Câu hỏi tư vấn pháp luật
1 CÂU HỎI TƯ VẤN PHÁP LUẬT (Phần thi tư vấn pháp luật vòng loại) Câu hỏi 1: - Khi ký HĐLĐ Chị Y có thỏa thuận với Công ty là trong thời gian 24 tháng đầu vào làm việc Chị Y không được sinh con, thỏa thuận này có ghi rõ trong điều khoản của HĐLĐ. Tuy nhiên, trong thời gian này Chị Y đã có thai và sinh con Công ty dự kiến sẽ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với Chi Y vì lý do Chị Y vi phạm HĐ LĐ đã ký kết, nhưng không biết có đúng pháp luật không ? Đề nghị Anh (Chị) tư vấn giúp Công ty giải quyết trường hợp này (Hết) Đáp án: Trường hợp này, mặc dù Chị Y vi phạm HĐLĐ đã ký kết với Công ty, nhưng Công ty cũng không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với Chi Y, nếu làm như vậy là vi phạm pháp luật lao động. Vì theo khoản 3, Đi ều 111 Bộ luật Lao động qui định: - Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động - Trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, NLĐ nữ được tạm hoãn việc đơn phương chấm d ứt HĐLĐ, kéo dài thời hiệu xem xét xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động - Theo Nghị định số 41/1995/NĐ-CP, ngày 6/7/1995 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP, ngày 2/4/2003 của Chính phủ qui định khi hết thời gian nêu trên mà thời hiệu xử lý kỷ luật lao động đã hết thì được kéo dài thời hiệu để xem xét xử lý k ỷ luật lao động, nhưng tối đa không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên Theo các qui định trên, Cty nên chờ đến khi con của Chị Y đủ 12 tháng tuổi mới có thể đưa ra xem xét và như thế sẽ phù hợp với qui định của Pháp luật lao động. (Hết) Câu hỏi 2: - Ông A ký HĐLĐ có thời hạn 36 tháng, khi thực hiện được 6 tháng, ông A đề nghị Công ty thay đổi HĐLĐ từ 36 tháng xuống còn 24 tháng, nhưng không được Công ty ch ấp nhận. Ông A dự định sẽ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng không biết có đúng pháp luật lao động không ? Đề nghị Anh (Chị) tư vấn giúp Ông A thực hiện thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo qui định của pháp luật (Hết) Đáp án: Lý do không được Công ty chấp thuận rút ngắn HĐLĐ không thuộc các trường hợp qui định tại đi ều 37 BLLĐ về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn của NLĐ làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng - Theo khoản 2, Điều 33 BLLĐ đã sửa đổi bổ sung và khoản 2, Điều 8 Nghị định số 44/2003/NĐ -CP, ngày 09/5/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ qui định: Trong quá trình thực hiện HĐLĐ, nếu một bên có yêu cầu thay đổi nội dung HĐLĐ phài báo cho bên kia biết trước ít nhất ba ngày. Khi đã chấp thuận thì hai bên tiến hành sửa đổi, bổ sung nội dung, thủ tục thay đổi HĐLĐ theo hướng dẫn của Bộ LĐTB & XH hoặ c ký kết HĐLĐ mới. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận hai bên vẫn phải tuân thủ theo HĐ đã ký kết. Trường hợp hai bên không thỏa thuận 2 được thì tiếp tục thực hiện HĐLĐ đã giao kết hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ theo qui định tại khoản 3, Điều 36 của BLLĐ Đối chiếu với qui định trên nếu không được Công ty chấp thuận rút ngắm HĐLĐ thì Ông vẫn phải thực hiện HĐLĐ đã ký kết. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc rút ngắn H ĐLĐ thì với tư cách là NLĐ Ông cũng không có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đó mà chỉ có quyền tiếp tục thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ theo qui định tại khoản 3, điều 36 của BLLĐ. (Hết) Câu hỏi 3: Ông X là CNLĐ ký kết HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty chúng tôi, ngày 19/11/2009 có đến gặp Trưởng phòng Nhân sự để xin nghỉ 02 ngày do có việ c riêng, nhưng vì không có người thay thế nên Trưởng phòng Nhân sự không đồng ý. Không đồng tình với cách giải quyết của Trưởng phòng, anh X đã bỏ về và cũng không đến làm việc cho đến ngày 26/11/2009 Ông X đến công ty theo giấy mời của Giám đốc để bàn việc chuyển ông X sang làm việc ở cơ sở khác, ông X cho rằng công ty bố trí công việc không phù hợp nên không đồng ý và tiếp tục nghỉ việc. Công ty dự kiến sa thải ông X, nhưng không biết có đúng pháp luật lao động không ? và trình tự xử lý như thế nào ? Đề nghị Anh (Chị) tư vấn giúp công ty giải quyết việc này (Hết) Đáp án: Ông X nghỉ việc từ ngày 20/11/2009 đến ngày 26/11/2009 và sau đó lại tiếp tục nghỉ mà không có sự đồng ý của NSDLĐ (nghỉ quá 5 ngày cộng dồn trong một tháng) là đã vi phạm 1 trong những trường hợp được áp dụng xử lý kỷ luật với hình thức sa thải Vì theo điểm c, khoản 1, Đ iều 85 BLLĐ về những trường hợp áp xử lý kỷ luật sa thải qui định như sau: NLĐ tự ý bỏ việc năm ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng Đối chiếu với qui định trên công ty sa thải ông X là đúng pháp luật lao động. Tuy nhiên công ty phải hội đủ các điều kiện qui định tại khoản 3, Điều 6; điểm a, khoả n 3, Điều 11 Nghị định 41/1995/NĐ-CP, ngày 6/7/1995 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP, ngày 2/4/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về kỷ luật lao động như sau: - Trường hợp này phải được qui định trong Nội qui lao động của công ty và có đăng ký với cơ quan lao động - Phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấ p hành Công đoàn cơ sở. Trường hợp Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở không nhất trí thì công ty phải báo cáo bằng văn bản với Sở Lao động Thương binh và Xã hội và sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo với Sở Lao động Thương binh và Xã hội công ty mới có quyền ra quyết định sa thải và chịu trách nhiệm về quyết định của mình - Tại cuộc họp xử lý kỷ luật phải có sự tham gia của đại diện Ban Chấ p hành Công đoàn cơ sở; phải có mặc của ông X và người được ông X nhờ bào chữa (nếu có). Trường hợp công ty đã 3 lần thông báo bằng văn bản mà ông X vẫn vắng mặt thì công ty có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật cho ông X biết - Sau khi sa thải ông X, công ty phải báo cáo cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội biết (Hết) Câu hỏi 4: Do bị nghi ngờ trộm cắp tài sản của Công ty, anh K đã bị cơ quan điều tra tạm giam giữ nên Công ty đã ra quyết định sa thải anh K. Sau khi được cơ quan điều tra xác định 3 không phạm tội anh K trở lại Công ty gửi đơn yêu cầu Công ty phải trả đủ lương, thưởng và các chế độ khác cho Anh trong thời gian bị tạm giam giữ đồng thời phải nhận anh trở lại làm việc. Công ty phải giải quyết như thế nào cho đúng luật lao động ? Đề nghị Anh (Chị) tư vấn giúp Công ty giải quyết việc này (Hết) Đáp án: Trường hợp này xin được trao đổi vớ i Công ty một số ý như sau: - Sa thải là một trong các hình thức xử lý kỷ luật lao động được qui định tại Điều 84 BLLĐ và chỉ được áp dụng trong những trường hợp được qui định tại điều 85 BLLĐ trong đó có hành vi trộm cắp tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp này anh K mới bị nghi ngờ trộm cắp tài sản của Công ty nên bị tạm giam giữ thuộc một trong nhữ ng trường hợp tạm hoãn thực hiện HĐLĐ được qui định tại Điều 35 BLLĐ, do đó không thuộc trường hợp áp dụng hình thức sa thải. - Theo Nghị định số 41/1995/NĐ-CP, ngày 6/7/1995 được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 33/2003/NĐ-CP, ngày 2/4/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về kỷ luật lao động. Tại điểm b, mục 2, khoản 3, Điều 1 Nghị định số 33 qui định không được xử lý kỷ luật lao động đối với NLĐ đang trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ - Điểm a, khoản 2, Điều 10 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, ngày 9/5/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐL Đ qui định việc tạm giữ, tạm giam hình sự có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động thì khi hết hạn tạm giữ, tạm giam hoặc khi Tòa án kết luận là NLĐ bị oan thì NSDLĐ phải nhận họ trở lại làm việc cũ, trả đủ tiền lương và các quyền lợi khác trong thời gian NLĐ bị tạm giữ, tạm giam theo qui định tại Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2001 củ a Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về tiền lương Đối chiếu với các qui định trên, Công ty sa thải anh K là không đúng pháp luật lao động, vì vậy Công ty nên hủy quyết định sa thải, đồng thời tiếp nhận anh K trở lại làm việc và trả đủ các khoản tiền lương, tiền thưởng và các chế độ khác cho anh K trong suốt thời gian Anh bị tạm giam giữ (H ết) Câu hỏi 5: Trong thời gian làm việc tại Công ty Z, tháng 2/2010 Chị A nghỉ sinh con và hưởng chế độ thai sản theo qui định. Tuy nghiên, trong thời gian nghỉ sinh con hưởng chế độ thai sản Công ty vẫn khấu trừ 6% tiền lương của Chị A đế trích nộp BHXH. Chị A đã gửi đơn đến Công đoàn để hỏi sự việc như vậy đúng hay sai ? Và nếu không phải đóng BHXH thì thời gian này có được tính là thời gian đóng BHXH không ? Đề nghị Anh (Chị) tư vấn giúp Công đoàn trả lời cho Chị A việc này (Hết) Đáp án: Căn cứ khoản 2, Điều 35 Luật BHXH; Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; Thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH, ngày 30/01/2007 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, ngày 22/12/2006 của Chính phủ qui định: “Trong th ời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội” 4 - Đối chiếu với các qui định trên, trường hợp Chi A trong thời gian nghỉ sinh con hưởng chế độ thai sản, nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng mà Công ty vẫn khấu trừ 6% tiền lương của Chị A để trích nộp BHXH là sai qui định của pháp luật. - Trong thời gian Chị A nghỉ việc hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội (Hết) Câu hỏi 6: Chị P được công ty A nhận vào học nghề may, mọi chi phí học nghề do Công ty chi trả, chi P có cam kết sau khi học xong sẽ làm việc cho công ty A trong thời gian là 4 năm. Khi khóa học hoàn thành thì chị P từ chối làm việc cho công A vì gia đình phải chuyển đến địa phương khác sinh sống. Công ty A yêu cầu chị P bồi thường chi phí học nghề cho Công ty, chị P không đồng ý và đã làm đơn gửi Chủ tịch công đoàn Công ty đề nghị can thiệp giải quyết. Đề nghị Anh (Chị ) tư vấn giúp Chủ tịch công đoàn Công ty giải quyết vấn đề này (Hết) Đáp án: Theo qui định tại khoản 3, Điều 24 BLLĐ, trong trường hợp doanh nghiệp nhận người vào học nghề để sử dụng thì hợp đồng học nghề phải có cam kết về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp và phải bảo đảm ký kết HĐLĐ sau khi học xong. Người học nghề sau khi học xong, nếu không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí dạy nghề Đối chiếu với qui định trên thì chị P phải bồi thường chi phí dạy nghề cho công ty A, vì Chị đã không thực hiện đúng cam kết làm việc cho công ty 4 năm sau khi học nghề xong. Với trách nhiệm của Công đoàn, Chủ tịch Công đoàn Công ty nên giải thích cho chị P hiểu biết và chấp hành thực hiện các qui định của pháp luật (Hết) Câu h ỏi 7: Anh T ký HĐLĐ với công ty Mtrong thời hạn là 36 tháng. Khi hết hạn hợp đồng công ty M vẫn có nhu cầu thuê anh T làm việc và tiếp tục ký hợp đồng có thời hạn 36 tháng, nhưng anh T cho rằng công ty M làm như vậy là không đúng mà phải ký HĐLĐ không xác định thời hạn mới phù hợp với qui định của pháp luật và anh T đã gửi đơn đề nghị Công đoàn can thiệp Đề nghị Anh (Chị) tư vấ n giúp Công đoàn giải quyết vấn đề này (Hết) Đáp án: Theo qui định tại khoản 2, Điều 27 BLLĐ và khoản 4, Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, ngày 9/5/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ thì khi HĐLĐ xác định thời hạn và HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất đị nh có thời hạn dưới 12 tháng hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng hết hạn, hai bên phải ký kết HĐLĐ mới. Trong thời gian chưa ký được HĐLĐ mới, hai bên phải tuân theo HĐLĐ đã giao kết. Khi hết thời hạn 30 ngày mà không ký HĐLĐ mới, HĐLĐ đã giao kết trở thành hợp đồng không xác định th ời hạn. Trường hợp ký HĐLĐ mới là hợp đồng xác định thời hạn, thì chỉ được ký thêm một thời hạn không quá 36 tháng, sau đó nếu NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì hợp đồng không xác định thời hạn Đối chiếu với qui định trên, việc anh T cho rằng công ty M có nhu cầu thuê anh T tiếp tục làm việc và ký HĐLĐ có thời hạn 36 tháng là không đúng mà phải ký HĐLĐ 5 không xác định thời hạn với anh T là không có căn cứ pháp luật. Công đoàn nên giải thích để anh T hiểu rõ và chấp hành thực hiện đúng qui định của pháp luật (Hết) Câu hỏi 8: Anh X ký HĐLĐ với công ty N với mức tiền lương là 700.000đ/tháng. Sau 2 tháng thì Thỏa ước lao động tập thể của Công ty được ký kết và có điều khoản lương tối thiểu của NLĐ trong Công ty là 750.000đ/tháng. Trong trường hợp này thì gi ữa Công ty và anh X có cần thiết phải sửa đổi HĐLĐ cho phù hợp với Thỏa ước lao động tập thể không hay anh X đương nhiên được hưởng lương 750.000đ/tháng ? Đề nghị Anh (Chi) tư vấn giúp Công ty N giải quyết vấn đề này (Hết) Đáp án: Khoản 1, Điều 29 BLLĐ qui định trong trường hợp một phần hoặc toàn bộ nội dung HĐLĐ qui định quyền lợi củ a NLĐ thấp hơn mức được qui định trong pháp luật lao động, Thỏa ước lao động tập thể, nội qui lao động đang áp dụng trong doanh nghiệp hoặc hạn chế các quyền khác của NLĐ thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó phải được sửa đổi, bổ sung. Đối chiếu với qui định trên thì điều khoản thỏa thuận giữa anh X với công ty N trong HĐLĐ về mức lương 700.000đ/tháng không đương nhiên mất hiệu lực và anh X cũng không đương nhiên được hưởng mức lương 750.000đ/tháng. Trong trường hợp này HĐLĐ giữa công ty N và anh X phải được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với qui định của Thỏa ước lao động tập thể (Hết) Câu hỏi 9: Anh T ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công X. Sau khi làm việc tại Công ty được 12 tháng thì anh T bị ốm và phả i điều trị trong 6 tháng liền. Để yên tâm chữa bệnh anh T dự định sẽ đơn phương chấm dứt HĐLĐ vớ công ty T, nhưng không biết phải báo trước cho công ty X bao nhiêu ngày về việc mình đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì đúng qui định của pháp luật lao động Đề nghị Anh (Chị) tư vấn giúp anh T việc này (Hết) Đáp án: Khoản 3, Điều 37 BLLĐ đã sử a đổi, bổ sung qui định NLĐ làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng phải báo trước cho NSDLĐ biết trước ít nhất 45 ngày; NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 6 tháng liền thì phải báo trước ít nhất 03 ngày. Anh T ký HĐLĐ không xác định thời hạn với công ty X thì về nguyên tắc khi đơn phương chấ m dứt HĐLĐ anh T phải báo cho Công ty X biết trước 45 ngày. Tuy nhiên theo qui định nêu trên, trong trường hợp anh T đã bị ốm và điều trị 6 tháng liền thì anh T không cần phải báo trước 45 ngày mà chỉ cần báo trước ít nhất 3 ngày là đúng với qui định của pháp luật lao động Câu hỏi 10: Anh M đang làm việc cho công ty Q theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn thì bị truy tố về tội cố ý gây thương tích cho người khác và bị bắt tạm giam để điều tra. Sau đó bị phạt 3 tháng tù cho hưởng án treo. Hết thời hạn chấp hành hình phạt của Tòa án, anh M trở lại làm việc, nhưng Giám đốc công ty Q không muốn nhận anh M trở lại làm việc và có hỏi ý kiến Công đoàn. 6 Là Chủ tịch Công đoàn cơ sở Anh (Chị) sẽ tư vấn cho Giám đốc Công ty về việc này như thế nào cho đúng pháp luật ? (Hết) Đáp án: Theo qui định tại b, khoản 2, Điều 10 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, ngày 9/5/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ qui định trong trường hợp NLĐ bị t ạm giữ, tạm giam hình sự không liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động, thì khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam NSDLĐ bố trí cho NLĐ làm công việc cũ hoặc sắp xếp công việc mới. Đối chiếu với qui định trên trường hợp của anh M phạm pháp không liên quan đến quan hệ lao động, hết thời hạn chấp hành hình phạt của Tòa án anh M trở lại làm việc, có thể bố trí công việc cũ hoặc sắp xếp công việc mới. Thời gian anh M chấp hành hình phạt của Tòa án được coi là thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Trong trường hợp Giám đốc công ty Q không muốn nhận anh M trở lại làm việc thì có thể thỏa thuận với anh M để chấm dứt HĐLĐ theo khoản 3, Điều 36 của BLLĐ (Hết) Câu hỏi 11: Anh C có thời gian làm việt tại công ty Z là 12 năm. Tháng 10/2008, do có thay đổi cơ cấ u công nghệ công ty Z đã cho anh C thôi việc và chi trả trợ cấp thôi việc là 6 tháng tiền lương. Không đồng ý với việc chi trả của công ty, anh C đã gửi đơn đến Công đoàn đề nghị can thiệp Đề nghị Anh (Chị) tư vấn giúp Chủ tịch Công đoàn cơ sở giải quyết vụ việc này ? (Hết) Đáp án: Theo qui định tại khoản 1 và khoản 2, Điều 17 BLLĐ, Trong trường hợp do thay đổ i cơ cấu hoặc công nghệ mà NLĐ đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm thì NSDLĐ có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho NLĐ thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi nă m làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương. Đối chiếu với qui định trên Công đoàn cần có văn bản kiến nghị để Công ty chi trả trợ cấp cho anh C đúng với qui định của pháp luật. Nếu không được Giám đốc chấp thuận thì Công đoàn hướng dẫn anh C làm đơn khiếu nại gửi Giám đốc công ty Z để được giải quyết theo qui định tạ i Nghị định số 04/2005/NĐ-CP, ngày 11/01/2005 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về khiếu nại, tố cáo về lao động hoặc đưa vụ việc ra Tòa lao động để được xem xét giải quyết (Hết) Câu hỏi 12: Anh K có thời gian làm việc tại công ty A là 14 năm 7 tháng. Tháng 12/2008 Anh K bị công ty cho thôi việc vì lý do thay đổi công nghệ và được công ty chi trả trợ cấp mất việc làm là 14,5 tháng l ương. Do không hiểu biết qui định của pháp luật nên anh K đến hỏi ý kiến của Công đoàn. Đề nghị Anh (Chị) tư vấn giúp Chủ tịch Công đoàn cơ sở trả lời việc này cho NLĐ ? (Hết) Đáp án: Theo qui định tại khoản 3, Điều 12 Nghị định số 39/2003/NĐ-CP, ngày 18/04/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ v ề việc làm 7 thì thời gian làm việc để được hưởng trợ cấp mất việc làm là từ đủ một năm (12 tháng) trở lên, nếu có tháng lẻ được tính như sau: a) Dưới 1 tháng không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm b) Từ 1 tháng đến 6 tháng được tính bằng 6 tháng làm việc để hưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1/2 tháng lương c) Từ đủ 6 tháng trở lên được tính bằng 1 năm làm việc để h ưởng trợ cấp mất việc làm bằng 1 tháng lương Đối chiếu với qui định trên, anh K có thời gian làm việc cho công ty A là 14 năm 7 tháng, trong trường hợp này công ty cho anh K thôi việc vào tháng 12/2009 đây là thời điểm chưa áp dụng trợ cấp thất nghiệp nên thời gian làm việc để được hưởng trợ cấp mất việc là của anh K được tính tròn là 15 năm, mỗi năm làm việc bằng 1 tháng lương, như vậy Công ty phải chi trả tr ợ cấp mất việc làm cho anh K là 15 tháng lương mới đúng qui định của pháp luật (Hết) Câu hỏi 13: Do không có nguyên liệu sản xuất, công ty H quyết định chuyển anh T sang làm công việc khác trái với chuyên môn trong thời hạn là 1 năm. Anh T không đồng ý với lý do Anh không thể hoàn thành công việc mới vì vậy công ty H chi trả 50% lương theo hợp đồng với lý do ngừng việc. Do không hiểu biết pháp luật nên anh T đến hỏi ý kiến Công đoàn Đề nghị Anh (Chị) tư vấn giúp Ch ủ tịch Công đoàn cơ sở trả lời việc này cho NLĐ ? (Hết) Đáp án: Khoản 2, Điều 9 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, ngày 9/5/2003 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về HĐLĐ qui định trong trường hợp NSDLĐ tạm thời chuyển NLĐ làm việc trái nghề quá 60 ngày cộng dồn trong 1 năm thì phải có sự thỏ a thuận của NLĐ; nếu NLĐ không chấp thuận mà họ phải ngừng việc thì người đó được hưởng lương theo qui định tại khoản 1, Điều 62 BLLĐ Khoản 1, Điều 62 BLLĐ qui định trong trường hợp phải ngừng việc do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ được trả đủ tiền lương Đối chiếu với qui định trên, khi công ty H điều chuyển anh T sang làm việ c khác trái nghề trong thời hạn 1 năm thì phải có sự thỏa thuận của anh T, công ty H trả lương cho anh T bằng 50% lương theo hợp đồng với lý do ngừng việc là không đúng với qui định tại khoản 2, Điều 9 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, ngày 9/5/2003 của Chính phủ. Vì trong trường hợp này việc ngừng việc do không có nguyên liệu sản xuất là do lỗi của NSDLĐ, do vậy công ty H phải trả đủ lương cho anh T trong suốt th ời gian ngừng việc (Hết) Câu hỏi 14: Công ty N lý HĐLĐ có thời hạn 36 tháng với anh K, nhưng đến tháng làm việc thứ 6 thì công ty N liên tục không trả công đầy đủ cho anh K như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Anh K đã thông báo với công ty là sẽ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, nhưng công ty N cho rằng anh K phải làm việc đủ 12 tháng trở lên mới có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Quá b ức xúc anh K đã đến hỏi Công đoàn về việc này Đề nghị Anh (Chị) tư vấn giúp Chủ tịch Công đoàn cơ sở trả lời việc này cho NLĐ ? (Hết) 8 Đáp án: Điểm b, khoản 1, Điều 37 BLLĐ đã sửa đổi, bổ sung qui định NLĐ là việc theo HĐLĐ xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng, HĐLĐ theo mùaq vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn trong trường hợp không được trả công đầy đủ hoặ c trả công không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng Đối chiếu với qui định trên trường hợp này anh K có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn theo qui định tại Điểm b, khoản 1, Điều 37 BLLĐ, mà không cần phải đợi đến đủ 12 tháng làm việc. Việc công ty N cho rằng anh K phải làm việc đủ 12 tháng trở lên mới có quyền đơn ph ương chấm dứt HĐLĐ là không đúng với qui định của pháp luật hiện hành (Hết) Câu hỏi 15: Biết mình sẽ bị kỷ luật nên anh B xin phép công ty M nghỉ phép năm. Sau khi cho anh B nghỉ phép, công ty M ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với anh B theo đúng thời hạn báo trước. Anh B đã đến hỏi Công đoàn việc công ty M đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối v ới Anh đang trong thời gian Anh nghỉ phép năm có đúng luật lao động không ? Đề nghị Anh (Chị) tư vấn giúp Chủ tịch Công đoàn cơ sở trả lời việc này cho NLĐ ? (Hết) Đáp án: Điều 39 BLLĐ qui định NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong những trường hợp sau đây: 1. NLĐ ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc, trừ trường hợp qui định tại điểm c và điểm đ khoản 1 Điều 38 BLLĐ; 2. NLĐ đang nghỉ hằng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được qui định tại khoản 3 Điều 111 BLLĐ Đối chiếu v ới qui định trên, công ty M đã ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh B sau khi cho anh B nghỉ phép năm mặc dù được tiến hành theo đúng qui định về thời hạn báo trước vẫn bị coi là vi phạm qui định tại khoản 2 Điều 39 BLLĐ (Hết)