Phân tích hành vi mua của công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà trong việc mua nguyên liệu giấy và đề xuất ra những hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy mua hàng
Trang 1CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Đề tài: Phân tích hành vi mua của công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà trong việc
mua nguyên liệu giấy và đề xuất ra những hoạt động Marketing nhằm thúc đẩy mua hàng
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
A.LÝ THUYẾT
I Thị trường tổ chức
II Đặc điểm thị trường tổ chức
III Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình mua
IV Tình huống mua chủ yếu
V.Quy trình mua
B HÀNH VI MUA NGUYÊN LIỆU GIẤY CỦA CÔNG TY VPP HỒNG HÀ
I Giới thiệu chung về công ty VPP Hồng Hà
II Đặc điểm thị trường doanh nghiệp Hồng Hà
1 Loại hình doanh nghiệp
2 Đặc điểm doanh nghiệp
2.1 Vị trí công ty
2.2 Mức tập trung
2.3.Cầu đầu vào
2.4.Mối quan hệ giữa người mua và người bán
III Đặc trưng hành vi mua của doanh nghiệp Hồng Hà
1 Loại hình mua
2 Quy trình mua
2.1 Xác định nhu cầu mua nguyên liệu cho từng kì
2.2 Mô tả khái quát nhu cầu
2.3 Xác định cung cách của sản phẩm
2.4 Tìm kiếm và lựa chọn nhà cung ứng
Trang 32.5 Làm thủ tục đặt hàng và nhập hàng 2.6 Đánh giá kết quả thực hiện
IV CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI MUA CỦA
CÔNG TY VPP HỒNG HÀ
1 Môi trường
2 Tổ chức
3 Trung tâm mua
4 Cá nhân người tham gia V.ĐỀ XUẤT NHỮNG HOẠT ĐỘNG MARKETING NHẰM THÚC
ĐẨY BÁN HÀNG
LỜI KẾT Danh mục tài liệu tham khảo
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay ngành công nghiệp giấy đang phát triển mạnh mẽ không chỉ trên thế giới màngay cả với các công ty, doanh nghiệp trong nước cũng có sự cạnh tranh khốc liệt Trong vàinăm gần đây, nhu cầu tiêu dùng giấy vở đang ngày một tăng lên, yêu cầu về chất lượng sảnphẩm cũng ngày một cao hơn Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm qua,nhu cầu về các loại hàng hóa cũng tăng theo, nhất là đối với các mặt hàng về hàng tiêu dùng,
đồ gia dụng…Nhu cầu về các sản phẩm phục vụ cho ngành giáo dục cũng không nằm ngoài
sự phát triển đó Khối lượng đồ dùng văn phòng phẩm, đặc biệt là giấy, vở được tiêu thụ rấtmạnh Khách hàng không chỉ quan tâm tới chất lượng, giá cả mà hình thức của các tập vởcũng được đánh giá rất cao Hiện nay, trên thị trường văn phòng phẩm, mặt hàng giấy vở làmặt hàng có nhiều mẫu mã và chủng loại nhất, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng vớigiá cả phù hợp Các công ty sản xuất giấy, vở trong nước thường xuyên cải tiến, nghiên cứucho ra những sản phẩm có chất lượng hơn Giấy vở Hồng Hà là một thế mạnh của Hồng Hà
và là một thương hiệu đã quen thuộc với người tiêu dùng Để đáp ứng nhu cầu sản xuấtnhững sản phẩm chất lượng như thế, các công ty cung ứng nguyên liệu giấy cho Hồng Hà sẽphải cung cấp nguồn nguyên liệu thế nào? Và làm thế nào để Hồng Hà nhập nguyên liệu củanhững doanh nghiệp đó Trước hết ta cần nghiên cứu về hành vi mua nguyên liệu sản xuấtgiấy của Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà
Trang 5A LÝ THUYẾT.
I THỊ TRƯỜNG TỔ CHỨC
Thị trường các doanh nghiệp bao gồm các cá nhân và tổ chức mua hàng để
phục vụ những mục đích sản xuất tiếp, bán lại hay phân phối lại Các doanh nghiệp
(kể cả các tổ chức của nhà nước và các tổ chức phi lợi nhuận) là thị trường nguyên
liệu và vật tư, phụ tùng thay thế, lắp đặt, thiết bị phụ trợ, vật tư phụ và dịch vụ
Thị trường công nghiệp mua hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích tăng mức tiêu
thụ, cắt giảm chi phí hay đáp ứng những yêu cầu xã hội và pháp lý
II ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG TỔ CHỨC
So với thị trường cá nhân thì thị trường tổ chức
● Có ít người mua hơn
● Người mua có tầm cỡ hơn
● Người mua tập trung theo vùng địa lý
● Nhu cầu không co dãn
● Nhu cầu biến động mạnh
● Việc mua sắm là do những người có trình độ chuyên môn hơn thực hiện
● Chịu tác động của nhiều ảnh hưởng hơn
III CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA
● Các yếu tố môi trường(địa lý, kinh tế, chính trị- pháp luật, cạnh tranh )
● Các yếu tố tổ chức(mục tiêu, nhiệm vụ,định hướng phát triển, vai trò của doanhnghiệp, công nghệ của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức )
● Trung tâm mua( quy mô, chuẩn mực, thành phần quyền lực, vai trò của các thànhviên )
Trang 6● Cá nhân người tham gia(địa vị, kiến thức, kinh nghiệm, đạo đức, mong đợi )
IV TÌNH HUỐNG MUA CHỦ YẾU
Người mua tư liệu sản xuất thông qua quyết định theo những cách khác nhau
tuỳ theo tình huống mua sắm Có ba tình huống mua sắm:
- Mua lặp lại không thay đổi
- Mua lặp lại có thay đổi
- Mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới
● Mua lặp lại không thay đổi: Mua lặp lại không có thay đổi là một tình huống mua
sắm trong đó bộ phận cung ứng đặt hàng lại theo như thường lệ (ví dụ, văn phòng phẩm,hóa chất để rời) Người đi mua lựa chọn người cung ứng trong "danh sách đã đượcduyệt", có tính đến mức độ thỏa mãn của họ trong những lần mua trước Những ngườicung ứng "được chọn" cố gắng duy trì chất lượng sản phẩm và dịch vụ Họ thường đềnghị sử dụng hệ thống đơn đặt hàng lặp lại tự động để nhân viên cung ứng không mất thờigian làm thủ tục tái đặt hàng Những người cung ứng "không được chọn" thì cố gắngchào một mặt hàng mới hay lợi dụng trường hợp người mua không hài lòng để họ sẽ xemxét đến việc mua một số lượng nào đó của mình Những người cung ứng không đượcchọn cố gắng giành cho được một đơn đặt hàng nhỏ rồi sau đó dần dần phấn đấu tăng "tỷ
lệ hàng mua" của mình
● Mua lặp lại có thay đổi: Mua lặp lại có thay đổi là tình huống trong đó người mua
muốn thay đổi quy cách sản phẩm, giá cả, yêu cầu giao hàng hay những điều kiện khác.Tình huống mua lặp lại có thay đổi thường liên quan đến quyết định bổ sung về nhữngngười tham gia của cả hai bên, bên mua và bên bán Những người cung ứng được chọntrước đây bắt đầu lo lắng và buộc phải cố gắng giữ khách Những người cung ứng khôngđược chọn trước đấy thấy có cơ hội để đưa ra đơn chào hàng có lợi hơn nhằm giành lấymối làm ăn mới
● Mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới: Mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới là tình huống
người mua phải mua một sản phẩm hay dịch vụ lần đầu tiên (ví dụ, xây dựng văn phòng,
Trang 7hệ thống vũ khí mới) Chi phí hay rủi ro càng lớn thì số người tham gia quyết định càngđông, khối lượng thông tin cần thu thập càng lớn, vì thế mà thời gian để hoàn tất quyếtđịnh dài hơn Tình huống mua sắm phục vụ nhiệm vụ mới là một cơ hội và thách thức lớnnhất đối với người hoạt động thị trường Họ cố gắng tìm cách tiếp cận càng nhiều người
có ảnh hưởng đến chuyện mua sắm càng tốt và cố gắng cung cấp những thông tin hữu ích
và hỗ trợ thêm Do tính chất phức tạp của việc bán hàng trong tình huống mua sắm phục
vụ nhiệm vụ mới, nhiều công ty đã sử dụng một lực lượng bán hàng và tuyên truyền gồmnhững nhân viên bán hàng giỏi nhất của mình
V.QUY TRÌNH MUA
Để mua những hàng hóa cần thiết, những người mua tư liệu sản xuất phải trải qua,một quá trình cung ứng hay mua sắm, gọi là những giai đoạn mua Quy trình mua hàng của doanh nghiệp gồm 8 giai đoạn, tất cả 8 giai đoạn này đều được áp dụng trong tình huống mua phục vụ nhiệm vụ mới, và một số giai đoạn có thể được bỏ qua trong hai tình huống mua sắm khác Mô hình này được gọi là khung sơ đồ mua
Giai đoạn
mua hàng
Tình huống mua
Mua lặp lạikhông thay đổi
Mua lặp lại
có thay đổi
Mua sắm phục
vụ nhiệm vụmới
2. Mô tả kháiquát nhu cầu
3. Xác định quycách sản phẩm
4. Tìm kiếm nhàcung ứng
7. Làm thủ tụcđặt hàng
Trang 8quả thực hiện
● Ý thức vấn đề
Quá trình mua sắm bắt đầu khi có một người nào đó trong công ty ý thức được một vấn
đề hay nhu cầu có thể đáp ứng được bằng cách mua một loạt hàng hóa hay dịch vụ ý thứcvấn đề có thể là kết quả tác động của những tác nhân kích thích bên trong hay bên ngoài
● Mô tả khái quát nhu cầu
Sau khi ý thức được nhu cầu, người mua phải tiến hành xác định những đặc điểm chung
và số lượng mặt hàng có nhu cầu Đối với những mặt hàng tiêu chuẩn thì không có vấn đề gì.Đối với những mặt hàng phức tạp thì người mua phải cùng với những người khác, như các
kỹ sư, người sử dụng v v xác định những đặc điểm chung Họ sẽ phải xác định tầm quantrọng của độ tin cậy, độ bền, giá và các tính chất mong muốn khác đối với mặt hàng đó.Người hoạt động trên thị trường các doanh nghiệp có thể hỗ trợ người mua trong giai đoạnnày băngf cách mô tả các tiêu chuẩn khác nhau cần chú ý khi đáp ứng nhu cầu này
● Xác định quy cách sản phẩm
Bước tiếp theo tổ chức mua hàng sẽ đưa ra những quy cách kỹ thuật của mặt hàng Tổ kỹthuật phân tích giá trị sản phẩm được giao nhiệm vụ soạn thảo dự án Phân tích giá trị sảnphẩm là một phương pháp giảm chi phí, trong đó các bộ phận cấu thành được nghiên cứu kỹlưỡng để xác định xem có thể thiết kế lại hay tiêu chuẩn hóa, hay chế tạo bằng những phươngpháp rẻ tiền hơn không Tổ này sẽ xem xét những bộ phận cấu thành có chi phí cao trong sảnphẩm đã giao, thường là có 20% chi tiết chiếm tới 80% giá thành Tổ này cũng xác định xemnhững bộ phận nào của sản phẩm được thiết kế quá mức, thành ra có tuổi thọ dài hơn tuổi thọcủa bản thân sản phẩm Tổ này sẽ quyết định những đặc điểm tối ưu của sản phẩm Nhữngquy cách kỹ thuật được soạn thảo chặt chẽ cho phép người mua từ chối những lô hàng khôngđáp ứng được những tiêu chuẩn đã định
● Tìm kiếm người cung ứng
Bây giờ người mua phải cố gắng xác định những người cung ứng phù hợp nhất Ngườimua có thể nghiên cứu những tập danh bạ thương mại, tìm kiếm trên máy tính, gọi điện chocác công ty khác để hỏi ý kiến, xem các mục quảng cáo thương mại và đi dự triển lãmthương Những người cung ứng thiếu năng lực sản xuất hay có tiếng xấu sẽ bị từ chối Những
Trang 9người có đủ tiê chuẩn sẽ được mời đến cơ sở sản xuất để xem xét và gặp gỡ với nhân viêncủa cơ sở Người mua sẽ đưa ra một danh sách ngắn những người cung ứng đủ tiêu chuẩngửi.
● Yêu cầu chào hàng
Bây giờ người mua mời những người cung ứng đủ tiền chuẩn gửi bản chào hàng.Một số người cung ứng sẽ chỉ gửi catalog hay cử một đại diện bán hàng đến Trong trườnghợp mặt hàng phức tạp hay đắt tiền, người mua sẽ yêu cầu từng người cung ứng đủ tiêuchuẩn gửi văn bản chào hàng chi tiết Người mua sẽ loại bớt một số người cung ứng còn lạilàm bản trình bày chính thức
● Lựa chọn nhà cung ứng
Trung tâm mua sắm sẽ xác định những tính chất mong muốn ở người cung ứng và nêu
rõ tầm quan trọng tương đối của chúng Trung tâm mua sắm sẽ xếp hạng những người cungứng theo những tính chất này và xác định những người cung ứng hấp dẫn nhất Họ hường sử
dụng “mô hình đánh giá người cung ứng” để lựa chọn.
Các trung tâm mua sắm cũng có thể quyết định sẽ sử dụng bao nhiêu người cung ứng.Nhiều doanh nghiệp thích sử dụng nhiều cung ứng để họ không phụ thuộc hoàn toàn vào mộtngười cung ứng và cũng có thể so sánh giá cả và kết quả thực hiện của những người cungứng cạnh tranh Người mua thường dồn phần lớn đơn đặt hàng cho người cung ứng tốt nhất
● Làm thủ tục đặt hàng
Người mua thương lượng về đơn đặt hàng cuối cùng với những người cung ứng đãđược chọn, đưa ra những quy cách kỹ thuật, số lượng cần thiết, thời gian giao hàng dự kiến,hính sách trả lại hàng, bảo hành, v v
● Đánh giá sau mua
Trong giai đoạn này, người mua xem xét lại kết quả thực hiện của những người cungứng cụ thể Người ta thường áp dụng ba phương pháp
Người mua có thể liên hệ với những người sử dụng cuối cùng và đề nghị họ cho ýkiến đánh giá
Người mua có thể đánh giá người cung ứng theo một số tiêu chuẩn bằng phươngpháp cho điểm có trọng số
Trang 10 Người mua có thể tính tổng chi phí phát sinh do thực hiện tồi để dẫn tới chi phímua hàng được điều chỉnh và bao gồm trong cả giá mua.
B HÀNH VI MUA CỦA CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VĂN PHÒNG PHẨM HỒNG HÀ
Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà được thành lập vào ngày 01/10/1959 với tên banđầu là nhà máy Văn phòng phẩm Hồng Hà Để tạo điều kiện cho phạm vi hoạt động sản xuấtkinh doanh được mở rộng hơn, phù hợp hơn trong cơ chế mới, vào ngày 28/07/1995, Nhàmáy Văn phòng phẩm Hồng Hà được đổi tên thành Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà.Trong nhữn năm chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, và sự nghiệp đổi mới cơ chế quản lý, đôi lúc đãlàm Công ty chao đảo Tuy nhiên công ty vẫn luôn đứng vững và không ngừng phát triển Từnăm 1997 đến nay, Công ty đã có những bước tiến nhảy vọt trong tư duy, trong cách quản lý,trong việc đầu tư vào công nghệ máy móc thiết bị mới, Công ty liên tục tăng trưởng với mứcbình quân đạt 140%/ năm, bình quân thu nhập của người lao động đạt 116%/ năm
Tháng 01/2006, Công ty chính thức đổi tên thành “Công ty Cổ phần Văn phòng phẩmHồng Hà và với nỗ lực cố gắng không ngừng của Ban lãnh đạo và toàn bộ nhân viên, Công
ty đã gặt hái được rất nhiều thành quả
II ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG DOANH NGHIỆP HỒNG HÀ
1 Loại hình của doanh nghiệp:
VPP Hồng Hà được biết đến như một thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất vàkinh doanh văn phòng phẩm của Việt Nam Bằng công nghệ sản xuất hiện đại, nguồn nguyênliệu tốt cùng với đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, sản phẩm của VPP Hồng Hà luôn đượcđánh giá là có chất lượng cao, giá thành hợp lí, mẫu mã phong phú, đa dạng, hấp dẫn Đặcbiệt, sản phẩm của Hồng Hà còn là đáp ứng được tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và đảm bảođối với sức khỏe của người sử dụng
Sản phẩm giấy vở được Công ty nghiên cứu sản xuất từ năm 1997 Ngành giấy vở cóvai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của côn ty văn phòng phẩmHồng Hà Đây là mặt hàng chủ lực của công ty, đem lại doanh thu hàng năm cao và chiếmmột tỷ lệ lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty Chính vì vậy Công ty phải thường xuyên
Trang 11đầu tư phát triển cho ngành hàng giấy vở đảm bảo doanh thu hàng năm tăng trưởng đều đặntheo các mục tiêu mà công ty đã đề ra.
2 Đặc điểm của doanh nghiệp:
2.1 Vị trí công ty
Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kì mới, VPP Hồng Hà đã cho triển khai xâydựng dự án Trung tâm thương mại và giới thiệu sản phẩm tại số 25 phố Lý Thường Kiệt -quận Hoàn Kiếm - Hà Nội với quy mô 13 tầng nổi, 2 tầng hầm theo tiêu chuẩn văn phònghạng A Bên cạnh đó, Công ty còn triển khai đầu tư xây dựng tiếp dự án thứ hai tại phố LòĐúc - Hà Nội với quy mô 23 tầng nổi và 2 tầng hầm Dự kiến sau khi hai dự án này hoànthành không chỉ giúp cho VPP Hồng Hà củng cố thêm vị thế của mình ở thị trường trongnước mà còn tạo điều kiện giúp Công ty xúc tiến mở rộng ra thị trường quốc tế Ngoài ra có
cơ sở sản xuất tại 672 Ngô Gia Tự - Long Biên - Hà Nội Để có thể đáp ứng được nhu cầucủa người tiêu dùng Sản phẩm văn phòng phẩm của Hồng Hà được phân phối ở tất cả 63tỉnh thành của Việt Nam Ngoài ra Hồng Hà đang tiến hành xuất khẩu sản phẩm của công ty
ra các nước khác như: Trung Quốc, Mỹ,…và các nước ở Châu Phi
Khoản mục Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ gia tăngBút, dụng cụ học sinh 1000 chiếc 7.450 8.500 14%
Giấy vở các loại 1000 quyển 33.351 40.000 19.94%
Trang 12Tổng sản lượng Triệu đồng 122.606 143.587 17.11%
( Nguồn Báo cáo sản lượng của Công ty năm 2005, 2006 )
Ngành giấy vở có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty văn phòng phẩm Hồng Hà Đây là mặt hàng chủ lực của Công ty, đem lại doanh thuhàng năm cao và chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu doanh thu của công ty Chính vì vậy Công
ty phải thường xuyên đầu tư phát triển cho ngành giấy vở, đảm bảo doanh thu hàng năm tăngtrưởng đều đặn theo các mục tiêu công ty đã đề ra
Nói đến chiến lược phát triển của Hồng Hà, ông Bùi Kỳ Phát, Tổng giám đốc Công tycho biết: “Nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố tiên phong của VPP Hồng Hà Hồng Hàphải sản xuất được những sản phẩm có lợi cho sức khoẻ người tiêu dùng Thị trường vàngười tiêu dùng càng khó tính, VPP Hồng Hà càng phải đổi mới và sáng tạo”
2.3 Cầu đầu vào
Hồng Hà sản xuất các sản phẩm văn phòng phẩm đặc biệt đi sâu vào sản xuất vở vớinhiều loại vở phục vụ nhiều đối tượng sản phẩm như: vở ô li, vở kẻ ngang với nhiều hạng(theo số sao trên bìa vở),… Do đó Hồng Hà có nhu cầu cao trong việc nhập bột giấy để phục
vụ việc sản xuất vở Hồng Hà có sử dụng bột giấy được sản xuất trong nước lấy từ một sốcông ty sản xuất trong nước như giấy Tân Mai hay giấy Bãi Bằng, ngoài ra để sản xuất giấychất lượng cao hơn Hồng Hà có nhập khẩu nguyên liệu bột giấy từ nước ngoài nhưIndonesia Trong thời gian qua, giá cả của nguồn nguyên liệu giấy tăng cao trên thị trườngthế giới đã ảnh hưởng ít nhiều tới giá cả của mặt hàng giấy vở Hồng Hà
2.4 Mối quan hệ giữa người mua và người bán
Là một doanh nghiệp có thương hiệu lâu năm và uy tín trên thị trường hiện nay, có thịtrường tiêu thụ ổn định, ngoài ra còn là doanh nghiệp dẫn đầu trong việc cung cấp giấy vởhiện nay trên thị trường cả nước và xuất khẩu mặt hàng này sang những thị trường khắt khenhư thị trường Mĩ Vì vậy, sản lượng và chất lượng sản phẩm luôn là yêu cầu đặt lên hàngđầu đối với công ty Để đạt được điều này, Hồng Hà luôn phải giữ mối quan hệ chặt chẽ vớinhững nhà cung cấp nguyên liệu bột giấy để đảm bảo nguồn hàng với chất lượng ổn định,cũng như đảm bảo nguồn hàng được cung cấp thường xuyên để không bị gián đoạn quá trìnhsản xuất
III ĐẶC TRƯNG HÀNH VI MUA CỦA CÔNG TY HỒNG HÀ
1.Loại hình mua
Trang 13Là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm, loại hình mua củaHồng Hà là loại hình mua lặp lại không thay đổi Hồng Hà luôn đặt nhiệm vụ phải cung cấpsản phẩm giấy vở đến người tiêu dùng một cách thường xuyên và đều đặn Nguồn nguyênliệu cần thiết phải là nguồn nguyên liệu rất lớn, đảm bảo được chất lượng và độ ổn định cao.
Cả nước chỉ có hai công ty lớn là công ty Giấy Bãi Bằng (Công ty giấy Việt Nam) và TânMai và một số doanh nghiệp nhỏ khác phục vụ nguyên liệu cho các doanh nghiệp, trong khi
đó Bãi Bằng lại chủ yếu phục vụ những doanh nghiệp sản xuất giấy vở xuất khẩu sang Mỹnhư Hồng Hà, nên những doanh nghiệp nhỏ, sản xuất hàng cho thị trường trong nước vớilượng nguyên liệu tiêu thụ mỗi tháng vài chục tấn thì rất khó mua giấy
Hàng năm, Hồng Hà vẫn có dự trữ nguồn nguyên liệu cho những thời điểm giá cảnguồn nguyên liệu nhập khẩu tăng cao Chính những nguồn nguyên liệu dự trữ này đã đảmbảo cho công ty có thể ổn định về giá bán, không tăng giá thành sản xuất lên quá cao để đảmbảo doanh số bán ra hàng năm Để sản xuất các mặt hàng vở cao cấp, ngoài nguồn nguyênliệu trong nước, Hồng Hà còn đặt hàng mua nguyên liệu từ Indonesia
Ngoài ra, Công ty Hồng Hà còn có loại hình mua lặp lại có thay đổi Hiện nay, nhucầu về các mặt hàng văn phòng phẩm nói chung và giấy vở nói riêng đang ngày một tăng lên.Trong nhiều năm qua cứ đến đầu năm học mới, lượng tiêu thụ giấy vở là rất lớn Các công tysản xuất giấy vở đều tăng sản lượng để đáp ứng đủ nhu cầu cho người tiêu dùng Giá nguyênliệu nhập khẩu tăng dẫn đến việc tăng giá của các sản phẩm giấy vở Đây là một mặt hàng rấtnhạy cảm về giá Chính vì thế, Hồng Hà đã cố gắng giữ giá cố định cho một số mặt hànggiấy vở, còn một số loại thì có tăng giá bán nhưng tăng không đáng kể Để có thể ổn địnhhơn về giá thành và chất lượng giấy vở, hiện tại công ty đang tìm thêm nguồn nhập nguyênliệu bột giấy để đáp ứng được yêu cầu sản xuất trong giai đoạn sắp tới của công ty
Cụ thể, từ trung tuần tháng 3/2011, giá các loại bột giấy và giấy thành phẩm thế giớităng liên tục Mức tăng kỷ lục lên tới 660 USD/tấn Tại Bắc Mỹ, giá bột giấy NBSK đạt kỷlục 640 USD/tấn; tại châu Âu, giá bột giấy BHKP là 535 EUR/tấn; tại châu Á, giá bột giấycũng tăng 25-30%, sợi bột ngắn là 530-550 USD/tấn, sợi bột dài là 600-640 USD/tấn Công
ty Hồng Hà do đã chuẩn bị nguồn nguyên liệu từ mấy tháng trước, nên giá giấy vở học sinhđầu năm học mới hầu như sẽ không tăng, cũng không có tình trạng thiếu hụt
Theo ông Bùi Kỳ Phát, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Văn phòng phẩm Hồng Hà,nguồn nguyên liệu có từ đầu năm vẫn giúp doanh nghiệp đủ sản xuất để phục vụ nhu cầu thịtrường nhưng chắc chắn đến mùa vụ sản xuất cho năm học mới sẽ bị thiếu, chắc chắn trong