- Đề xuất công nghệ và tính toán – thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà máy.. - Tìm hiểu hoạt động của Nhà máy - Phân tích dòng thải từ q
Trang 1DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 3
1.1 Phương pháp xử lý cơ học: 3
1.1.1 Song chắn rác 3
1.1.2 Lưới lọc 4
1.1.3 Bể lắng cát 4
1.1.4 Bể tách dầu mỡ 5
1.1.5 Bể điều hòa 5
1.1.6 Bể lắng 5
1.1.7 Bể lọc 6
1.2 Phương pháp xử lý hoá học 7
1.2.1 Đông tụ và keo tụ 7
1.2.2 Trung hòa 8
1.2.3 Oxy hoá khử 9
1.2.4 Điện hóa 9
1.3 Phương pháp xử lý hóa lý 10
1.3.1 Tuyển nổi 10
1.3.2 Hấp phụ 11
1.3.3 Trích ly 11
1.3.4 Trao đổi ion 11
1.4 Phương pháp xử lý sinh học 12
1.4.1 Công trình xử lý sinh học hiếu khí 12
1.4.1.1 Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aerotank 12
1.4.1.2 Mương oxy hóa 16
1.4.1.3 Lọc sinh học – Biofilter 16
1.4.1.4 Đĩa quay sinh học RBC ( Rotating biological contactors) 17
1.4 1.5 Bể sinh học theo mẻ SBR ( Sequence Batch Reactor) 17
1.4.2 Công trình xử lý sinh học kỵ khí 19
1.4.2.1 Phương pháp kị khí với sinh trưởng lơ lửng 19
1.4.2.2 Phương pháp kị khí với sinh trưởng gắn kết 20
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY YKK VIỆT NAM 22
2.1 Khái quát chung 22
2.2 Mô tả địa điểm triển khai các hoạt động của Nhà máy: 22
2.2.1 Vị trí địa lý của nhà máy: 22
2.2.2 Vốn đầu tư của Công ty: 23
2.3 Tóm tắt công nghệ sản xuất của Công ty: 23
2.3.1 Quy trình sản xuất đầu khóa kéo 24
2.3.2 Quy trình dệt băng vải 27
2.3.3 Quy trình sản xuất dây kéo vòng (chuỗi dây khóa kéo coil ) 29
2.4 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Công ty 30
2.4.1 Nhu cầu sử dụng và nguồn cung cấp nước 30
Trang 22.5.1.1 Nước thải sản xuất 31
2.5.1.2 Nước thải sinh hoạt 32
2.5.1.3.Nước mưa chảy tràn 32
2.5.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước: 32
2.5.2.1 Đối với nước thải sản xuất 32
2.5.2.2 Đối với nước thải sinh hoạt 32
2.5.2.3 Đối với nước mưa chảy tràn 32
CHƯƠNG 3 33
PHÂN TÍCH LỰA CHỌN ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÔNG TY YKK VIỆT NAM 33
3.1 Thành phần tính chất nước thải tại Công ty YKK Việt Nam 33
3.2 Tiêu chuẩn thải sau xử lý 34
3.3 Yêu cầu thiết kế 35
3.4 Đề xuất công nghệ 36
3.4.1 Phương án 1 36
3.4.2 Phương án 2 39
3.5 Tính toán đơn vị công trình 41
3.5.1 Tính toán phương án 1 41
3.5.1.1 Song chắn rác 41
3.5.1.2 Hố thu và tách dầu 45
3.5.1.3 Bể điều hoà 46
3.5.1.4 Tính toán bể Aerotank 49
3.5.1.5.Bể lắng II 58
3.5.1.6.Bể khử trùng 59
3.5.1.7.Bể chứa bùn 66
3.5.1.8.Tính toán hóa chất 68
3.5.2 Tính toán phương án 2 69
3.5.2.1.Tính toán bể lọc sinh học (bể Biophin) 69
CHƯƠNG 4.KHAI TOÁN CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI 76
4.1.Khai toán cho phương án 1 76
4.1.1 Phần xây dựng Error! Bookmark not defined. 4.1.2 Phần thiết bị: 76
4.1.3 Chi phí cho 1m 3 nước thải 77
4.2 Khai toán cho phương án 2 78
4.2.1 Phần xây dựng : 78
4.2.2 Phần thiết bị 78
4.2.3.Chi phí cho 1m 3 nước thải 79
4.3 So sánh công nghệ 80
C HƯƠNG 5.QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI 82
5.1 Giai đoạn khởi động 89
5.1.1 Bể Aerotank 82
5.1.1.1 Chuẩn bị bùn 82
5.1.1.2.Kiểm tra bùn 82
5.1.1.3.Vận hành 82
Trang 35.3.2 Kỹ thuật an toàn 85
5.3.3.Bảo trì 85
5.3.3.1 Hệ thống đường ống 85
5.3.3.2.Các thiết bị 85
CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
6.1 Kết luận 87
6.2 Kiến nghị 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
PHỤ LỤC 1
Trang 4BOD Nhu cầu oxi sinh hoá (hay sinh học)
Trang 5STT BẢNG
2 Bảng 3.1: Tính chất nước thải sinh hoạt tại Công ty YKK Việt Nam
4 Bảng 3.3: Thông thiết kế số song chắn rác
5 Bảng 3.4: Thông thiết kế số hố thu
6 Bảng 3.5: Thông số thiết kế bể điều hòa
7 Bảng 3.6: Thông số thiết kế bể Aerotank
8 Bảng 3.7: Thông số thiết kế bể lắng II
9 Bảng 3.8: Thông số thiết kế bể khử trùng
10 Bảng 3.9: Tải trọng cặn trên 1m3 sân phơi bùn
11 Bảng 3.10: Hệ số phụ thuộc điều kiện khí hậu
12 Bảng 3.11: Thông số thiết kế bể chứa bùn
13 Bảng 3.12: Thông số thiết kế bể lọc sinh học
Trang 61 Hình 1.1: Song chắn rác cơ giới
2 Hình 1.2: Bể lắng cát ngang
5 Hình 1.5: Quá trình tạo bông cặn của các hạt keo
6 Hình 1.6: Bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn
7 Hình 1.7: Sơ đồ công nghệ đối với bể Aerotank truyền thống
8 Hình 1.8: Sơ đồ làm việc của bể Aerotank có ngăn tiếp xúc
9 Hình 1.9: Sơ đồ làm việc của bể Aerotank làm thoáng kéo dài
10 Hình 1.10: Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh
17 Hình 2.3: Quy trình công đoạn dệt băng vải (cho chuỗi dây kéo Coil)
18 Hình 2.4: Quy trình dệt băng vải (cho chuỗi dây khóa kéo kim loại)
19 Hình 2.5: Quy trình sản xuất dây kéo vòng
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề:
Trong thời đại ngày nay, môi trường sống là một trong những vấn đề đang được rất nhiều ngành, nhiều cấp quan tâm Vấn đề này không tự nó sinh ra mà nguyên nhân chính là do nhu cầu cuộc sống con người
Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế thị trường làm động lực thúc đẩy nhịp điệu kinh tế từng bước nhảy vọt, mà đặc biệt là ngành công nghiệp phát triển Bên cạnh đó, các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp liên tiếp nhau được hình thành Do đó, kéo theo các vấn đề về môi trường như: không khí, chất thải rắn, nước thải… Đặc điểm quan trọng nhất hiện nay là vấn đề nước thải, vì hiện nay khâu quản lý các vấn đề môi trường của nhà nước ta chưa được chặt chẽ đối với doanh nghệp Do đó, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp hiện nay đều chưa có hệ thống
xử lý nước thải, nếu có thì họ cũng xử lý chưa đạt tiêu chuẩn của nhà nước Cho nên việc xây dựng nhà máy nước thải riêng cho từng nhà máy, xí nghiệp là điều nên làm khi tiến hành xây dựng nhà xưởng Áp dụng vấn đề này với nhà máy sản xuất dây kéo thuộc công ty YKK VIỆT NAM ta thấy việc cần thiết là phải tiến hành thiết kế, xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy này
Vì thế, đề tài “Tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải cho nhà máy sản
góp phần làm giảm thiểu hàm lượng ô nhiễm của nước thải trước khi thải vào môi trường sống chung cũng như có thể hạn chế bớt vấn đề môi trường hiện nay
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu chính:
- Khảo sát và nghiên cứu thực trạng, đặc tính của nước thải sinh hoạt phát sinh trong nhà máy
- Đề xuất công nghệ và tính toán – thiết kế hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt cho phù hợp với điều kiện thực tế của nhà máy
- Nước thải sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại B (QCVN 14 : 2008/BTNMT)
3 Nội dung nghiên cứu:
Trang 9- Tìm hiểu hoạt động của Nhà máy
- Phân tích dòng thải từ qui trình sản xuất
- Phân tích lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp
- Tính toán thiết kế phương án xử lý nước thải hoàn chỉnh
4 Phương pháp thực hiện:
Đề tài nghiên cứu bằng các phương pháp sau:
- Nghiên cứu tư liệu: Thu thập tài liệu, số liệu, đáng giá tổng quan về công nghệ sản xuất, khả năng gây ô nhiễm môi trường và xử lý nước thải của nhà máy sản xuất dây kéo YKK VIỆT NAM
- Thu thập, phân tích tổng hợp dữ liệu để tính toán và thiết kế các công trình đơn vị
- Phương pháp so sánh: phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải đầu vào và ra theo Tiêu chuẩn Việt Nam (QCVN 14 : 2008/BTNMT)
- Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá trình xử lý nước thải của các phương pháp xử lý
6 Ý nghĩa của đề tài:
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập số liệu, nghiên cứu thực trạng nguồn thải, tính chất nước thải tại nhà máy sản xuất dây kéo YKK Việt Nam để từ
đó đưa ra hệ thống xử lý nước thải cho phù hợp
Kết quả tính toán – thiết kế trạm xử lý nước thải của đề tài có thể làm cơ sở cho công ty YKK VIỆT NAM tham khảo để đầu tư xây dựng vào thực tế
Trang 10CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.1 Phương pháp xử lý cơ học:
Xử lý cơ học (hay còn gọi là xử lý bậc I) nhằm mục đích loại bỏ các tạp chất không tan (rác, cát nhựa, dầu mỡ, cặn lơ lửng, các tạp chất nổi…) ra khỏi nước thải; điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải
Các công trình xử lý cơ học xử lý nước thải thông dụng:
Song chắn rác thường đặt trước hệ thống xử lý nước thải hoặc có thể đặt tại các miệng xả trong phân xưởng sản xuất nhằm giữ lại các tạp chất có kích thước lớn như: nhánh cây, gỗ, lá, giấy, nilông, vải vụn và các loại rác khác, đồng thời bảo vệ các công trình bơm, tránh ách tắc đường ống, mương dẫn
Hình 1.1 Song chắn rác cơ giới Dựa vào khoảng cách các thanh, song chắn được chia thành 2 loại:
Song chắn thô có khoảng cách giữa các thanh từ 60 ÷100mm
Song chắn mịn có khoảng cách giữa các thanh từ 10 ÷25mm
Trang 111.1.2 Lưới lọc
Lưới lọc dùng để khử các chất lơ lửng có kích thước nhỏ, thu hồi các thành phần quý không tan hoặc khi cần phải loại bỏ rác có kích thước nhỏ Kích thước mắt lưới từ 0,5÷1,0mm
Lưới lọc thường được bao bọc xung quanh khung rỗng hình trụ quay tròn (hay còn gọi là trống quay) hoặc đặt trên các khung hình dĩa
1.1.3 Bể lắng cát
Bể lắng cát đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hòa, trước bể lắng đợt I Nhiệm vụ của bể lắng cát là loại bỏ cặn thô nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, kim loại, tro tán, thanh vụn, vỏ trứng… để bảo vệ các thiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm cặn nặng ở các công đoạn xử lý tiếp theo Bể lắng cát gồm 3 loại:
Hình 1.2 Bể lắng cát ngang
Trang 121.1.5 Bể điều hòa
Bể điều hòa được dùng để duy trì dòng thải và nồng độ vào công trình xử lý
ổn định, khắc phục những sự cố vận hành do sự dao động về nồng độ và lưu lượng của nước thải gây ra và nâng cao hiệu suất của các quá trình xử lý sinh học Bể điều hòa có thể được phân loại như sau:
- Bể điều hòa lưu lượng
Bể lắng được chia làm 3 loại:
Trang 13 Bể lắng ngang (có hoặc không có vách nghiêng):
Hình 1.3 Bể lắng ngang
Bể lắng đứng: mặt bằng là hình tròn hoặc hình vuông Trong bể lắng hình tròn nước chuyển động theo phương bán kính (radian)
Bể lắng li tâm: mặt bằng là hình tròn Nước thải được dẫn vào bể theo chiều
từ tâm ra thành bể rồi thu vào máng tập trung rồi dẫn ra ngoài
1.1.7 Bể lọc
Công trình này dùng để tách các phần tử lơ lửng, phân tán có trong nước thải với kích thước tương đối nhỏ sau bể lắng bằng cách cho nước thải đi qua các vật liệu lọc như cát, thạch anh, than cốc, than bùn, than gỗ, sỏi nghiền nhỏ… Bể lọc thường làm việc với hai chế độ lọc và rửa lọc Quá trình lọc chỉ áp dụng cho các công nghệ xử lý nước thải tái sử dụng và cần thu hồi một số thành phần quí hiếm có trong nước thải Các loại bể lọc được phân loại như sau:
- Lọc qua vách lọc
- Bể lọc với lớp vật liệu lọc dạng hạt
- Thiết bị lọc chậm
- Thiết bị lọc nhanh
Trang 15Khác với đông tụ, keo tụ là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các hợp chất cao phân tử vào Chất keo tụ thường sử dụng như: tinh bột, ester, cellulose, … Chất keo tụ có thể sử dụng độc lập hay dùng với chất đông tụ để tăng nhanh quá trình đông tụ và lắng nhanh các bông cặn Chất đông tụ có khả năng làm mở rộng phạm vi tối ưu của quá trình đông tụ, làm tăng tính bền và độ chặt của bông cặn, từ
đó làm giảm được lượng chất đông tụ, tăng hiệu quả xử lý Hiện tượng đông tụ xảy
ra không chỉ do tiếp xúc trực tiếp mà còn do tương tác lẫn nhau giữa các phân tử chất keo tụ bị hấp phụ theo các hạt lơ lửng Khi hòa tan vào nước thải, chất keo tụ
có thể ở trạng thái ion hoặc không ion, từ đó ta có chất keo tụ ion hoặc không ion
Hình 1.5 Quá trình tạo bông cặn của các hạt keo
1.2.2 Trung hòa
Nước thải của một số ngành công nghiệp, nhất là công nghiệp hóa chất, do các quá trình công nghệ có thể có chứa các acid hoặc bazơ, có khả năng gây ăn mòn vật liệu, phá vỡ các quá trình sinh hóa của các công trình xử lý sinh học, đồng thời gây các tác hại khác, do đó cần thực hiện quá trình rung hòa nước thải
Các phương pháp trung hòa bao gồm:
Trung hòa lẫn nhau giữa nước thải chứa acid và nước thải chứa kiềm
Trang 16 Trung hòa dịch thải có tính acid, dùng các loại chất kiềm như: NaOH, KOH, NaCO3, NH4OH, hoặc lọc qua các vật liệu trung hòa như CaCO3, dolomit,…
Đối với dịch thải có tính kiềm thì trung hòa bởi acid hoặc khí acid
Để lựa chọn tác chất thực hiện phản ứng trung hòa, cần dựa vào các yếu tố:
Loại acid hay bazơ có trong nước thải và nồng độ của chúng
Độ hòa tan của các muối được hình thành do kết quả phản ứng hóa học
1.2.3 Oxy hoá khử
Đa số các chất vô cơ không thể xử lý bằng phương pháp sinh hóa được, trừ các trường hợp các kim loại nặng như: Cu, Zn, Pb, Co, Fe, Mn, Cr,…bị hấp phụ vào bùn hoạt tính Nhiều kim loại như : Hg, As,…là những chất độc, có khả năng gây hại đến sinh vật nên được xử lý bằng phương pháp oxy hóa khử Có thể dùng các tác nhân oxy hóa như Cl2, H2O2, O2 không khí, O3 hoặc pirozulite ( MnO2) Dưới tác dụng oxy hóa, các chất ô nhiểm độc hại sẽ chuyển hóa thành những chất ít độc hại hơn và được loại ra khỏi nước thải
1.2.4 Điện hóa
Cơ sở của sự điện phân gồm hai quá trình: oxy hóa ở anod và khử ở catod Xử
lý bằng phương pháp điện hóa rất thuận lợi đối với những loại nước thải có lưu lượng nhỏ và ô nhiễm chủ yếu do các chất hữu cơ và vô cơ đậm đặc
Ưu điểm :
- Không cần pha loãng sơ bộ nước thải
- Không cần tăng thành phần muối của chúng
- Có thể tận dụng lại các sản phẩm quý chứa trong nước thải
- Diện tích xử lý nhỏ
Nhược điểm:
Trang 17và vô cơ hòa tan, có một số ưu điểm như:
Loại được các hợp chất hữu cơ không bị oxi hóa sinh học
- Không cần theo dõi các hoạt động của vi sinh vật
- Có thể thu hồi các chất khác nhau
- Hiệu quả xử lý cao và ổn định hơn
1.3.1 Tuyển nổi
Là quá trình dính bám phân tử của các hạt chất bẩn đối với bề mặt phân chia của hai pha khí-nước và xảy ra khi có năng lượng tự do trên bề mặt phân chia, đồng thời cũng do các hiện tượng thấm ướt bề mặt xuất hiện theo chu vi thấm ướt ở những nơi tiếp xúc khí-nước
* Tuyển nổi dạng bọt: được sử dụng để tách ra khỏi nước thải các chất không tan và làm giảm một phần nồng độ của một số chất hòa tan
* Phân ly dạng bọt: được ứng dụng để xử lý các chất hòa tan có trong nước thải, ví dụ như chất hoạt động bề mặt
Ưu điểm của phương pháp tuyển nổi là có thể thu cặn với độ ẩm nhỏ, có thể thu tạp chất Phương pháp tuyển nổi được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như: tơ sợi nhân tạo, giấy cellulose, thực phẩm,…
Trang 18Hình 1.6 Bể tuyển nổi kết hợp với cô đặc bùn
1.3.3 Trích ly
Phương pháp tách chất bẩn hữu cơ hòa tan chứa trong nước bằng cách trộn lẫn với dung môi nào đó, trong đó, chất hữu cơ hòa tan vào dung môi tốt hơn vào nước
1.3.4 Trao đổi ion
Các chất cấu thành pha rắn, mà trên đó xảy ra sự trao đổi ion, gọi là ionit Các ionit có thể có nguồn gốc nhân tạo hay tự nhiên, là hữu cơ hay vô cơ và có thể được tái sinh để sử dụng liên tục Được sử dụng để loại các ion kim loại trong nước thải
Trang 191.4 Phương pháp xử lý sinh học
Thực chất của phương pháp sinh học để xử lý nước thải là sử dụng khả năng sống và hoạt động của vi sinh vật để phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải Chúng chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan và những chất dễ phân hủy sinh học thành những sản phẩm cuối cùng như : CO2, H2O,NH4, Chúng sử dụng một số hợp chất hữu cơ và một số chất khoáng làm nguồn dinh dưỡng và tạo năng lượng nhằm duy trì quá trình, đồng thời xây dựng tế bào mới
Công trình xử lý sinh học thường được đặt sau khi nước thải đã được xử lý sơ
bộ qua các quá trình xử lý cơ học, hóa học, hóa lý
1.4.1 Công trình xử lý sinh học hiếu khí
Xử lý sinh học trong điều kiện hiếu khí có thể kể đến hai quá trình cơ bản :
- Quá trình xử lý sinh trưởng lơ lửng
- Quá trình xử lý sinh trưởng bám dính
Các công trình tương thích của quá trình xử lý sinh học hiếu như: bể Aerotank bùn hoạt tính (vi sinh vật lơ lửng), bể thổi khí sinh học tiếp xúc (vi sinh vật dính bám), bể lọc sinh học, tháp lọc sinh học, bể sinh học tiếp xúc quay…
1.4.1.1 Bể phản ứng sinh học hiếu khí – Aerotank
Quá trình xử lý nước thải sử dụng bùn hoạt tính dựa vào hoạt động sống của vi sinh vật hiếu khí Trong bể Aerotank, các chất lơ lửng đóng vai trò là các hạt nhân
đế cho vi khuẩn cư trú, sinh sản và phát triển dần lên thành các bông cặn gọi là bùn hoạt tính Bùn hoạt tính là các bông cặn có mầu nâu sẫm chứa các chất hữu cơ hấp thụ từ nước thải và là nơi cư trú để phát triển của vô số vi khuẩn và vi sinh vật sống khác Các vi sinh vật đồng hoá các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho sự sống Trong quá trình phát triển vi sinh vật sử dụng các chất để sinh sản và giải phóng năng lượng, nên sinh khối của chúng tăng lên nhanh Như vậy các chất hữu cơ có trong nước thải được chuyển hoá thành các chất vô cơ như H2O, CO2 không độc hại cho môi trường
Trang 20Quá trình sinh học có thể diễn tả tóm tắt như sau :
Chất hữu cơ + vi sinh vật + ôxy ⇒ NH3 + H2O + năng lượng + tế bào mới hay có thể viết :
Chất thải + bùn hoạt tính + không khí ⇒ Sản phẩm cuối + bùn hoạt tính
Hình 1.7 Sơ đồ công nghệ đối với bể Aerotank truyền thống
Bể Aerotank tải trọng cao:
Hoạt động của bể aerotank tải trọng cao tương tự như bể có dòng chảy nút, chịu được tải trọng chất bẩn cao và cho hiệu suất làm sạch cũng cao, sử dụng ít năng lượng, lượng bùn sinh ra thấp
Nước thải đi vào có độ nhiễm bẩn cao, thường là BOD>500mg/l tải trọng bùn hoạt tính là 400 – 1000mg BOD/g bùn (không tro) trong một ngày đêm
Bể Aerotank có hệ thống cấp khí giảm dần theo chiều dòng chảy (bể có dòng chảy nút )
Nồng độ chất hữu cơ vào bể Aerotank được giảm dần từ đầu đến cuối bể do đó nhu cầu cung cấp ôxy cũng tỉ lệ thuận với nồng độ các chất hữu cơ Ưu điểm :
- Giảm được lượng không khí cấp vào tức giảm công suất của máy thổi khí
Trang 21- Khơng cĩ hiện tượng làm thống quá mức làm ngăn cản sự sinh trưởng của
vi khuẩn khử các hợp chất chứa Nitơ
- Cĩ thể áp dụng ở tải trọng cao (F/M cao), chất lượng nước ra tốt hơn
Bể Aerotank cĩ ngăn tiếp xúc với bùn hoạt tính đã ổn định (Contact Stabilitation)
Bể cĩ 2 ngăn : ngăn tiếp xúc và ngăn tái sinh
Tuần hoàn bùn
Bể Aerotank Ngăn tái sinh bùn hoạt tính Ngăn tiếp xúc
Bể lắng
đợt 1
Nước thải
Xả bùn tươi
nguồn tiếp nhận
Bể lắng đợt 2
Xả bùn hoạt tính thừa
Xả ra
Hình 1.8 : Sơ đồ làm việc của bể Aerotank cĩ ngăn tiếp xúc
Ưu điểm của dạng bể này là bể Aerotank cĩ dung tích nhỏ, chịu được sự dao động của lưu lượng và chất lượng nước thải, cĩ thể ứng dụng cho nước thải cĩ hàm lượng keo cao
Bể thơng khí kéo dài
Khi nước thải cĩ tỉ số F/M ( tỉ lệ giữa BOD5 và bùn hoạt tính-mgBOD5/mg bùn hoạt tính) thấp, tải trọng thấp, thời gian thơng khí thường là 20-30h
Trang 22Tuần hoàn bùn hoạt tính
Bể Aerotank làm thoáng kéo dài
20 -30 giờ lưu nươc trong bể Nước thải
Lưới chắn rác
Bể lắng đợt 2
Xả ra nguồn tiếp nhận
Định kỳ xả bùn hoạt tính thừa
Hình 1.9 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank làm thống kéo dài
Bể Aerotank khuấy trộn hồn chỉnh :
Xả bùn tươi
Bể lắng
Xả ra Máy khuấy bề mặt
Hình 1.10 Sơ đồ làm việc của bể Aerotank khuấy trộn hồn chỉnh
Ưu điểm: pha lỗng ngay tức khắc nồng độ của các chất ơ nhiễm trong tồn thể tích bể, khơng xảy ra hiện tượng quá tải cục bộ ở bất cứ phần nào của bể, áp dụng thích hợp cho loại nước thải cĩ chỉ số thể tích bùn cao, cặn khĩ lắng
Oxytank
Dựa trên nguyên lý làm việc của aerotank khuấy đảo hồn chỉnh người ta thay khơng khí nén bằng cách sục khí oxy tinh khiết
Trang 23Hình 1.11 Oxytank
Ưu điểm:
- Hiệu suất cao nên tăng được tải trọng BOD
- Giảm thời gian sục khí
- Lắng bùn dễ dàng
- Giảm bùn đáng kể trong quátrình xử lý
1.4.1.2 Mương oxy hóa
Mương ôxy hóa là dạng cải tiến của bể Aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh có dạng vòng hình chữ O làm việc trong chế độ làm thoáng kéo dài với dung dịch bùn hoạt tính lơ lửng trong nước thải chuyển động tuần hoàn liên tục trong mương
1.4.1.3 Lọc sinh học – Biofilter
Là công trình được thiết kế nhằm mục đích phân hủy các vật chất hữu cơ có trong nước thải nhờ quá trình ôxy hóa diễn ra trên bề mặt vật liệu tiếp xúc Trong bể chứa đầy vật liệu tiếp xúc, là giá thể cho vi sinh vật sống bám Có 2 dạng:
- Bể lọc sinh học nhỏ giọt: là bể lọc sinh học có vật liệu lọc không ngập trong nước Giá trị BOD của nước thải sau khi làm sạch đạt tới 10 ÷ 15mg/l với lưu lượng nước thải không quá 1000 m3/ngđ
- Bể lọc sinh học cao tải: lớp vật liệu lọc được đặt ngập trong nước Tải trọng nước tới10 ÷ 30m3
/m2ngđ tức là gấp 10 ÷ 30 lần ở bể lọc nhỏ giọt
Trang 24Tháp lọc sinh học cũng có thể được xem như là một bể lọc sinh học nhưng có chiều cao khá lớn
Hình 1.12 Bể lọc sinh học nhỏ giọt
1.4.1.4 Đĩa quay sinh học RBC ( Rotating biological contactors)
RBC gồm một loại đĩa tròn xếp liền nhau bằng polystyren hay PVC Những đĩa này được nhúng chìm trong nước thải và quay từ từ Trong khi vận hành, sinh vật tăng trưởng sẽ dính bám vào bề mặt đĩa và hình thành một lớp màng nhày trên toàn bộ bề mặt ướt của đĩa
Đĩa quay làm cho sinh khối luôn tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải và với không khí để hấp thụ oxy, đồng thời tạo sự trao đổi oxy và duy trì sinh khối trong điều kiện hiếu khí
1.4.1.5 Bể sinh học theo mẻ SBR ( Sequence Batch Reactor)
SBR là một dạng của bể Aerotank Khi xây dựng bể SBR nước thải chỉ cần đi qua song chắn, bể lắng cát và tách dầu mỡ nếu cần, rồi nạp thẳng vào bể Ưu điểm
là khử được các hợp chất chứa nitơ, photpho khi vận hành đúng các quy trình hiếu khí, thiếu khí và yếm khí
Bể SBR hoạt động theo 5 pha:
Trang 25 Pha làm đầy ( fill ): thời gian bơm nước vào kéo dài từ 1-3 giờ
Dòng nước thải được đưa vào bể trong suốt thời gian diễn ra pha làm đầy Trong bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tuỳ theo mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào, quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt: làm đầy – tĩnh, làm đầy – hòa trộn, làm đầy – sục khí
Pha phản ứng, thổi khí ( React ): Tạo phản ứng sinh hóa giữa nước thải
và bùn hoạt tính bằng sục khí hay làm thoáng bề mặt để cấp ôxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường khoảng 2 giờ Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH3 sang N-NO22-và nhanh chóng chuyển sang dạng N-NO3
- Pha lắng (settle): Lắng trong nước Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100% Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm hơn 2 giờ
Pha rút nước ( draw): khoảng 0.5 giờ
Pha chờ : Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành 4 quy trình trên và vào số lượng bể, thứ tự nạp nước nguồn vào bể
Xả bùn dư là một giai đoạn quan trọng không thuộc 5 giai đoạn cơ bản trên, nhưng nó cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất của hệ Lượng và tần suất xả bùn được xác định bởi năng sất yêu cầu, cũng giống như hệ hoạt động liên tục thông thường Trong hệ hoạt động gián đoạn, việc xả bùn thường được thực hiện ở giai đoạn lắng hoặc giai đoạn tháo nước trong Đặc điểm duy nhất là ở bể SBR không cần tuần hoàn bùn hoạt hoá Hai quá trình làm thoáng và lắng đều diễn ra ở ngay trong một
bể, cho nên không có sự mất mát bùn hoạt tính ở giai đoạn phản ứng và không phải tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng để giữ nồng độ
Hình 1.13 Quá trình vận hành của bể SBR
Trang 261.4.2 Công trình xử lý sinh học kỵ khí
Phân hủy kỵ khí (Anaerobic Descomposotion) là quá trình phân hủy các chất hữu cơ thành chất khí (CH4 và CO2) trong điều kiện không có ôxy Việc chuyển hoá các axit hữu cơ thành khí mêtan sản sinh ra ít năng lượng Lượng chất hữu cơ chuyển hoá thành khí vào khoảng 80 ÷ 90%
Hiệu quả xử lý phụ thuộc vào nhiệt độ nước thải, pH, nồng độ MLSS Nhiệt
độ thích hợp cho phản ứng sinh khí là từ 32 ÷ 35 o
C
Ưu điểm nổi bật của quá trình xử lý kỵ khí là lượng bùn sản sinh ra rất thấp, vì thế chi phí cho việc xử lý bùn thấp hơn nhiều so với các quá trình xử lý hiếu khí Trong quá trình lên men kỵ khí, thường có 4 nhóm vi sinh vật phân hủy vật chất hữu cơ nối tiếp nhau:
- Các vi sinh vật thủy phân (Hydrolytic) phân hủy các chất hữu cơ dạng polyme như các polysaccharide và protein thành các monomer Kết quả của
sự “bẻ gãy” mạch cacbon này chưa làm giảm COD
- Các monomer được chuyển hóa thành các axit béo (VFA) với một lượng nhỏ
H2 Các axit chủ yếu là Acetic, propionic và butyric với những lượng nhỏ của axit Valeric Ơ giai đoạn axit hóa này, COD có giảm đi đôi chút (không quá 10%)
- Tất cả các axit có mạch carbon dài hơn axit acetic được chuyển hóa tiếp thành acetac và H2 bởi các vi sinh vật Acetogenic
1.4.2.1 Phương pháp kị khí với sinh trưởng lơ lửng
Phương pháp tiếp xúc kị khí
Bể lên men có thiết bị trộn và bể lắng riêng
Quá trình này cung cấp phân ly và hoàn lưu các vi sinh vật giống, do đó cho phép vận hành quá trình ở thời gian lưu từ 6 ÷ 12 giờ
Cần thiết bị khử khí (Degasifier) giảm thiểu tải trọng chất rắn ở bước phân ly
Trang 27Để xử lý ở mức độ cao, thời gian lưu chất rắn được xác định là 10 ngày ở nhiệt
độ 32oC, nếu nhiệt độ giảm đi 11oC, thời gian lưu đòi hỏi phải tăng gấp đôi
Bể UASB ( upflow anaerobic Sludge Blanket)
Nước thải được đưa trực tiếp vào phía dưới đáy bể và được phân phối đồng đều, sau đó chảy ngược lên xuyên qua lớp bùn sinh học dạng hạt nhỏ (bông bùn) và các chất hưũ cơ bị phân hủy
Các bọt khí mêtan và NH3, H2S nổi lên trên và được thu bằng các chụp thu khí để dẫn ra khỏi bể Nước thải tiếp theo đó chuyển đến vùng lắng của bể phân tách 2 pha lỏng và rắn Sau đó ra khỏi bể, bùn hoạt tính thì hoàn lưu lại vùng lớp bông bùn Sự tạo thành bùn hạt và duy trì được nó rất quan trọng khi vận hành UASB
Thường cho thêm vào bể 150 mg/l Ca2+để đẩy mạnh sự tạo thành hạt bùn và 5
÷ 10 mg/l Fe2+để giảm bớt sự tạo thành các sợi bùn nhỏ Để duy trì lớp bông bùn ở trạng thái lơ lửng, tốc độ dòng chảy thường lấy khoảng 0,6 ÷ 0,9 m/h
Hình 1.14 Bể UASB
1.4.2.2 Phương pháp kị khí với sinh trưởng gắn kết
Lọc kị khí với sinh trưởng gắn kết trên giá mang hữu cơ (ANAFIZ)
Lọc kỵ khí gắn với sự tăng trưởng các vi sinh vật kỵ khí trên các giá thể Bể lọc có thể được vận hành ở chế độ dòng chảy ngược hoặc xuôi
Trang 28Giá thể lọc trong quá trình lưu giữ bùn hoạt tính trên nó cũng có khả năng phân ly các chất rắn và khí sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa
Lọc kị khí với lớp vật liệu giả lỏng trương nở (ANAFLUX)
Vi sinh vật được cố định trên lớp vật liệu hạt được giãn nở bởi dòng nước dâng lên sao cho sự tiếp xúc của màng sinh học với các chất hữu cơ ttrong một đơn
vị thể tích là lớn nhất Ưu điểm:
- Ít bị tắc nghẽn trong quá trình làm việc với vật liệu lọc
- Khởi động nhanh chóng
- Không tẩy trôi các quần thể sin học bám dính trên vật liệu
- Có khả năng thay đổi lưu lượng trong giới hạn tốc độ chất lỏng
Trang 29CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY YKK VIỆT NAM
2.1 Khái quát chung
Công ty TNHH YKK Việt Nam được triển khai xây dựng trên diện tích 130.495 m2tại: Lô 10, đường N2 (Long Thọ 1), KCN Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn
- Chuỗi khóa kéo
- Đầu khóa sơn, đầu khóa xi mạ
2.2 Mô tả địa điểm triển khai các hoạt động của Nhà máy:
2.2.1 Vị trí địa lý của nhà máy:
Công ty TNHH YKK Việt Nam được triển khai xây dựng trên diện tích 130.495 m2 tại: Lô 10, đường N2 (Long Thọ 1), KCN Nhơn Trạch 3, huyện Nhơn
- Phía Đông giáp: Khu đất trống của KCN Nhơn Trạch 3
- Phía Tây giáp: Công ty TNHH Kirby Đông Nam Á
- Phía Nam giáp: KCN Nhơn Trạch 6
Trang 30- Phía Bắc giáp: Công ty TNHH YSP Việt Nam và đất trống của KCN Nhơn
Trạch 3
2.2.2 Vốn đầu tư của Công ty:
Tổng vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư của Công ty: 1.247.780.000.000 (một
nghìn hai trăm bốn mươi bảy tỷ bảy trăm tám mươi triệu) đồng Việt Nam, tương đương 60.000.000 (sáu mươi) triệu đô la Mỹ
Bảng 2.1 : Thống kê mức vốn đầu tư của Công ty YKK Việt Nam
S TT Nội dung chi phí
Chi phí
Nhu cầu nhân lực tại Công ty là 736 công nhân viên, trong đó:
- Bộ phận gián tiếp, quản lý: 32 người
- Lao động trực tiếp : 704 người
2.3 Tóm tắt công nghệ sản xuất của Công ty:
Trang 312 3.1 Quy trình sản xuất đầu khóa kéo
Hình 2.1 Quy trình sản xuất đầu kéo
- Quy trình A, B: sử dụng thường xuyên
- Nước thải
- Chất thải
C
Kho thành phẩm
Kho thành phẩm
Kiểm tra chất lượng
B
Nguyên liệu đầu
Đúc phôi
Lắp ráp A
Kiểm tra chất lượng
Trang 32 Mô tả quy trình:
Nguyên liệu ban đầu là hợp kim kẽm (Zinc Alloy) được nung nóng chảy và rót vào khuôn tạo thân đầu khóa và tay kéo Sau đó thân đầu khóa và tay kéo được tách khỏi giá đúc rồi làm sạch, kiểm tra chất lượng và chuyển qua khu vực lắp ráp Tại khu vực lắp ráp, thân đầu khóa, tay kéo và các phụ kiện khác được lắp ráp lại với nhau thành đầu khóa hoàn chỉnh (ET) Sau đó đầu khóa được chuyển qua công
đoạn sơn hay xi mạ để tạo thành sản phẩm hoàn chỉnh theo các bước sau:
A Đầu khóa ET được chuyển qua thiết bị sơn theo kế hoạch sản xuất Tại bộ phận sơn, đầu khóa ET được đưa vào máy và sơn được pha theo màu yêu cầu cũng được đưa vào máy sơn Dưới áp lực của máy sơn và nhiệt độ sấy sẽ cho ra đầu khóa màu thành phẩm
B Đầu khóa ET được đưa qua quy trình xi mạ, tại đây đầu khóa được xử lý
bề mặt kết hợp với các hóa chất và nguyên liệu xi mạ của qui trình mạ tĩnh điện cho
ra sản phẩm đầu khóa xi mạ theo yêu cầu Đầu khóa sau xi mạ được kiểm tra chất lượng và nhập kho thành phẩm
C Một số trường hợp đặc biệt, thân đầu khóa và các phụ kiện sau khi đúc được đưa trực tiếp qua khâu xi mạ để mạ màu sau đó mới qua công đoạn lắp ráp thành phẩm, kiểm tra chất lương sau đó nhập kho thành phẩm Quy trình xi mạ được thực hiện như sau:
Trang 33Hình 2.2 Sơ đồ quy trình xi mạ
Để bề mặt kim loại sau khi mạ được như yêu cầu mong muốn cần thiết phải qua dung dịch đánh bóng, tẩy dầu mỡ, tẩy gỉ trước khi mạ
Mạ Crôm: vật liệu cần mạ sẽ cho vào trong bể crôm để thực hiện quá trình
mạ Thành phần hóa chất xi mạ chính trong quá trình mạ Crôm là CrO3, ngoài ra còn có một số hóa chất khác như: H2SO4 và các chất tạo bọt ngăn quá trình bốc hơi của dung dịch mạ Thời gian cần thiết cho quá trình mạ Crôm là khoảng 30 phút
Đầu khóa
Tẩy dầu mỡ Rửa
Nước thải bazơ, chứa dầu mỡ
NaOH Nước
kỳ (6 tháng)
Tẩy gỉ
H 2 SO 4 Nước
Đánh bóng
Trang 34Mạ Niken: mạ niken lên bề mặt kim loại được mạ hai lớp Ni/Cr Lớp Crôm
có tác dụng như lớp ổn định làm cho lớp mạ niken bền hơn Thành phần hóa chất xi
mạ chính trong quá trình mạ Niken là NiSO4, NiCl2, dung dịch đệm axit boric,… Thời gian cần thiết cho quá trình mạ Niken là 15 – 30 phút
Mạ NAB (mạ đồng, thiếc): Hoá chất chính trong quá trình mạ đồng với dung dịch xianua là CuCN, NaCN,… Đối với mạ trong dung dịch axít thì hoá chất là: CuSO4 và H2SO4 Thời gian cần thiết cho quá trình NAB là khoảng 20 phút
2.3.2 Quy trình dệt băng vải
Quy trình d ệt băng vải (cho chuỗi dây kéo coil)
Hình 2.3 Quy trình công đoạn dệt băng vải (cho chuỗi dây kéo coil)
Nguyên liệu ban đầu là chỉ dệt được đưa vào máy dệt, dệt thành băng vải coil Sản phẩm băng vải coil sau đó được chuyển qua bộ phận sản xuất chuỗi dây khóa kéo để may thành phẩm chuỗi dây khóa kéo coil
Trang 35 Quy trình d ệt băng vải Metal (cho chuỗi dây khóa kéo kim loại và băng vải Vislon cho chuỗi dây khóa kéo nhựa đúc)
Hình 2.4 Quy trình dệt băng vải(cho chuỗi dây khóa kéo kim loại và băng
vải Vislon cho chuỗi dây khóa kéo nhựa đúc)
Dệt
Dệt sợi lõi bán thành phẩm
Trang 36Sợi được đưa vào máy dệt sợi lõi để tạo ra sợi lõi bán thành phẩm Sau đó sợi lõi bán thành phẩm và chỉ dệt được đưa vào máy dệt băng vải để dệt thành băng vải Metal và Vislon bán thành phẩm Băng vải bán thành phẩm được đưa qua máy ủi để
ủi phẳng và tạo độ co rút, hoàn thành băng vải Metal thành phẩm cho chuỗi dây kéo
kim loại và băng vải Vislon thành phẩm cho chuỗi dây kéo nhựa đúc
- Tiếng ồn
- Chất thải rắn
Định hình tạo chuỗi răng bán thành phẩm
Chỉ may Băng vải coil
Trang 37Hình 2.5 Quy trình sản xuất dây kéo vòng
* Mô tả quy trình:
Sợi Monofilament và sợi Cord được đưa qua máy làm răng để tạo chuỗi răng
bán thành phẩm (Element), sau đó chuỗi răng bán thành phẩm và băng vải thành
phẩm của công đoạn dệt được đưa qua máy may để may thành chuỗi dây kéo vòng
bán thành phẩm Chuỗi dây kéo vòng bán thành phẩm được đưa qua máy ủi để ủi
phẳng và tạo độ co rút để cho ra chuỗi dây khóa kéo vòng thành phẩm
Tất cả các thành phẩm từ phân xưởng sản xuất của nhà máy sẽ được kiểm tra
về số lượng và chất lượng Chỉ có các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn chất
lượng cuối cùng mới được đóng gói và cho vào kho để chuyển đi Sản phẩm được
chuyển đi và giao về trụ sở nhà máy chính của Công ty TNHH YKK Việt Nam tại
KCN Amata, thành phố Biên Hoà để tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất dây
khoá kéo
Sản phẩm của Công ty là các nguyên liệu, phụ liệu cho sản xuất dây khóa
kéo bao gồm: Dây khóa kéo vòng, băng vải, đầu khóa sơn, đầu khóa xi mạ Trong
đó:
- Sản phẩm dây khóa kéo vòng, công suất 87.000.000 mét/năm;
- Sản phẩm băng vải, công suất 300.000.000 mét/năm;
- Sản phẩm đầu khóa sơn, công suất 232.000.000 sản phẩm/năm;
- Sản phẩm đầu khóa xi mạ, công suất 120.000.000 sản phẩm/năm
2.4 Nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Công ty
Nguồn nước sử dụng cho mục đích sản xuất và sinh hoạt của Công ty thông
qua hệ thống cấp nước của KCN Nhơn Trạch 3 và lấy từ nguồn cấp nước của Nhà
máy nước Nhơn Trạch Lượng nước sử dụng trung bình khoảng 433m3/ngày.đêm
Trang 38Mức cung cấp này bao gồm nước sử dụng sinh hoạt là 120m3/ng.đ
Còn lại 313m3/ng.đ sử dụng cho sản xuất và các nhu cầu khác
Riêng nước PCCC sẽ xây dựng 1 bể chứa nước ngầm có thể tích 450m3
Lượng điện của sử dụng của Công ty ước tính trung bình khoảng
1.717.000Kwh/năm được mua lại từ Công ty Cổ phẩn Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị IDICO (IDICO – UDICO) Nguồn điện này được cung cấp từ hệ thống cung cấp điện của KCN Nhơn Trạch 3
2.5 Ô nhiễm môi trường và các biện pháp giảm thiểu:
2.5.1.1 Nước thải sản xuất
Nước thải phát sinh từ công đoạn xi mạ: Nước thải phát sinh gồm các nguồn như nước thải từ công đoạn rửa sau khi tẩy dầu mỡ, tẩy gỉ, mạ Crôm, mạ Niken, mạ NAB Đây là loại nước thải chứa rất nhiều hoá chất nguy hiểm đặc biệt là loại nước
thải sau khi mạ Crom và mạ Niken Nước thải phát sinh trong quá trình xi mạ chứa hàm lượng các kim loại nặng rất cao là độc chất đối với sinh vật, gây tác hại xấu đến sức khỏe con người Với nồng độ đủ lớn, sinh vật có thể bị chết hoặc thoái hóa,
với nồng độ nhỏ có thể gây ngộ độc mãn tính hoặc tích tụ sinh học, ảnh hưởng đến
sự sống của sinh vật về lâu về dài Cyanua trong nước thải là một chất độc hoạt động cực nhanh gây cản trở quá trình hấp thụ ô-xy của các tế bào Sự phân hủy cyanua thành các dạng phức cũng sẽ gây hại cho đời sống thủy sinh
Do đó, nước thải từ quá trình xi mạ, nếu không được xử lý sẽ gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận, gây nguy hại cho sinh vật thủy sinh, qua thời gian tích tụ và bằng con đường trực tiếp hay gián tiếp, chúng sẽ tồn đọng trong cơ thể con người và gây các bệnh nghiêm trọng, như viêm loét da, viêm đường hô hấp, eczima, ung thư, Với tính chất nguy hiểm của các loại nước thải này công ty sẽ có các biện pháp
quản lý và xử lý hợp lý nguồn phát sinh ô nhiễm này
Trang 39Nước thải từ công đoạn sơn: Chủ yếu là nguồn nước thải phát sinh từ hệ thống
xử lý bụi sơn, lượng nước thải phát sinh từ công đoạn này khoảng 17m3
/ngày Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải sơn bao gồm cặn sơn, các chất hữu
cơ có nguồn gốc từ dung môi…
Nước thải từ công đoạn đúc phôi; nước thải từ hệ thống xử lý khí thải nồi hơi; nước thải từ quá trình vệ sinh máy móc, thiết bị: 25m3
/ngày
2.5.1.2 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của CBCNV chủ yếu từ hoạt động của nhà ăn, vệ sinh, rửa tay chân…có chứa các chất cặn bã, dầu mỡ, các chất lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh
2.5.1.3 Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn qua khu vực nhà máy cuốn theo cát, đất, rác, rơi vãi xuống nguồn nước
2.5.2.1 Đối với nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất: Có hệ thống thu gom và xử lý nước thải sản xuất theo đúng qui trình kỹ thuật QCVN 40 : 2012/BTNMT
2.5.2.2 Đối với nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt: toàn bộ nước thải sinh hoạt của công ty sẽ được đưa về
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đạt Cột C loại B QCVN 14:2008/BTNMT trước khi đưa vào hệ thống XLNT tập trung của KCN Nhơn Trạch 3
2.5.2.3 Đối với nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn: nước này qui ước tương đối sạch nên không cần qua hệ thống xử lý Tuy nhiên để chống sự lắng cát, tắc nghẽn và ứ đọng nước, Nhà máy cần phải thông cống, nạo vét hệ thống thoát nước mưa thường xuyên
Trang 40CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN ĐỀ XUẤT VÀ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT CÔNG TY YKK VIỆT
NAM 3.1 Thành phần tính chất nước thải tại Công ty YKK Việt Nam
3.1.1 L ưu lượng nước thải
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của Công ty YKK Việt Nam xây dựng với công suất Q=120m3/ng.đ Trong đó:
Lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân: 100l/ng.ngđ x 736 người = 73,6
m3/ng.đ
Lưu lượng nước thải nhà bếp khoảng 45m3/ng.đ
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý sẽ đạt QCVN14:2008/BTNMT, Cột B và được thải ra nguồn tiếp nhận là trạm xử lý nước thải tập trung KCN Nhơn Trạch 3 –Đồng Nai
3.1.2 Thành phần và tính chất nước thải
Thành phần và lưu lượng nước thải là 2 thông số quan trọng, đóng vai trò quyết định trong việc xác định công nghệ, tính toán thiết kế các công trình đơn vị, cũng như lựa chọn thiết bị
Dựa vào thông tin số liệu đầu vào từ Báo cáo tác động môi trường của Công ty YKK Việt Nam Các thông số đầu vào và ra của nước thải sinh hoạt tại Công ty YKK Việt Nam được thể hiện ở bảng 3.1