu nhập bình quân đầu người tại đây mới đạt 13,8 triệuđồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao, số tiêu chí nơng thơn mới đạt 6,7tiêu chí/xã.
Trang 35Cũng trong giai đoạn này huyện Hoằng Hóa đã huy động được 9.747 tỷđồng phục vụ xây dựng nơng thơn mới; trong đó, ngân sách nhân dân thamgia đóng góp tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, chỉnh trang nhà ở, vườntạp với giá trị 3.624 tỷ đồng, chiếm 37,19%.
Trên cơ sở lồng ghép các nguồn vốn, huyện Hoằng Hóa đã đầu tư làmmới, nâng cấp, sửa chữa và mở rộng được 175 km đường giao thơng cấphuyện; kiên cố hóa 151 km kênh mương, xây dựng thêm hàng trăm phòng họcvà phòng chức năng của trường học các cấp, trạm y tế, nhà văn hóa thơn, bảođảm theo tiêu chí nơng thôn mới, phục vụ hiệu quả các hoạt động kinh tế, vănhóa - xã hội, sản xuất
Về lĩnh vực nông nghiệp, huyện đã tập trung tái cơ cấu ngành nôngnghiệp theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế;trong đó, khai thác và ni trồng thủy sản là mũi nhọn của huyện Năm 2020,tồn huyện có trên 3.033 ha ni trồng thủy sản Giá trị thu nhập bình qntrên 1 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản tại đây đạt 190 triệu đồng.
Trong lĩnh vực trồng trọt huyện có 154 mơ hình tích tụ ruộng đất cóquy mơ từ 1-3 ha Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất lúa đạt 98% đối với khâulàm đất và thu hoạch, có 61 ha sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP.
Về sản xuất cơng nghiệp, huyện có 5 khu, cụm cơng nghiệp tập trungvới 606 doanh nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho 25.000 lao động Cácxã cũng khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống, có 12 làng nghềtruyền thống được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận, tiêu biểu như làng nghềmây tre đan, tranh thêu, chế biến nước mắm… Qua đó tạo việc làm cho15.000 lao động với thu nhập bình quân đạt 53 triệu đồng/người/năm.
Trang 36Giáo dục đào tạo cũng được huyện quan tâm, truyền thống hiếu họcln được duy trì và ngày càng phát triển Giáo dục của huyện luôn đạt topđầu tồn tỉnh Năm 2020 huyện có 3/4 trường THPT đạt chuẩn quốc gia,100% trường mầm non, tiểu học, THCS đạt chuẩn quốc gia.
Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Hoằng Hóa tiếp tục duy trì, nângcao các tiêu chí huyện, xã nông thôn mới, hướng đến xây dựng nông thôn mớinâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu Phấn đấu đến năm 2025 tồn huyện có 20xã đạt chuẩn nơng thơn mới nâng cao, 10 xã và 40 thôn đạt chuẩn nông thônmới kiểu mẫu, huyện được công nhận là đô thị loại IV và phấn đấu đến năm2030 trở thành thị xã.
1.2.1.2 Tình hình văn hóa - xã hội
Hoạt động văn hóa, thơng tin tập trung tun truyền các nhiệm vụchính trị, các sự kiện lớn của đất nước, của tỉnh và của địa phương như mừngĐảng - mừng Xuân; tuyên truyền về công tác quản lý đất đai, cấp giấy phépxây dựng, xử lý vi phạm trật tự xây dựng, trọng tâm về cơng tác giải phóngmặt bằng Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao phát triển mạnh ởcác xã, thị trấn
Công tác quản lý nhà nước về du lịch, bảo tồn, di sản, tổ chức lễ hộiđược quan tâm chỉ đạo
Trang 37Chương trình phát triển du lịch - dịch vụ huyện Hoằng Hóa giai đọan 2016-2020 [57] Đồng thời, tổ chức quán triệt các nội dung chương trình đến cácxã, thị trấn, các phịng chun mơn và các doanh nghiệp trên địa bàn, để tổchức thực hiện Cùng với đó, địa phương cũng đã phối hợp với các sở, ngànhcấp tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1588/QĐ-UBNDngày 27-4-2015, phê duyệt Quy hoạch vùng ven biển huyện Hoằng Hóa vàquy hoạch chung đơ thị du lịch Hải Tiến [56] Đây là căn cứ quan trọng để địaphương thực hiện các bước tiếp theo như hoàn thiện hồ sơ triển khai quyhoạch; tập trung nguồn lực hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật và tiếp tụckêu gọi các nhà đầu tư về với Hoằng Hóa.
Những năm qua, nhờ tranh thủ được các nguồn lực từ sự hỗ trợ củaTrung ương, của tỉnh và nguồn kinh phí từ các chương trình mục tiêu quốcgia có liên quan đến phát triển du lịch, huyện Hoằng Hóa đã từng bước đầu tưhồn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật du lịch trên địa bàn, mà tập trung là HảiTiến Ngồi ra, với tổng kinh phí hơn 100 tỷ đồng, địa phương đã tiến hànhtrùng tu, tôn tạo nhiều di tích lịch sử văn hóa, cách mạng, như: Tượng đài Lãodân quân Hoằng Trường, đền thờ Tô Hiến Thành (xã Hoằng Tiến), chùa HồiLong (xã Hoằng Thanh), đền thờ Triệu Việt Vương (xã Hoằng Trung) Chútrọng khôi phục và duy trì nhiều sinh hoạt văn hóa đặc sắc như hát chèo, múatrống hội cung đình, múa chèo chải, nấu cơm thi, chạy thẻ, múa sanh ngô,múa đội đèn; tổ chức các lễ hội cầu ngư Hoằng Trường, lễ kỳ phúc đền thờTô Hiến Thành, lễ hội Đồng Cổ từ đó góp phần làm đa dạng, phong phú vàhấp dẫn hơn cho sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển.
Trang 38diện có nhiều đổi mới, nề nếp dạy học được củng cố, thanh tra giáo dục đượctăng cường, cơ sở vật chất trường học tiếp tục được đầu tư cải thiện Chị NgôThị Mai Lan - Chuyên viên phòng Giáo dục và Đạo tạo huyện Hoằng Hóacho biết: Trong đợt chỉ đạo kỳ thi THPT Quốc gia năm học 2020 - 2021 và thituyển sinh vào lớp 10 năm học 2021 - 2022 đảm bảo an toàn, nghiêm túc,đúng quy chế, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 97% Điểm thi đầu vào cáctrường Đại học cao hơn năm học trước Tồn huyện có 8 tập thể, 44 cá nhânđạt thành tích xuất sắc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi năm học 2020-2021 Tặng giấy khen và tiền thưởng cho 187 học sinh đoạt giải cấp tỉnh cácmơn văn hóa; thưởng cho 187 giáo viên THCS, THPT và Trung tâm Giáo dụcNghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên có học sinh đoạt giải cấp tỉnh các mơnthi văn hóa; thưởng cho 52 giáo viên THCS tạo nguồn học sinh đoạt giải cấptỉnh các mơn thi văn hóa; tặng giấy khen và tiền thưởng cho 32 học sinh đoạtgiải cấp tỉnh các môn đặc thù; thưởng cho 32 giáo viên THPT có học sinhđoạt giải cấp tỉnh các môn thi đặc thù Năm qua là năm thứ tư liên tiếpHoằng Hóa xếp thứ nhất tồn đồn tại kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh
Trang 39Công tác lao động, thương binh và xã hội, Anh Phạm Mạnh Hùng -Chuyên viên phòng Lao động Thương binh & Xã hội huyện Hoằng Hóa chobiết: Trong 9 tháng đầu năm, ngành Lao động TBXH huyện tiếp tục đạt đượcnhiều kết quả nổi bật về tất cả các mặt Về công tác lao động việc làm, đã tiếpnhận 3 doanh nghiệp về tuyển dụng lao động tại các xã, thị trấn, giải quyếtviệc làm mới cho 2.407 người lao động; hỗ trợ cho 840 người lao động đi làmviệc ở nước ngoài theo quy định với số tiền hỗ trợ 2 tỷ 520 triệu đồng Cáchoạt động "Đền ơn đáp nghĩa”, công tác giải quyết chế độ, chăm lo cho đốitượng chính sách đều được phịng triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ PhòngLao động TBXH đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các xã, thị trấn xâydựng kế hoạch và cấp phát tiêu chuẩn chế độ cho các đối tượng được ưu đãitrong dịp tết nguyên đán với 44.045 suất quà; tổ chức tốt hoạt động kỷ niệm73 năm ngày thương binh liệt sỹ 27/7 Bên cạnh đó, các nhiệm vụ trong lĩnhvực bảo trợ xã hội, cơng tác giảm nghèo, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới,phịng chống tệ nạn xã hội đều được phịng quan tâm thực hiện, góp phần bảođảm ổn định và an sinh xã hội trên địa bàn huyện Phòng cũng đã hướng dẫn,đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện chi trả hỗ trợ cho các nhóm đối tượng ảnhhưởng do dịch covid-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số15/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phối hợp với Bưu điện văn hóa xã, thịtrấn thực hiện tốt công tác chi trả cho 33.250 đối tượng với số tiền 42 tỷ 931
triệu đồng
Trang 40chính sách xã hội; đồng thời, tố cáo, phản ánh các hành vi vi phạm trong quảnlý, sử dụng đất đai, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính ngân sách
1.2.2 Các loại hình hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa trên địabàn huyện Hoằng Hóa
1.2.2.1 Dịch vụ băng đĩa hình, ca nhạc
Băng đĩa hình, ca nhạc, sân khấu bao gồm băng cát-xét, băng video, đĩaCD, VCD, DVD, CD-Rom, đĩa vi tính, IC chips và các loại vật liệu khác cónội dung ca nhạc, sân khấu, thể thao, thời trang Tất cả được gọi chung làbăng đĩa ca nhạc, sân khấu.
Số cơ sở kinh doanh dịch vụ băng đĩa ca nhạc, sân khấu trên địa bànhuyện những năm gần đây khơng tăng, tồn huyện có 25 cơ sở tư nhân kinhdoanh loại hình dịch vụ này, nhưng lại phát triển loại hình kinh doanh dịch vụnày dưới hình thức bán rong, gây khó khăn cho nhà quản lý.
Băng đĩa chứa đựng những giá trị văn hóa về tinh thần giúp con ngườigiải trí, vui chơi sau thời gian học tập, làm việc mệt mỏi Lợi nhuận từ việcbán băng đĩa, ca nhạc là vơ cùng lớn vì vậy mà điều này đang đặt ra nhiều vấnđề khi nhu cầu của người dân thì nhiều mà việc sản xuất băng đĩa trên thịtrường cịn hạn chế kèm theo đó là việc thực hiện theo quy định của pháp luậtvề kinh doanh băng đĩa chưa nghiêm túc, hiện tượng vi phạm bản quyền, insao băng đĩa trái phép vẫn còn diễn ra phổ biến và đặc biệt những vấn nạn vềsản xuất, kinh doanh đĩa lậu cịn hết sức nóng bỏng.
Việc lưu hành, kinh doanh băng đĩa lậu đã vi phạm nghiêm trọng LuậtXuất Bản, Luật Bản quyền, Nghị định số 87/CP, Nghị định 31/CP,…và nhiềuvăn bản pháp luật khác Đồng thời, cũng gây ra nhiều tác hại tiêu cực đến đờisống văn hóa, tinh thần, ảnh hưởng đến lối sống, cách suy nghĩ của một bộphận công dân, đặc biệt là lớp trẻ.