Thực tập tham quan cầu đông trù

45 893 3
Thực tập tham quan cầu đông trù

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU Là sinh viên việc học tập và tiếp thu những kiến thức cơ bản trong trường Đại học là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên những chuyến thực tập để giúp sinh viên làm quen với thực tiễn cũng là việc không thể thiếu được. Chính vì vậy mà Nhà trường và bộ môn Cầu-hầm đã tổ chức cho sinh viên lớp Cầu đường bộ C K52 chúng em đợt thực tập thăm quan công trình cầu Đông Trù thuộc dự án đường 5 kéo dài, cầu thuộc dự án vành đai 2 đi qua khu vực Cầu Giấy và cầu Thăng Long. Mục đích và ý nghĩa của đợt thực tập: 1. Để sinh viên tìm hiểu về ngành và nghề xây dựng cầu. 2. Thực tế đi quan sát những công trình cụ thể để sinh viên có điều kiện tìm hiểu thực tế thi công những công trình xây dựng cầu lớn có công nghệ điển hình và làm quen với các loại công việc trong hoạt động sản xuất của ngành xây dựng cầu đường ở nước ta. 3. Làm quen với những kiến thức và những khái niệm chuyên môn, thông qua quan sát thực tế những công trình cụ thể như : mố, trụ ( kết cấu phần dưới), mặt cầu, dầm ( kết cấu phần trên), phương pháp thi công… Qua đó đã giúp cho sinh viên chúng em phần nào hiểu rõ hơn về ngành cầu nói riêng và về nghề xây dựng cầu đường nói chung, bước đầu làm quen với những công việc trong ngành nghề thực tế xây dựng cầu ở nước ta. Từ đó chúng em nhận thức rõ hơn về ngành nghề của mình, thấy rõ hơn những khó khan, vất vả của nghề xây dựng cầu và những trách nhiệm nặng nề mà một người kĩ sư cầu đường phải đảm nhận. Do đó chúng em thấy rằng cần phải không ngừng học tập, rèn luyện thật tốt để có kiến thức chuyên môn, đáp ứng yêu cầu của công viêc, góp sức mình phục vụ tốt hơn cho công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. 2 PHẦN I: NỘI DUNG THU HOẠCH THÔNG QUA NGHE GIẢNG CÁC CHUYÊN ĐỀ. I. KHÁI NIỆM, PHẠM VI SỬ DỤNG CỦA CẦU 1) Cầu là gì? Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng? Cầu là công trình nhân tạo trên đường nhằm vượt qua các chướng ngại vật như sông, suối, thung lung, đường, khu dân cư…Theo tiêu chuẩn 22 TCN 272- 05 thì Cầu là một kết cấu bất kì vượt khẩu độ không dưới 6m tạo thành 1 phần của con đường. − Ưu điểm: Có khả năng thoát nước với lưu lượng và khẩu độ lớn, cho phép các phương tiện qua lại bên dưới cầu, có tính ổn định và tuổi thọ cao,mỹ quan đẹp. − Nhược điểm :Thiết kế và thi công phức tạp, giá thành xây dựng cao. − Phạm vi áp dụng: Vượt qua các chướng ngại vật lớn như sông, thung lung, đường… 2) Cấu tạo chung của cầu ? Công trình cầu bao gồm: cầu, đường dẫn vào cầu, các công trình điều chỉnh dòng chảy và gia cố bờ sông. 3 − Kết cấu phía trên: Gồm: + Mặt cầu: Đảm bảo cho các phương tiện lưu thông một cách êm thuận, do chịu tác động trực tiếp của vệt bánh xe nên mặt cầu phải đảm bảo đọ nhám, độ chống mài mòn. + Kết cấu nhịp: là bộ phận trực tiếp đỡ các tải trọng tác dụng lên cầu. + Hệ liên kết trên cầu: gối cầu và khe co giãn. − Kết cấu phía dưới: Là bộ phận tiếp nhận toàn bộ các tải trọng truyền xuống từ kết cấu phần trên và truyền trực tiếp tới địa tầng thông qua kết cấu móng. Kết cấu phần dưới bao gồm : + Mố : Được cây dựng tại các đầu cầu, là bộ phận chuyển tiếp giữa đường và cầu, đảm bảo cho xe chạy em thuận từ đường vào cầu, ngoài ra còn có thể làm nhiệm vụ điều chỉnh dòng chảy và chống xói lở bờ sông. + Trụ: là bộ phận đặt ở vị trí giữa hai nhịp kề nhau làm nhiệm vụ phân chia kết cấu nhịp cầu, chịu tải trọng từ nhịp truyền xuống. + Móng: dùng để phân tán lực vào trong đất nền. II. CÁC KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA CẦU − Khoảng cách l giữa tim các gối của một nhịp gọi là chiều dài tính toán − Chiều dài toàn cầu L bao gồm tổng chiều dài các nhịp và hai mố. − Mực nước cao nhất (MNCN): được xác định theo số liệu quan trắc thủy văn về mực nước lũ, được tính toán theo tần suất quy định đối với các cầu và đường khác nhau. − Mực nược thấp nhất (MNTN): được xác định là cao độ mực nước thấp nhất vào mùa khô. − Mực nước thông thuyền (MNTT): là mực nước cao nhất đảm bảo cho thuyền bè đi lại dưới cầu một cách an toàn. − Cao độ đáy dầm: là điểm thấp nhất của đáy dầm thỏa mãn yêu cầu thông thuyền cũng như yêu cầu về MNCN. − Cao độ đỉnh trụ: là điểm cao nhất của xà mũ trụ. Cao độ đỉnh trụ luôn được lấy cao hơn mực nước cao nhất ít nhất 25cm. − Cao độ đỉnh mố : là điểm trên cùng của tường đỉnh mố. − Cao độ đỉnh bệ móng : thường được lấy nằm dưới lớp đất tự nhiên 50cm hoặc nằm dưới mực nước thấp nhất 25cm. − Chiều cao kiến trúc của cầu : là khoảng cách từ đỉnh phần xe chạy đến đáy kết cấu nhịp. 4 − Khoảng cách tĩnh không: khoảng cách giữa hai mép trong của trụ tính theo mực nước cao nhất. − Chiều cao cầu: khoảng cách từ đỉnh đường xe chạy trên cầu tới MNTN. − Khoảng cách từ đáy kết cấu nhịp tới MNCN hay MNTT gọi là chiều cao tự do dưới cầu. III. PHÂN LOẠI CẦU. 1 Theo cao độ đường xe chạy: + Cầu có đường xe chạy trên: khi đường xe chạy nằm trên đỉnh của kết cấu nhịp. Cầu có đường xe chạy trên 5 + Cầu có đường xe chạy dưới: khi đường xe chạy bố trị dọc theo biên dưới của kết cấu nhịp. Cầu có đường xe chạy dưới + Cầu có đường xe chạy giữa: khi đường xe chạy bố trí nằm trong phạm vi chiều cao của kết cấu nhịp. Cầu có đường xe chạy giữa 6 3) Theo vật liệu làm làm cầu: + Cầu đá xây, bê tông Cầu đá xây + Cầu thép: Cầu có kết cấu nhịp bằng thép + Cầu bê tông cốt thép: 7 Cầu có kết cấu nhịp bằng bê tông 8 + Cầu BTCT DƯL Cầu có kết cấu nhịp bằng bê tông cốt thép dự ứng lực 4) Theo mục đích sử dụng + Cầu ôtô: cho tất cả cá phương tiện gioa thông trên đường phố. + Cầu đường sắt: chỉ cho tàu hỏa đi qua. + Cầu cho người đi bộ: chỉ cho người đi bộ. + Cầu thành phố: cho ôtô, tàu điện, người đi bộ. + Cầu chạy chung: chao tàu hỏa và ôtô. + Cầu đặc biệt: để dẫn ống nước, ống hơi đốt, ống dẫn dầu… 5) Theo chướng ngại vật mà cầu vượt qua : Gồm có cầu có KCN cố định và cầu có KCN di động.  Cầu cố định là cầu có khổ giới hạn cố định đảm bảo cho thông xe hoặc thông thuyền qua lại an toàn dưới cầu hoặc bắc qua các chướng ngại lớn bao gồm : 9 + Cầu thông thường: Cầu vượt qua các chướng ngại thiên nhiên như sông, suối, thung lung… Cầu vượt qua thung lũng + Cầu vượt: Khi các tuyến đường giao thông có lưu lượng lớn giao nhau hoặc tuyến đường oto giao nhau với các đại lộ chính hoặc đường oto giao nhau với đường sắt. 10 [...]... II: THỰC TẬP NGOẠI TẠI CẦU ĐÔNG TRÙCẦU TẠI NÚT GIAO CẦU GIẤY THUỘC VÀNH ĐAI 2 I CẦU ĐÔNG TRÙ 1 Giới thiệu về công trình: − Tên công trình : Cầu Đông Trù − Vị trí công trình : Cầu Đông Trù đang được xây dựng bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, thuộc địa phận xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Phía bắc của Hà Nội 26 − Năm xây dựng : 10 tháng 9 năm 2006 − Ý nghĩa của công trình : Cầu Đông Trù. . .Cầu vượt trên đường + Cầu cạn: là cầu được xây dựng ngay trên mặt đất nhằm dẫn vào một cầu chính hoặc nâng cao độ tuyến đường lên để giải phóng không gian bên dưới 11 + Cầu cao: là các cầu bắc qua các thung lung sâu Các trụ thường rất 12 cao>20-25m Cầu cao + Cầu mở: khi chiều cao thông thuyền quá lớn Htt > 40-60m  Cầu di động: là cầu có khổ giới hạn phía dưới cầu có thể thay đổi... nhịp cầu được nối liền với kết cấu trụ phía dưới Với loại cầu này, sơ đồ kết cấu chịu lực ở dạng khung , các lực tác dụng vào kết cấu sẽ được phân chia cho cả nhịp cầu và kết cấu mố trụ phía dưới Gồm các lực thẳng đứng V và các lực đẩy ngang H Một dạng kết cấu cầu khung trong thực tế 15 + Cầu dây treo dây võng: thành phần chịu lực chủ yếu là dây cáp hoặc dây xích đỡ mặt cầu. Trên quan điểm tĩnh học cầu. .. cầu treo là hệ thống tổ hợp giữa dây và dầm.Tại chỗ neo cáp của cầu treo có lực thẳng đứng và phản lực nằm ngang Cầu dây treo dây võng + Cầu extradosed: là một loại kết cấu kết hợp giữa hai loại kết cấu sử dụng trong kết cấu cầu Bê tông cốt thép dự ứng lực nhịp liên tục thông thường và cầu dây văng 16 Cầu Palau ở Nhật Bản + Cầu dây văng: là cầu có dầm cứng tựa trên các gối cứng là các mố trụ và các gối... chịu lực + Cầu dầm: nhịp dầm gồm các dầm bằng bê tông, BTCT hay bằng thép Bộ phận chịu lực chủ yếu là dầm, làm việc theo chịu uốn, phản lực gối kê dầm có phương thẳng đứng và có hướng từ dưới lên .Cầu dầm có thể là dầm giản đơn, dầm hẫng, dầm hẫng có nhịp neo… 14 + Cầu vòm: là cầu có kết cấu chịu lực chủ yếu là vòm, vòm chịu nén và chịu uốn là chủ yếu Ảnh một dạng cầu vòm trong thực tế + Cầu khung:... gối cầu: gối cầu được sử dụng là gối chậu 32 33 Sau khi hoàn thành : 34 IX CẦU TẠI NÚT GIAO CẦU GIẤY THUỘC DỰ ÁN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2 1 Giới thiệu về công trình: Công trình là một phần của dự án đường Vành đai 2 Đường vành đai 2 chạy qua các điểm khống chế sau: Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - đường Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Nhật Tân - Vĩnh Ngọc - Đông Hội - cầu. .. đầu neo vào tháp cầu, một đầu neo vào kết cấu nhịp cầu để tạo thành các gối đàn hồi 17 Cầucó thể vượt được các nhịp lớn từ 200-500m IV Vai trò và cấu tạo của những bộ phận phục vụ khai thác trên cầu − Mặt xe chạy: Đảm bảo cho các phương tiện lưu thông một cách êm thuận, do chịu tác động trực tiếp của vệt bánh xe nên mặt cầu phải đảm bảo đọ nhám, độ chống mài mòn − Lề người đi bộ trên cầu: là phần dành... dải phân cách giữa lề người đi với phần xe chạy nhằm đảm bảo an toàn − Lan can trên cầu: lan can là bộ phận đảm bảo an toàn cho xe chạy trên cầu đồng thời còn là công trình kiến trúc thể hiện tính thẩm mỹ của cầu − Hệ thống thoát nước trên cầu: Bao gồm hệ thông thoát nước dọc và ngang cầu − Những dạng giải phân cách trên cầu: + Dải phân cách với barie bằng dầm thép định hình + Dải phân cách với barie... vị tự do dưới tác dụng của nhiệt độ, tải trọng… V Vai trò của mố cầu, các bộ phận của mố cầu, hình dạng của các loại mố − Vai trò của mố cầu: có chức năng nâng đỡ kết cấu nhịp , truyền các tải trọng thẳng đứng và ngang xuống đất nền, ngoài ra còn là bộ phận chuyển tiếp và đảm bảo xe chạy êm thuận từ đường vào cầu − Các bộ phận của mố cầu: + Bệ mố: là bộ phận đỡ tường trước hoặc tường thân và tường... xung quanh Ngoài ra móng trụ còn có nhiệm vụ phân bố lực từ thân trụ xuống một diện tích rộng hơn để đảm bảo đủ chịu lực cho đất nền và ổn định cho trụ Độ sâu đặt móng còng phải đảm bảo cho trụ không bị mất ổn định, nghiêng lệch hoặc bị phá hoại do xói lở gây ra − Các loại trụ cầu: + Trụ thân rộng + Trụ thân hẹp + Trụ thân cột VII Vai trò của gối cầu, hình dạng một số loại gối cầu thông dụng - Gối cầu: . kết cấu nhịp. Cầu có đường xe chạy giữa 6 3) Theo vật liệu làm làm cầu: + Cầu đá xây, bê tông Cầu đá xây + Cầu thép: Cầu có kết cấu nhịp bằng thép + Cầu bê tông cốt thép: 7 Cầu có kết cấu. môn Cầu- hầm đã tổ chức cho sinh viên lớp Cầu đường bộ C K52 chúng em đợt thực tập thăm quan công trình cầu Đông Trù thuộc dự án đường 5 kéo dài, cầu thuộc dự án vành đai 2 đi qua khu vực Cầu. đường… 2) Cấu tạo chung của cầu ? Công trình cầu bao gồm: cầu, đường dẫn vào cầu, các công trình điều chỉnh dòng chảy và gia cố bờ sông. 3 − Kết cấu phía trên: Gồm: + Mặt cầu: Đảm bảo cho các phương

Ngày đăng: 23/04/2014, 17:36

Mục lục

    1) Cầu là gì? Ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng?

    2) Cấu tạo chung của cầu ?

    1 Theo cao độ đường xe chạy:

    3) Theo vật liệu làm làm cầu:

    4) Theo mục đích sử dụng

    6) Theo sơ đồ chịu lực

    1 Giới thiệu về công trình:

    7) Giới thiệu về kết cấu công trình

    1 Giới thiệu về công trình:

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan