1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ THI OFFLINE 2014 MÔN HÓA

8 894 31

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 873,18 KB

Nội dung

http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 1/6 – Mã đề thi 203 ĐỀ THI THỬ (Đề có 06 trang) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014 Môn: HÓA HỌC; Khối A và khối B; lần 2 Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (theo đvC): Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (theo u hay đvC): H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp ancol metylic, axit axetic và glucozơ bằng không khí thu được hỗn hợp khí X. Sục X qua bình nước vôi trong dư, sau phản ứng thấy tạo thành gam 13 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,4 gam. Giá trị của m là A. 2,32 gam. B. 3,96 gam. C. 3,12 gam. D. 2,56 gam. Câu 2: Một hợp chất hữu cơ X đơn chức chỉ gồm các nguyên tố C, H, O trong đó oxi chiếm 50% về khối lượng. Lấy 9,6 gam X đi qua bình kín chứa CuO dư nung nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 2 chất hữu cơ Y và Z, đồng thời đem cân chất rắn còn lại thấy giảm 6,4 gam. Cho lượng Y và Z trên tham gia phản ứng với AgNO 3 /NH 3 thì lượng Ag tối đa thu được là A. 64,8 gam. B. 75,6 gam. C. 86,4 gam. D. 108,0 gam. Câu 3: Điện phân dung dịch X gồm 8,19 gam NaCl và 33,84 gam Cu(NO 3 ) 2 (với hai điện cực trơ và cường độ dòng điện 3,86 A) đến khi có khí bắt đầu thoát ra ở cả 2 điện cực thì dừng điện phân. Ngắt dòng điện nhưng vẫn giữ nguyên 2 cực trong dung dịch thì thấy có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra (biết nó là sản phẩm khử duy nhất của N +5 ). Sau các phản ứng hoàn toàn thu được m gam Cu ở catot. Giá trị của m và thời gian điện phân t tương ứng là A. m = 8,88 gam và t = 2,5 h. B. m = 8,88 gam và t = 1,25h. C. m = 6,24 gam và t = 2,5h. D. m = 6,24 gam và t = 1,25h. Câu 4: Cho dãy các đơn chất và hợp chất: Mg, (NH 4 ) 2 CO 3 , NaHSO 3 , Ba(OH) 2 , Cr, KHSO 4 , Zn(OH) 2 , Pb(OH) 2 , Al(OH) 3 , Cr(OH) 3 . Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là A. 5. B. 8. C. 7. D. 6. Câu 5: Cho các phát biểu sau: (a). Aminoaxit là những axit cacboxylic có chứa nhóm thế amino ở gốc hiđrocacbon. (b). Anilin tác dụng với axit nitric loãng lạnh (0-5 o C) thu được muối điazoni. (c). Các polipeptit đều tạo được phức chất với Cu(OH) 2 cho màu tím đặc trưng. (d). Trùng ngưng axit 6-aminohexanoic với axit ađipic (axit hexanđioic) thu được nilon-6,6. (e). Aminoaxit thiên nhiên (các α-amino axit) là cơ sở kiến tạo protein của cơ thể sống. (g). Aminoaxit phản ứng được với ancol tạo thành este trong điều kiện thích hợp. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 5. C. 6. D. 4. Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Photpho đỏ có cấu trúc polime. B. Muối ăn NaCl tồn tại ở dạng tinh thể phân tử. C. Kim cương có cấu trúc tinh thể nguyên tử. D. Iot thuộc tinh thể phân tử. Câu 7: Thực hiện phản ứng este hóa hỗn hợp X gồm 6,0 gam axit axetic và 4,6 gam ancol etylic (xúc tác axit H 2 SO 4 đặc, đun nóng trong bình hồi lưu), kết thúc phản ứng thu được 6,6 gam este. Nếu thêm 2,3 gam ancol etylic vào X rồi thực hiện phản ứng este trong điều kiện như trên thì khối lượng este tối đa thu được là A. 7,64 gam. B. 17,12 gam. C. 8,68 gam. D. 11,00 gam. Câu 8: Nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion nào sau đây ? A. Ca 2+ ; Mg 2+ . B. Cl  ; 2 4 SO  . C. 2 3 CO  ; 3 HCO  . D. Na + , K + . Câu 9: Dãy các polime nào sau đây đều được dùng làm chất dẻo A. polietilen (PE), poli(vinyl clorua) (PVC), poli(phenol-fomandehit) (PPF). ĐỀ THI 203 http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 2/6 – Mã đề thi 203 B. polietilen (PE), poliacrilonitrin, poli(metyl metacrylat). C. poli(vinyl clorua) (PVC), poli(metyl metacrylat), poli(ure-fomandehit). D. poliisopren, poli(hexametylen-ađipamit), poliacrilonitrin. Câu 10: Cho sơ đồ phản ứng: (1). X + NaOH Y + Z + T. (2). Z o + 140 C H  T 1 + H 2 O. (T 1 là đồng phân của T). Biết X có công thức phân tử là C 8 H 15 O 4 N; Y là muối đinatri của α-amino axit có mạch cacbon không phân nhánh. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 11: Hòa tan hết m gam Cu vào dung dịch gồm Fe(NO 3 ) 3 và HCl (dùng dư HCl) thu được V lít khí ở đktc và dung dịch X. Cho tiếp 19,2 gam Cu vào dung dịch X, sau phản ứng hoàn toàn thấy còn dư 6,4 gam chất rắn, lọc bỏ chất rắn, đem cô cạn phần dung dịch thu được muối hỗn hợp muối Y. Cho Y vào dung dịch AgNO 3 dư ta thu được 183 gam kết tủa. Biết rằng sản phẩm khử duy nhất của HNO 3 là khí NO. Giá trị của m là A. 21,6 gam. B. 32,0 gam. C. 19,2 gam. D. 28,8 gam. Câu 12: Đun 15,2 gam hỗn hợp 2 ancol đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng với axit H 2 SO 4 đặc ở 140 o C, sau phản ứng thu được 9,375 gam hỗn hợp các ete. Biết hiệu suất tạo ete của các ancol đều là 75%. Hai ancol là A. CH 3 OH và C 2 H 5 OH. B. C 2 H 5 OH và C 3 H 7 OH. C. C 3 H 7 OH và C 4 H 9 OH. D. C 3 H 5 OH và C 4 H 7 OH. Câu 13: Hòa tan 17,75 gam bột màu trắng điphotpho pentaoxit vào 240 gam dung dịch KOH 14%, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Nồng độ của muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong dung dịch X là A. 8,23 % B. 10,13 %. C. 8,83 %. D. 10,86 %. Câu 14: Trong công nghiệp, các kim loại quý như Ag, Au được điều chế chủ yếu bằng phương pháp A. thủy luyện. B. nhiệt luyện. C. điện phân nóng chảy. D. điện phân dung dịch. Câu 15: Ở điều kiện tiêu chuẩn, hợp chất X chứa vòng benzen có khối lượng riêng đo được là d = 6,071g/l . Biết khi cho X vào dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư vào rồi đun nóng thấy tạo thành kết tủa. Mặt khác cho X phản ứng với natri thì không thấy có khí thoát ra. Có tất cả bao nhiêu công thức cấu tạo chứa vòng benzen thoả mãn X ? A. 6. B. 8. C. 9. D. 11. Câu 16: Cho 13 gam hạt kẽm Zn vào một cốc đựng dung dịch H 2 SO 4 1,5 M (dùng dư) ở nhiệt độ thường. Nếu giữ nguyên các điều kiện khác thì khi biến đổi điều kiện nào sau đây sẽ không làm tăng tốc độ phản ứng? A. Thay 13 gam hạt kẽm bằng 13 gam bột kẽm. B. Thực hiện ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 50 o C). C. Dùng thể tích dung dịch H 2 SO 4 1,5M gấp đôi ban đầu. D. Thay dung dịch H 2 SO 4 1,5M bằng dung dịch H 2 SO 4 3M. Câu 17: Trung hoà 2,03 gam hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở bằng dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn toàn bộ dung dịch sau phản ứng thu được 2,8 gam muối khan. Nếu đốt cháy hoàn toàn 2,03 gam X thì thể tích oxi (đktc) cần dùng là A. 2,80 lít. B. 3,36 lít. C. 2,24 lít. D. 1,40 lít. Câu 18: Trộn 2 thể tích oxi với 5 thể tích không khí (gồm 20% thể tích oxi, còn lại là nitơ) thu được hỗn hợp khí X. Dùng X để đốt cháy hoàn toàn V lít khí Y gồm hai amin no đơn chức mạch hở kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, sau phản ứng thu được 9V lít hỗn hợp khí và hơi chỉ gồm CO 2 , H 2 O và N 2 . Biết các thể tích được đo ở cùng điều kiện. Công thức phân tử của 2 amin là A. CH 5 N và C 2 H 7 N. B. C 2 H 7 N và C 3 H 9 N. C. C 2 H 5 N và C 3 H 7 N. D. C 3 H 9 N và C 4 H 11 N. Câu 19: Supephotphat kép là loại phân bón chứa thành phần chủ yếu nào sau đây? A. Ca(H 2 PO 4 ) 2 .2CaSO 4 . B. Ca 3 (PO 4 ) 2 . C. Ca(H 2 PO 4 ) 2 . D. (NH 4 ) 2 HPO 4 và NH 4 HPO 4 . Câu 20: Tiến hành đun nóng 8,96 lít hỗn hợp khí axetilen và H 2 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y lần lượt qua bình 1 đựng dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư thu được 4,8 gam kết tủa; bình 2 chứa dung dịch brom thấy có 6,4 gam brom phản ứng. Làm khô khí thoát ra khỏi bình 2 rồi đem đốt cháy hoàn toàn cần dùng vừa đủ 5,152 lít khí oxi. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc. Thành phần phần trăm theo thể tích của axetilen có trong hỗn hợp ban đầu là A. 40 %. B. 30 %. C. 20 %. D. 25 %. http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 3/6 – Mã đề thi 203 Câu 21: Chia m gam hỗn hợp X gồm các kim loại Na, Al, Zn thành hai phần bằng nhau: - Phần 1 hòa tan hoàn toàn vào nước thu được 1,456 lít khí H 2 (ở đktc). - Phần 2 đốt trong bình kín chứa oxi dư đến khối lượng không đổi thu được 3,38 gam chất rắn. Giá trị của m là A. 2,34 gam. B. 5,72 gam. C. 2,86 gam. D. 4,68 gam. Câu 22: Cho các cặp chất sau: Al và Al 2 O 3 (1); Cr và Cr 2 O 3 (2); Mn và MnO 2 (3); Zn và ZnO (4); Si và SiO 2 (5); Ba và BaO (6). Những cặp chất tan hoàn toàn trong dung dịch NaOH loãng là A. (1); (4); (6). B. (1); (2); (4). C. (2); (3); (5). D. (1); (4); (5). Câu 23: Cho sơ đồ phản ứng sau: o 24 SO+ H + X 2 4 3 2 2 t Fe Y Fe (SO ) + SO + H O  ®Æc, nãng . Y không thể là hợp chất nào sau đây ? A. FeO. B. FeS. C. Fe 3 O 4 . D. FeCO 3 . Câu 24: Thực hiện các phản ứng sau: (1) H 2 S + KMnO 4 + H 2 SO 4 → (2) H 2 O 2 + KNO 2 (3) O 3 + Ag → (4) NH 3 + CuO o t  (5) NH 3 + O 2 o 850 C xt: Pt  (6) F 2 + H 2 O o t  (7) NH 4 Cl + NaNO 2 o t  (8) Si + dd NaOH → Số phản ứng tạo ra đơn chất khí là A. 7. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 25: Dung dịch X gồm các cation Ca 2+ ; Mg 2+ ; Ba 2+ và các anion Cl  ; 3 HCO  (các anion có số mol bằng nhau). Để kết tủa hết các cation trong X cần dùng vừa đủ 30 ml K 2 CO 3 2M và lượng kết tủa thu được nặng 6,49 gam. Mặt khác, đem cô cạn X rồi nung nóng trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 5,500 gam. B. 4,435 gam. C. 6,820 gam. D. 4,690 gam. Câu 26: X là este 3 chức được tạo bởi glixerol và các axit cacboxylic đơn chức, mạch hở. Y là ancol đơn chức, mạch cacbon phân nhánh và không tách được nước tạo anken. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp E chứa X, Y có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 5 thu được 15,68 lít khí CO 2 (đktc) và 12,6 gam nước. Mặt khác, cũng lượng E trên làm mất màu vừa đúng 9,6 gam brom trong dung môi CCl 4 . Thành phần phần trăm theo khối lượng của ancol Y trong hỗn hợp E là A. 55,56 %. B. 66,07 %. C. 45,05 %. D. 76,58 %. Câu 27: Đem trộn kim loại nhôm Al với oxit sắt Fe 2 O 3 theo tỉ lệ số mol a : b tương ứng thu được hỗn hợp X. Đem nung X trong bình kín không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn Y. Lấy cùng một lượng Y cho tác dụng với dung dịch H 2 SO 4 loãng dư thì thu được thể tích khí thoát ra gấp 2 lần khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư. Tỉ lệ a : b là A. 5 : 3. B. 3 : 1. C. 4 : 1. D. 10 : 3. Câu 28: Cho dãy các hóa chất có tên sau: etylen glicol; propan-1,3-điol; glucozơ; saccarozơ; glixerol; axit prop-2-enoic; ancol etylic. Số chất trong dãy có khả năng hòa tan Cu(OH) 2 trong dung dịch là A. 4. B.3. C. 6. D. 5. Câu 29: Ứng dụng nào sau đây của các cacbohidrat là không đúng ? A. Trong Y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực, saccarozơ để pha chế thuốc. B. Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. C. Trong công nghiệp, tinh bột được dùng để sản xuất bánh kẹo, glucozơ, hồ dán, D. Glucozơ được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp tráng gương, tráng ruột phích. Câu 30: Thực hiện các phản ứng sau: (1). Sục khí SO 2 vào dung dịch thuốc tím KMnO 4 . (2). Cho thanh sắt vào dung dịch axit HCl có nhỏ vài giọt dung dịch CuCl 2 . (3). Hòa tan Al 4 C 3 vào dung dịch axit HCl. (4). Sục khí NO 2 vào dung dịch NaOH loãng. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 31: Phát biểu nào sau đây không chính xác ? A. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo. B. Hiđro hóa triolein ở trạng thái lỏng thu được tripanmitin ở trạng thái rắn. C. Axit béo có nhiệt độ sôi cao nhất trong các axit đồng phân có cùng công thức phân tử. D. Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ. http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 4/6 – Mã đề thi 203 Câu 32: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Tất cả các muối đihiđrophotphat của kim loại kiềm thổ đều tan trong nước. B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. C. Tất cả các muối của kim loại kiềm đều không có màu. D. Kim loại kiềm có nhiệt độ nóng chảy thấp, đều dưới 200 o C. Câu 33: Có bao nhiêu hiđrocacbon no là chất khí ở điều kiện thường ? A. 4. B. 5. C. 6. D. 8. Câu 34: Một hợp chất H được tạo từ 2 nguyên tố M và X có dạng M a X b (với a, b  N* và a + b = 5), trong đó, X chiếm 31,58 % khối lượng phân tử. Số khối của nguyên tử M gấp 3,25 lần số hạt mang điện trong nguyên tử X và tổng số hạt có trong nguyên tử X đúng bằng số proton trong nguyên tử M. Biết tổng số hạt proton trong H là 72. Tổng số hạt proton, nơtron, electron có trong phân tử M a X b là: A. 224. B. 232. C. 197. D. 256. Câu 35: Cho các chất hữu cơ: C 2 H 5 OH (1); CH 3 CHO (2); CH 3 COOH (3); C 2 H 5 NH 2 (4) và C 3 H 8 (5). Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi các chất là A. (5), (2), (4), (1), (3). B. (5), (2), (1), (4), (3). C. (3), (4), (1), (2), (5). D. (3), (1), (4), (2), (5). Câu 36: Trộn KMnO 4 và KClO 3 với một lượng bột MnO 2 trong bình kín được hỗn hợp X. Lấy 52,550 gam X đem nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp chất rắn Y và V lít khí O 2 . Biết KClO 3 bị nhiệt phân hoàn toàn tạo 14,9 gam KCl chiếm 36,315 % khối lượng Y. Sau đó, cho toàn bộ Y tác dụng hoàn toàn với axit HCl đặc dư đun nóng, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được 51,275 gam muối khan. Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân muối KMnO 4 trong X là A. 75,0 %. B. 80,0 %. C. 62,5 %. D. 91,5 %. Câu 37: Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Chỉ có hợp chất ion mới bị điện li khi hoà tan trong nước. B. Độ điện li chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất điện li. C. Các axit chỉ gồm một gốc axit liên kết với một nguyên tử H đều là chất điện li mạnh. D. Với chất điện li yếu, độ điện li bị giảm khi nồng độ tăng. Câu 38: Phản ứng nào sau đây không xảy ra được ở nhiệt độ thường ? A. S + Hg HgS. B. 3Ca + N 2 Ca 3 N 2 . C. 2NH 3 + 3Cl 2 N 2 + 6HCl. D. SiO 2 + 4HF → SiF 4 + 2H 2 O. Câu 39: Hỗn hợp X gồm 3-cloprop-1-in; vinyl clorua và 1,1-đicloetan. Đốt cháy hoàn toàn 3,6 gam X trong không khí thu được 4,84 gam CO 2 . Mặt khác, để thủy phân hết X cần dùng vừa đủ 50 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng cẩn thận thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch AgNO 3 /NH 3 dư, sau phản ứng thấy tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 6,180 gam. B. 6,500 gam. C. 10,413 gam. D. 11,850 gam. Câu 40: Cho các phát biểu sau: (1). Các thiết bị máy móc bằng kim loại tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học. (2). Thiếc có thể dùng để phủ lên bề mặt của sắt để chống gỉ. (3). Điểm giống nhau giữa ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa là đều xảy ra phản ứng oxi hóa khử. (4). Người ta gắn những tấm kẽm lên vỏ (phần nổi trên mặt biển) của những con tàu bằng sắt thép để chống ăn mòn điện hóa. (5). Nhúng lá Fe nguyên chất vào dung dịch CuSO 4 , thanh Fe chỉ bị ăn mòn điện hoá. (6). Gang thép để trong không khí ẩm lâu ngày sẽ bị ăn mòn điện hóa. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Cho các chất sau đây: H 2 CO 3 , (NH 2 ) 2 CO, (NH 4 ) 2 CO 3 , HCN, CCl 4 , CaC 2 , Li 3 N, (CH 3 ) 3 N. Số chất không phải là hợp chất hữu cơ là A. 6. B. 8. C. 7. D. 5. Câu 42: Phát biểu nào sau đây về anilin không đúng ? A. Anilin là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước. B. Anilin là amin bậc I, có tính bazơ và làm quỳ tím đổi sang màu xanh. C. Anilin chuyển sang màu nâu đen khi để lâu trong không khí vì bị oxi hóa bởi oxi không khí. D. Anilin là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, polime, dược phẩm, http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 5/6 – Mã đề thi 203 Câu 43: Nhúng một thanh Mg vào 100 ml dung dịch Cu(NO 3 ) 2 và AgNO 3 có cùng nồng độ a (mol/lít). Sau phản ứng hoàn toàn thu đem cân lại thấy khối lượng thanh Mg tăng 13,6 gam so với ban đầu. Giá trị của a là A. 1,5M. B. 2M. C. 1M. D. 0,6M. Câu 44: Cho phản ứng: K 2 SO 3 + KMnO 4 + KHSO 4 K 2 SO 4 + MnSO 4 + H 2 O. Tổng hệ số nguyên tối giản sau khi cân bằng của các chất trong phương trình là A. 25. B. 29. C. 27. D. 31. Câu 45: Quá trình lên men rượu từ tinh bột xảy ra theo quá trình: 2 + o o + H O enzim 6 10 5 n 6 12 6 2 5 H , t 30 35 C (C H O ) C H O C H OH    Nếu dùng 10 kg gạo chứa 80% tinh bột để thực hiện quá trình trên sẽ thu được V lít rượu nguyên chất (có d = 0,8 g/ml). Biết hiệu suất cả quá trình là 62,5%. Giá trị của V là A. 3,55 lít. B. 2,84 lít. C. 1,77 lít. D. 5,68 lít. Câu 46: Hoá hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N 2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO 2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là A. CH 3 -CH 2 -COOH và HOOC-COOH. B. CH 3 -COOH và HOOC-CH 2 -CH 2 -COOH. C. H-COOH và HOOC-COOH. D. CH 3 -COOH và HOOC-CH 2 –COOH. Câu 47: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Hóa chất 3-MCPD (3-monoclopropan-1,2-điol) có trong nước tương có thể gây hại cho sức khỏe con người. B. Saccarin (C 7 H 5 NO 3 S) là một loại đường hóa học có giá trị dinh dưỡng cao và độ ngọt gấp 500 lần saccarozơ nên có thể dùng cho người mắc bệnh tiểu đường. C. Dầu mỡ qua sử dụng ở nhiệt độ cao (rán, quay) nếu tái sử dụng có nguy cơ gây ung thư. D. Melamine (công thức C 3 H 6 N 6 ) không có giá trị dinh dưỡng trong sữa, ngược lại có thể gây ung thư, sỏi thận. Câu 48: Hoà tan hoàn toàn 15,5 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn trong dung dịch HNO 3 thu được dung dịch Y và 2,24 lít hỗn hợp khí Z (ở đktc) gồm N 2 và N 2 O có tỉ khối so với hiđro là 18. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được 85,7 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO 3 đã tham gia phản ứng trên là A. 2,90 mol. B. 1,35 mol. C. 1,10 mol. D. 2,20 mol. Câu 49: . Thực hiện các phản ứng sau đây: (1) AgNO 3 + NaI → (2) Pb(NO 3 ) 2 + KI → (3) BaCl 2 + K 2 CrO 4 → (4) Al 2 (SO 4 ) 3 + K 2 S → (5) CdCl 2 + Na 2 S → (6) FeCl 3 + H 2 S → (7) CuCl 2 + H 2 S → (8) AgNO 3 + H 3 PO 4 Số phản ứng thu được sản phẩm có kết tủa màu vàng là A. 3. B. 4. C. 5 D. 6. Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn 7,6 gam hỗn hợp Z gồm một axit cacboxylic X và một ancol Y đều đơn chức, mạch hở (có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử) thu được 0,3 mol CO 2 và 0,4 mol H 2 O. Nhận xét nào sau đây về X và Y không đúng ? A. X và Y đều có 2 đồng phân. B. Có thể điều chế trực tiếp hợp chất X từ Y bằng một phản ứng. C. Cả X và Y đều không làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường. D. Trong hỗn hợp Z, số mol ancol Y lớn hơn X. B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Cho các hợp chất: fructozơ, saccarozơ, đimetylaxetilen, vinylbenzen, amoni fomat, phenylamoni clorua. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO 3 trong NH 3 dư tạo ra kết tủa là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 52: Thực hiện phản ứng chuyển hóa theo sơ đồ sau: benzen  X 1  X 2  X 3  X 4  X 5 Với X 1 , X 2 , X 3 , X 4 , X 5 đều có chứa vòng benzen. X 4 có công thức phân tử là C 6 H 3 O 7 N 3 và X 5 có công thức là C 6 H 2 O 7 N 3 Na. X 3 không chứa Nitơ. Vậy X 2 , X 3 , X 4 và X 5 lần lượt là A. phenol, natri phenolat ; axit picric và natri picrat. B. phenyl clorua, phenol ; axit picric và natri picrat. http://moon.vn – hotline: 04.3562 7791 Trang 6/6 – Mã đề thi 203 C. natri phenolat ; phenol,; axit picric và natri picrat. D. phenyl clorua, natri phenolat; axit picric và natri picrat. Câu 53: Cho 0,87 gam hỗn hợp bột các kim loại Fe, Al, Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1:2:1 vào 400 ml dung dịch (AgNO 3 0,08M + Cu(NO 3 ) 2 0,5M). Sau khi phản ứng hoàn toàn thì khối lượng chất rắn thu được là A. 4,302 gam. B. 3,712 gam. C. 4,8 gam. D. 4,032 gam. Câu 54: Cho phản ứng oxi hóa - khử sau: FeSO 3 + KMnO 4 + H 2 SO 4 (loãng) Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + MnSO 4 + H 2 O Sau khi cân bằng, với hệ số các chất là các số nguyên tối giản nhau, tổng đại số của các hệ số chất tham gia phản ứng (vế trái) là A. 32. B. 20. C. 30. D. 28. Câu 55: Cho sơ đồ: tinh bột + 2 +H O/H  glucozơ men  ancol etylic. Lên men 162 gam tinh bột với hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 80% và 90%. Thể tích dung dịch ancol etylic 40 o thu được là (Biết khối lượng riêng của C 2 H 5 OH nguyên chất là 0,8 g/ml) A. 230 ml. B. 207 ml. C. 115 ml. D. 82,8 ml. Câu 56: Đun 0,08 mol hỗn hợp H gồm hai axit hữu cơ chức X, Y là đồng đẳng kế tiếp (M X < M Y ) với một lượng dư ancol metylic thu được 2,888 gam hỗn hợp este với hiệu suất 50% tính từ X và 40% tính từ Y. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là A. HCOOH và CH 3 COOH. B. CH 3 COOH và CH 3 CH 2 COOH. C. CH 2 =CHCOOH và CH 2 =C(CH 3 )COOH. D. CH 3 CH 2 COOH và CH 3 CH 2 CH 2 COOH. Câu 57: Cho các phản ứng sau: (1) Hòa tan quặng pyrit sắt vào dung dịch axit sunfuric đặc nóng thu được khí X. (2) Nhiệt phân quặng đolomit thu được khí Y. (3) Nhiệt phân dung dịch natri nitrit bão hòa thu được khí Z. (4) Hòa tan sunfua sắt vào dung dịch axit sunfuric loãng thu được khí T. Khí gây ra hiện tượng mưa axit và hiệu ứng nhà kính trong các khí trên theo thứ tự là A. X và Y. B. X và Z. C. Y và Z. D. Y và T. Câu 58: Hòa tan hoàn toàn 7,52 gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 và Fe vào 42 ml dung dịch HNO 3 10M, thu được 0,896 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm NO, NO 2 có tỉ khối hơi đối với H 2 là 21 và dung dịch Z. Dung dịch hòa tan tối đa m gam bột Cu sinh ra NO là sản phẩm khử duy nhất. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là A. 6,40. B. 8,32. C. 1,92. D. 5,12. Câu 59: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục CO 2 từ từ cho đến dư vào dung dịch hỗn hợp NaOH và Ba(OH) 2 . (2) Nhỏ dung dịch NH 3 từ từ cho đến dư vào dung dịch AlCl 3 . (3) Sục khí etilen từ từ đến dư vào dung dịch KMnO 4 . (4) Nhỏ dung dịch Ba(OH) 2 từ từ cho đến dư vào dung dịch K 2 Cr 2 O 7 . (5) Nhỏ dung dịch NH 3 từ từ cho đến dư vào dung dịch CuSO 4 . (6) Nhỏ dung dịch NaOH từ từ cho đến dư vào dung dịch Cr 2 (SO 4 ) 3 . (7) Sục CO 2 từ từ cho đến dư vào dung dịch Ba[Al(OH) 4 ] 2 . (8) Sục khí H 2 S từ từ đến dư vào dung dịch FeCl 2 . Số trường hợp thu được kết tủa khi kết thúc thí nghiệm là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 60: Cho amin bậc một X tác dụng với hỗn hợp (NaNO 2 + HCl), ở nhiệt độ thường và bằng phương pháp thích hợp tách thu được ancol Y. Đun Y với H 2 SO 4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp thu được sản phẩm hữu cơ Z có tỉ khối hơi đối với Y là 0,7. Số công thức cấu tạo thoả mãn X là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. http://moon.vn  hotline: 04.3562 7791    Môn t Câu  Câu  Câu  Câu  Câu  Câu  1 B 11 C 21 D 31 B 41 D 51 A 2 D 12 B 22 A 32 C 42 B 52 C 3 C 13 A 23 D 33 D 43 C 53 D 4 D 14 A 24 C 34 A 44 C 54 C 5 D 15 B 25 A 35 A 45 A 55 B 6 B 16 C 26 B 36 B 46 D 56 B 7 A 17 D 27 D 37 D 47 B 57 A 8 A 18 A 28 D 38 B 48 B 58 D 9 A 19 C 29 B 39 B 49 C 59 C 10 C 20 D 30 C 40 C 50 A 60 B  Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, khi việc tìm kiếm thông tin, kiến thức đã trở nên hết sức dễ dàng thì điều quan trọng lại nằm ở chỗ bạn tiếp thu được gì trong khối kiến thức vô cùng lớn ấy. Kiến thức là vô tận nhưng chúng ta phải làm thế nào để có thể biến kiến thức của nhân loại thành kiến thức của chính mình? Moon.vn sẽ cung cấp cho các em những phương pháp và kĩ năng cần thiết để tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và biến những kiến thức chung của nhân loại thành kiến thức riêng của mình, phục vụ cho cuộc sống của mình. Moon.vn cũng là Cổng luyện thi Đại học đầu tiên và duy nhất áp dụng hình thức học tập qua MoonTV, tạo ra sự tương tác lớn giữa học sinh với giáo viên, học sinh với Mod và giữa các học sinh với nhau. MoonTV chính là bước đột phá trong lĩnh vực Dạy – Học online, rèn cho các em tính chủ động, tích cực trong học tập. Cũng nhờ có MoonTV, việc luyện thi Đại học của các em sẽ trở nên sôi động, đầy hứng thú và đạt được hiệu quả cao hơn, giúp các em tiến gần hơn đến cổng trường Đại học.  THI  Ngày thi   1 16/3/2014 Môn Toán: 8h00 - 11h00 Môn Hóa, Anh: 13h00 - 14h30 Môn Lý, Sinh: 15h00 - 16h30 1)  – số 178 Đường Láng – Đống Đa – Hà Nội 2)  – số 174 Hồng Mai - Hai Bà Trưng – Hà Nội 2 20/4/2014 3 18/5/2014 4 15/6/2014     -  -  -  - Nhóm 3 -  -  - Á KHOA TT Danh h   1  500.000   2  300.000   3  200.000   4   16/5/2014  203 http://moon.vn  hotline: 04.3562 7791 Câu 1: CTPT các cht trong hn hp: COH 4 ; C 2 O 2 H 4 ; C 6 O 6 H 12 n hp = CO + H 2 . t: {CO; H 2 } + O 2  2 + H 2 O. Phn ng: CO 2 + Ca(OH) 2  3  + H 2 O. Gi thit gii ra n CO2 = 0,13 mol và n H2O = 0,16 mol. Vy m = 0,13 × 28 + 0,16 × 2 = 3,96 gam. Câu 5:  2  3     2 N[CH 2 ] 6 NH 2   là 6-aminohexanoic (H 2 N[CH 2 ] 5   Câu 12:  ete  1.H 2 O.  H2O = 15,2   ancol = 2.n H2O = 0,3 mol.  ancol  2 H 5 OH (M=46) và C 3 H 7 OH (M=60). Câu 15:  X  8 H 8 O 2 . X tráng  OH, -CH 2  6 H 4 CH 3  m); HCOOCH 2 C 6 H 5 (1  3 OC 6 H 4  6 H 5 OCH 2  Câu 20: 2 22 2 2 2 224 + 2 26 22 2 O C H + H C C CH Br 0,04 mol C H AgC C CO + H H CAg 0,02 mol H BrH H O           . Th ý rng hn hu có tng 0,8 mol nguyên t H, vào dung dch 0,02 × 2 + 0,04 × 4 = 0,2 mol H n ho 0,3 mol H 2 O và cn 0,15 mol O 2  2 cn 0,23 mol O 2  s có 0,08 mol CO 2  2 H 6 . B 2 H 2 và 0,3 mol H 2  C2H2 = 25 %. Câu 25: Chú ý các cation: Ca 2+ ; Ba 2+ ; Mg 2+  3 2-   2+ . M 2+ + K 2 CO 3  3  +  anion = 2.n K2CO3 = 0,12 mol.  Cl- = n HCO3- = 0,06 mol; n M2+ = 0,06 mol. BTKL m M2+ = 6,49    3 ) 2  2 O + 2CO 2  m = m M2+ + m O + m Cl -  Câu 34:  6,5 72 31,58 . 68,42 6.5 5 My X y x ax by bX b X aM a y ab                 . Z < 82 ta luôn có: 2 2,5 2 2,5 1,211 1, ,55 N Z X b Z y a N Z           * ,ab N , a+b=5 nên    6,5 24 8 2 3 72 52 2 31,58 3 16 68,42 2 19,5 My x X x y y xy M xy X X My                        2 O 3  . Câu 44:  +4  +6  +7  +2  5K 2 SO 3 + KMnO 4 + KHSO 4  2 SO 4 + 2MnSO 4 + H 2 O.  3  4   4  4  2 O nên có ngay: 5K 2 SO 3 + 2KMnO 4 + 6KHSO 4 9 K 2 SO 4 + 2MnSO 4 + 3H 2 O. Ttrình là 27. Câu 48: HD: cn chú ý 2 ch không nói hn hp khí là sn phm duy nht và cho khng mun ti mui NH 4 NO 3 có x mol. Tính nhanh: m mui = m X + m NO3- + m NH4NO3  y n HNO3 = 0,025 × 10 + 0,05 × 10 + 0,05 × 12 = 1,35 mol. (chú ý: dùng bo toàn e hoc b nhm nhanh các h s 8 hay 10 ta nhân trên).

Ngày đăng: 01/05/2014, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w