TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO Accidents vasculaires cérébraux - Cerebral vascular accidents Bệnh mạch máu não cấp cũng gọi là tai biến mạch máu não là một chứng bệnh cấp tính thường gặp ở người
Trang 1TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (Accidents vasculaires cérébraux - Cerebral vascular accidents)
Bệnh mạch máu não cấp cũng gọi là tai biến mạch máu não là một chứng bệnh cấp tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của bệnh là: Phát bệnh đột ngột, hôn mê và bán thân bất toại Bệnh có thể chia làm 2 loại: Xuất huyết não (Hémorragie cérébrale) và Nhũn não (Ramollissement
cérébral) Xuất huyết não bao gồm chảy máu não và chảy máu dưới màng cứng Nhũn não bao gồm sự hình thành huyết khối và sự tắc nghẽn mạch não Trừ thể xuất huyết dưới màng cứng, sách Y học cổ truyền Đông phương gọi một tên chung
là chứng ‘Trúng Phong’
Đông y đã có nhận thức sớm về chứng tai biến mạch máu não Cách đây hơn hai nghìn năm, trong sách ‘Linh Khu’ đã ghi các chứng: ‘Kích Bộc’, ‘Thiên Khô',
‘Phong Phì’, có các triệu chứng ghi như: Đột nhiên hôn bộc, một nửa người không
cử động tự chủ Và chứng ‘đại quyết’ trong sách Tố Vấn ghi vềø cơ chế bệnh là do khí huyết cùng thượng nghịch, và nói đến tiên lượng bệnh là: ‘Khí hồi phục (phản phục) được là sống, còn không phản phục được là chết Sách ‘Kim Quỹ Yếu Lược’ gọi là chứng ‘trúng phong’ và mô tả các triệu chứng của trúng phong như sau: Bán thân bất toại, miệng méo, nói khó, nặng thì bất tỉnh nhân sự Sách vở đời nhà
Đường (701 - 704) và đời Tống (973 - 1098) nhận thức về nguyên nhân bệnh là do
hư tồn, các thời đại sau bổ sung thêm nhiều luận thuyết, về nguyên nhân như Lưu HàGian cho là do ‘hỏa’, Lý Đông Viên cho là do ‘khí hư’, Chu Đan Khê cho là
‘đờm nhiệt’ Các học giả sau này như Trương Cảnh Nhạc (đời nhà Minh), Diệp Thiên Sĩ (đời nhà Thanh) đều cho rằng bệnh là do ‘nội thương’, ‘tích tổn’ mà thành chứ không phải do phong tà bên ngoài xâm nhập cơ thể Về tạng phủ mắc bệnh, các học giả Đông y đều cho rằng sách ‘Nội kinh’ viết rằng: ‘Giận dữ nhiều thì hình khí bị tuyệt mà huyết tràn lên trên’, và ‘huyết khí cùng thượng nghịch’, phía trên là chỉ về não, một trong những phủ kỳ hằng, là bể của tủy, khí của não, có liên hệ thông với thận Không chỉ nhận định rằng bệnh do não, Đông y cũng cho rằng bệnh có liên hệ đến nhiều tạng phủ khác như Can, Thận, Tâm, Tỳ, Vị v.v
Việc phân loại ‘trúng kinh lạc’ và 'trúng tạng phủ’ chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng: nặng nhẹ mà phân loại: Nhẹ là trúng kinh lạc, nặng là trúng tạng phủ Triệu chứng trúng kinh lạc thường là: Chân tay tê dại, miệng méo, hoặc nói khó, bán thân bất toại nhưng không có hôn mê Triệu chứng trúng tạng phủ thì bệnh nặng mê man hoặc hôn mê bất tỉnh các triệu chứng lâm sàng nặng hơn
Trang 2Kết hợp với nhận thức của y học hiện đại, trước tiên cần xác định là chứng trúng phong do xuất huyết não hay do nhũn não Nếu do xuất huyết não thì dùng phép thanh nhiệt, thông phủ, bình Can, tức phong, hoạt huyết, chỉ huyết là chính Nếu là nhũn não phép chữa chủ yếu là ích khí, hóa ứ, dưỡng âm, hoạt huyết là chính Đông y còn cho rằng ‘trúng phong' là chứng bệnh dẫn đầu trong 4 loại bệnh lớn nội khoa và gắn triệu chứng bệnh với các tạng phủ cùng tiên lượng bệnh như sau:
‘Miệng há, tay buông thông là tỳ tuyệt; Mắt nhắm là Can tuyệt; Hôn mê bất tỉnh, mũi phập phồng là Phế tuyệt; đái dầm là Thận tuyệt; Lưỡi ngắn không nói được là Tâm tuyệt; Nấc cụt không dứùt là Vị khí tuyệt
Những nghiên cứu gần đây cho thấy số người bị tai biến mạch máu não ở tuổi trung niên khá đông Điều này cho thấy thể chất con người trên 40 tuổi thường chuyển từ thịnh sang suy và bệnh tai biến mạch máu não thường liên quan đến các bệnh mà người trên 40 tuổi hay mắc như xơ mỡ mạch máu, cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, bệnh béo phì mà các bệnh này thường là ‘hư chứng’ hoặc trong hư kiêm thực chứng, phù hợp với nhâïn thức của Y học cổ truyền đã ghi trong sách
‘Nội Kinh’: ‘Người ta 40 tuổi là khí âm còn một nửa, đứng ngồi yếu'
Do đó càng thấy rõ tai biến mạch máu não là bệnh nội thương mà bản chất bệnh là
hư chứng Những tác động bên ngoài như thời tiết thay đổi đột ngột hoặc những kích động tâm thần đột ngột làm cho can phong nội động, khí huyết nghịch loạn, hoặc uống rượu nhiều, ăn nhiều chất béo mỡ gây tích trệ tại tỳ vị tích cũng hóa nhiệt cũng gây ra phong động, cho thấy bệnh bản chất là hư nhưng thường kèm phong, đờm, nhiệt, ứ là vì vậy
Nói chung, tai biến mạch máu não thường có 2 thể bệnh: Xuất huyết não và Nhũn não có nguyên nhân và cơ chế bệnh khác nhau, triệu chứng lâm sàng có những đặc điểm riêng Xuất huyết não thường khởi phát đột ngột, phần lớn hôn mê, bệnh cảnh lâm sàng nặng dễ dẫn đến tử vong (hôn mê càng sâu càng kéo dài tử vong càng cao) Nhũn não thường phát bệnh từ từ hơn, có những tiền triệu chứùng ít có hôn
mê, tinh thần phần lớn là tỉnh táo, chỉ có liệt nửùa người, nói khó, bệnh chứng trên lâm sàng nhẹ hơn dễ hồi phục hơn Nhưng cũng có những trường hợp nhất là
những trường hợp mà huyết khí từ các nơi khác di chuyển đến não làm tắc nghẽn mạch não thì phát bệnh cũng đột ngột và cũng có nhữøng trường hợp hôn mê nặng, cần được lưu ý lúc chẩn đoán
(Xem thêm chi tiết trong bài ‘Xuất Huyết Não’ và ‘Nhũn Não’)
Kết hợp điều trị bằng phương pháp y học hiện đại: Chủ yếu ở giai đoạn bệnh nhân hôn mê Bệnh nhân cần được:
Trang 3- Bảo đảm thông khí đường hô hấp: Hút đờm dãi, thở oxy
- Bảo đảm đủ chất dinh dưỡng: Mỗi ngày ít nhất 1500 ca lo Truyền dung dịch ngọt
ưu trương xen kẽ với dung dịch ngọt và dung dịch mặn đẳng trương
Theo dõi và xử trí kịp thời các biến chứng tán mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim
- Chống loét (cần thay đổi tư thếâ) và chống nhiễm khuẩn
- Cân bằng nước, điện giải ổn định huyết áp
Đối với bệnh nhân không hôn mê, huyết áp ổn định, thực hiện điều trị phục hồi càng sớm càng tốt
Một Số Bài Thuốc Kinh Nghiệm
Một Số Bài Thuốc Trị Tai Biến Mạch Máu Não: (theo sách Trung Quốc Trung Y
Bí Phương Đại Toàn)
(1) Địa Long Đơn Sâm Thang: (Khúc Hải Nguyên, tỉnh Cát Lâm)
Công thức: Địa long 20g, Đơn sâm 30g, Xích thược 15g, Hồng hoa 15g, Sinh địa 20g, Một dược 10g, sắc nước uống
Tác dụng: Hoạt huyết, tức phong, thông lạc Trị trúng phong
Gia giảm: Âm hư dương thịnh thêm Quy bản 20g, Đơn bì, Mạch môn, Huyền sâm đều 15g; Đờm thấp thịnh thêm Bán hạ 15g, Trần bì, Phục linh đều 20g
Kết quả lâm sàng: Đã trị 32 ca, khỏi 4, có kết quả 27 ca, không hết quả 1 ca Tỷ lệ kết quả 96%
(2) Trúng Phong Tỉnh Thần Hợp Tễ (Triệu Kiến Kỳ, Bệnh viện số 2 trực thuộc Học viện trung y Thiên Tân)
Công thức gồm:
(1) Uất kim, Xương bồ đều 5g, theo tỷ lệ 1:1, chưng lấy nước cất thuốc đóng ống 10ml
Trang 4(2) Câu đằng, Tang ký sinh đều 20g, Hoàng cầm, Địa long đều 10g, tán bột mịn, đóng gói 15g
(3) Bột Sừng trâu 1,5g, Ngưu hoàng nhân tạo 1,3g, tán bột thật mịn
- Cách chế và dùng : Trước hết sắc bài số (2) 15 phút, sau cho bài (1) và (3) vào trộn đều uống, nếu nuốt khó cho vào đường mũi, mỗi ngày 3 lần sớm) trưa và tối Tác dụng: Bình can, tức phong, thanh tâm, khai khiếu Trị tai biến mạch não cấp
Gia giảm: Trường hợp sốt cao: uống Cam Lộ Thối Nhiệt Tán (Kim ngân hoa, Sinh thạch cao, Hạ khô thảo đều 20g, Chi tử 5g, tán bột mịn, đóng gói 15g/gói), cho vào sắc chung với bài số (2) Đàm nhiều, thêm bài thuốc trừ đàm (Đởm tinh 6g, Viễn chí 10g, Quất hồng 10g, tán bột thô), sắc cùng bài (2)
Kết quả lâm sàng: Trị 66 ca, kết quả tốt (tinh thần tỉnh sau 2-3 ngày, phản xạ sinh
lý hồi phục, các triệu chứng chuyển biến rõ rệt) 5 ca, có kết quả (tinh thần tỉnh trong 5 ngày, các triệu chứng bệnh lý giảm nhẹ): 29 ca, có tiến bộ (tỉnh trong 5-7 ngày, triệu chứng giảm phần lớn) 23 ca, không kết quả (trên 7 ngày chưa tỉnh, các triệu chứng không có thay đổi rõ): 9 ca Tỷ lệ có kết quả: 86,36%
(3) Tư Thọ Giải Ngữ Thang (Lưu Tác Đào): Phòng phong 9g, Phụ phiến 6g, Thiên
ma 6g, Toan táo nhân 9g, Linh dương giác (bao) 4,5g, Quế tâm (Tán bột hòa vào uống) 3g, Khương hoạt 9g, Cam thảo 3g, Huyền sâm 9g, Thạch xương bồ 6g, thêm 400ml nước, sắc còn 200ml, thêm Trúc lịch 1ml, nước cốt Gừng 1ml, trộn đều, chia làm 2 lần Cách một giờ uống một lần
Tác dụng: Khu phong, trừ đờm, trấn kinh, an thần, điều hoà âm dương, thông khiếu Trị trúng phong, hàm răng nghiến chặt, không nói được
Kết quả: Trị 3 ca, đều uống 2 thang là khỏi
(4) Linh Liên Thang (Hà Duyệt Mai): Hoàng cầm, Bán hạ, Nam tinh (chế), Trúc nhự, Địa long đều 10g, Hoàng liên, Xuyên bối mẫu, Quất bì đều 9g, Phục linh, Chỉ thực, Ngưu tất đều 12g Sắc uống
Tác dụng: Táo thấp, hoá đờm, thanh nhiệt, trừ phiền, điều hoà Can Đởm Trị trúng phong
Gia giảm: Chân tay đau, tê dại, chất lưỡi đỏ sẫm hoặc có điểm ứ huyết: bỏ Bối mẫu, Ngưu tất, Quất bì, thêm Đan sâm, Đào nhân, Hồng hoa Âm hư thêm Bạch
Trang 5thược, Sinh địa, Thạch hộc, Ngọc trúc, Huyền sâm Táo bón thêm Qua lâu, Ma nhân Ngủ ít thêm Táo nhân, Viễn chí, Dạgiao đằng
Kết quả lâm sàng: Đã trị 48 ca, khỏi 25 ca (hết liệt nửa người, hết méo miệng, nói lại được, tự phục vụ được ), hồi phục tốt 19 ca, không kết quả 4 ca
(5) Thông Mạch Sơ Lạc Phương (Trương Văn Học)
(l) Hoàng kỳ, Đơn sâm, Xuyên khung, Xích thược, chế thành dịch tiêm, truyền tĩnh mạch mỗi ngày 250ml, một liệu trình 10 ngày, nghỉ 4 ngày tiếp tục liệu trình 2
(2) Hoàng kỳ 30g, Xuyên khung 10g, Địa long 15g, Xuyên Ngưu tất 15g, Đơn sâm 30g, Quế chi 6g, Sơn tra 30g, sắc nước uống
Tác dụng: Ích khí, hoạt huyết, thông lạc Trị nhũn não do huyết khối
Gia giảm: Có rối loạn ngôn ngữ và ý thức: thuộc khí uất đàm thấp, dùng bài (1) thêm Uất kim, Xương bồ, Đơn sâm, chế thuốc chích, mỗi lần chích bắp 4ml, ngày
2 lần, nói và nuốt khó, bỏ Quế chi, thêm Đởm nam tinh 10g, Uất kim 10g; Đau đầu nhiều bỏ Quế chi thêm Cương tàm, Cúc hoa 15g ; Chóng mặt mà cơ thể mập,giảm Quế chi còn 10g, bỏ Hoàng kỳ, thêm Bạch truật, Trạch tả đều 10g, Phục linh 15g Can dương thịnh, bỏ Quế chi, Xuyên khung, Hoàng kỳ, thêm Trân châu mẫu 30g, Sung úy tử 30g; Ăn kém, rêu lưỡi trắng dày, bỏ Quế chi thêm Bạch truật, Phục linh đều 10g, Y dĩ 20g hoặc Hoắc hương 20g, Bội lan 10g ; Nôn mửa thêm Trúc nhự 10g, Khương Bán hạ 10g ; Co giật bỏ Quế chi, thêm Bạch cương tàm 10g, Câu đằng 10g; Táo bón, miệng hôi thêm Đại hoàng 12g (cho sau)
Kết quả lâm sàng: đã trị 110 ca, khỏi (đi lại, tự săn sóc được) 52 ca (tỉ lệ 47,8%) kết quả tiến bộ tốt 36 ca (82,7%), khá 20 ca (18,2%) không kết quả 2 ca (1,8%) Tỷ
lệ có kết quả 98,2%
6) Đào Hồng Thông Mạch Phương (Hà Tiêu Tiên - Bệnh viện Tuyên Vũ, Bắc Kinh): Đào nhân, Hồng hoa, Xuyên khung, Xuyên Sơn thêm Quế chi, Địa long, Uất kim, Xương bồ đều 5g, Đương qui, Xích thược, Bạch thược đều 10g, Sinh Hoàng kỳ, Đơn sâm đều 15g, chế thành thuốc bột, hòa uống Số thuốc trên đóng thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1/4 gói Trường hợp nặng và bệnh lâu ngày, mỗi ngày 1 gói, chia 2 - 3 lần uống
Tác dụng: Hoạt huyết, thông mạch Trị nhũn não giai đoạn hồi phục và di chứng
Trang 6Kết quả lâm sàng: đã trị 46 ca, hồi phục 29 ca (68,11%)), kết quả tốt 14 ca (30,4%)
có tiến bộ 8 ca (6,5%), 28 ca kèm huyết áp cao sau điều trị, hơn phân nửa huyết áp trở lại bình thường
Châm Cứu Trị Di Chứng Tai Biến Mạch Máu Não
Trong châm cứu chia làm hai thể:
+ Phong Trúng Kinh Lạc: Khứ phong, thông lạc, hoạt huyết, hòa doanh, Tư âm, tiềm dương, Trấn Can, tức phong
Chọn các huyệt ở mặt, tay chân bên liệt để châm
+ Vùng Mắt :Thái dương (Nk), Toàn trúc (Bq.2) xuyên Tình minh (Bq.1), Dương bạch (Đ.14) xuyên Ngư yêu (Nk), Đồng tử liêu
+ Vùng Mũi - Nhân trung: Nghinh hương (Đtr.20), Nhân trung (Đc.26)
+ Vùng Má:Giáp xa (Vi.6), Địa thương (Vi.4),
+ Vùng Cằm: Thừa tương (Nh.24)
+ Chi Trên Liệt : Kiên ngung (Đtr.15), Kiên liêu (Ttu.14), Khúc trì (Đtr.11), Tý nhu (Đtr.14), Kiên tam châm (Kiên tiền, Kiên ngung, Kiên hậu), Hợp cốc (Đtr.4)
+ Chi Dưới Liệt : Thận du (Bq.23), Hoàn khiêu (Đ.30), Ân môn (Bq.37), Bể quan (Vi.31), Túc tam lý (Vi.36), Dương lăng tuyền (Đ.34), Tam âm giao (Ty.6), Côn lôn (Bq.60)
+ Phong Trúng Tạng Phủ
Bế Chứng: Tức phong, thanh hỏa, tiêu đàm, tân hương khai khiếu Châm Nhân trung (Đc.26), Thừa tương (Nh.24), Liêm tuyền (Nh.23), Thập tuyên (châm ra máu)
Thoát Chứng: Hồi dương, hồi âm, cứu thoát, tân ôn khai khiếu Cứu Bá hội
(Đc.20),
Quan nguyên ( Nh.4), Khí hải (Nh.6), Nội quan (Tb.5), Hợp cốc (Đtr.4), Tam âm giao (Ty.6)
Phòng Tai Biến Mạch Máu Não
Trang 7Thất Điều Thang (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học): Thạch quyết minh, Hoàng kỳ (sống) đều 30g, Phòng phong, Đương quy, Xích thược đều 10g, Hạ khô thảo, Tang chi đều 12g, Cam thảo 5g Sắc uống
Sách ‘Vệ Sinh Bảo Giám’ hướng dẫn: “Hễ tay chân có cảm giác đau nhức, mất cảm giác, di chứng trúng phong, nên cúu ‘Trung Phong Thất Huyệt’ Bệnh bên phải cứu bên trái, bệnh bên trái cứu bên phải” Đó là các huyệt: Bá hội, Hợp cốc, Khúc trì, Phong thị, Phong trì, Thái xung và Túc tam lý