1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh

45 4,6K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Cần phải xây dựng tuyến đường đi qua hai điểm D-E để phục vụ cácnhu cầu của xã hội và chủ trương của Nhà Nước nhằm phát triển kinh tế của vùng.. 6.Tài nguyên khoáng sản Sơn La có 2 nguồn

Trang 1

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ GIAO THÔNG VẬN TẢI

* *

*

ĐỒ ÁN MÔN THIẾT KẾ ĐƯỜNG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: BÙI NGỌC KIÊN

HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN XUÂN THANH LỚP: 62DCCD03

MÃ SINH VIÊN: 62DCCD3094 ĐOẠN TUYẾN THIẾT KẾ: D - E

Hà Nội – 2013

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN I: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.Tổng quan 1

2.Phạm vi nghiên cứu của dự án 1

3.Tổ chức thực hiện 1

4.Các căn cứ pháp lý để thiêt kế tuyến đường D-E 1

5.Mục tiêu đầu tư và mục tiêu dự án 2

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI 3

1.Vị trí địa lý 3

2.Ðịa hình 3

3.Khí hậu 3

4.Tài nguyên đất 3

6.Tài nguyên khoáng sản 4

5.Tài nguyên rừng 4

7.Dân số - Dân tộc 4

8.Trình độ dân trí 4

9.Kinh tế - Xã hội năm 2002 4

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN 6

1.Quan điểm phát triển 6

2.Các mục tiêu cụ thể 6

3.Tóm tắt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 - 2005 7

CHƯƠNG 4: CÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÓ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 9

1.Quy hoạch về GTVT 9

2.Quy hoạch và các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn 9

3.Quy hoạch và các dự án phát triển lâm nghiệp 10

CHƯƠNG 5: HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG TRONG KHU VỰC TUYẾN 11

1.Tình hình chung hiện tại về mạng lưới GTVT 11

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ VỀ VẬN TẢI VÀ NHU CẦU VẬN TẢI 13

1.Đánh giá 13

2.Dự báo nhu cầu vận tải của tuyến dự án 13

CHƯƠNG 7: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN 14

1.Ý nghĩa và tầm quan trọng về phát triển kinh tế 14

2.Ý nghĩa phục vụ GTVT 14

CHƯƠNG 8: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC TUYẾN 15

1.Điều kiện khí hậu, thủy văn 15

2.Điều kiện địa hình 15

3.Điều kiện địa chất 15

4.Vật liệu xây dụng 15

5.Giá trị nông lâm nghiệp của khu vực tuyến 15

CHƯƠNG 9: XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT TUYẾN 16

1.Danh mục Tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm áp dụng 16

2.Lựa chọn quy mô và tiêu chuẩn thiết kế 16

3.Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của tuyến 18

CHƯƠNG 10: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KẾT QUẢ THIẾT KẾ 30

1.Giải pháp thiết kế 30

Trang 3

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013

Nhận xét của giáo viên đọc duyệt: ………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013

Trang 4

PHẦN I: DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.Tổng quan

Sơn La có một vị trí quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng Cùngvới Hòa Bình, Điện Biên và Lai Châu, Sơn La còn được coi là mái nhà xanh của đồngbằng Bắc Bộ

Tuyến đường được thiết kế đi qua hai điểm D-E thuộc tỉnh Sơn La Đây là khu vựcđồi núi cao, sông núi kêt hơp hài hòa thành 1 khung cảnh đẹp Hai bên khu vực tuyến làcác dãy núi và cánh rừng điều, ngô, cà phê tương đối bằng phẳng

Vì vậy, khi thiết kế tuyến đường cần chú y thể hiện đều đặn, hài hòa với khung cảnhthiên nhiên, làm cho phong cảnh ở đây phong phú hơn, mỹ quan hơn

2.Phạm vi nghiên cứu của dự án

- Điểm đầu: D

- Điểm cuối: E

- Chiều dài tuyến: 6526,2 km

- Nội dung thiết kế tuyến: xây dựng tuyến đường mới nối hai điểm D-E

3.Tổ chức thực hiện

Cơ quan quyết định đầu tư: Sở GTVT tỉnh Sơn La

Đại diện chủ đầu tư: Ban QLDA sự nghiệp đường bộ Sở GTVT Sơn La

Đơn vị khảo sát, lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Công ty Cổ phần xây dựngCTGT Sơn La

4.Các căn cứ pháp lý để thiêt kế tuyến đường D-E

+ Theo quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới giao thông của vùng đã được NhàNước phê duyệt Cần phải xây dựng tuyến đường đi qua hai điểm D-E để phục vụ cácnhu cầu của xã hội và chủ trương của Nhà Nước nhằm phát triển kinh tế của vùng

+ Theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005

+ Theo Quy Trình Thiết Kế áo Đường Mềm 22 TCN 211-2006

+ Theo Quy Trình Khảo Sát 22 TCN 263-2000

+ Theo Quy Trình tính toán thủy văn dòng chảy lũ 22 TCN 220-1995

+ Theo thiết kế cống và cầu nhỏ trên đường ô tô

Trang 5

+ Quy trình khoan thăm dò địa chất 22 TCN 259 -2000.

5.Mục tiêu đầu tư và mục tiêu dự án

Xuất phát từ các yêu cầu đi lại, trao đổi hàng hóa , giao lưu văn hóa phục vụ cho sựphát triển kình tế, xã hôi của vùng

Để tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy tiến trình xây dựng và phát triển cácvùng nông thôn, miền núi, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị Vìvậy việc xây dựng tuyến đường nốì liền hai điểm C-D là hết sức cần thiết Saukhi công trình hoàn thành, sẽ mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và đất nước Cụthể như:

+ Nâng cao đời sông vật chất, đời sông văn hóa, tinh thần cho người dânkhu vực lân cận tuyến Tuyên truyền đường lôi chủ trương của đảng và Nhà nướcđến Nhân dân

+ Phục vụ cho nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy kinh tế pháttriển

+ Làm cơ sở cho việc bô" trí dân cư, giữ đất, giữ rừng Bảo vệ môi trườngsinh thái

+ Tạo điều kiện khai thác Du lịch, phát triển kinh tế Dịch vụ, kinh tế Trangtrại

+ Phục vụ cho công tác tuần tra, An ninh- Quốc phòng được kịp thời, liêntục Đáp ứng nhanh chóng, đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ thù trong vàngoài nước

Trang 6

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI

1.Vị trí địa lý

Tỉnh Sơn La là tỉnh miền núi, vùng cao, nằm ở phía Tây Bắc, có toạ độ địa lý 20°39'22°02' vĩ độ Bắc, 103°11'- 105°02' kinh độ Ðông Phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, Lào Cai;phía Ðông giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá và nước bạn Lào; cách thủ

đô Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 14.055 km2, chiếm4,27% diện tích cả nước Các đường giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh gồm có 4tuyến chính nối Sơn La với thủ đô Hà Nội: đường quốc lộ 6, quốc lộ 37, quốc lộ 43, quốc

lộ 279 Ngoài ra, còn có đường không và đường sông như sân bay Nà Sản và cảng đườngsông Tà Hộc, Vạn Yên Các con sông chính chảy qua địa bàn tỉnh Sơn La như sông Ðà,Sông Mã và rất nhiều con suối nhỏ phân bổ đều trên địa bàn tỉnh Sông Ðà chảy qua địaphận Sơn La dài 150 km, sông Mã chảy qua địa phận Sơn La dài 95 km

2.Ðịa hình

Ðịa hình tỉnh Sơn La chia cắt sâu và mạnh, vùng núi chiếm trên 85% diện tích tựnhiên toàn tỉnh, có 2 cao nguyên tương đối bằng phẳng: cao nguyên Mộc Châu và caonguyên Nà Sản còn lại là các bãi bằng nhỏ hẹp xen kẽ núi cao Ðộ cao trung bình 600 -

700 m so với mặt biển, điểm cao nhất là 2.879 m so với mặt biển, điểm thấp nhất là 70 m

so với mặt biển

3.Khí hậu

Có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mưatập trung vào các tháng 7 và 8 (không có bão), thỉnh thoảng có giông và mưa đá, lượngmưa trung bình hàng năm là 1.276 mm Nhiệt độ cao nhất là 25,7°C, nhiệt độ thấp nhất là17°C, nhiệt độ trung bình là 24,02°C; hàng năm có 6 tháng có nhiệt độ trung bình24,02°C Sương muối thường xảy ra vào tháng 12 - 01 hàng năm

4.Tài nguyên đất

Tỉnh Sơn La có 1.405.500 ha diện tích đất tự nhiên Trong đó diện tích đất nôngnghiệp là 190.070 ha, chiếm 13,52%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 331.120 ha,chiếm 23,55%; diện tích đất chuyên dùng là 22.327 ha, chiếm 1,53%; diện tích đất ở là5.756 ha, chiếm 0,39%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối là 856.227 ha, chiếm59,02%

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 161.266 ha, chiếm84,48%, trong đó lúa 2 vụ chiếm 0,8% diện tích; diện tích đất trồng cây lâu năm là16.426 ha, chiếm 8,64%

Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 734.018 ha; đất bằng chưa sử dụng

Trang 7

là 380 ha; đất có mặt nước chưa được khai thác sử dụng là 59 ha; đất sông suối là 9.793ha; đất núi đá không có cây là 64.376 ha; đất chưa sử dụng khác là 47.601 ha

6.Tài nguyên khoáng sản

Sơn La có 2 nguồn nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu là đá vôi và sét với trữ lượngkhá lớn phân bố tương đối rộng trên địa bàn toàn tỉnh, hiện đang được khai thác mạnh đểsản xuất xi măng, gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng trong tỉnh và công trình thuỷ điệnSơn La; mỏ sét Nà Pó trữ lượng 16 triệu tấn, mỏ sét xi măng Chiềng Sinh trữ lượng 760ngàn tấn Ngoài ra Sơn La còn có một số mỏ khoáng sản nhưng trữ lượng không lớn nhưniken đồng có 8 điểm quặng và mỏ, đáng kể là mỏ bản Phúc huyện Bắc Yên có trữ lượnghàng triệu tấn quặng với hàng lượng 3,55% ni ken; 1,3 % đồng; vàng có 4 sa khoáng và 3điểm vàng gốc, trong đó có triển vọng là sa khoáng Pi Toong huyện Mường La, Mu Nuhuyện Mai Sơn; Bột Tan: Mỏ than Tà Phù huyện Mộc Châu trữ lượng 23 vạn tấn; Than

đá có ở các mỏ than Quỳnh Nhai trữ lượng 578 ngàn tấn; mỏ than Mường Lựm, trữlượng trên 80 ngàn tấn

5.Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2002, tỉnh Sơn La có 310.135 ha rừng hiện có, tỷ lệ che phủ rừng đạt22,1% Trong đó rừng tự nhiên là 287.161 ha, rừng trồng là 22.974 ha Sơn La có 4 rừngđặc dụng bảo tồn thiên nhiên là Xuân Nha (Mộc Châu) rộng 38.000 ha, Sốp Cốp (SôngMã) rộng 27.700 ha, Côpia (Thuận Châu) rộng 9.000 ha, Tà Xùa (Bắc Yên) rộng 16.000ha

7.Dân số - Dân tộc

Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Sơn La có 882.077 người Trong đó, sốlao động trên địa bàn tỉnh là 407.246 lao động, chiếm 46,1% dân số Tỉnh Sơn La có 12dân tộc là chủ yếu Ðông nhất là dân tộc Thái có 482.985 người, chiếm 54,7%, dân tộcKinh có 153.646 người, chiếm 17,42%, dân tộc Mông có 114.578 người, chiếm 13%, dântộc Mường có 71.906 người, chiếm 8,15% và các dân tộc khác chiếm 6,73%

9.Kinh tế - Xã hội năm 2002

Tốc độ tăng trưởng GDP tăng bình quân 1996 - 2000 đạt 9,15%, năm 2002 đạt8%.GDP đạt 1.837,352 tỷ đồng (giá hiện hành) Trong đó GDP nông, lâm nghiệp là1.120,052 tỷ đồng, chiếm 60,96%; GDP công nghiệp - xây dựng cơ bản là 174,309 tỷ

Trang 8

đồng, chiếm 9,5%; GDP thương mại, dịch vụ là 542,991 tỷ đồng, chiếm 29,54%.Cơ cấuphát triển các ngành kinh tế:

+ Nông lâm nghiệp: 60,96%

+ Công nghiệp - XDCB: 9,5%

+ Thương mại, dịch vụ: 29,54%

Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.900 ngàn đồng (138 USD)

Các sản phẩm chủ yếu: Lương thực có hạt đạt 243.895 tấn; chè đạt 10.785 tấn búptươi, cà phê nhân đạt 1.060 tấn, kén tằm 170 tấn, mía cây đạt 136.574 tấn, cây ăn quả đạt55.396 tấn, chăn nuôi đạt 11.173 tấn thịt hơi Sản phẩm công nghiệp - TTCN đạt 193 tỷđồng; điện thương phẩm: 52 triệu kw; nước máy thương phẩm: 3,3 triệu m3; xi măng:55.000 tấn; gạch nung các loại: 55,7 triệu viên; đường trắng kết tinh: 7.049 tấn; chè thànhphẩm: 2.000 tấn; cà phê sơ chế: 1.000 tấn

Trang 9

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

1.Quan điểm phát triển

Mục tiêu chung là ổn định phát triển kinh tế, tạo mọi điều kiện đẩy nhanh tốc độtăng trưởng, nâng cao mức sống dân cư

Xây dựng hệ thống kinh tế mở về cơ chế quản lý, cơ cấu kinh tế gắn với thị trườngtrong nước và nước ngoài Khai thác có hiệu quả tối đa các nguồn lực trong tỉnh, đồngthời tranh thủ mọi nguồn vốn, công nghệ và thị trường bên ngoài, mở rộng giao lưu kinh

tế với các tỉnh bạn và quốc tế, khắc phục dần tình trạng tự cấp, tự túc để tỉnh Sơn La cóđược tốc độ tăng trưởng cao, tránh xa nguy cơ tụt hậu quá xa so với các tỉnh khác

Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, thực hiện đào tạo và đàotạo lại đội ngũ cán bộ nhất là công nhân lành nghề, đồng thời mở rộng hệ thống đào tạo

để nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn, trước hết là học sinh, thanh niên, đặc biệt quantâm đến cán bộ người dân tộc ít người

Quá trình phát triển phải kết hợp chặt chẽ các yếu tố kinh tế - xã hội với môi trườngsinh thái bền vững, kết hợp kinh tế với an ninh, quốc phòng trên các tiểu vùng khác nhaucủa tỉnh, chú trọng đến vùng cao, biên giới gắn việc xây dựng thuỷ điện Sơn La vừa là cơhội, vừa là thách thức, sẽ tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức trong nước và quốc tế đểSơn La vươn lên làm giàu, phát triển vững chắc trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, giữvững quốc phòng, an ninh

2.Các mục tiêu cụ thể

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đến năm 2005 bình quân đầu người tăng gấp 2 lần

so với năm 2000 và đạt 500 USD vào năm 2010

Ðáp ứng với nhu cầu cho nhân dân về ăn, mặc và các hàng hoá tiêu dùng khác Ðờisống vật chất và văn hoá của nhân dân các dân tộc được nâng cao; cải thiện điều kiện nhà

ở, giao lưu, đi lại, học hành, khám, chữa bệnh thuận lợi Ðảm bảo 100% các xã có đường

ô tô được nâng cấp đến trung tâm xã, trên 80 - 90% số nhà ở nông thôn được ngói hoá.Giải quyết đủ việc làm cho người lao động, giảm tốc độ gia tăng dân số còn 2% vào năm

2001 - 2005 và 1,7% vào năm 2010

Ðảm bảo ổn định về an ninh quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo

vệ vững chắc vùng biên giới Việt - Lào (với 250 km đường biên) Thực hiện dân chủ hoá,công bằng xã hội, giữ vững kỷ cương, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đoànkết trong đời sống, văn hoá văn minh lành mạnh

Trang 10

Chỉ tiêu phấn đấu: Năm 2005 Năm 2010

Công nghiệp - Xây

* Nhịp độ tăng trưởng (GDP) hàng năm

- Giai đoạn 2001 - 2005 là 10% năm

- Giai đoạn 2006 - 2010 là 11% năm

* GDP bình quân đầu người đến năm 2010 đạt 500 USD

* Tỷ lệ thu ngân sách từ GDP hiện nay là 6,7% tăng lên 20,6% vào năm 2010

* Tổng giá trị xuất khẩu từ 7 triệu USD năm 2000 tăng lên 20 triệu USD năm 2005

GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 230 USD

Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2005 đạt 1,485 tỷ đồng, tăng bình quân8,5% năm

Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 550 tỷ đồng, tăng bình quân 26,4%/năm

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 20 triệu USD, tăng bình quân năm 23,3%/năm

Cơ cấu nông - lâm nghiệp, thuỷ sản GDP năm 2005: 50%; công nghiệp - xây dựng: 18%;dịch vụ: 32%

3.2.Các chỉ tiêu xã hội

Giảm tỷ lệ sinh bình quân năm 0,08%, tốc độ tăng dân số năm 2005 khoảng 1,75%.Huy động 85% trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu giáo (riêng thị trấn, thị xã huy động 100% sốtrẻ ra lớp mẫu giáo); 95% số trẻ từ 6 - 11 tuổi đến trường tiểu học: 95 - 98% học sinh tốtnghiệp tiểu học vào trường phổ thông trung học cơ sở; 60 - 65% học sinh tốt nghiệp trunghọc cơ sở vào học phổ thông trung học công lập, 15% ngoài công lập, 20% phân luồngsau trung học cơ sở

Nâng cấp, các trạm y tế xã, phường; 100% TTCX trọng điểm có phòng khám đakhoa khu vực có đủ y, bác sỹ và thuốc chữa bệnh Ngăn chặn các bệnh dịch nguy hiểm,

Trang 11

tỷ lệ người mắc bệnh sốt rét không quá 0,3% so với dân số; tỷ lệ trẻ em dưới một 1 tuổiđược tiêm chủng đủ 6 loại vắc xin đạt 95%; duy trì kết quả loại trừ bệnh phong một cáchvững chắc; khống chế tới mức thấp nhất tỷ lệ mắc các bệnh: Thương hàn, tả, lỵ, viêm ganB

Trong năm 2002 thông xe kỹ thuật đến trung tâm 19 xã còn lại ; phấn đấu đến hếtnăm 2005: 50% số dân được dùng nước sạch; 80% số dân được xem truyền hình; 100%

số xã được sử dụng điện sinh hoạt Nâng cấp, nhựa hoá các tuyến đường huyện, đường

xã, đến năm 2010 100% bản có đường cơ giới đến xã và trục đường chính

Ðến năm 2005 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 13-15%, trong đó lao động được đàotạo nghề 8%; tạo việc làm mới cho 22.000 người

Ðến năm 2005 cơ bản không có hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo dưới 10%, tăng số hộ giàu vàkhá gấp 2 lần năm 2000

Trang 12

CHƯƠNG 4: CÁC QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN DỰ ÁN1.Quy hoạch về GTVT

Sở GTVT đã ban hành công bố số 1006/SGTVT-KCHT ngày 06/8/2013 về quyhoạch kết cấu hạ tầng hỗ trợ vận tải đường bộ tỉnh Sơn La đến năm 2020 Căn cứ quyếtđịnh số 1644/QĐ-UBND ngày 05/8/2013 của UBND tỉnh Sơn La phê duyệt quy hoạchkết cấu hạ tầng hỗ trợ vận tải dường bộ tỉnh Sơn La đến năm 2020

Theo đó:

Giai đoạn 2013 – 2015 đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp:

- Bến xe khách: 16 bến - Bãi đỗ xe tĩnh: 31 bãi

- Trạm dừng nghỉ: 01 trạm - Điểm dừng nghỉ: 5 điểm

- Điểm dừng đón trả khách: 56 điểm - Trung tâm cứu hộ: 01 trung tâm

- Trạm kiểm tra tải trọng: 01 trạm

Giai đoạn 2016 – 2020 tiếp tục hoàn thiện khối lượng còn lại của giai đoạn 1 và đầu tư xây dựng hoàn thành khối lượng còn lại:

- Bến xe khách: 36 bến - Bãi đỗ xe tĩnh: 60 bãi

- Trạm dừng nghỉ: 02 trạm - Điểm dừng nghỉ: 10 điểm

- Điểm dừng đón trả khách: 42 điểm

- Trung tâm cứu hộ: Hoàn thiện các hạng mục còn lại

Đáng chú ý là việc huy động nguồn vốn xã hội hóa chiếm tỷ trọng đáng kể trong quyhoạch:

Nguồn vốn đầu tư

Tổng vốn

Ngân sách nhà nước Nguồn vốn xã hội hóa Giai

đoạn 2011- 2015

Giai đoạn 2016-2020

Giai đoạn 2013-2015

Giai đoạn 2016-2020

2.Quy hoạch và các dự án về nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 170/TTr-SNV ngày 06 tháng

5 năm 2013

Trang 13

3.Quy hoạch và các dự án phát triển lâm nghiệp.

Kết quả dự kiến của Dự án sẽ tạo ra một mô hình giúp các chương trình lâm nghiệpquốc gia khác thực hiện trong vùng cải thiện hiệu quả và tác động Đóng góp đáng kể vàocông cuộc xoá đói giảm nghèo, bắt đầu từ việc quản lý bền vững những diện tích rừngthuần thục và sau đó mở rộng đến những diện tích tỉa thưa và khai thác lâm sản

3.2.Mục tiêu cụ thể

Dự án sẽ được triển khai tại 32 đến 40 xã trong 8 huyện của hai tỉnh với tổng sốthôn ước tính là 200 đến 250 và số hộ tham gia là khoảng hơn 12.500 Thời gian thựchiện dự án là 9 năm, trong đó thời gian thực hiện giai đoạn chính kéo là 6 năm và giaiđoạn sau trồng rừng là 3 năm Các kết quả dự kiến thu được từ dự án bao gồm 1) trồngrừng từ các loài cây có sẵn tại địa phương, quản lý bảo vệ rừng, tái sinh tự nhiên khoảng22.000 ha, trong đó 15.000 ha đã xác định, 4.000 dự phòng sẽ xác định sau 2) quản lýrừng cộng đồng khoảng 10.000 ha rừng tự nhiên tại 15 xã dự án; 3) bảo tồn đa dạng sinhhọc tại 4 khu bảo tồn thiên nhiên, trong đó trồng mới khoảng hơn 3.000 ha rừng trongvùng lõi và vùng đệm

3.3.Những diện tích đã được lựa chọn ban đầu dựa trên cơ sở các tiêu chí trên như sau:Các huyện Thuận Châu, Phù Yên, Bắc Yên và Mộc Châu phù hợp với Dự án.

Trồng rừng: ít nhất 8.500 ha trong đó 2.500 ha trồng mới và 6.000 ha tái sinh tựnhiên (có hoặc không có trồngbổ sung) Trồng bổ sung trong và ngoài Khu bảo tồn thiênnhiên được dự tính là 3.300 ha Quản lý rừng dựa vào cộng đồng địa phương: 7 xã ở haihuyện Thuần Châu và Mộc Châu có những diện tích rừng phù hợp cho hoạt động này, dựtính khoảng 6.500 ha.Khu bảo tồn thiên nhiên: khu bảo tồn thiên nhiên Copia (ThuậnChâu), Tà Xùa(Phù Yên/Bắc Yên) và Xuân Nha (Mộc Châu) thấy thích hợp với Dự án,

có ranh giới với một số xã đề xuất của cùng huyện

Trang 14

CHƯƠNG 5: HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG

TRONG KHU VỰC TUYẾN

1.Tình hình chung hiện tại về mạng lưới GTVT

Hệ thống GTVT đường bộ trên địa bàn tỉnh Sơn La (tính đến 28/09/2012) có tổngchiều dài mạng: 9.529 Km mật độ đường ô tô đạt 0,67Km/Km2 Theo quy hoạch đếnnăm 2020 sẽ đạt 11.645 Km đạt mật độ 0,82 Km/Km2

1.1.Hệ thống đường bộ

dài 9.529 Km

Đường Quốc lộ dài: 620 Km gồm 6 tuyến.

+ Quốc lộ 6: (Địa phận tỉnh Sơn La Nà Bai - Đèo Pha Đin) dài 212 Km

+ Quốc lộ 37: (Địa phận tỉnh Sơn La Đèo Lũng Lô - Cò Nòi) dài 107 Km

+ Quốc lộ 43: (Gia Phù - Lóng Sập) dài 113 Km

+ Quốc lộ 279: (Cáp Na - Mường Giàng - Minh Thắng) dài 55 Km

+ Quốc lộ 32B: Ngả 2 (Thu Cúc) - Mường Cơi (Phù Yên) dài 11 Km

+ Quốc lộ 4G: (Sơn La - Sông Mã - Sốp cộp) dài 122 Km (được Bộ giao thôngvận tải phê duyệt tại quyết định số 1448/QĐ-BGTVT ngày 05/07/2011)

Đường Tỉnh lộ: gồm 17 tuyến đường dài 906 Km (được phê duyệt tại quyết định số

1840/QĐ-UBND ngày 15/08/2011 và bổ xung tại quyết định số 2089/QĐ-UBND ngày28/09/2012 của UBND tỉnh Sơn La)

- Đường Huyện: dài 1.754 Km (105 tuyến)

- Đường Đô thị: dài 228 Km (238 đường)

- Đường Xã: dài 5.792 Km (1480 tuyến)

- Đường Chuyên dùng: 282 Km (25 tuyến)

Ngoài ra còn khoảng 5.228Km đường dân sinh ôtô không đi được; phần lớn làđường đất và chỉ khai thác được vào mùa khô; hiện toàn tỉnh còn 01 xã/204 xã, phường,thị trấn chưa mở thông đường ôtô đến trung tâm xã, còn 78 xã/204 xã chưa có đường ôtô

đi được 4 mùa; 19 bản/3.007 bản chưa có đường giao thông đến bản

Trang 15

La nói chung; trong những năm gần đây hình thức vận tải hàng hoá, hành khách bằngđường thủy trên địa bàn tỉnh Sơn La đang phát triển, nhất là sau khi Công trình nhà máythủy điện Sơn La đóng cống tích nước đã tạo ra một lòng hồ rộng lớn để Sơn La pháttriển kinh tế, nuôi trồng thủy sản và khai thác tiềm năng du lịch bằng đường thủy Mặc dù

cơ sở hạ tầng đường thủy chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, năng lực và khả năng tiếpnhận phương tiện vận tải thuỷ, giao thông kết nối đường bộ và đường thủy còn gặp nhiềuhạn chế Hạ tầng đường thuỷ các tuyến sông cơ bản chưa được đầu tư xây dựng, chưa kếtnối đường bộ với đường thuỷ; tuyến sông Mã nhiều ghềnh thác, mực nước hồ thủy điệnHoà Bình, Sơn La biến thiên theo mùa nên hiệu quả khai thác còn rất thấp

Trang 16

CHƯƠNG 6: ĐÁNH GIÁ VỀ VẬN TẢI VÀ NHU CẦU VẬN TẢI

1.Đánh giá

Mạng lưới GTVT trong khu vực còn rất hạn chế, chỉ có vài đường chínhnhưng lại tập trung chủ yếu ở vành đai bên ngoài khu vực

Phương tiện vận tải cũng rất thô sơ, không đảm bảo được an toàn giao thông,

và tính mạng của nhân dân

2.Dự báo nhu cầu vận tải của tuyến dự án

Nhà nước đang khuyến khích nhân dân trồng rừng và phát triển lâm nghiệp.Cây công nghiệp và cây có giá trị cao như cao su, cà phê, tiêu, đậu phộng vvtrong vùng cũng là nguồn hàng hóa vô tận của giao thông vận tải trong tương laicủa khu vực

Trước kia, dân trong vùng muôn ra được đường nhựa phía ngoài, họ phải điđường vòng rất xa và khó khăn, ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu đi lại và pháttriển kinh tế của khu vực

Với lưu lượng xe tính toán cho năm tương lai đã cho là 1625(xe/ngày đêm),

dự báo về tình hình phát triển vận tải của khu vực sẽ rất lớn Vì vậy cần phải sớmtiến hành xây dựng tuyến đường dự án, để thuận lợi cho nhu cầu phát triển kinh

tế của vùng

Trang 17

CHƯƠNG 7: SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ DỰ ÁN

1.Ý nghĩa và tầm quan trọng về phát triển kinh tế

Tuyến đường D-E đi qua hai trung tâm kinh tế D-E của vùng Đây là một trongnhững vùng có tiềm năng về công nghiệp chế biến cà phê, điều, cung cấp các sản phẩmcông nghiệp chế biến cho cả nước

Theo số liệu về dự báo và điều tra kinh tế, giao thông, lưu lượng xe trên tuyến D-Exét vào năm tương lai như ở Chương 6 đã nêu thì lưu lượng xe vận chuyển như vậy làkhá lớn Với hiện trngj giao thông trong vùng như hiện nay không thể đáp ứng được nhucầu vận chuyển ngày càng gia tăng này Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra cho vùng là phảixây dựng tuyến đường D-E phục vụ cho nhu cầu phát triển giao thông, từ đó tạo thêmđộng lực mới để thúc đẩy tộc độ phát triển kinh tê - văn hóa - xã hội một vùng

2.Ý nghĩa phục vụ GTVT

Tuyến đường D-E giúp cho việc đi lại của nhân dân trong vùng thuận tiện hơn, dễdàng góp phần giao lưu văn hóa giữa các miền, thúc đẩy sự phát triển kinh tế, phù hợpvới chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước trong đó ưu tiên hàng đầu là phát triển giaothông

Trang 18

CHƯƠNG 8: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC TUYẾN

1.Điều kiện khí hậu, thủy văn

Sơn La có khí hậu nhiệt đới gió mùa chí tuyến của vùng núi phía Bắc Tuy nhiên,đai khí hậu của Sơn La cũng có những nét đặc thù Nhờ dãy Hoàng Liên Sơn chắn giónên gió mùa Đông Bắc cùng các frông cực đới không ảnh hưởng trực tiếp đến vùng Vìvậy, đặc điểm quan trọng nhất của khí hậu Sơn La là có một mùa đông tương đối ấm vàsuốt mùa đều có tình trạng khô hanh điển hình của khí hậu gió mùa

Do địa hình cao nên khí hậu mang tính chất á nhiệt đới rõ rệt với nhiệt độ nóng nhất

là khoảng 250C và nhiệt độ lạnh nhất khoảng 140C Nhiệt độ trung bình năm khoảng

210C Chế độ nhiệt thay đổi theo mùa và phân hoá theo độ cao Lượng mưa trung bìnhhàng năm 1.200 – 1.600mm, trung bình hàng năm có 123 ngày mưa, độ ẩm không khíbình quân là 81%

2.Điều kiện địa hình

Địa hình bị chia cắt sâu và mạnh, hình thành nhiều tiểu vùng khí hậu cho phép pháttriển một nền sản xuất nông – lâm nghiệp phong phú Tuy nhiên, tỉnh cũng thường xảy ratình trạng sương muối, mưa đá, lũ quét Đây cũng là những nhân tố gây bất lợi cho sảnxuất, đời sống

3.Điều kiện địa chất

Khu vực là vùng đất chứa nhiều đất badan, đất xám, đất sét pha sạn sỏi, ở phía dưới là lớp

đá gốc vững chắc

Cấu tạo và thế nằm của đá ổn định, không có hiện tượng sụt, trồi và trượt Đất sỏi sạn cóchất kết dính và sét, cấp phối tự nhiên dung làm móng nền đường rất tốt

4.Vật liệu xây dụng

Khu vực có vài mỏ đá có thể khai thác để phục vụ cho việc xây dựng mặt đường

Khu vực còn rừng nguyên sinh tương đối rậm rạp nên có nhiều nguyên liệu gỗ phục vụ choviệc dựng trại cho công nhân

5.Giá trị nông lâm nghiệp của khu vực tuyến

Tuyến đường đi qua khu vực rất có tiềm năng phát triển các loại cây công nghiệp vàcây nông nghiệp như: cà phê, hạt điều, ngô, cung cấp sản lượng lớn cho ngành côngnghiệp chế biến Ngoài ra, ngành lầm nghiệp cũng phát triển với sản lượng gỗ lớn

Trang 19

CHƯƠNG 9: XÁC ĐỊNH QUY MÔ VÀ TIÊU CHUẨN KỸ

THUẬT TUYẾN

1.Danh mục Tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm áp dụng.

+ Theo tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN 4054-2005

+ Theo Quy Trình Thiết Kế áo Đường Mềm 22 TCN 211-2006

+ Theo Quy Trình Khảo Sát 22 TCN 263-2000

+ Theo Quy Trình tính toán thủy văn dòng chảy lũ 22 TCN 220-1995

+ Theo thiết kế cống và cầu nhỏ trên đường ô tô

+ Quy trình khoan thăm dò địa chất 22 TCN 259 -2000

+ Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 của bộ GTVT

2.Lựa chọn quy mô và tiêu chuẩn thiết kế.

2.1Cấp hạng thiết kế.

2.1.1.Theo chức năng

Tuyến đường D-E là một đoạn nằm trong hệ thống đường trục chính của toàn tỉnhnối nối các trung tâm văn hóa lớn của tỉnh, các khu dân cư, theo Bảng 3 kiến nghị chọncấp Quản lý là cấp III

Trang 20

Loại xe Xe/ngày đêm Hệ số quy đổi ra xe con

Số lượng xe tính cho năm tương lai 1625 xe/ngày.đêm

Công thức tính lưu lượng xe thiết kế:

Ntbnđ= N ai i (xcqđ/nđ)Trong đó:

Ntbnđ: lưu lượng xe thiết kế bình quân ngày đêm trong năm tương lai (xcqđ/nđ);

Ni: lưu lượng loại xe thứ i trong năm tương lai (xcqđ/nđ);

i

a : hệ số quy đổi các loại xe ra xe con (xác định theo điều 3.3.2 TCVN 2005);

4054-Ta lập được bảng tính toán sau:

Kết quả lưu lượng xe thiết kế 4225 (xcqđ/nđ) được tra ở Bảng 3 (TCVN 4054 – 05).

Kết luận: hạng đường thiết kế là cấp III

Tra Bảng 4 (TCVN 4054 – 05), ta được tốc độ thiết kế là V tk  60(km h/ )

Thiết kế kết cấu áo đường: loại mặt đường sử dụng cấp cao A1, tra Bảng 26 (TCVN

Trang 21

3.Xác định các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của tuyến.

3.1.Xác định quy mô mặt cắt ngang của đường

12 , 0 1 , 0 ( ).

12 , 0 1 , 0

(Với Ntbnđ: lưu lượng xe thiết kế bình quân ngày đêm trong năm tương lai)

Số làn xe trên mặt đường cắt ngang được xác định tùy thuộc vào cấp đường và đượckiểm tra theo công thức như sau:

) ( 66 , 0 1000 77 ,

lth N Z

Thiết kế bố trí mặt cắt ngang đường ô tô:

Với cấp thiết kế 60 km/h, tra Bảng 7 (TCVN 4054 – 05) áp dụng cho vùng núi, ta thiết kế

như sau (đây là thông số kiến nghị khi đã thỏa tiêu chuẩn):

y : là khoảng cách từ giữa vệt bánh xe mép phần xe chạy

Theo Zamakhaev đề nghị dùng các trị số x, y như sau

Trang 22

95 , 1 65

22 , 1 54

,

1

B làn     

Sơ đồ 3 : Một xe tải và một xe con đi ngược chiều

Dễ thấy bề rộng xe chạy của cả nền đường là

) ( 535 , 3 80 , 0 80 , 0 2

22 , 1 65

,

2

B làn     

Ngày đăng: 22/04/2014, 17:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1 : Hai xe tải ngược chiều nhau (Có x = y = 0,5 + 0,005.Vtải) - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
Sơ đồ 1 Hai xe tải ngược chiều nhau (Có x = y = 0,5 + 0,005.Vtải) (Trang 22)
Kết hợp với điều 4.2.3; Bảng 7 trong TCVN- 4054- 05  với Bmax=3,9 m -> Kiến nghị chọn - Chiều rộng một làn xe: 3,0 m - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
t hợp với điều 4.2.3; Bảng 7 trong TCVN- 4054- 05 với Bmax=3,9 m -> Kiến nghị chọn - Chiều rộng một làn xe: 3,0 m (Trang 23)
Bảng thông số chỉ tiêu kỹ thuật của các loại xe - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
Bảng th ông số chỉ tiêu kỹ thuật của các loại xe (Trang 25)
Bảng kết quả tính toán ỉ  b max - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
Bảng k ết quả tính toán ỉ b max (Trang 25)
Sơ đồ 1 - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
Sơ đồ 1 (Trang 27)
Sơ đồ 2 Chiều dài tầm nhìn hai chiều được xác định như sau: - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
Sơ đồ 2 Chiều dài tầm nhìn hai chiều được xác định như sau: (Trang 28)
Sơ đồ 3 - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
Sơ đồ 3 (Trang 29)
Bảng các yếu tố cong nằm - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
Bảng c ác yếu tố cong nằm (Trang 34)
Bảng A-2:  Bảng tính số trục xe quy đổi về số trục tiêu chuẩn 100 kN - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
ng A-2: Bảng tính số trục xe quy đổi về số trục tiêu chuẩn 100 kN (Trang 40)
Bảng : Các đặc trưng tính toán của bê tông nhựa và các vật liệu làm mặt đường - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
ng Các đặc trưng tính toán của bê tông nhựa và các vật liệu làm mặt đường (Trang 42)
Bảng : Đổi lớp 1 và lớp 2 thành lớp tb 1 - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
ng Đổi lớp 1 và lớp 2 thành lớp tb 1 (Trang 42)
Bảng : Các bước biến đổi trung gian / - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
ng Các bước biến đổi trung gian / (Trang 43)
Bảng : Các bước biến đổi trung gian / - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
ng Các bước biến đổi trung gian / (Trang 43)
Bảng : Đổi lớp ( 1+2 ) và lớp 3 thành lớp tb 2 - Đồ án thiết kế đường cấp 3 miền núi vận tốc 60kmh
ng Đổi lớp ( 1+2 ) và lớp 3 thành lớp tb 2 (Trang 44)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w