1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bình luận khoa học về cạnh tranh không lành mạnh

31 1,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 234,47 KB

Nội dung

Từ thời xa xưa, con người đã biết đến việc làm kinh tế nhưng chỉ dưới hình thức sơ khai như những hoạt động săn bắt, hái lượm rồi chiếm đoạt những sản phẩm tự nhiên mà người khác tìm kiếm được. Tiếp đến là xuất hiện nền kinh tế sản xuất tự cung tự cấp, tiến thêm một bước nữa là thực hiện nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Nhưng nền kinh tế này lại được thay thế bằng nền kinh tế thị trường sau ĐH Đảng lần thứ VI (12/1986). Có thể nói nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tiến bộ và có nhiều ưu điểm nhất bởi sự đa dạng hóa sở hữu, đa thành phần kinh tế, đa chủ thể kinh doanh và đa lợi ích kinh tế. Cũng vì vậy mà cạnh tranh đã trở thành quy luật tất yếu và là nguồn động lực thúc đẩy kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nơi nào triệt tiêu cạnh tranh nơi đó triệt tiêu sự phát triển. Vì vậy, để có nhận thức đúng đắn về hành vi cạnh tranh lành mạnh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh em xin trình bày đề tài: “Bình luận về cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh”. Do thời gian ngắn và tầm hiểu biết còn hạn chế nên những tìm hiểu, bài nghiên cứu này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chưa phân tích sâu sắc vấn đề, kính mong thầy thông cảm và góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn.

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI  NHỮ THỊ DUNG ĐỀ TÀI: BÌNH LUẬN VỀ CẠNH TRANH LÀNH MẠNH & CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG KINH DOANH GVHD: Ths, GV Luật NGUYỄN VĂN HUYÊN Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 2 Mục lục A. Đặt vấn đề 5 B. Giải quyết vấn đề 6 1. Cơ sở pháp lý 6 1.1. Cạnh tranh 6 1.1. Cạnh tranh lành mạnh 7 1.1.1 Khái niệm 7 1.1.2 Biểu hiện 7 1.2. Cạnh tranh không lành mạnh 7 1.2.1 Khái niệm 7 1.2.2 Đặc điểm 7 1.2.3 Biểu hiện 8 2. Phân biệt hành vi cạnh tranh lành mạnhcạnh tranh không lành mạnh 18 2.1. Đặt tên hàng hóa của mình t ương t ự tên gọi hàng hóa cùng loại của đối thủ cạnh tranh. 18 2.2. Bán hàng theo phương thức mua 1 tặng 1 (được hiểu là tặng loại hàng hóa cùng loại, cùng kích cỡ) 18 2.3. Trả lương gấp ba lần để tuyển dụng bằng được nhân viên tinh túy và sắc sảo của đối thủ cạnh tranh 19 2.4. Mua hàng hóa phế phẩm của đối thủ cạnh tranh để bán ào ạt ra thương trường (trong một thời điểm nhạy cảm). 20 2.5. Nói với khách hàng của mình về chất gây ung thư có trong hàng hóa của đối thủ cạnh tranh 21 2.6. Liên kết với đối thủ cạnh tranh khác để cạnh tranh quyết liệt với đối thủ còn lại trên thương trường 22 2.7. Bán công nghệ lạc hậu cho đối thủ cạnh tranh 22 3. Giải pháp 23 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 30 3 Lời nhận xét 4 Lời mở đầu Từ thời xa xưa, con người đã biết đến việc làm kinh tế nhưng chỉ dưới hình thức sơ khai như những hoạt động săn bắt, hái lượm rồi chiếm đoạt những sản phẩm tự nhiên mà người khác tìm kiếm được. Tiếp đến là xuất hiện nền kinh tế sản xuất tự cung tự cấp, tiến thêm một bước nữa là thực hiện nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Nhưng nền kinh tế này lại được thay thế bằng nền kinh tế thị trường sau ĐH Đảng lần thứ VI (12/1986). Có thể nói nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tiến bộ và có nhiều ưu điểm nhất bởi sự đa dạng hóa sở hữu, đa thành phần kinh tế, đa chủ thể kinh doanh và đa lợi ích kinh tế. C ũng v ì v ậy mà cạnh tranh đ ã tr ở thành quy luật tất yếu và là nguồn động lực thúc đẩy kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ. Nơi nào triệt tiêu cạnh tranh nơi đó triệt tiêu sự phát triển. Vì vậy, để có nhận thức đúng đắn về hành vi cạnh tranh lành mạnh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh em xin trình bày đ ề tài: “Bình luận về cạnh tranh lành mạnhcạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh”. Do thời gian ngắn và tầm hiểu biết còn hạn chế nên những tìm hiểu, bài nghiên cứu này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chưa phân tích sâu sắc vấn đề, kính mong thầy thông cảm và góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Chân thành cảm ơn. 5 A. Đặt vấn đề C ạnh tranh kinh tế l à sự ganh đua giữa các doanh nhân doanh nghiệp nhằm giành l ấy lợi thế tương đối để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. C ạnh tranh có thể xảy ra giữa những nh à sản xu ất, phân phối với nhau hoặc có th ể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa, d ịch vụ với giá cao, ng ười tiêu dùng lại muốn mua được v ới giá thấp. Cạnh tranh c ủa một doanh nghiệp là chiến lược của một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng m ột ng ành nghề, một lĩnh vực hay một địa bàn kinh tế xã hội. Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá) hoặc cạnh tranh phi giá cả (khuyến mại, quảng cáo) hay cạnh tranh của một doanh nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng được đ òi h ỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao được thu nhập thực tế. Cạnh tranh lành mạnh sẽ là động lực cho con người phát triển, từ đó tạo động lực cho nền kinh tế phát triển. Cạnh tranh đem đến cho người tiêu dùng nhiều lợi ích như hàng hóa tốt hơn, giá mua rẻ hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các doanh nghiệp đều cạnh tranh với nhau một cách lành mạnh, trong xã hội ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp vì sự sống còn, vì muốn khẳng định vị trí của mình trên th ương trư ờng một cách nhanh chóng mà đ ã có nhiều “thủ đoạn” cạnh tranh không trong sáng. 6 B. Giải quyết vấn đề 1. Cơ sở pháp lý Để hiểu rõ về các hành vi cạnh tranh lành mạnh và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, trước hết ta cần làm rõ từng khái niệm và biểu hiện thế nào là cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không lành mạnh và những hành vi nào được coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo Luật Cạnh Tranh năm 2004. 1.1. Cạnh tranh Cạnh tranh là một khái niệm rất rộng, xuất hiện ở mọi l ĩnh v ực đời sống xã hội. Trong kinh tế, cạnh tranh liên quan đến mọi l ĩnh v ực của thị trường và mọi chủ thể kinh doanh. Theo từ điển kinh doanh của Anh năm 1992 th ì: “ Cạnh tranh là sự ganh đua, kình đ ịch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khác hàng về phía mình”. Theo từ điển Tiếng Việt “Bách khoa tri thức phổ thông” thì: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà sản xuất, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm tranh giành các điều kiện về tư liệu sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”. Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng và trong l ĩnh v ực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với người tiêu dung. Vì vậy, người sản xuất tìm mọi cách để nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm, dịch vụ, áp dụng tiến bộ hoa học k ĩ thu ật tiên tiến nhằm giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng thị hiếu của người tiêu dung. Chính vì vậy, cạnh tranh làm cho người sản xuất năng động nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của thị trường. Xét theo quy mô, cạnh tranh có thể chia thành các loại : 1. Cạnh tranh giữa những người bán với nhau. 2. Cạnh tranh giữa những người mua với nhau. 3. Cạnh tranh trong nội bộ ngành. 4. Cạnh tranh giữa các ngành. 5. Cạnh tranh trong nước và cạnh tranh nước ngoài. 7 Nhưng về bản chất, cạnh tranh trong kinh doanh tồn tại hai hành vi đó là cạnh tranh lành mạnhcạnh tranh không lành mạnh. 1.1. Cạnh tranh lành mạnh 1.1.1 Khái niệm Cạnh tranh lành mạnh là hành vi cạnh tranh phù hợp với pháp luật, tôn trọng và bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội và lợi ích của đối thủ cạnh tranh. 1.1.2 Biểu hiện - Ngay thẳng, trung thực với đối thủ. - Không được xem đối thủ cạnh tranh là kẻ thù - Cạnh tranh một cách trung thực (tuyệt đối không là kẻ cản trở, là vật cản đối với sự thành công của người khác). 1.2. Cạnh tranh không lành mạnh 1.2.1 Khái niệm Khoản 2 Điều 10 bis Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp định ngh ĩa c ạnh tranh không lành mạnh như sau: “Bất kì hành vi cạnh tranh nào đi ngược lại các thông lệ trung thực, thiện chí trong công nghiệp hoặc trong thương mại đều là hành vi cạnh tranh không lành mạnh”. Luật cạnh tranh Việt Nam năm 2004 đưa ra định ngh ĩa v ề cạnh tranh không lành mạnh tại Khoản 4 Điều 3, Chương 1 như sau: “Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”. 1.2.2 Đặc điểm - Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các chủ thể kinh doanh trên thương trường. - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. 8 - Hành vi cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng. 1.2.3 Biểu hiện Trư ớc khi có Luật Cạnh Tranh, Luật Thương Mại năm 1997 cũng đã nghiêm c ấm các hành vi gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và các hành được quy định trong Điều 8 sau đây: 1. Đ ầu cơ để lung đoạn thị trường. 2. Bán phá giá đ ể cạnh tranh. 3. Dèm pha thương nhân khác. 4. Ngăn c ản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của thương nhân khác. 5. Xâm ph ạm quyền về nh ãn hiệu hàng hóa, các quyền khác về sở hữu công nghi ệp của thương nhân khác. 6. Các hành vi c ạnh tranh bất hợp pháp khác. Kế thừa Luật Thương Mại năm 1997, Luật Cạnh Tranh ra đời năm 2004 đ ã quy định những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Điều 39, Chương 3 bao gồm: 1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; 2. Xâm phạm bí mật kinh doanh; 3. Ép buộc trong kinh doanh; 4. Gièm pha doanh nghiệp khác; 5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; 6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 8. Phân biệt đối xử của hiệp hội; 9. Bán hàng đa cấp bất chính; 10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại Khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định. 9  Ch ỉ dẫn gây nhầm lẫn Theo Điều 40 Luật Cạnh Tranh (Luật CT) 2004: “Cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác theo quy định của Chính phủ để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh, cấm kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn này”. Quy định này có một số đặc điểm sau: Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi phải là "doanh nghiệp". Tuy nhiên, không đồng ngh ĩa ho àn toàn v ới khái niệm "doanh nghiệp" được quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2005 (Luật DN 2005), doanh nghiệp, hiểu theo ngh ĩa c ủa Luật CT 2004, rộng hơn so với Luật DN 2005. Theo đó, doanh nghiệp trong Luật CT 2004 không chỉ bao gồm các tổ chức kinh doanh như quy định của Luật DN 2005, mà còn bao gồm cả cá nhân kinh doanh, trong đó gồm cá nhân có đăng ký kinh doanh v à cá nhân không có đăng ký kinh doanh. Thứ hai: Phương thức thực hiện hành vi là xâm hại đến tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý… có trên sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Với việc thiết kế dưới dạng các quy phạm cấm đoán, Luật CT 2004 không đưa ra các dấu hiệu để nhận dạng các đối tượng bị xâm phạm này, do đó phải sử dụng phối hợp các quy phạm định nghĩa trong các văn bản pháp luật hiện hành khác có liên quan để từ đó có cách hiểu thống nhất trong quá trình áp dụng. Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ (Luật SHTT) 2005 và Quy chế ghi nhãn hàng hoá l ưu thông trong nư ớc và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (được ban hành kèm theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ) mới có quy định các dấu hiệu nhận dạng đối với một số chỉ dẫn về tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bao bì. Còn các chỉ dẫn khác trong Luật CT 2004, Luật SHTT 2005 như: biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh đều không được giải thích ở bất cứ văn bản nào trong hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam. - Tên thương mại: là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng l ĩnh v ực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại thông thường đều được 10 thể hiện cụ thể, rõ ràng có thể là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được, có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng l ĩnh v ực kinh doanh. Tên thương mại được sử dụng vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng nó để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, hàng hoá sản phẩm, bao bì hàng hoá và quảng cáo. Tên thương mại có thể trùng hoàn toàn hoặc trùng một phần với nhãn hiệu hàng hoá (ví dụ IBM, BMW, VW), song cần phân biệt nó với nhãn hiệu hàng hoá (ví dụ Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn…) hay xuất xứ hàng hoá (lụa Hà Đông, bánh đậu xanh Hải Dương…). Tên thương mại, biển hiệu khác với nhãn hiệu sản phẩm. Thông thường, nhãn hiệu sản phẩm là công cụ để đánh dấu từng sản phẩm riêng lẻ được gắn liền với sản phẩm đó, chỉ cho người tiêu dùng biết người sản xuất, ngày sản xuất, tính năng công dụng của sản phẩm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, những nội dung sau phải có trên nhãn hiệu sản phẩm: tên hàng, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất, định lượng sản phẩm, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, hướng dẫn bảo quản, sử dụng, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng. Tên thương mại sau khi được đăng ký theo quy định sẽ trở thành sản nghiệp thương mại hoặc sẽ được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Là một bộ phận của sản nghiệp thương mại và là đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, tuy nhiên khác với quyền sở hữu công nghiệp đối với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý…được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được thiết lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Như vậy, có thể thấy hành vi sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn về tên thương mại là những hành vi sử dụng bất kỳ chỉ dẫn thương mại nào trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Ví dụ: Công ty sản xuất m ũ b ảo hiểm xe máy Amoro kiện một số công ty trong nước với lý do công ty này sử dụng sản phẩm gây nhầm lẫn Amaro, Amora,… [...]... thức, biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh như đã nêu đều phải bị phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh và thích đáng để duy trì sự phát triển bền vững của thị trường Vì thế, Luật cạnh tranh năm 2004 đã ra đời và đã nêu ra những hành vi cạnh tranh nào là không lành mạnh và hình thức phạt pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh để răn đe và giảm bớt tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh... Bên cạnh đó, các chủ thể kinh tế, các cá nhân, doanh nghiệp khi tham gia hoạt động kinh doanh hàng hóa và dịch vụ cần nắm bắt nhanh chóng những qui định của Pháp luật Việt Nam về cạnh tranh, phân biệt và nhân thức đúng các hành vi nào là cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh để lựa chọn cho mình chiến lược cạnh tranh đúng pháp luật, đấu tranh với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. .. kinh doanh của họ thì đó là hành vi c ạnh tranh không lành mạnh Vi phạm Khoản 5, Điều 39 và Điều 44, Chương 3 của Luật cạnh tranh năm 2004 về việc gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác 3 Giải pháp Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnhkhông thể tránh khỏi Vấn đề là ở chỗ phải hướng cạnh tranh vào con đường lành mạnh và sau hết là quyền và lợi ích chính... hành vi cạnh tranh lành mạnh vì doanh nghiệp đã bảo vệ được lợi ích, sức khỏe cho khách hàng cũng như là lợi ích quốc gia 2.6 Liên kết với đối thủ cạnh tranh khác để cạnh tranh quyết liệt với đối thủ còn lại trên thương trường Trường hợp 1: Việc liên kết với đối thủ cạnh tranh khác để cạnh tranh quyết liệt với đối thủ còn lại trên thương trường với những hành vi cạnh tranh lành mạnh, trung thực, không. .. thủ cạnh tranh Đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh vì khi đ ặt tên hàng hóa của mình tương tự tên gọi hàng hóa cùng loại của đối thủ cạnh tranh sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng giữa các sản phẩm, không biết đâu là sản phẩm mang nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ mà mình mong muốn mua và phân vân về chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng lớn tới uy tín, thị phần của đối thủ cạnh tranh Hành vi cạnh tranh không. .. môi trường Hành vi này không nằm trong những hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều 39, Chương 3 của Luật Cạnh tranh năm 2004 Vì vậy, đây là hành vi cạnh tranh lành mạnh Trường hợp 2: Nếu việc mua và bán hàng hóa phế phẩm của đối thủ cạnh tranh ào ạt ra thương trường làm cho việc bán hàng hóa của công ty kia bị mất giá trị cạnh tranh và ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất,... đối thủ cạnh tranh ở một thời điểm nhạy cảm thì đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi “Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác” được quy định trong Khoản 5 Điều 39 và Điều 44,Chương 3 của Luật Cạnh Tranh năm 2004 2.5 Nói với khách hàng của mình về chất gây ung thư có trong hàng hóa của đối thủ cạnh tranh Trường hợp 1: Nếu trong hàng hóa của đối thủ cạnh tranh thực chất không có... phần của đối thủ cạnh tranh và gây ảnh hưởng đến uy tín cũng như là làm gián đoạn tình hình sản xuất kinh doanh thì là hành vi cạnh tranh không lành mạnh Đó là hành vi “Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh quy định tại Khoản 6, 7 Điều 8 và Khoản 1 Điều 9, Chương 2 của Luật Cạnh tranh năm 2004 2.7 Bán công nghệ lạc hậu cho đối thủ cạnh tranh Trường hợp 1: 22 Nếu hai doanh nghiệp đã thỏa thuận về việc mua bán... cạnh tranh lành mạnh Vì với trường hợp này công ty mới không xâm phạm bí mật của đối thủ cạnh tranhkhông gây thiệt hại , rối loạn về việc sản xuất và kinh doanh của đối thủ cạnh tranh được quy định tại Khoản 2 và Khoản 5 Điều 39, Chương 3, Luật cạnh tranh năm 2004 Trường hợp 2: Nếu công ty này cố gắng lôi kéo cho bằng được và khi tuyển dụng được người nhân viên tinh túy và sắc sảo của đối thủ cạnh. .. chặn đầu không cho xe khách của một đối thủ cạnh tranh xuất bến dẫn đến tình t rạng hành khách không được vận chuyển, ảnh hưởng đến trật tự công cộng và tắc nghẽn giao thông Hành vi trên bị coi là gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo Luật Cạnh tranh 14  Quảng cáo nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh là hoạt động quảng cáo của doanh nghiệp hướng đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh một . cạnh tranh 22 3. Giải pháp 23 C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ 30 3 Lời nhận xét 4 Lời mở đầu Từ thời xa xưa, con người đã biết đến việc làm kinh. dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. 14 Ví dụ: Đầu năm 2010, thị trường tài chính Việt Nam xuất hiện thực trạng “ngân hàng chèn ép các doanh nghiệp” doanh của doanh nghiệp đó. Ví dụ: Nhiều doanh nghiệp quảng cáo sản phẩm của mình đồng thời đưa ra lời cảnh báo với người tiêu dùng là sản phẩm của đối thủ cạnh tranh là hàng giả, hàng nhái…  Gây

Ngày đăng: 28/04/2014, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w