1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghiên cứu nhân giống loài ban trắng (bauhinia variegata l) bằng phương pháp giâm hom

62 2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, sau thời gian đào tạo chính khóa trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp cho sinh viên khóa học 2006 – 2010. Được sự đồng ý của Nhà trường, Khoa Lâm học và Bộ môn Lâm sinh , tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhân giống loài Ban trắng (Bauhinia variegata L) bằng phương pháp giâm hom” Trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận tốt này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự hướng dẫn của thầy giáo T.S. Lê Xuân Trường và cô giáo ThS. Khuất Thị Hải Ninh cùng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, ban quản lý vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tất cả những tình cảm quý báu đó. Mặc dù cũng đã có nhiều cố gắng, song do khả năng, kinh nghiệm của bản thân và thời gian còn hạn chế nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do vậy, tôi kính mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và bạn bè để bản báo cáo này được hoàn thiện. Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010 Sinh viên thực hiện Phạm Thế Linh 1 4.2.3. Ảnh hưởng của thể nền đến chiều dài rễ 43 4.2.4. Ảnh hưởng của thể nền đến chỉ số rễ 43 CHƯƠNG V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 45 5.1. KẾT LUẬN 45 2 CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước. Lợi ích từ rừng đem lại không nhỏ, không chỉ có ý nghĩa về sinh thái môi trường, lợi ích về kinh tế mà rừng là nơi tạo ra những bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc. Từ rừng đã tạo ra những nét đặc trưng của từng vùng miền, nhiều món ăn được chế biến từ các nguyên liệu trong rừng không những mang ý nghĩa nuôi sống con người mà nó đã trở thành món ăn đặc trưng cho các dân tộc ở các vùng miền của đất nước. Khi nói đến cây Hoa Ban thì chúng ta sẽ nghĩ đến vùng miền tây bắc. Với người Tây Bắc, hoa ban còn tuyệt vời hơn thế, hoa ban là “cuốn lịch” mùa xuân để dựa vào đó họ tính ngày tra ngô, làm nương, nhặt cỏ. Hoa ban báo hiệu mùa màng, nắng mưa Hoa ban có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc ở Tây Bắc, chúng xuất hiện trong các lễ hội, không thể thiếu trong mâm cúng tổ tiên để thể hiện lòng thành kính với người đi trước… Hơn thế, loài hoa tưởng chừng chỉ có sắc này còn góp mặt trong nhiều món ăn làm nên nét độc đáo cho ẩm thực vùng cao mà đặc biệt là người Thái Tây Bắc. Hoa ban có rất nhiều loại: ban đỏ, ban tím, ban trắng, song trở thành nguyên liệu được sử dụng nhiều trong những món ăn của người Thái vẫn là ban trắng. Từ phần hoa và lá ban non người Thái chế biến được nhiều món ăn độc đáo chỉ có ở xứ sở này như: xôi, nộm, hay bát canh nóng hổi thơm hương nhè nhẹ…Cũng như các loại rau khác, hoa ban và lá ban non chứa rất nhiều chất vitamin, chất sơ và một số chất khác có ích cho cơ thể con người. Các món ăn được chế biến từ hoa ban không chỉ là những món ăn ngon mà nó còn có tác dụng điều trị một số bệnh: như bệnh đường ruột và giúp giải nhiệt cơ thể. Ðặc biệt món lá ban đồ là một loại rau thuốc rất cần thiết cho những người mới sinh ăn loại rau này rất lành dạ, lợi sữa Hạt ban già có thể đồ lên ăn hoặc rang giòn ăn thơm ngậy như một thứ hạt đậu. 3 Hiện nay hoa Ban không chỉ có ở Tây Bắc mà ở các thành phố lớn của nước ta như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… để làm cảnh quan. Để có thể đưa cây Hoa Ban vươn xa hơn không chỉ về vẻ đẹp của nó mà món ăn từ Hoa Ban vốn chỉ có ở vùng núi Tây Bắc được biết đến ở tất cả các nơi của đất nước thì công tác nhân giống cần được phát huy, đặc biệt là nhân giống sinh dưỡng. Nhân giống sinh dưỡng đạt cả về số lượng và chất lượng cây trồng cao. Chính vì thế tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhân giống loài Ban trắng (Bauhinia variegata L) bằng phương pháp giâm hom” 4 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về loài cây nghiên cứu. Hoa ban trắng (Bauhinia variegata L) hay còn gọi là Móng bò sọc, Móng bò dổi. Ở nước ta loài này phân bố tự nhiên ở Lai Châu, Điện Biên, Sơn La (Mộc Châu, Yên Châu, Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Thuận Châu, Phù Yên), Hòa Bình (Mai Châu), Nghệ An. Loài này còn được trồng ở Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Lạt để làm cảnh. Trên Thế giới thì loài này có ở các nước nhiệt đới như Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Về đặc điểm sinh thái, đây là loài gỗ nhỏ, cao tới 15m, rụng lá vào mùa khô. Mọc chủ yếu trong các rừng rụng lá, các trảng cây gỗ, ở độ cao tới 1500m. Tùy độ ẩm tại nơi sống mà hoa đổi màu từ trắng (nơi khô) sang tím (nơi ẩm). Ra hoa tháng 2-3 trước khi có lá. Công dụng là làm cảnh, hoa ăn được. Vỏ chứa nhiều tanin, dùng trị vết thương và chữa bệnh ngoài da, chồi khô trị ỉa chảy, kiết lị, tẩy giun. Rễ để chữa rắn độc cắn và sắc nước uống chữa đầy hơi trướng bụng, vỏ rễ chữa viêm dạ dày và viêm ruột. Lá dùng chữa ho. 2.2. Cơ sở khoa học của việc nhân giống bằng hom Thực vật có hai hình thức sinh sản chủ yếu là sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính. Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có cơ sở dựa trên phân bào giảm nhiễm. Hợp tử hình thành do sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái của hai cơ thể bố và mẹ, Do vậy trong sinh sản hữu tính có sự phân ly và tái tổ hợp gen, nên ở cơ thể con thường không giữ được các đặc tính di truyền của cơ thể bố mẹ một cách nguyên vẹn. Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản có cơ sở dựa vào phân bào nguyên nhiễm. Tế bào mẹ sinh ra tế bào con có bộ nhiễm sác thể giống hệt mình. Do vậy mà thực vật sinh sản sinh dưỡng duy trì được các đặc điểm di truyền của cơ thể mẹ và ổn định qua nhiều thế hệ. 5 Nhân giống sinh dưỡng (Vegatative propagation) là kỹ thuật tạo cây con từ một bộ phận sinh dưỡng của cây như lá, cành, thân, củ, mô phân sinh hoặc sự tiếp hợp các bộ phận sinh dưỡng (ghép) để tạo thành cây mới. Theo nghĩa rộng thì nhân giống sinh dưỡng bao gồm nhân giống bằng hom, chiết cành, ghép cây và nuôi cấy mô - tế bào. + Phương pháp chiết là việc tạo ra rễ cho một đoạn cành (thân) trên cây mẹ rồi mới tách cành (thân) ra khỏi thân cây mẹ để nhân giống. Phương pháp này có ưu điểm cây chiết ra quả sớm. Tuy nhiên, hệ số nhân giống thấp, cây chiết nhanh bị cỗi. + Phương pháp ghép là dùng bộ phận sinh dưỡng của cây mẹ định nhân giống ghép lên cây khác (gốc ghép) để tạo nên một cây hoàn chỉnh. Phương pháp này cho hệ số nhân giống cao, cây ghép sinh trưởng tốt, tuổi thọ cao. Nhưng phương pháp này yêu cầu kỹ thuật ghép phức tạp, phương pháp này cần phải có kỹ sư có kinh nghiệm để lựa chọn cành, mắt chiết đạt yêu cầu để đảm bảo chất lượng cây con tốt. + Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô- tế bào là phương pháp tạo cây con từ các bộ phận rất nhỏ của cây (các cơ quan, mô, tế bào) bằng cách nuôi cấy chúng trong bình nuôi ở điều kiện vô trùng có môi trường thích hợp và được kiểm soát nghiêm ngặt. Đây là phương pháp nhân giống vô tính mang lại hiệu quả cao nhất, chất lượng cây con tốt, đồng đều. Tuy nhiên, việc nuôi cấy mô được thực hiện với một quy trình thật nghiêm túc và tỉ mỉ, điều kiện về trang thiết bị đầy đủ và mô chỉ phát triển trên một môi trường hoàn toàn vô trùng, do vậy việc nhân giống chỉ thực hiện ở quy mô nhỏ hoặc phục vụ cho nghiên cứu. + Phương pháp nhân giống bằng homphương pháp dùng một phần lá, một đoạn thân, một đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom. là phương pháp nhân giống giữ nguyên được tính trạng của cây mẹ (do có kiểu gen hoàn toàn giống cây mẹ ban đầu), đơn giản, có hệ số nhân lớn, tương 6 đối rẻ tiền nên ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhân giống cây rừng, cây ăn quả, cây cảnh,… Tùy thuộc vào loại hom được sử dụng mà các bộ phận còn thiếu đó có sự khác nhau nhưng nhìn chung các bộ phận còn thiếu là rễ cây (phần dưới mặt đất) và các bộ phận trên mặt đất như thân, cành, lá…Khả năng ra rễ có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại trong giâm hom, tuy nhiên sự hình thành rễ lại phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của loài cây, bộ phận lấy làm giống và dòng cây mẹ, chất điều hòa sinh trưởng, điều kiện giâm hom, giá thể…do đó người ta phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hom ra rễ. Để đưa ra điều kiện thuận lợi nhất cho cây hom sinh trưởng tốt thì trước hết phải nắm chắc được cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hom. 2.2.1. Cơ sở tế bào của sự hình thành rễ bất định Rễ bất định là rễ sinh ra ở bất kỳ bộ phận nào của cây ngoài hệ rễ của cây. Có 2 loại rễ bất định là rễ tiềm ẩn và rễ mới sinh. Rễ tiềm ẩn là rễ có nguồn gốc sẵn trong cây, chỉ phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi, hoặc khi bị cắt khỏi cây mẹ. Rễ mới sinh là rễ không có nguồn gốc sẵn trong cây mà chỉ hình thành do phản ứng của vết cắt. Sự ra rễ của hom giâm chính là sự hình thành của rễ tiềm ẩn (hay rễ bất định) khi cắt hom làm các tế bào sống ở các vết cắt bị tổn thương và các tế bào dẫn truyền của mô gỗ bị hở và gián đoạn. Chính điều đó mà quá trình tái sinh hình thành rễ tiếp tục diễn ra qua 3 bước : - Các tế bào bị thương ở các vết cắt chết đi và hình thành một lớp tế bào bị thối trên bề mặt cắt, vết thương được bao bọc bằng một lớp keo. - Các tế bào sống ngay ở lớp bảo vệ bắt đầu phân chia và hình thành một lớp mô mềm (cell). - Các vùng ở vùng tượng tầng và vùng lân cận, tượng tầng và libe bắt đầu hình thành rễ. Thông thường trước lúc xuất hiện rễ thấy xuất hiện một lớp mô sẹo nên thường tin rằng sự xuất hiện của lớp mô sẹo là sự cần thiết cho sự ra rễ của 7 hom. Nhưng ở nhiều loài cây sự hình thành mô sẹo và sự hình thành rễ là độc lập với nhau. Còn ở một số loài cây khác thì ngược lại, sự hình thàn mô sẹo là tiền đề để hình thành rễ như loài Thông…thời gian xuất hiện rễ của hom giâm ở các loài cây khác nhau biến động rất lớn từ vài ngày (đối với những loài dễ ra rễ như Hoa Hồng) đến vài tháng (với những loài khó ra rễ :Trà Mi, Sến ) Theo các tác giả Lê Đình Khả và Dương Mộng Hùng (2003), với cây giâm hom mầm rễ hình thành qua 2 cách : trên vùng tuyến tủy và tượng tầng hoặc phát sinh trong mô của tầng vỏ cây (bì tầng). 2.2.2. Cơ sở sinh lý của sự hình thành rễ bất định Vấn đề quyết định trong giâm hom là làm cho hom ra rễ. Song khả năng ra rễ của hom lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như đặc điểm di truyền của loài cây, vị trí lấy hom trên cây và trên cành, điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và chất điều hoà sinh trưởng Về cơ bản có thể chia thành 2 nhóm: Nhóm các nhân tố nội tại trong bản thân hom (nhân tố nội sinh) và nhóm các nhân tố môi trường bên ngoài trong quá trình giâm hom (nhân tố ngoại sinh). 2.2.2.1. Nhóm các nhân tố nội sinh : +) Đặc điểm di truyền của loài: Với mỗi loài khác nhau thì khả năng ra rễ là không giống nhauTheo keets quar nghiên cứu của D.A.Komixarop, 1964; B.Martin, 1974 và Nada, 1970 đều đi đến kết luận chung là: Các loài cây khác nhau thì có đặc điểm ra rễ khác nhau. Các tác giả này đã dựa vào khả năng ra rễ để chia các loài cây gỗ thành 3 nhóm chính là: + Nhóm dễ ra rễ: Bao gồm các loài cây mà tiến hành giâm hom không cần xử lý chất kích thích ra rễ vẫn có tỷ lệ hom ra rễ cao, nhóm này gồm 29 loài như: Ficus sp, Morus sp, Salix sp, … + Nhóm ra rễ trung bình: Bao gồm các loài cây chỉ cần xử lý chất kích thích ra rễ với nồng độ thấp thì hom vẫn ra rễ với tỷ lệ cao, nhóm này gồm 65 loài, trong đó có các chi: Eucaluptus sp, Taxus sp, Quercus sp,… 8 + Nhóm khó ra rễ: Bao gồm những loài cây hom của chúng hầu như không ra rễ hoặc dùng các chất kích thích ra rễ nhưng tỷ lệ hom ra rễ vẫn không cao. Nhóm này gồm 26 loài thuộc các chi: Malus sp, Prunus sp, Bauhinia sp,… Tuy vậy, sự phân chia theo khả năng ra rễ chỉ có ý nghĩa tương đối, vì thế theo khả năng giâm hom có thể chia thực vật thành hai nhóm: + Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hom : gồm nhiều loài thuộc họ Dâu tằm, họ Liễu. Với những loài thuộc nhóm này khi giâm hom không cần xử lý bằng thuốc kích thích hom vẫn ra rễ bình thường. + Nhóm sinh sản chủ yếu bằng hạt: Khả năng ra rễ của hom giâm bị hạn chế ở các mức độ khác nhau. Đối với nhóm này, muốn tỷ lệ hom ra rễ cao thì phải dùng các loại cây hom non và xử lý các chất kích thích ra rễ thích hợp. +) Đặc điểm di truyền của từng xuất xứ, từng cá thể Trong một chi, các loài khác nhau cũng có đặc điểm ra rễ khác nhau như Bạch đàn trắng có tỷ lệ ra rễ 50- 90%, nhưng đối với Europhylla chỉ ra rễ 15- 35,5% Do đặc điểm biến dị mà trong cùng một loài hom của các xuất xứ và các cá thể khác nhau cũng có khả năng ra rễ khác nhau. Nghiên cứu cho bạch đàn trắng 4 tháng tuổi đã thấy rằng trong lúc xuất xứ Katherine có tỷ lệ ra rễ 95% thì xuất xứ Gilbert River là 50%, còn xuất xứ Nghĩa Bình chỉ ra rễ 35%. Ngay trong cùng một xuất xứ, dòng và các cá thể khác nhau cũng có tỷ lệ hom ra rễ khác nhau. Như vậy, ta thấy rằng tỷ lệ ra rễ khác nhau không những trong các loài khac nhau mà trong cùng một loài có các xuất xứ, dòng và các cá thể khác nhau tỷ lệ ra rễ khác nhau. +) Tuổi cây mẹ lấy hom : Tuổi cây mẹ là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom. Từ các kết quả nghiên cứu về giâm hom từ trước đến nay đều cho thấy tỷ lệ ra rễ của cây hom càng giảm khi tuổi cây mẹ càng cao và 9 mỗi loài có một độ tuổi chọn hom có kết quả giâm hom tốt nhất. Thí nghiệm giâm hom ở Thông Caribeae cho thấy hom ra rễ tốt nhất khi lấy ở cây 4 tuổi. Ở Bạch đàn (E.camaldulensis) hom ra rễ tốt nhất khi lấy hom ở cây 1 tuổi. Theo Ve-khốp khi giâm hom cành Bạch Hạp 2 tuổi cho tỷ lệ ra rễ 90% còn hom lấy từ cây mẹ 35 tuổi không ra rễ. Theo kết quả thí nghiệm của Lê Đình Khả và cộng sự, 1990 hom lấy từ cây Mỡ 1 tuổi có tỷ lệ ra rễ là 98%, 3 tuổi là 47% và 20 tuổi thì không có hom nào ra rễ . Kết quả giâm hom của Dương Mộng Hùng cho thấy hom thân cây Sến 2 tuổi có thể ra rễ, lấy hom ở cây tuổi 40, hom không ra rễ. Sự thành thục của cây mẹ là một trở ngại cho giâm hom, song ngày nay người ta đã biết khắc phục bằng các biện pháp trẻ hoá cây mẹ như ghép, chiết, giâm hom, nuôi cấy mô phân sinh, các biện pháp cơ giới như chặt thân – cành (trẻ hoá), hoặc biện pháp lâm sinh như tưới nước, bón phân… Tuổi cành cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ hom ra rễ. Hom ở giai đoạn nửa hoá gỗ thích hợp cho ra rễ, hom quá non khi đặt vào môi trường giâm hom thường bị thối rữa nhưng nếu quá già (hom hoá gỗ) lại khó ra rễ. +) Vị trí lấy hom, loại hom : Hom lấy từ các phần khác nhau trên thân sẽ có tỷ lệ ra rễ khác nhau. Đối với Keo lá tràm và Keo tai tượng thì hom ngọn và hom sát ngọn có tỷ lệ ra rễ (93,3% -100%) cao hơn so với hom giữa và hom sát gốc (67,7-97,6%) [3]. Với thí nghiệm về tỷ lệ của hom lấy từ gốc chặt có độ cao khác nhau (5- 50cm) thì cho thấy hom lấy từ gốc chắt thấp (5-10cm) có tỷ lệ ra rễ (83-95%) cao hơn so với hom lấy từ các gốc chặt cao 50cm ( tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 56,3%) [6]. Thường hom ở phần gốc của một cây dễ ra rễ hơn ở phần ngọn. Theo Hartney (1980) cho rằng hom ở gần gốc dễ ra rễ hơn gần ngọn, có thể do nơi gần gốc tích tụ các chất cần thiết cho sự ra rễ hay tồn tại sự chênh lệch về các chất kích thích và ức chế sự ra rễ ở các phần khác nhau của cây. Theo thuyết 10 [...]... giống Ban trắng bằng phương pháp giâm hom 3.2 Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Hoa ban trắng (Bauhinia variegata L) + Vật liệu nghiên cứu được lựa chọn và lấy tại Thị trấn Thuận Châu -Sơn La 3.2.2 Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng IBA, NAA và thể nền đến kết quả giâm hom loài Ban trắng. .. Hoa ban trắng là vô cùng quan trọng, việc nhân giống hoa ban vẫn được đồng bào vùng này thực hiện theo phương pháp truyền thống đó là nhân giống bằng hạt.Việc nhân giống loài này theo phương pháp nhân giống sinh dưỡng chưa được áp dụng rộng rãi 19 CHƯƠNG III MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Tìm ra phương pháp xử lý hom phù hợp nhất cho công tác nhân giống. .. quá cao hom sẽ thối rửa trước lúc rễ hình thành 2.3 Kết quả nghiên cứu về giâm hom 2.3.1 Trên Thế giới : Trên thế giới, phương pháp nhân giống bằng hom từ rất sớm đã có những nghiên cứu và được ứng dụng ở nhiều nước, từ đó mà chất lượng cây giống, năng suất trồng rừng hàng năm của các nước tăng lên rất nhiều Hiện nay, nhân giống bằng hom các loài cây rừng trên thế giới vẫn đang được nghiên cứu và ứng... bố công trình nhân giống một số cây lá kim và cây lá rộng thường xanh bằng hom Từ năm 1961 việc nhân giống thành công Bạch đàn (E.camaldulensis) bằng phương pháp giâm hom (được coi là rất khó thực hiện trước đó) chính là một bước tiến mới trong giâm hom cây giống lâm nghiệp Sau đó 2 năm, vào năm 1963, một nhà nghiên cứu người Pháp đưa ra danh sách gồm 58 loài Bạch đàn thử nghiệm giâm hom thành công... khi giâm hom trong điều kiện thuận lợi nên giâm hom trực tiếp vào bầu đất 18 Từ trước tới nay, ở Việt Nam cũng như trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về giâm hom các loài cây khác nhau, cả các loài cây lâm nghiệp (cây gỗ cũng như các loài lâm sản ngoài gỗ), cây ăn qủa, cây cảnh hay các loài cây nông nghiệp Tuy nhiên chưa thấy có công bố cụ thể nào về nghiên cứu giâm hom loài Hoa Ban trắng Đối... NAA đến kết quả giâm hom *Công thức 4: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch NAA, nồng độ 300ppm *Công thức 5: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch NAA, nồng độ 500ppm *Công thức 6: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch NAA, nồng độ 700ppm +) Nội dung 3: Ảnh hưởng của loại thể nền đến kết quả giâm hom *Công thức 7: Nền giâm hom là bầu đất (đất để dóng bầu là đất tầng B), hom giâm được xử lý bằng dung dịch IBA,... Nền giâm hom là đất cát, hom giâm được xử lý bằng dung dịch IBA, nồng độ 700 ppm 3.4.1.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm - Chuẩn bị giá thể giâm hom Giá thể giâm hom là cát sông và đất tầng B Trước khi cấy hom vào luống giâm tiến hành xử lý thể nền ( phun dung dịch Benlat nồng độ 6g/1l 21 nước cho 50m 2, hoặc thuốc tím 0.1%) để giảm thiểu nguy cơ của nấm bệnh hại - Phương pháp lấy mẫu và cắt hom Hom... và thể nền đến kết quả giâm hom loài Ban trắng 3.3 Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến kết quả giâm hom - Ảnh hưởng của nồng độ chất điều hòa sinh trưởng NAA đến kết quả giâm hom - Ảnh hưởng của loại thể nền đến kết quả giâm hom 3.4 .Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp ngoại nghiệp 3.4.1.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 20 Các các công thức thí nghiệm được... lần lặp Mỗi công thức thí nghiệm có 90 hom Các nhân tố không nghiên cứu phải đồng nhất +) Nội dung 1: Ảnh hưởng của các loại nồng độ chất điều hòa sinh trưởng IBA đến kết quả giâm hom * Công thức 1: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch IBA, nồng độ 300 ppm * Công thức 2: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch IBA, nồng độ 500 ppm * Công thức 3: Hom giâm được xử lý bằng dung dịch IBA, nồng độ 700 ppm +) Nội... nhiều loài thời vụ giâm hom tốt nhất là vào các tháng xuân – hè và đầu thu (mùa mưa hoặc mùa nóng ẩm) nên giâm hom vào thời gian này thì hom vừa nhanh ra rễ và tỷ lệ ra rễ cao ngay cả đối với các loài có khả năng giâm hom quanh năm [4] Thí nghiệm tại trung tâm nghiên cứu giống cây rừng cho thấy Keo lá tràm và Keo tai tượng 1 năm tuổi, giâm vào tháng 7 đạt tỷ lệ ra rễ cao trên 90% Với đối tượng giâm hom . tài: Nghiên cứu nhân giống loài Ban trắng (Bauhinia variegata L) bằng phương pháp giâm hom 4 CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu về loài cây nghiên cứu. Hoa ban trắng (Bauhinia. tác nhân giống Ban trắng bằng phương pháp giâm hom. 3.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu . 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu: + Đối tượng nghiên cứu của đề tài là loài Hoa ban trắng (Bauhinia variegata. sinh , tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu nhân giống loài Ban trắng (Bauhinia variegata L) bằng phương pháp giâm hom Trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu, để hoàn thành khóa

Ngày đăng: 02/05/2014, 14:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh 01. Hom giâm ở các nồng độ IBA khác nhau - nghiên cứu nhân giống loài ban trắng (bauhinia variegata l) bằng phương pháp giâm hom
nh ảnh 01. Hom giâm ở các nồng độ IBA khác nhau (Trang 27)
Hình ảnh 02. Hom giâm ở các nồng độ NAA khác nhau - nghiên cứu nhân giống loài ban trắng (bauhinia variegata l) bằng phương pháp giâm hom
nh ảnh 02. Hom giâm ở các nồng độ NAA khác nhau (Trang 32)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w