1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện Pháp Rèn Luyện Thói Quen Trẻ.docx

72 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 2,42 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (10)
  • 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu (10)
  • 4. Giả thuyết khoa học (10)
  • 5. Phạm vi nghiên cứu (10)
  • 6. Nhiệm vụ nghiên cứu (10)
  • 7. Phương pháp nghiên cứu (11)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN THÓI QUEN (12)
    • 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (12)
      • 1.1.1. Trên thế giới (12)
      • 1.1.2. Ở Việt Nam (14)
    • 1.2. Một số vấn đề lí luận (15)
      • 1.2.1. Một số khái niệm cơ bản trong đề tài (15)
      • 1.2.2. Đặc điểm phát triển của trẻ MG 4-5 tuổi (17)
      • 1.2.3. Rèn luyện thói quen cho trẻ MG 4-5 tuổi (19)
      • 1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc rèn luyện thói quen của trẻ (27)
  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN THÓI QUEN CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG (29)
    • 2.1. Mục đích khảo sát (29)
      • 2.1.1. Đối tượng khảo sát (29)
    • 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng (29)
      • 2.2.1. Nội dung nghiên cứu thực trạng (29)
      • 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực trạng (29)
    • 2.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên về rèn luyện thói quen cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non (31)
    • 2.5. Thực trạng mức độ rèn luyện thói quen thích ứng với sự thay đổi của môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non (35)
  • CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN THÓI QUEN Ở TRẺ 4-5 TUỔI THÍCH ỨNG VỚI SỰ (38)
    • 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp (38)
    • 3.2. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện thói quen cho trẻ 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường (38)
    • 3.3. Thực nghiệm sư phạm (41)
      • 3.3.1. Mục đích thực nghiệm (41)
      • 3.3.2. Nội dung thực nghiệm (41)
      • 3.3.3. Quy trình thực nghiệm (41)
      • 3.3.4. Thời gian thực nghiệm (42)
      • 3.3.5. Tổ chức thực nghiệm (42)
      • 3.3.6. Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm (43)
      • 3.3.7. Kiểm định kết quả TN (50)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (54)
  • PHỤ LỤC (56)
    • MG 4-5 tuổi của nhóm TN trước và sau TN (45)
    • MG 4-5 tuổi của nhóm ĐC trước và sau TN (48)
    • MG 4-5 tuổi ở nhóm TN và ĐC sau TN (50)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI KHOA GIÁO DỤC MẦM NON  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN THÓI QUEN CHO TRẺ 4 5 TUỔI THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn ThS Nguyễ[.]

Mục đích nghiên cứu

Đề xuất và thực nghiệm một số biện pháp rèn luyện thói quen cho trẻ 4-5 tuổi góp phần phát triển nhận thức của trẻ và thích ứng với sự thay đổi của môi trường.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Quá trình tổ chức các hoạt động chăn sóc, giáo dục trẻ nhằm rèn luyện một số thói quen cho trẻ MG 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường.

Biện pháp rèn luyện một số thói quen giúp trẻ 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

Giả thuyết khoa học

Nếu tìm ra được một pháp rèn luyện một số thói quen thích ứng với sự thay đổi của môi trường cho trẻ 4-5 tuổi thì sẽ góp phần tạo nên một môi trường giáo dục toàn diện giúp trẻ có khả năng thích ứng với sựu thay đổi của môi trường tạo tiền đề cho sự phát triển nhân cách của trẻ.

Nhiệm vụ nghiên cứu

6.1 Nghiên cứu một số lý luận về việc rèn luyện thói quen cho trẻ MG 4-

5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

6.2 Tìm hiểu thực trạng về việc rèn luyện thói quen cho trẻ MG 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

6.3 Đề xuất và thực nghiệm sư phạm một số biện pháp việc rèn luyện thói quen cho trẻ 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích – tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nhằm xây dựng cơ sở lí luận của đề tài.

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

- Quan sát thực trạng việc dạy học của giáo viên trong quá trình rèn luyện thói quen cho trẻ

- Quan sát nhận thức của trẻ trong việc tiếp thu kiến thức.

- Đàm thoại với trẻ về kiến thức trẻ tiếp thu được.

- Đàm thoại với giáo viên về mức độ nhận thức của giáo viên trong việc rèn luyện thói quen cho trẻ.

7.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

- Áp dụng các bài tập hoặc tạo các tiết học trải nghiệm cho trẻ để rèn luyện và nâng cao nhận thức của trẻ về vấn đề này.

7.2.4 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

- Đưa ra các câu hỏi về rèn luyện thói quen cho trẻ đối với giáo viên trong trường.

- Đưa ra các câu hỏi về thói quen cho trẻ trong trường.

7.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu

Phương pháp thống kê toán học

- Tính toán đưa ra các số liệu cụ thể về rèn luyện thói quen nhằm thích nghi với môi trường cho trẻ trong trường mầm non.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN THÓI QUEN

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới, việc thích ứng với môi trường đã được quan tâm nghiên cứu. Ngay từ khi xuất hiện, con người đã có nhu cầu nhận thức thế giới, nhận thức về sự thay đổi của môi trường cũng là một trong số những vấn đề mà con người luôn muốn khám phá, tìm hiểu Môi trường bao gồm nhiều thành phần luôn luôn biến động, do đó việc thích ứng với sự thay đổi của môi trường hết sức cần thiết đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa “thích nghi” và “thích ứng” “Thích nghi” thường được dùng với ý nghĩa sinh học, còn “thích ứng” thường được dùng trong hoạt động tâm lí-xã hội.

Thích ứng tâm lí: Đây là loại hình thích ứng ở trình độ cao, xuất hiện ở người và các động vật bậc cao Đặc trưng của thích ứng tâm lý là cơ thể thích ứng không chỉ với những tác động trực tiếp mà còn với những kích thích gián tiếp có tính chất tín hiệu của môi trường Cơ chế của thích ứng tâm lý là quá trình hình thành các phản xạ có điều kiện [13].

Theo quan điểm của J Paroxon thì sự thích ứng được xem như là hành động tương hỗ mạnh mẽ với môi trường bên ngoài, là một trong những chức năng để thực hiện hệ thống xã hội, cùng với đạt được mục đích và lưu giữ được toàn bộ các hình mẫu [11].

Tác giả B.D Vunphop đã khẳng định quá trình thích ứng là sự hòa hợp các mối quan hệ của con người với xung quanh, là sự giảm căng thẳng các mâu thuẫn giữa con người với xung quanh, là việc con người đạt được sự cân bằng xã hội, là sự khẳng định bản thân trong cuộc sống [5].

Theo Badrova cho rằng: “Khi làm quen với những điều kiện mới kéo theo những sự tiêu tốn sức lực nhất định thì chính lúc đó xuất hiện sự thích nghi” [12].

Biến đổi khí hậu cũng chính là một trong những nguyên nhân làm thay đổi môi trường BĐKH là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh của con người: Ở nước Anh, số lượng ca tử vong giảm đi liên quan đến thời tiết lạnh do BĐKH được dự báo sẽ lớn hơn số ca tử vong tăng lên liên quan đến nắng nóng [18].

Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung trong 100 năm qua nhiệt độ trung bình gần bề mặt Trái Đất đã tăng lên gần 0,7 độ C Cụ thể, đồ họa NASA công bố mới đây mô tả xu hướng nóng lên toàn cầu trong giai đoạn từ

Hình 1.1: Sự nóng lên của Trái Đất từ năm 1880 đến 2015

Trong hơn 100 năm qua, nhiệt độ trên Trái Đất đã thay đổi từ màu xanh lam biểu thị cho mức nhiệt lạnh trung bình cho tới màu da cam biểu hiện nhiệt độ ấm hơn mức trung bình Điều này cho thấy xu hướng nóng lên trong tương lai, nhiệt độ Trái Đất đang không ngừng gia tăng [19]. Ở Nhật Bản việc thực hiện rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ được coi như hoạt động chủ đạo Việc trẻ tự tay làm hết mọi công việc như tự thay quần áo sau mỗi giờ hoạt động, đến giờ ăn trẻ cũng tự lấy thức ăn, sau mỗi giờ ngủ dậy, các thao tác vệ sinh đối với trẻ là một công việc mà mà trẻ em ở Nhật thực hiện rất nhanh.Không những vậy ở Nhật Bản trẻ em luôn phải mặc quần soóc vào mùa đông, lạnh không hề hấn gì với các bạn nhỏ xứ sở Hoa Anh Đào Quan điểm của giáo viên cũng như của phụ huynh là rèn luyện tính chịu đựng trước khó khăn và phải tự lập, chủ động trong mọi biến cố có thể xảy ra Tính tự lực và tự giác luôn được những ông bố, bà mẹ Nhật Bản đưa vào phương pháp giáo dục con cái của mình Qua những bài luyện thể chất, trẻ em Nhật rất ít mắc bệnh về đường hô hấp như sổ mũi, viêm họng, do thay đổi thời tiết.

Dạy trẻ kĩ năng sống cũng là một trong những cách đơn giản nhất để hướng trẻ có những thói quen, kĩ năng tốt để xử lí những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày Ở Nga việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ được thực hiện qua : các trò chơi đóng vai, hoạt động thực tiễn, hoạt động sáng tao, lời nói, nhằm hình thành cho trẻ những kĩ năng cơ bản như: Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tự học, kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ…[9]

Theo tác giả Lê Thị Minh Loan: “Thích ứng là quá trình cá nhân lĩnh hội một cách tích cực, chủ động các điều kiện mới hay hoàn cảnh mới, qua đó đạt được các mục đích, yêu cầu đề ra và sự trưởng thành về mặt tâm lí, nhân cách”[6] Đồng quan điểm đó, Trần Minh Đức thì cho rằng “Thích ứng là một quá trình hòa nhập tích cực với hoàn cảnh có vấn đề, qua đó cá nhân đạt được sự trưởng thành về mặt tâm lý [15].

Trong luận án của mình, tác giả Dương Thị Nga cho rằng: “Thích ứng là quá trình biến đổi đời sống tâm lí và hệ thống hành vi cá nhân để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của những điều kiện sống mới và hoạt động mới” [1].

Với trẻ nhỏ, khi cơ thể chưa được hoàn thiện về cấu trúc và chức năng của một số hệ cơ quan, sức đề kháng yếu, chúng rất dễ bị ảnh hưởng khi môi trường thay đổi Do vây, thích ứng với môi trường tự nhiên xung quanh trẻ đóng một vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong bối cảnh trái đất của chúng ta đang thay đổi từng ngày do tác động của biến đổi khí hậu Dạy trẻ kĩ năng sống cũng là một trong những cách đơn giản nhất để hướng trẻ có những thói quen, kĩ năng tốt để xử lí những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày Các nhà giáo dục từ trước đến nay cũng khẳng định: “Kĩ năng sống là kĩ năng cần có cho hành vi lành mạnh, tích cực cho phép mỗi cá nhân đối mặt với những thách thức của cuộc sống hàng ngày Nếu con người có các kĩ năng sống thì sẽ có khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với người khác và xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống Do đó cần thiết phải giáo dục kĩ năng sống cho học sinh” [9].

Tình hình nghiên cứu khoa học về giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở lứa tuổi mầm non tại Việt Nam:

Việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ở các trường mầm non cũng đang được quan tâm, một số công trình nghiên cứu như:

- Đề tài: “Xây dựng nội dung giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi trong trường mầm non” (Trung tâm nghiên cứu GDMN- Viện khoa học giáo dục, 1998-2000)

-Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non tại trường mầm non Sao Mai, Đông Anh, Hà Nội (Trần Lê Thùy -2012).

- Luận văn thạc sĩ “Kĩ năng sống của trẻ lớp MG lớn trường MN thực hành

Tp Hồ Chí Minh” (Mai Lê Hiền - 2010).

- Sáng kiến kinh nghiệm: “Một vài biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mầm non” (Lê Thị Lệ Trang – 2013).

- Đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống cho trẻ trong trường mầm non” (Nam Nguyễn Giang -2014).

- Một số biện pháp lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MN 3 – 4 tuổi tại trường MN Cư Pang, Phạm Thị Như Ngọc.

- Đề tài: “Một số biện pháp phát triển kĩ năng sống cho trẻ 4- 5 tuổi”, Trường mầm non Hoa Hồng, Cầu Giấy, Hà Nội (Nguyễn Thị Hà-2012).

- Khóa luận tốt nghiệp “ Một số biện pháp rèn luyện tố chất thể lực cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời”, Phạm Thị Nho.

- Nguyễn Thị Thu Hiền, Khóa luận tốt nghiệp “Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá khoa học về môi trường xung quanh” – Khoa sư phạm Tiểu học- Mầm non Đại học sư phạm Quảng Bình.

Một số vấn đề lí luận

1.2.1 Một số khái niệm cơ bản trong đề tài

Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể [17].

Rèn luyện là luyện tập nhiều trong thực tế để đạt tới những phẩm chất hay trình độ vững vàng, thông thạo [17].

Lối, cách sống hay hoạt động do lặp đi lặp lại lâu ngày thành quen, khó thay đổi [17].

Môi trường là một phần của ngoại cảnh Nó bao gồm tất cả các yếu tố ở xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc tác động qua lại với sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động của sinh vật[4].

“Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, cho phép các sinh vật sinh trưởng và phát triển Nơi sống của sinh vật có thể là là một vùng đất hay một khoảng không gian trong đó các sinh vật khác sống xung quanh Những sinh vật sống ở môi trường nào sẽ có đặc điểm thích nghi với môi trường ấy [4]. Đối với con người, môi trường còn chứa đựng nội dung rộng hơn Theo định nghĩa của UNESCO, môi trường bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (đô thị, hồ chứa, ) và những cái vô hình (tập quán, nghệ thuật, ), trong đó con người sống và bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình Như vậy, môi trường sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật là con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự nghỉ ngơi của con người” [4].

Có thể xem “thích ứng” là quá trình biến đổi đời sống tâm lí và hệ thống hành vi cá nhân để đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của những điều kiện sống mới và hoạt động mới Nhờ sự “thích ứng” chủ thể hình thành những đặc điểm tâm lí mới, thậm chí trong những điều kiện nhất định có thể cải biến lại môi trường sống

[9] Thích ứng là một khái niệm được dùng rộng rãi trong cả khoa học và đời sống xã hội, thường dùng đồng nghĩa với thích nghi Đầu tiên, cần phải phân biệt giữa

“thích nghi” và “thích ứng” “Thích nghi” thường được dùng với ý nghĩa sinh học, còn “thích ứng” thường được dùng trong hoạt động tâm lý-xã hội [13].

1.2.1.6 Biện pháp rèn luyện thói quen cho trẻ MG 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

Biện pháp rèn luyện thói quen cho trẻ MG 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường là cách thức rèn luyện nhằm hình thành các thói quen thông qua quá trình luyện tập nhiều trong thực tế Nhờ vào đó giúp trẻ MG 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường.

1.2.2 Đặc điểm phát triển của trẻ MG 4-5 tuổi

1.2.2.1 Đặc điểm sinh lí trẻ 4-5 tuổi

Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi là giai đoạn chính giữa (mẫu giáo nhỡ) của trẻ em lứa tuổi mầm non Ở giai đoạn này những cấu tạo sinh lí đặc trưng của con người tiếp tục phát triển mạnh [3].

*Hệ thần kinh: Sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ mẫu giáo đã đạt mức cao hơn so với trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ Sự trưởng thành của các tế bào thần kinh của đại não kết thúc Tuy nhiên ở trẻ quá trình hung phấn và ức chế chưa cân bằng, sự hưng phấn mạnh hơn ức chế Do đó tránh làm trẻ mệt mỏi do phải luyện tập quá mức hoặc do kéo dài thời gian vận động [10].

*Hệ vận động: Có thể nói bất kì một hoạt động nào của cơ thể được thực hiện đều phải thông qua hệ vận động Hệ vận động bao gồm: hệ cơ và hệ xương Ở giai đoạn này bộ xương chưa hoàn toàn được cốt hóa, thành phần hóa học trong xương của trẻ có chứa nhiều nước và chất hữu cơ nên có nhiều chất sụn, xương mềm và dễ bị cong gãy Hệ cơ của trẻ phát triển yếu tổ chức cơ bắp còn ít, các sợi cơ nhỏ mảnh thành phần nước trong cơ tương đối nhiều, nên sức mạnh cơ bắp còn yếu, cơ nhanh mệt mỏi Do đó trẻ em ở lứa tuổi này không thích nghi lâu với sự căng thẳng cơ bắp, vì thế, cần xen kẽ một cách hợp lí giữa nghỉ ngơi và vận động trong thời gian trẻ luyện tập [10].

*Hệ tuần hoàn: “Ở trẻ mẫu giáo đường kính động mạch tương đối rộng nhưng kích thước tuyệt đối của tim rất nhỏ Do đó, ở trẻ rất dễ xuất hiện hiện tượng khó thở và loạn nhịp tim Sức co bóp cơ tim trẻ còn yếu mỗi lần co bóp chỉ chuyển được một lượng máu rất ít nhưng mạch đập nhanh hơn ở người lớn Điều hòa thần kinh tim ở trẻ còn chưa hoàn thiện nên nhịp co bóp dễ mất ổn định, cơ tim dễ hung phấn và chóng mệt mỏi khi tham gia vận động kéo dài Tuy nhiên, khi được nghỉ ngơi thì tim được phục hồi nhanh chóng” [10].

*Hệ hô hấp: “Đường hô hấp của trẻ tương đối hẹp, niêm mạc hô hấp mềm mại, mao mạch phong phú dễ phát sinh nhiễm cảm Khí quản của trẻ nhỏ không khí đưa vào ít, trẻ thở nông nên khả năng trao đổi không khí ở phổi kém, dẫn đến trẻ thường có hiện tượng không khí ứ đọng ở phổi Do vậy cần cho trẻ được vận động nhiều ở ngoài trời nơi không khí thoáng mát”[10].

*Trao đổi chất: “Ở trẻ mẫu giáo năng lượng tiêu hao cho sự lớn lên và dự trữ chất nhiều hơn là cho hoạt động cơ bắp Do vậy, khi trẻ hoạt động vận động quá mức, ngay cả khi dinh dưỡng đầy đủ vẫn sẽ dẫn đến tiêu hao năng lượng dự trữ trong cơ bắp và đọng lại những sản phẩm độc hại ở các cơ quan trong quá trình trao đổi chất. Điều này dễ gây cảm giác mệt mỏi cho trẻ và ảnh hưởng không tốt đến công năng hoạt động của các cơ bắp và hệ thần kinh, làm giảm độ nhạy cảm giữa hệ thần kinh trung ương và những dây thần kinh điều khiển sự hoạt động cơ bắp Nếu kéo dài liên tục của từng nhóm cơ thì sẽ dẫn đến sự mệt mỏi của các nhóm cơ riêng lẻ” [10].

1.2.2.2.Đặc điểm tâm lí trẻ MG 4-5 tuổi

- Hoàn thiện hoạt động vui chơi và hình thành “xã hội trẻ em”

Suốt cả cuộc đời, từ bé đến già, ở độ tuổi nào con người cũng đều tham gia vào hoạt động vui chơi, nhưng chỉ ở tuổi mẫu giáo thì hoạt động này mới mang đầy đủ ý nghĩa của nó nhất, cũng tức là nó đạt tới dạng chính thức và biểu hiện đầy đủ nhất đặc điểm của hoạt động vui chơi.

+Trong các họat động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ thể hiện rõ tính tự lực, tự do và chủ động [8].

+Trong hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết thiết lập những quan hệ rộng rãi và phong phú với bạn, một “xã hội trẻ em” được hình thành. Ở tuổi MGN việc chơi trong nhóm bạn bè là một nhu cầu bức bách Không phải ai cũng có thể thay thế bạn bè của trẻ Nếu không thấy được nhu cầu đó của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ chơi với nhau thì đó là một sai lầm lớn trong giáo dục, vì ở lứa tuổi MGN- nhu cầu giao tiếp với bạn bè đang trong thời kì phát cảm, tức là đang phát triển mạnh Từ đó, những “xã hội trẻ em” thực sự được hình thành (A.P.Uxova) [8].

- Giai đoạn phát triển mạnh về tư duy trực quan hình tượng

Trẻ đã biết tư duy bằng những hình ảnh trong đầu, nhưng do biểu tượng còn nghèo nàn và tư duy mới được chuyển từ bình diện bên ngoài vào bình diện bên trong nên trẻ mới chỉ giải được một số bài toán hết sức đơn giản theo kiểu tư duy trực quan- hình tượng Cùng với sự hoàn thiện hoạt động vui chơi và sự phát triển các hoạt động khác vốn biểu tượng của trẻ MGN được giàu lên thêm nhiều, chức năng ký hiệu phát triển mạnh, lòng ham hiểu biết và hứng thú nhận thức tăng lên rõ rệt Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tư duy trực quan- hình tượng [8].

- Sự phát triển đời sống tình cảm

Trong lứa tuổi ấu nhi cũng như lứa tuổi MG thì tình cảm thống trị tất cả các hoạt động tâm lý của trẻ nhưng đặc biệt ở độ tuổi MGN thì đời sống tình cảm của trẻ có một bước chuyển biến mạnh mẽ, vừa phong phú vừa sâu sắc hơn so với lứa tuổi trước.

THỰC TRẠNG RÈN LUYỆN THÓI QUEN CHO TRẺ 4-5 TUỔI THÍCH ỨNG VỚI SỰ THAY ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG

Mục đích khảo sát

Nghiên cứu thực trạng rèn luyện thói quen cho trẻ 4-5 tuổi tại trường mầm non Giao Long- Giao Thủy- Nam Định Trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp.

56 trẻ 4-5 tuổi và 26 giáo viên tại trường mầm non Giao Long, huyện GiaoThủy, tỉnh Nam Định

Nội dung và phương pháp nghiên cứu thực trạng

2.2.1 Nội dung nghiên cứu thực trạng

Thực trạng nhận thức của giáo viên về rèn luyện một số thói quen cho trẻ 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

Kết quả thực trạng của trẻ về rèn luyện một số thói quen cho trẻ 4-5 tuổi để trẻ thích nghi với sự thay đổi của môi trường

Biện pháp giúp rèn luyện một số thói quen cho trẻ 4-5 tuổi để trẻ thích ứng với sự thay đổi của môi trường

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực trạng

- Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến giáo viên với hệ thống câu hỏi có liên quanđến việc RLTQ ở trường mầm non và việc tổ chức hoạt động RLTQ cho trẻ

- Trò chuyện với trẻ, để kiểm tra kiến thức, kĩ năng, thái độ của trẻ MG 4-5 tuổi về thói quen.

- Xử lí số liệu bằng phần mềm Excel 2007.

2.3 Tiêu chí và thang đánh giá việc rèn luyện thói quen cho trẻ 4-5 tuổi để trẻ thích nghi với sự thay đổi của môi trường

Dựa vào mục tiêu của việc rèn luyện thói quen cho trẻ MG 4-5 tuổi để đưa ra các tiêu chí đánh giá như sau:

1 Kiến thức về các hiện tượng tự nhiên (3 điểm)

- Trẻ phân biệt được các hiện tượng thời tiết thông qua các dấu hiệu

- Trẻ nói được chính xác được các hiện tượng thời tiết.

- Trẻ nói được cách tự bảo vệ bản thân khi thời tiết thay đổi

2 Kĩ năng của trẻ bảo vệ bản thân của trẻ (4 điểm)

- Kĩ năng chăm sóc, vệ sinh các bộ phận cơ thể

- Kĩ năng ứng phó khi thời tiết thay đổi

- Thang đánh giá kĩ năng của trẻ thông qua ba mức độ:

+ Trẻ có thể tự làm được mà không cần sự giúp

+ Trẻ có thể làm được khi có sự giúp đỡ

+ Trẻ không làm được kể cả khi có sự giúp đỡ

3 Thái độ của trẻ (3 điểm)

- Tự tin, tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện và bảo vệ thân thể Đánh giá trẻ thông qua ba mức độ:

+ Trẻ tích cực, chủ động tham gia các hoạt động

+ Trẻ tham gia khi có sự động viên khuyến khích

+ Trẻ không tham gia kể cả khi có sự động viên khuyến khích

- Thời lượng tham gia hoạt động của trẻ:

+ Tích cực tham gia từ đầu tới cuối hoạt động

+ Hào hứng tham gia lúc đầu nhưng về sau giảm dần sự hào hứng

Dựa vào tổng số điểm trẻ đạt được ở 3 tiêu chí trên, thang đánh giá kết quả cho trẻ MG 4-5 tuổi như sau:

- Mức độ giỏi: Trẻ đạt từ 9-10 điểm.

- Mức độ khá: Trẻ đạt từ 7 đến cận 9 điểm.

- Mức độ trung bình: Trẻ đạt từ 5 đến cận 7 điểm.

- Mức độ yếu: Trẻ đạt dưới 5 điểm.

Thực trạng nhận thức của giáo viên về rèn luyện thói quen cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

* Đánh giá của giáo viên về việc cần thiết phải RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi ở trường mầm non

Kết quả đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của RLTQ cho trẻ MG 4-

5 tuổi được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Kết quả đánh giá của giáo viên về mức độ cần thiết của RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

TT Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Kết quả điều tra cho thấy rằng, giáo viên mầm non đều nhận thức được tầm quan trọng của việc RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi Trong đó có 19 giáo viên đánh giá là rất cần thiết (chiếm tỉ lệ 73,07%) , có 6 giáo viên đánh giá là cần thiết ( 26,92%) đối với việc hình thành, nhận thức và nhân cách cho trẻ Với kết quả này, nhận thức của xã hội về vai trò của RLTQ cho trẻ được nâng cao và trở thành nhiệm vụ quan trọng của giáo dục mầm non.

* Đánh giá của giáo viên về ý nghĩa của việc rèn luyện thói quen đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi

Bảng 2.2: Kết quả đánh giá của giáo viên về ý nghĩa của việc rèn luyện thói quen đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

STT Nội dung Ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Giúp trẻ biết cách lựa chọn những trang phục hợp với thời tiết 26 100

2 Trẻ có những hành động chăm sóc, giữ gìn vệ sinh môi trường 26 100

3 Trẻ có những hành động chăm sóc, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cơ thể của mình (vệ sinh cá nhân)

Kết quả bảng 2.2 cho thấy, 100% giáo viên đều cho rằng ý nghĩa của việc rèn luyện thói quen là giúp trẻ có những hành động chăm sóc, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ các bộ phận trên cơ thể của mình; Chăm sóc và giữ gìn vệ sinh môi trường; và là giúp trẻ có biết cách lựa chọn những trang phục hợp với thời tiết Từ đó cho thấy, giáo viên đã chú trọng tới việc bước đầu giúp trẻ biết chăm sóc và bảo vệ bản thân trẻ.

* Đánh giá hiểu biết của giáo viên về những tài liệu rèn luyện thói quen cho trẻ MG 4-5 tuổi

Khi được hỏi về những tài liệu rèn luyện thói quen cho trẻ MG 4-5 tuổi mà chị đã tham khảo, hầu hết giáo viên không đưa ra được tài liệu đã đọc về rèn luyện thói quen cho trẻ, đa số giáo viên nêu ra một vài tài liệu cơ bản như: Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non 4-5 tuổi, Hướng dẫn và rèn luyện kĩ năng sống cho trẻ MN, Hướng dẫn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường MN,…

Qua đó cho thấy cần phải cung cấp thêm các tài liệu nhằm trau dồi kiến thức hơn nữa cho giáo viên để có thể truyền đạt kiến thức cho trẻ sâu sắc hơn.

* Đánh giá của giáo viên về mục tiêu của RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi ở trường mầm non

Bảng 2.3: Kết quả đánh giá của giáo viên về mục tiêu của RLTQ cho trẻ MG 4-

STT Mục tiêu giáo dục thói quen Ý kiến Tỷ lệ (%)

- Trẻ phân biệt được các hiện tượng thời tiết thông qua các dấu hiệu

- Trẻ biết được chính xác các hiện tượng thời tiết

- Trẻ biết được cách tự bảo vệ bản thân khi thời tiết thay đổi

- Kĩ năng chăm sóc, vệ sinh các bộ phận cơ thể

- Biết chọn trang phục hợp với thời tiết

- Biết giữ gìn vệ sinh môi trường

- Tự tin, tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện và bảo vệ thân thể

Qua kết quả trên, chúng tôi có nhận xét sau:

Hầu hết giáo viên đều đồng ý với các mục tiêu RLTQ mà chúng tôi đưa ra. Qua đó chứng tỏ rằng, họ đã nắm được các mục tiêu của giáo dục nói chung và giáo dục nhằm giáo dục rèn luyện thói quen cho trẻ nói riêng Tuy nhiên, sự nhận thức còn chưa đầy đủ, cụ thể:

Khi được trao đổi trực tiếp với giáo viên, họ đều cho rằng RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi chủ yếu là cung cấp kiến thức cho trẻ Tỉ lệ lựa chọn mục tiêu kiến thức cho trẻ đối với mỗi giáo viên là khác nhau: giúp trẻ biết các hiện tượng thời tiết (87,5%), trẻ biết được cách tự bảo vệ bản thân khi thời tiết thay đổi (31%), trẻ phân biệt được các hiện tượng thời tiết thông qua các dấu hiệu (19%).

Với giáo dục các kỹ năng: giáo viên đánh giá cao việc kỹ năng chăm sóc, vệ sinh các bộ phận cơ thể (58%), kĩ năng chọn trang phục hợp với thời tiết (35%), còn biết giữ gìn vệ sinh môi trường (26,92%) thì còn chưa được chú trọng nhiều.

Hình thành cho trẻ những cảm xúc, thái độ về rèn luyện thói quen của bản thân và mọi người xung quanh là một trong những mục tiêu mà giáo viên cần quan tâm Hầu hết, giáo viên đều nhận thức chưa đồng đều về mục tiêu này Do đó việc hình thành sự tự tin, tích cực tham gia các hoạt động rèn luyện và bảo vệ thân thể chỉ chiếm 39%

Như vậy, giáo viên đã nhận thức được vai trò quan trọng của RLTQ cho trẻ

MG 4-5 tuổi Tuy nhiên, các mục tiêu RLTQ cho trẻ vẫn chưa được thực hiện đầy đủ Điều này làm hạn chế chất lượng RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi.

* Đánh giá của giáo viên về nội dung RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi

Bảng 2.4: Kết quả đánh giá của giáo viên về nội dung RLTQ cho trẻ MG

4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

STT Nội dung RLTQ Ý kiến Tỷ lệ (%)

1 Giáo dục về môi trường xung quanh 13 50

2 Giáo dục về thói quen rèn luyện thân thể 21 80,76

Qua phiếu trưng cầu ý kiến, có 80,76% giáo viên đều cho rằng RLTQ chỉ tập trung vào nội dung giáo thói quen rèn luyện thân thể Có thể thấy, giáo viên chưa hiểu hết được khái niệm về RLTQ: RLTQ không chỉ cung cấp kiến thức, hình thành những kĩ năng, thái độ về những thói quen rèn luyện thân thể mà còn cung cấp cho trẻ những kiến thức, kĩ năng, thái độ về môi trường xung quanh trẻ nữa để từ đó giúp hình thành nhân cách và phát triển trẻ một cách toàn diện.

* Đánh giá của giáo viên về những hoạt động mà giáo viên thường dùng để RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi

Bảng 2.5: Kết quả đánh giá của giáo viên về những hoạt động mà giáo viên thường dùng để RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

STT Các hoạt động giáo dục Ý kiến Tỷ lệ (%)

4 Hoạt động sinh hoạt hàng ngày 14 53,84

Qua bảng 2.5, hầu hết giáo viên thường tổ chức rèn luyện thói quen qua các hoạt động sinh hoạt hàng ngày (54%) và tiếp đó là hoạt động học tập (27%) để RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi, trong khi đó hoạt động vui chơi được sử dụng ít hơn (19%) và hoạt động lao động không được giáo viên nào lựa chọn Việc RLTQ được giáo viên tổ chức, tiến hành trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và hoạt động học tập Chúng tôi thấy rằng, RLTQ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng, để thực hiện được nhiệm vụ này giáo viên cần sử dụng đa dạng các hoạt động, thay đổi các hoạt động liên tục để cung cấp kiến thức, kĩ năng, thái độ cho trẻ về môi trường xung quanh và rèn luyện thói quen cho trẻ MG 4-5 tuổi.

* Đánh giá của giáo viên về những hoạt động cụ thể mà giáo viên thường dùng để RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi

Hầu hết giáo viên thường rèn luyện thói quen cho trẻ thông qua việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như: Rửa tay trước và sau khi ăn, Tập thể dục buổi sáng hàng ngày, Tổ chức các hoạt động vui chơi ngoài trời,…

* Đánh giá của giáo viên về vấn đề rèn luyện thói quen thường xuyên cho trẻ

Kết quả đánh giá của giáo viên về vấn đề rèn luyện thói quen thường xuyên cho trẻ MG 4-5 tuổi được thể hiện qua bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7: Kết quả đánh giá của giáo viên về vấn đề rèn luyện thói quen thường xuyên cho trẻ MG 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

STT Mức độ Ý kiến Tỷ lệ (%)

Do đã có những nhận thức về vai trò của việc RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi nên khi được hỏi quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ thì tất cả giáo viên đều đồng ý thường xuyên rèn luyện thói quen cho trẻ.

Thực trạng mức độ rèn luyện thói quen thích ứng với sự thay đổi của môi trường cho trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

* Thực trạng kiến thức, kĩ năng và thái độ về rèn luyện thói quen của trẻ 4-5 tuổi ở trường mầm non

Chúng tôi tiến hành thiết kế bài tập, phiếu quan sát và trò chuyện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ về rèn luyện thói quen - Tiến hành khảo sát trên

2 nhóm trẻ: ĐC và TN

- Giữa nhóm TN và ĐC tương đương về:

+Độ tuổi: Trẻ có độ tuổi tương đương, phát triển bình thường về tâm sinh lý Số trẻ trai, trẻ gái và điều kiện gia đình tương đương Tất cả đều được chăm sóc- giáo dục theo chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ

+Các điều kiện về cơ sở vật chất chăm sóc- giáo dục trẻ ở nhóm TN và ĐC tương đương nhau.

Kết quả khảo sát trước thực nghiệm thể hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ về rèn luyện thói quen của trẻ MG 4-5 tuổi trước TN trên hai nhóm ĐC và TN

Kiến thức, kĩ năng, thái độ về rèn luyện thói quen của trẻ MG 4-5 tuổi trước

TN trên hai nhóm ĐC và TN được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 2.8: Kết quả biểu hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ về rèn luyện thói quen của trẻ MG 4-5 tuổi trước TN trên hai nhóm ĐC và TN (tính theo %)

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL % ĐC 0 0 2/23 8,69 19/23 82,6 2/23 8,71

Biểu đồ 2.1: Kết quả biểu hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ về rèn luyện thói quen của trẻ MG 4-5 tuổi trước TN trên hai nhóm ĐC và TN (tính theo %)

Kết quả đo đầu vào trước TN cho thấy: Trước TN, kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ ở 2 nhóm là tương đương nhau và đều ở mức thấp Cụ thể: Đa số trẻ đạt mức trung bình của cả hai lớp chiếm tỉ lệ cao (82,6% và 78,26%), tỷ lệ trẻ đạt mức khá rất thấp ( 8,69%-13,04%), trẻ ở mức độ yếu ở cả hai nhóm cũng tương đối (8,71% và 8,7%) và không có trẻ nào đạt tỷ lệ giỏi ở cả hai nhóm.

Bảng 2.9: Bảng kiểm định sự khác biệt kết quả kiến thức, kĩ năng, thái độ của trẻ MG 4-5 ở 2 nhóm ĐC và TN trước TN

Nội dung kiểm định Đối chứng Thực nghiệm T

Nhóm TN và ĐC trước TN 5,84 1,83 5,66 2,41 0,28 1,7248

Như vậy, kết quả đo kiến thức, kĩ năng về rèn luyện thói quen của trẻ MG 4-

5 tuổi được rút ra kết luận sau: với T= 0,28 , Tα = 1,7248 , ở mức ý nghĩa kiểm định trên có thể thấy phương sai của hai nhóm TN và ĐC trước TN là tương đối bằng nhau Điều này giúp ta đi đến kết luận kiến thức, kĩ năng, thái độ của trẻ trước TN ở

2 nhóm là tương đối đồng đều.

- Các chương trình giáo dục hiện hành đều đã quan tâm nhưng chưa chú trọng RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi thich ứng với sự thay đổi của môi trường.

- Thực trạng RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi ở trường mầm non Giao Long, Giao Thủy, Nam Định

Giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi. Tuy nhiên, do giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về mục tiêu và nội dung của RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi nên hiệu quả nội dung và mục tiêu của RLTQ chưa được thực hiện đầy đủ Và khi thực hiện các nội dung RLTQ, giáo viên đã sử dụng các hoạt động đa dạng ở trường mầm non: hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày,

ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN THÓI QUEN Ở TRẺ 4-5 TUỔI THÍCH ỨNG VỚI SỰ

Nguyên tắc đề xuất biện pháp

a Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Trên cơ sở dựa vào tình hình phát triển giáo dục của thế giới, của đất nước và đặc biệt là tại địa phương và điều kiện thực tế nơi thực hiện nghiên cứu có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình phát triển của quá trình dạy học và rèn luyện trong nhà trường.

Nguyên tắc này đòi hỏi người nghiên cứu đề xuất các biện pháp phù hợp trên cơ sở phân tích thực trạng. b Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan, khả thi

Trong khi nghiên cứu, đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính trung thực, khoa học với các bước tiến hành cụ thể, chính xác.

Các biện pháp được kiểm chứng, kiểm nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. c Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Khi đề xuất những biện pháp phải kế thừa và phát huy những biện pháp có hiệu quả đã được sử dụng trong thời gian qua Như vậy sẽ không tạo ra sự thay đổi quá lớn không cần thiết mà vẫn đạt hiệu quả cao. d Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp phải có mối quan hệ mật thiết với nhau, có tác dụng hỗ trợ,thúc đẩy nhau.

Đề xuất một số biện pháp rèn luyện thói quen cho trẻ 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường

*Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch và tạo môi trường để giáo dục rèn luyện thói quen vệ sinh cá nhân, môi trường xung quanh và lớp học cho trẻ MG 4-5 tuổi.

+Trẻ nhận biết được một số dấu hiệu của bốn mùa trong năm (xuân, hạ, thu, đông)

+Trẻ có thể miêu tả về khung cảnh của từng mùa

+Biết cách bảo vệ bản thân và có thể nhắc nhở mọi người mặc trang phục phù hợp với thời tiết

+Trẻ trau dồi thêm được từ vựng và dung chúng để miêu tả thời tiết các mùa +Có thái độ tích cực trong các hoạt động học tập, vui chơi

+Hòa nhã với bạn bè không tranh giành đồ chơi của bạn

Xây dựng kế hoạch là biện pháp tốt nhất để tạo ra hệ thống các hoạt động một cách hợp lí để giáo dục rèn luyện thói quen cho trẻ Bởi vì muốn giáo dục trẻ có thói quen vệ sinh không thể ngày một ngày hai là hình thành được nên cần phải lên kế hoạch cụ thể cho từng hoạt động để hướng dẫn trẻ.

Kế hoạch thực hiện rèn luyện thói quen phải bám sát vào chế độ sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

*Biện pháp 2: Cung cấp đầy đủ vật chất, trang thiết bị và phương tiện cần thiết để trẻ được thường xuyên thực hiện được những quy định về vệ sinh và rèn luyện thân thể cho trẻ MG 4-5 tuổi:

- Mục đích: Muốn thực hiện được nội quy vệ sinh đúng quy định thì cần phải có đầy đủ cơ sở vật chất và phương tiện để trẻ thực hiện.

+ Nhà trường cung cấp đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cá nhân cho trẻ, yêu cầu đồ dung của trẻ đều phải có kí hiệu riêng biệt để trẻ có thể nhận biết và lấy đồ dùng đúng với cá nhân của mình.Cốc hoặc khăn rửa mặt của mỗi trẻ đều có kí hiệu khác nhau, khi uống nước hoặc lau mặt thì trẻ sẽ sử dụng đúng đồ dung của mình mà không bị nhầm lẫn đồ dùng của nhau.

+ Nhà trường cung cáp đầy đủ các dụng cụ phục vụ cho việc học tập và rèn luyện thể chất như: các chướng ngại vật, vòng tập thể dục,…

*Biện pháp 3: Hướng dẫn (làm mẫu) và làm gương cho trẻ noi theo đúng trình tự trong quá trình hình thành thói quen vệ sinh, bảo vệ cơ thể và giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh cho trẻ MG 4-5 tuổi.

- Mục đích : Cô giáo cần phải hướng dẫn để trẻ biết những yêu cầu cần thiết của từng thói quen vệ sinh tốt và tác hại của việc thực hiện không đúng yêu cầu Bởi vì khả năng tiếp thu của trẻ MG còn hạn chế, khả năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích đã hình thành nhưng chưa duy trì bền vững nên lời hướng dẫn của cô phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu.

- Đối với những việc có thể làm mẫu được thì cô nên làm mẫu thực tế cho trẻ quan sát hoặc cô có thể tập trước cho 1 trẻ thành thạo động tác rồi làm mẫu cho các bạn khác quan sát

+ Cô vừa làm mẫu vừa nhắc nhở thường xuyên vì muốn hình thành một thói quen ngoài việc cho trẻ hiểu được ý nghĩa, có kĩ năng cần phải cho trẻ thực hiện thường xuyên, có như vậy mới ăn sâu vào nếp sống của trẻ và hành động đó sẽ trở thành thói quen khi nhu cầu xuất phát từ bên trong của đứa trẻ.

+ Cô có thể tập trước cho 1 trẻ thành thạo động tác rồi làm mẫu cho các bạn khác quan sát

+ Trong giờ giáo dục kĩ năng sống cho trẻ cô sẽ hướng dẫn cách mặc một số loại quần áo như loại có cúc, loại có khóa kéo, loại quần áo chui Cô sẽ hướng dẫn một lần trước lớp sau đó gọi từng tốp lên cho trẻ thực hiện trước lớp Điều này giúp cho trẻ có kĩ năng mặc quần áo và chính điều này tạo nên nói quen tự giác, tự lập ít phụ thuộc vào người lớn hơn Không những vậy điều này còn có thể giúp trẻ ứng biến nhanh trong trường hợp thời tiết bỗng nhiên thay đổi, trẻ biết điều chỉnh trang phục phù hợp.

*Biện pháp 4: Lồng ghép thơ ca, câu chuyện, bài hát, trò chơi để giáo dục rèn luyện thói quen và giáo dục môi trường xung quanh cho trẻ MG4-5 tuổi.

-Mục đích : Trẻ hứng thú học hỏi và qua các bài thơ/ câu truyện trẻ sẽ nhớ lâu hơn

- Ý nghĩa: Do đặc điểm của trẻ là chóng nhớ nhưng rất mau quên nên việc lồng ghép giáo dục cho trẻ thông qua các câu chuyện, bài thơ, bài hát, trò chơi là một cách hay để củng cố lại tri thức cho trẻ.

+ Cô giới thiệu bài thơ/ câu truyện/bài hát trước lớp (tên truyện/thơ/bài hát, tên tác giả)

+ Cô đàm thoại với trẻ sau đó đọc/ kể/ hát lần 1

+ Đọc/kể/ hát lại lần 2 kết hợp với đạo cụ (rối tay/ sắc xô/nhạc nhẹ khi đọc thơ)

+ Đàm hoại với trẻ lần 2 về bài thơ/ bài hát/ câu truyện và cô kể lại lần 3 Sau đó có thể chia nhóm cho trẻ lên biểu diễn trước lớp (đóng kịch/ biểu diễn lại bài hát)

*Biện pháp 5: Tích cực tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ MG 4-5 tuổi Ngoài các hoạt động giáo dục trên lớp thì giáo viên nên tích cực tổ chức hoạt động ngoài trời hơn nữa Nếu trẻ ít được hoạt động ngoài trời cơ thể trẻ sẽ khó thích ghi với môi trường hơn Bên cạnh đó hoạt động ngoài trời còn giúp cơ thể trẻ dễ dàng hấp thụ vitamin D nhờ vào quá trình tắm nắng vào buổi sáng sớm, rèn luyện với không khí cũng là một cách tốt giúp kích thích hệ tuần hoàn, hô hấp, hồng cầu, huyết sắc tố, làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với nhiều loại bệnh.

*Biện pháp 6: Phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với phụ huynh

Thực nghiệm sư phạm

Kiểm nghiệm tính hiệu quả thực tế của RLTQ đã được sử dụng cho trẻ 4-5 tuổi và qua đó kiểm nghiệm đúng đắn của giả thuyết khoa học.

Các hoạt động nhằm RLTQ cho trẻ 4-5 tuổi.

Bước 1: Chọn mẫu TN và chuẩn bị TN

Nhóm TN và ĐC được lựa chọn tại mục 2.5 chương 2 Giữa nhóm TN và ĐC có sự tương đương nhau về:

+ Độ tuổi: Trẻ có độ tuổi tương đương, phát triển bình thường tâm sinh lý.

Số trẻ trai, trẻ gái và điều kiện gia đình tương đương Tất cả đều được chăm sóc- giáo dục theo chương trình đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ MG 4-

+ Các điều kiện về cơ sở vật chất chăm sóc- giáo dục trẻ ở nhóm TN và ĐC tương đương nhau.

Bước 2: Đo kết quả đầu vào trước khi tiến hành TN

Tiến hành đo đầu vào về kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ ở cả 2 nhóm thông qua những hoạt động mà giáo viên tổ chức theo tiêu chuẩn đánh giá đã định trước Do thời gian thực nghiệm có hạn nên chúng tôi sử dụng kết quả kiểm tra đầu vào luôn ở phần điều tra thực trạng phần 2.5 chương 2.

Bước 3: Tổ chức TN các hoạt động RLTQ

- Đối với nhóm ĐC: tổ chức cho trẻ thực hiện các hoạt động RLTQ cũ trong điều kiện bình thường.

- Đối với nhóm TN: sử dụng những hoạt động RLTQ để tổ chức cho trẻ chơi.

Bước 4: Đo đầu ra sau khi TN

Tiến hành đo đầu ra của các hoạt động RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi thông qua việc tổ chức các hoạt động RLTQ ở 2 nhóm TN và ĐC.

Bước 5: Xử lí, phân tích kết quả

Thực nghiệm được tiến hành trong 1 tháng (từ tháng 2 đến tháng 3/2019).

3.3.5.1 Tiêu chí và cách đánh giá thực nghiệm

- Các TN sử dụng tiêu chí đánh giá và thang đánh giá kết quả của RLTQ cho trẻ MG 4-5 tuổi đã được trình bày ở chương 2 mục 2.3.

- Kết quả TN được phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá cả về định tính và định lượng.

+ Về mặt định tính: Phân tích và đánh giá kết quả các tư liệu thu thập được từ phiếu quan sát trẻ MG 4-5 tuổi.

+ Về mặt định lượng: sử dụng phần mềm xử lý số liệu thống kê …

Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng bảng Student với α = 0,05 để tìm Tα Nếu T>

Tα thì sự khác nhau giữa hai nhóm là có ý nghĩa còn ngược lại thì sự khác nhau không còn có ý nghĩa.

3.3.6 Kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả thực nghiệm

3.3.6.1 Kết quả khảo sát sau thực nghiệm a Kết quả thể hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ về RLTQ thích ứng với sự thay đổi của môi trường ở trẻ MG 4-5 tuổi của nhóm TN trước và sau TN

Kiến thức, kĩ năng, thái độ về RLTQ của trẻ MG 4-5 tuổi của nhóm TN trước và sau TN được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 3.1: Kết quả thể hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ về RLTQ thích ứng với sự thay đổi của môi trường ở trẻ MG 4-5 tuổi của nhóm TN trước và sau TN

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Tr c TN ướ Sau TN

Biểu đồ 3.1: Kết quả thể hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ về RLTQ thích ứng với sự thay đổi của môi trường ở trẻ MG 4-5 tuổi TCHT của nhóm TN trước và sau TN (tính theo %)

Kết quả trên cho thấy, kiến thức, kĩ năng và thái độ về RLTQ của trẻ MG 4-5 tuổi ở nhóm TN sau TN tăng lên rõ rệt Trẻ đạt tỷ lệ giỏi và khá tăng lên, trong khi đó trẻ đạt loại trung bình và yếu giảm đi rõ rệt Cụ thể: Đã có trẻ đạt mức giỏi (13,04%), tỷ lệ khá tăng lên 26,09% ( từ 13,04% lên 39,13%), tỷ lệ trung bình giảm 30,44% ( từ 78,26% giảm xuống còn 47,82%) và không có trẻ nào đạt mức yếu. Như vậy, trẻ đã có những kiến thức, kĩ năng và thái độ phù hợp với lứa tuổi của mình, thể hiện ở điểm số đều tăng lên.

Bảng 3.2: Kết quả biểu hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ về RLTQ thích ứng với sự thay đổi của môi trường ở trẻ MG 4-5 tuổi của nhóm TN trước và sau

TN ( tính theo tiêu chí)

Nhóm Số trẻ Tiêu chí đánh giá X SD

Tr c TN ướ Sau TN 1,52

Biểu đồ 3.2: Kết quả biểu hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ về RLTQ thích ứng với sự thay đổi của môi trường ở trẻ MG 4-5 tuổi của nhóm TN trước và sau

TN ( tính theo tiêu chí)

Kết quả bảng 3.2 cho ta thấy sau TN của nhóm TN so với trước TN đã có thay đổi rõ rệt, điểm số đã tăng lên đáng kể, cụ thể: Điểm trung bình cộng của trẻ trước TN là 5,66 điểm, sau TN là 7,38 điểm, tăng lên khá rõ X STN - X TTN = 1,72 điểm.

Tiêu chí 1 (kiến thức về RLTQ), điểm trung bình của tiêu chí này đã tăng từ 1,52 điểm lên 2,39 điểm Qua đó chứng tỏ, kiến thức về RLTQ của trẻ sau TN đã thay đổi và đạt được hiệu quả nhất định: trẻ đã nhận biết chính xác các hiện tượng thời tiết, biết cách bảo vệ bản thân khi thời tiết thay đổi,…

Tiêu chí 2 (kĩ năng về RLTQ), giống tiêu chí 1, ở tiêu chí này điểm trung bình cũng tăng lên rõ rệt từ 2,04 điểm lên 2,63 điểm Bên cạnh nắm chắc và rõ về kiến thức RLTQ thì kĩ năng ứng phó khi thời tiết thay đổi của trẻ cũng đã được cải thiện: kĩ năng vệ sinh cơ thể, chọn trang phục hợp với thời tiết,

Tiêu chí 3 (thái độ về RLTQ) điểm trung bình tăng từ 2,1 điểm lên 2,36 điểm Chứng tỏ thái độ của trẻ về RLTQ đã thay đổi theo hướng tích cực, trẻ đã đón nhận các kiến thức về RLTQ một cách hoàn chỉnh.

Kết quả này cho thấy, kiến thức, kĩ năng, thái độ về giới tính của trẻ ở nhóm

TN sau TN tăng và có sự đồng đều hơn Hầu hết trẻ đạt được ở mức độ khá, ít trẻ đạt mức độ trung bình, yếu. Để kiểm định kết quả trên, chúng tôi tiến hành kiểm định giả thuyết bằng phép thử T-student để kiểm tra mức độ tin cậy về kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ nhóm TN trước và sau TN

Bảng 3.3: Kiểm định sự khác biệt kết quả kiến thức, kĩ năng và thái độ của trẻ

MG 4-5 tuổi của nhóm TN trước và sau TN

Kết quả được thể hiện ở bảng 3.3 cho thấy T >Tα (2,62 >1,7248), chứng tỏ rằng thực nghiệm có kết quả, mức độ chênh lệch điểm trung bình của nhóm TN trước và sau TN là có ý nghĩa Như vậy, có thể khẳng định việc RLTQ cho trẻ 4-5 tuổi thích ứng với sự thay đổi của môi trường đã mang lại hiệu quả. b Kết quả thể hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ về RLTQ thích ứng với sự thay đổi của môi trường ở trẻ MG 4-5 tuổi của nhóm ĐC trước và sau TN

Kiến thức, kĩ năng, thái độ về RLTQ của trẻ MG 4-5 của nhóm ĐC trước và sau TN được thể hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 3.4: Kết quả thể hiện kiến thức, kĩ năng, thái độ về RLTQ thích ứng với sự thay đổi của môi trường ở trẻ MG 4-5 tuổi của nhóm ĐC trước và sau TN

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Tr c ĐC ướ Sau ĐC

Ngày đăng: 29/03/2023, 18:06

w