Quy định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Trang 1BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
- BỘ TÀI CHÍNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /2012/TTLT-BTN&MT -BTC Hà Nội, ngày tháng năm 2012
THÔNG TƯ LIÊN TỊCH Quy định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử
dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Căn cứ Luật khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Liên Bộ Tài nguyên và Môi trường- Tài chính quy định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản như sau:
Điều 1 Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định phương pháp tính, phương thức thu, chế độ quản lý
và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản quy định tại Điều 42 Nghị định
số 15/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản
Điều 2 Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1 Trữ lượng khoáng sản địa chất là trữ lượng khoáng sản được xác định từ
kết quả thăm dò do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
2 Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q) là trữ lượng
khoáng sản địa chất nằm trong ranh giới khu vực được phép khai thác
3 Trữ lượng khoáng sản khai thác (Q KT) là trữ lượng địa chất nằm trong
ranh giới khu vực được phép khai thác, đã được loại bỏ một phần do thiết kế phương pháp khai thác lộ thiên hoặc hầm lò nhằm đảm bảo an toàn và khả thi trong quá trình khai thác
Trang 24 Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác (K 1) là
tỷ lệ trữ lượng khoáng sản địa chất nằm trong ranh giới khu vực được phép khai thác theo Giấy phép có thể thu hồi được trong quá trình khai thác
Điều 3 Phương pháp tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được tính theo công thức sau:
T = Q x G x K1 x K2 x R
Trong đó:
T- Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đồng;
Q - Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đơn vị trữ lượng;
G - Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại thời điểm tính tiền, đồng/đơn vị trữ lượng;
K1 - Hệ số thu hồi khoáng sảnliên quan đến phương pháp khai thác;
K2 - Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế - xã hội của vùng nơi có mỏ cấp phép khai thác;
R – Tỷ lệ trữ lượng khoáng sản để tính tiền cấp quyền khai thác, %
Điều 4 Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Q)
1 Trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được ghi trong giấy phép do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp
2 Đối với Giấy phép khai thác cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2011, trữ lượng khoáng sản tính tiền cấp quyền khai thác là trữ lượng còn lại của giấy phép Trữ lượng này xác định bằng cách lấy trữ lượng ghi trong giấy phép trừ đi trữ lượng đã khai thác tính đến ngày 01 tháng 7 năm 2011 theo số liệu kê khai, báo cáo nộp thuế tài nguyên hàng năm của các tổ chức, cá nhân, cụ thể như sau: a) Trường hợp giấy phép ghi trữ lượng địa chất, lấy trữ lượng trong giấy phép trừ (-) trữ lượng khai thác đã được tính quy đổi thành trữ lượng địa chất (bằng cách chia cho hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác quy định tại Điều 6 Thông tư này);
b) Trường hợp giấy phép ghi trữ lượng khai thác, lấy trữ lượng trong giấy phép trừ (-) đi trữ lượng đã khai thác;
c) Trường hợp giấy phép ghi tài nguyên được phép khai thác, công suất khai thác năm và thời hạn khai thác hoặc chỉ ghi công suất khai thác năm và thời hạn khai thác, lấy công suất khai thác năm nhân (x) với thời hạn còn lại của giấy phép;
d) Trường hợp giấy phép ghi khối lượng sản phẩm hàng hóa (số lượng viên gạch, ngói ) và thời gian thực hiện, lấy mức tiêu hao nguyên liệu nhân (x) khối lượng hàng hóa sản xuất trong năm và nhân (x) thời hạn khai thác còn lại của giấy phép;
Trang 3e) Đối với nước khoáng và nước nóng thiên nhiên, lấy lưu lượng nước m3/ ngày-đêm theo thiết kế nhân (x) thời hạn khai thác còn lại
Điều 5 Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (G)
1 Giá tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là giá bán đơn vị khoáng sản, xác định theo giá tính thuế tài nguyên, do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) nơi có mỏ được cấp phép quy định tại biểu giá tính thuế tài nguyên hàng năm
2 Đối với loại khoáng sản chưa có giá tính thuế tài nguyên, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các đơn vị liên quan xây dựng giá, trình UBND cấp tỉnh phê duyệt
Điều 6 Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác (K 1 )
1 Hệ số thu hồi khoáng sản liên quan đến phương pháp khai thác được
quy định trong tính tiền cấp quyền khai thác theo phương pháp khai thác lộ thiên, hầm lò như sau:
a) Đối với khai thác lộ thiên K1= 0,9;
b) Đối với khai thác hầm lò K1= 0,6
2 Đối với nước khoáng và nước nóng thiên nhiên, K1=1,0
Điều 7 Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế-xã hội của vùng nơi có
mỏ cấp phép (K 2 )
1 Các vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được xác định theo Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và được thể hiện tại Phụ lục số 01 kèm Thông tư này
2 Hệ số liên quan đến điều kiện kinh tế-xã hội của khu vực khai thác quy
định như sau:
a) Khu vực khai thác thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, K2= 0,90;
b) Khu vực khai thác thuộc vùng kinh tế khó khăn, K2= 0,95;
c) Các khu vực còn lại, K2=1,00
Điều 8 Tỷ lệ trữ lượng khoáng sản để tính tiền cấp quyền khai thác (R)
Tỷ lệ trữ lượng khoáng sản để tính tiền cấp quyền khai thác được quy định theo nhóm, loại khoáng sản, tối đa không quá 5% Mức quy định cụ thể được thể hiện tại Phụ lục số 2 kèm theo Thông tư này
Điều 9 Xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các trường hợp cụ thể của giấy phép khai thác
1 Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (T) được xác định đối với các trường hợp cụ thể của giấy phép khai thác như sau:
a) Giấy phép ghi trữ lượng địa chất:
Trang 4T= Q x G x K1 x K2 x R b) Giấy phép ghi trữ lượng khai thác:
T= QKT x G x K2 x R Trong đó QKT -Trữ lượng khoáng sản khai thác
c) Giấy phép ghi cả trữ lượng địa chất và trữ lượng khai thác, khi đó trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là trữ lượng địa chất và T xác định theo công thức nêu tại mục a khoản 1 Điều 9
d) Giấy phép ghi tài nguyên được phép khai thác, công suất khai thác năm, thời hạn khai thác hoặc ghi công suất khai thác năm và thời hạn khai thác:
T= QKT x G x K2 x R Trong đó: QKT= Công suất khai thác năm x thời hạn khai thác;
đ) Giấy phép ghi khối lượng sản phẩm hàng hóa (số lượng viên gạch, ngói ) và thời gian thực hiện:
T= QKT x G x K2 x R Trong đó: QKT=Mức tiêu hao nguyên liệu (x) khối lượng hàng hóa sản xuất
trong năm (x) thời hạn khai thác;
e) Đối vớinước khoáng và nước nóng thiên nhiên:
T= QKT x G x K2 x R Trong đó: QKT=Lưu lượng nước m3/ngày-đêm theo thiết kế (x) thời hạn được cấp phép
2 Đối với các giấy phép cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2011, trữ lượng tính tiền cấp quyền khai thác nêu tại các mục a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 9 là trữ lượng còn lại của giấy phép, được xác định theo khoản 2 Điều 4 cho từng trường hợp cụ thể của giấy phép
Điều 10 Phương thức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1 Tổ chức, cá nhân khi trả tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được lựa chọn một trong các phương thức nộp tiền sau đây:
a) Nộp một lần trước khi nhận Giấy phép khai thác hoặc theo thông báo thời hạn nộp tiền của Cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
b) Đối với trường hợp số tiền phải nộp lớn hơn 02 tỷ đồng, có thể nộp nhiều lần theo định kỳ, nhưng tổng số lần nộp không quá 05 lần và được ghi cụ thể trong giấy phép khai thác Lần đầu nộp trước khi nhận giấy phép hoặc theo thông báo của Cơ quan có thẩm quyền cấp phép, các lần tiếp theo nộp trước ngày 31 tháng 01 năm đầu tiên của kỳ lựa chọn Lần cuối, chậm nhất là 02 năm trước khi giấy phép hết hạn Số tiền nộp lần đầu không nhỏ hơn 20% số tiền phải nộp và phải lớn hơn hoặc bằng 02 tỷ đồng (khi số tiền nộp lớn hơn 02 tỷ đồng đến 200 tỷ đồng) và không nhỏ hơn 10% (khi số tiền phải nộp lớn hơn 200
tỷ đồng) Từ lần thứ hai, ngoài số tiền nộp theo từng kỳ, tổ chức, cá nhân còn
Trang 5phải nộp phần tiền lãi hàng năm cho số tiền nợ tính đến thời điểm nộp, theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố;
2) Trong quá trình khai thác, tổ chức, cá nhân có thể đề nghị thay đổi giảm số lần nộp và tăng số tiền phải nộp cho các kỳ còn lại
Điều 11 Quản lý, sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
1 Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, UBND cấp tỉnh mở tài khoản thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tại Kho bạc Nhà nước
2 Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thu được phải gửi vào tài khoản
mở tại Kho bạc Nhà nước và được quản lý, sử dụng như sau:
2.1 Trích để lại 1% số tiền thu được trước khi nộp vào ngân sách nhà nước, để chi xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cụ thể:
a) Chi phí khảo sát, thu thập và xử lý số liệu, thông tin để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, bao gồm cả tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành cho lao động trực tiếp (không bao gồm chi phí tiền lương cho cán bộ công chức đã được hưởng tiền lương theo chế độ quy định hiện hành), tiền công tác phí, lưu trú, thuê xe, bồi dưỡng làm thêm giờ;
b) Chi hội nghị, hội thảo, họp kỹ thuật để xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
c) Chi mua sắm thiết bị, phương tiện, vật tư văn phòng phẩm;
d) Chi phí kiểm tra, thẩm định kết quả xác định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản;
e) Các khoản chi khác liên quan trực tiếp đến việc tổ chức xác định giá trị tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
2.2 Tổng số tiền thu được sau khi trừ số tiền được trích để lại theo tỷ lệ quy định tại điểm 2.1 khoản 2 Điều này, số còn lại (99%), Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, UBND cấp tỉnh phải nộp vào Ngân sách Nhà nước chậm nhất sau
10 ngày, kể từ ngày thu được tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; theo chương, loại, khoản, mục tương ứng của Mục lục Ngân sách nhà nước hiện hành
2.3 Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí tổ chức tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo đúng chế độ và quy định hiện hành; trường hợp sử dụng không hết thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi theo quy định hiện hành
3 Hàng năm, Ngân sách Nhà nước trích 15-20% từ nguồn thu thực tế tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để bổ sung kinh phí cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản do Nhà nước đầu tư quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 3 Luật khoáng sản (đối với nguồn thu từ các giấy phép khai thác do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp); hoặc bổ sung cho công tác bảo
vệ khoáng sản chưa khai thác, công tác khoanh định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản và khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản quy định tại khoản 3
Trang 6Điều 16 và khoản 5 Điều 28 Luật Khoáng sản (đối với nguồn thu từ các giấy phép khai thác do UBND tỉnh cấp)
Điều 12 Tổ chức thực hiện
1 Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp tỉnh theo thẩm quyền cấp
giấy phép khai thác, có trách nhiêm chủ trì tổ chức xác định tiền cấp quyền khai
thác khoáng sản, thông báo, theo dõi, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện nộp tiền theo quy định của pháp luật
2 Bộ Tài chính có trách nhiệm cân đối kinh phí thực hiện; đồng thời phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc quản lý, sử dụng nguồn tiền thu từ cấp quyền khai thác khoáng sản cho phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội từng thời kỳ
3 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố lãi suất cơ bản tiền đồng Việt Nam hàng năm cho việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
4 Hàng năm, UBND cấp tỉnh rà soát, bổ sung, quy định giá các loại khoáng sản tại địa phương, công bố vào ngày 01 tháng 01 và áp dụng đến 31 tháng 12 năm công bố
5 Tổ chức, cá nhân được cấp quyền khai thác khoáng sản có trách nhiệm nộp đầy đủ, đúng thời hạn tiền cấp quyền khai thác khoáng sản
Các tổ chức cá nhân được cấp quyền khai thác trước 01 tháng 7 năm 2011
có trách nhiệm kê khai, báo cáo đầy đủ số liệu, thông tin về việc sử dụng trữ lượng khoáng sản được cấp phép, trữ lượng được thăm dò bổ sung, trữ lượng đã khai thác, trữ lượng còn lại theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Điều 13 Hiệu lực thi hành
1 Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày tháng năm
2 Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh, vướng mắc, đề nghị các tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính để nghiên cứu, sửa đổi cho phù hợp
KT BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG
KT BỘ TRƯỞNG
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THỨ TRƯỞNG
Nơi nhận :
- Văn phòng Trung ương và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
Trang 7- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Sở Tài
chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế,
Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố trực thuộc
TW;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và Bộ Tài
nguyên và Môi trường;
- Website Bộ Tài chính; Website Bộ Tài nguyên
và Môi trường;
- Lưu: Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi
trường.
Trang 8Phụ lục số 01 DANH MỤC ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ-XÃ HỘI
KHÓ KHĂN VÀ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN
(Kèm theo Thông tư liên tịch số /TTLT-BTNMT-BTC ngày tháng năm 2012)
Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn
Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
1 Bắc Kạn Toàn bộ các huyện và thị xã
2 Cao Bằng Toàn bộ các huyện và thị xã
3 Hà Giang Toàn bộ các huyện và thị xã
4 Lai Châu Toàn bộ các huyện và thị xã
5 Sơn La Toàn bộ các huyện và thị xã
6 Điện Biên Toàn bộ các huyện và thànhphố Điện Biên
7 Lào Cai Toàn bộ các huyện Thành phố Lào Cai
8 Tuyên QuangCác huyện Na Hang, ChiêmHóa
Các huyện Hàm Yên, Sơn Dương, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang
9 Bắc Giang Huyện Sơn Động Các huyện Lục Ngạn, LụcNam, Yên Thế, Hiệp Hòa
10 Hoà Bình Các huyện Đà Bắc, Mai Châu
Các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Thủy, Tân Lạc, Cao Phong, Lạc Sơn, Yên Thủy
11 Lạng Sơn
Các huyện Bình Gia, Đình Lập, Cao Lộc, Lộc Bình, Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan
Các huyện Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng
12 Phú Thọ Các huyện Thanh Sơn, YênLập
Các huyện Đoan Hùng, Hạ Hòa, Phù Ninh, Sông Thao, Thanh Ba, Tam Nông, Thanh Thủy
13 Thái Nguyên Các huyện Võ Nhai, Định Hóa
Các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Phú Lương, Phú Bình, Đồng Hỷ
14 Yên Bái Các huyện Lục Yên, Mù CăngChải, Trạm Tấu
Các huyện Trấn Yên, Văn Chấn, Văn Yên, Yên Bình, thị
xã Nghĩa Lộ
Trang 9STT Tỉnh
Địa b àn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
15 Quảng Ninh
Các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, huyện đảo Cô Tô và các đảo, hải đảo thuộc tỉnh
Huyện Vân Đồn
16 Hải Phòng Các huyện đảo Bạch Long Vỹ,Cát Hải
17 Hà Nam Các huyện Lý Nhân, ThanhLiêm
18 Nam Định Các huyện Giao Thủy, XuânTrường, Hải Hậu, Nghĩa Hưng
19 Thái Bình Các huyện Thái Thụy, Tiền Hải
20 Ninh Bình
Các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Kim Sơn, Tam Điệp, Yên Mô
21 Thanh Hoá
Các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Bá Thước, Lang Chánh, Thường Xuân, Cẩm Thủy, Ngọc Lạc, Như Thanh, Như Xuân
Các huyện Thạch Thành, Nông Cống
22 Nghệ An
Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Anh Sơn
Các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Thanh Chương
23 Hà Tĩnh Các huyện Hương Khê,Hương Sơn, Vũ Quang
Các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Can Lộc
24 Quảng Bình Các huyện Tuyên Hóa, MinhHóa, Bố Trạch Các huyện còn lại
25 Quảng Trị Các huyện Hướng Hóa, ĐắcKrông Các huyện còn lại
26 Thừa Thiên Huế Huyện A Lưới, Nam Đông
Các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang
27 Đà Nẵng Huyện đảo Hoàng Sa
Trang 10STT Tỉnh
Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn
Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn
28 Quảng Nam
Các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Bắc Trà My, Nam Trà
My, Hiệp Đức, Tiên Phước, Núi Thành và đảo Cù Lao Chàm
Các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên
29 Quảng Ngãi
Các huyện Ba Tơ, Trà Bồng, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long, Bình Sơn, Tây Trà và huyện đảo Lý Sơn
Các huyện Nghĩa Hành, Sơn Tịnh
30 Bình Định
Các huyện An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Phù Cát, Tây Sơn
Các huyện Hoài Ân, Phù Mỹ
31 Phú Yên Các huyện Sông Hinh, ĐồngXuân, Sơn Hòa, Phú Hòa Các huyện Sông Cầu, Tuy Hòa,Tuy An
32 Khánh Hoà
Các huyện Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, huyện đảo Trường Sa và các đảo thuộc tỉnh
Các huyện Vạn Ninh, Diên Khánh, Ninh Hòa, thị xã Cam Ranh
33 Ninh Thuận Toàn bộ các huyện
34 Bình Thuận Huyện đảo Phú Quý
Các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam
35 Đắk Lắk Toàn bộ các huyện
36 Gia Lai Toàn bộ các huyện và thị xã
37 Kom Tum Toàn bộ các huyện và thị xã
38 Đắk Nông Toàn bộ các huyện
39 Lâm Đồng Toàn bộ các huyện Thị xã Bảo Lộc
40 Bà Rịa - Vũng Tàu Huyện đảo Côn Đảo Huyện Tân Thành
41 Tây Ninh Các huyện Tân Biên, TânChâu, Châu Thành, Bến Cầu Các huyện còn lại
42 Bình Phước Các huyện Lộc Ninh, BùĐăng, Bù Đốp
Các huyện Đồng Phú, Bình Long, Phước Long, Chơn Thành