Cùng với các vấn đề sinh thái dệt may, rào cản kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng trong nước và thâm nhập thị trường bên ngoài, v.v....trong đó có phương pháp thử rất cần thiết, ví dụ nh
Trang 1VIỆN DỆT MAY
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TÍNH KHÁNG THẤM NƯỚC CỦA VẢI DƯỚI ÁP LỰC THỦY TĨNH
Mã số đề tài: 05.11 XDTC/HĐ-KHCN
Chủ nhiệm đề tài: ThS TRẦN THỊ THU DUNG
9074
Hà Nội - 12/2011
Trang 2VIỆN DỆT MAY
XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN TÍNH KHÁNG THẤM NƯỚC CỦA VẢI DƯỚI ÁP LỰC THỦY TĨNH Thực hiện theo Hợp đồng số 05.11XDTC/HĐ-KHCN ngày 10 tháng 3 năm
2011 giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt May
Xác nhận của cơ quản chủ trì đề tài Chủ nhiệm đề tài
Trần Thị Thu Dung
Hà Nội - 12/2011
Trang 3Nh÷ng ng−êi thùc hiÖn chÝnh:
ThS TrÇn ThÞ Thu Dung ThS NguyÔn H÷u §«ng ThS NguyÔn Phi Hïng
KS TrÇn V¨n §oµn
CN Ng« ThÞ Thu HiÒn
Trang 4mục lục
Nội dung Trang
mục lục 4
mở đầu 5
tóm tắt quá trình thực hiện đề tài 7
I Mục tiêu thực hiện đề tài 7
II Phương pháp tiến hành 7
III Kết quả thực hiện đề tài 8
IV Kiến nghị 8
phụ lục A (tham khảo) 10
phụ lục B (tham khảo) 14
Trang 5
mở đầu
Công nghiệp dệt may là ngành mũi nhọn của công nghiệp nhẹ và là ngành quan trọng nhất cho một số nước đang phát triển và chậm phát triển Ngành dệt may không chỉ đáp ứng nhu cầu may mặc trong nước mà còn giải quyết việc làm cho người lao động và mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước Kim ngạch xuất khẩu của ngành năm 2010 là 11,2 tỷ USD, năm 2011 dự báo đạt 13,2 tỷ USD tăng 31,5 % so với năm trước Ngành hiện sử dụng gần 2 triệu lao động, trong đó trên 1,3 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên
10 % lao động công nghiệp cả nước Công nghiệp dệt may là trọng tâm của quá trình chuyển đổi của Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, đồng thời là yếu tố then chốt trong sự phát triển xuất khẩu của đất nước, hay nói rộng hơn trong nỗ lực hội nhập vào nền kinh tế quốc tế Trong thời gian tới ngành Dệt May Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển Chính phủ đã đặt mục tiêu ngành Dệt May Việt Nam nằm trong tốp 5 nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới với kim ngạch xuất khẩu
25 - 30 tỷ USD vào năm 2020
Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu và là nước xuất khẩu dệt may, đang chịu sự cạnh tranh khốc liệt, nhất là về giá thành, các , các tiêu chuẩn, quy chuẩn, rào cản kỹ thuật từ nhiều nước trên thế giới Giải pháp chủ chốt để tồn tại là đảm bảo và chứng minh độ tin cậy về chất lượng sản phẩm, nên cần có phương pháp thử ổn định, tin cậy và phù hợp với các tiêu chuẩn trên thế giới để kiểm tra chất lượng sản phẩm
Cùng với các vấn đề sinh thái dệt may, rào cản kỹ thuật để bảo vệ người tiêu dùng trong nước và thâm nhập thị trường bên ngoài, v.v trong đó có phương pháp thử rất cần thiết, ví dụ như tiêu chuẩn đối với hàng dệt may nhập khẩu (theo Thông tư 32 của Bộ Công Thương, ngày 29/11/2009) đã mang lại
sự tin cậy và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng trong nước Mặt khác ngành Dệt May Việt Nam cần và có thể thừa hưởng các kết quả nghiên cứu của các nước phát triển đi trước như các tiêu chuẩn quốc tế ISO, ASTM,
Trang 6AATCC, BS, áp dụng vào điều kiện cụ thể để có thể kế thừa và theo kịp yêu cầu hòa nhập với thế giới
Với chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu nên công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm là điều không thể thiếu được Hiện nay có khoảng 200 tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về vật liệu dệt trong đó có khoảng hơn một nửa số tiêu chuẩn là chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn nước ngoài như tiêu chuẩn ISO, ASTM, BS, Đứng trước tình hình thực tế là tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn cơ sở về kiểm tra chất lượng sản phẩm ngành Dệt May còn phải bổ sung nhiều Để đáp ứng với nhu cầu thử nghiệm của khách hàng ,dựa trên năng lực thử nghiệm, khả năng của thiết bị, Vụ Khoa học và Công nghệ - Bộ Công Thương đã giao nhiệm vụ cho Viện Dệt May tiến hành xây dựng tiêu chuẩn phương pháp thử sau:
Vật liệu dệt - Xác định độ kháng thấm nước của vải - Phép thử áp lực thủy tĩnh
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2011
Trang 7tóm tắt quá trình thực hiện đề tài
i mục tiêu thực hiện đề tài
1.1 Xây dựng Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về phương pháp thử Vật liệu dệt trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế: ISO 811: 1981 Textiles fabrics - Determination of resistance to water penetration - Hydrostatic pressure test
(Vật liệu dệt - Xác định độ kháng thấm nước của vải - Phép thử áp lực thủy
tĩnh) phù hợp với điều kiện trang thiết bị và năng lực thử nghiệm
1.2 áp dụng vào thực tế phục vụ cho công tác thử nghiệm và bổ sung vào danh mục các tiêu chuẩn phương pháp thử về vật liệu dệt
II phương pháp tiến hành
2.1 Dựa trên mục tiêu của đề tài được giao và nội dung Hợp đồng Đặt hàng sản xuất
và cung cấp dịch vụ sự nghiệp công nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giữa Bộ Công Thương và Viện Dệt May số: 05.11XDTC/HĐ-KHCN ký ngày 10 tháng
3 năm 2011
2.2 Thu thập tài liệu, tham khảo các tài liệu quốc tế, dịch tài liệu tiêu chuẩn các
phương pháp thử nghiệm của nước ngoài: ASTM , BS, JIS
2.3 Rà soát các tiêu chuẩn thử nghiệm ngành Dệt May hiện tại của Việt Nam 2.4 Biên soạn, xây dựng 01 tiêu chuẩn dựa trên cơ sở chấp nhận tiêu chuẩn
quốc tế: ISO 811: 1981 phù hợp với năng lực thiết bị hiện có trong nước và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng
2.5 Thí nghiệm các mẫu vải đã xử lý chống thấm nước phù hợp với mục đích,
phạm vi áp dụng theo tiêu chuẩn biên soạn
2.6 Lấy các ý kiến đóng góp của các cơ quan, nhà máy, chuyên gia: Phân
Viện Dệt May TP Hồ Chí Minh; Phòng thí nghiệm Hàng tiêu dùng - QUATEST 1; Công ty CP Dệt Công nghiệp; Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam; PGS
TS Phạm Hồng - Sở Khoa học & Công nghệ Hà Nội; PGS TS Trần Minh Nam
- Viện Dệt May & Thời trang trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; KS Hoàng Thu
Hà - Viện Dệt May; ThS Bùi Thị Thái Nam - Viện Dệt May;
Trang 82.7 Tổ chức 2 cuộc hội thảo, lấy ý kiến đóng góp cho bản dự thảo TCVN
2.8 Kiểm tra khả năng ứng dụng các tiêu chuẩn phương pháp thử đã biên soạn
vào thực tế thử nghiệm kiểm tra chất lượng sản phẩm dệt may
2.9 Hoàn thiện dự thảo TCVN
III kết quả thực hiện đề tài
Đề tài đã xây dựng được 01 dự thảo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) sau đây:
3.1 Vật liệu dệt – Xác định độ kháng thấm nước của vải – Phép thử áp lực thuỷ tĩnh
3.1.1 Phạm vi áp dụng: Phương pháp thử áp lực thủy tĩnh nhằm xác định
độ kháng thấm nước của vải dệt, phương pháp này thường áp dụng cho vải mật độ dầy, ví dụ như vải may buồm, vải chống thấm, vải may lều bạt
3.1.2 Nguyên tắc: Mẫu thử chịu tác động của áp lực nước tăng lên dần dần
trên một mặt, dưới các điều kiện chuẩn, cho đến khi xuất hiện sự xuyên qua của nước tại 3 vị trí qua đó xác định khả năng chịu áp lực thủy tĩnh của vải
3.1.3 Bố cục , nội dung các phần chính của tiêu chuẩn:
- Phạm vi áp dụng
- Tài liệu viện dẫn
- Nguyên tắc
- Thiết bị, dụng cụ
- Điều hòa mẫu
- Mẫu thử
- Cách tiến hành
- Tính toán và biểu thị kết quả
- Báo cáo thử nghiệm
- Phụ lục
IV kiến nghị
4.1 Đề tài đã hoàn thành các nội dung cơ bản của hợp đồng, xây dựng
được 01 tiêu chuẩn phương pháp thử kiểm tra các tính chất, chất lượng phổ biến cho nguyên liệu và sản phẩm dệt may
4.2 Nhóm thực hiện đề tài trình đề nghị Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và
Công nghệ xem xét ban hành tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) này để làm phương tiện kỹ thuật trong công tác kiểm tra chất lượng, kiểm soát nguyên
Trang 9liệu và sản phẩm ngành dệt may cho các nhà máy, các phòng thí nghiệm, các cơ quan chuyên ngành
4.3 Nhóm biên soạn tiêu chuẩn cũng rất mong Vụ Khoa học Kỹ thuật - Bộ
Công Thương xem xét các đề nghị của Viện Dệt May về xây dựng tiêu chuẩn các phương pháp thử chỉ tiêu vật liệu dệt và sinh thái dệt may để bổ sung các tiêu chuẩn quốc gia còn thiếu và hài hòa với các tiêu chuẩn trên
thế giới theo kế hoạch hàng năm đề nghị với Bộ Công Thương
Trang 10TCVN TI£U CHUÈN QUèC GIA
TCVN : 2011 ISO 811 : 1981
XuÊt b¶n lÇn 1
vËt liÖu dÖt - X¸C §ÞNH §é kh¸ng THÊM N¦íC
cña v¶i - PHÐP THö ¸P LùC THñY TÜNH
Textiles fabrics - Determination of resistance to water penetration -
Hydrostatic pressure test
hµ NéI - 2011
Trang 112
TCVN :2011
Lời nói đầu
TCVN :2011 được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tương đương với ISO
811: 1981 Textile fabrics - Determination of resistance to water penetration - Hydrostatic
pressure test
TCVN :2011 do Viện Dệt May biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ Bộ Công thương
đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố
Trang 123
TIÊU CHUẩN QUốC GIA TCVN :2011
Xuất bản lần 1
Vật liệu dệt - Xác định độ kháng thấm nước của vải - Phép thử áp lực thủy tĩnh
Textiles fabrics - Determination of resistance to water penetration - Hydrostatic pressure test
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp áp lực thủy tĩnh để xác định độ kháng thấm nước của vải Phương pháp chủ yếu áp dụng cho vải mật độ cao, ví dụ như vải may buồm, vải chống thấm và vải may lều
2 Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi
TCVN 1748: 2006, Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử (ISO 139: 2005,
Textiles - Standard atmosphere for conditioning and testing)
3 Nguyên tắc
áp lực thủy tĩnh tác động lên vải chính là phép đo khả năng vải cản không cho nước đi qua Mẫu thử chịu áp lực nước tăng đều lên một mặt trong các điều kiện tiêu chuẩn cho
đến khi xuất hiện nước thấm qua ở ba điểm ở mặt bên kia Ghi lại áp lực tại đó nước thấm qua vải tại điểm thứ ba áp lực nước có thể tác động từ trên xuống hoặc từ dưới lên mẫu thử Nếu lựa chọn phương thức tác động áp lực nước khác thì cần công bố trong báo cáo thử nghiệm
Kết quả có liên quan ngay lập tức đến phản ứng của vải chịu tác động của áp lực nước trong khoảng thời gian ngắn hay thời gian vừa phải
4 Thiết bị, dụng cụ
4.1 Thiết bị sử dụng cho phép thử phải được thiết kế tuân thủ với các điều kiện sau:
Trang 134
TCVN :2011
4.1.1 Thiết bị phải có khả năng kẹp mẫu thử vải theo cách sao cho:
a) mẫu nằm ngang và không bị phồng lên;
b) diện tích phần vải chịu tác động của áp lực nước tăng dần từ dưới lên hoặc từ trên xuống là 100 cm2 1
; c) không để lọt nước qua hàm kẹp trong suốt quá trình thử (xem Phụ lục A, điều A.1); d) mẫu thử không trượt trong ngàm kẹp;
e) giảm đến mức tối thiểu bất cứ hiện tượng thấm qua mép bị kẹp của mẫu (xem Phụ lục, điều A.1)
4.1.2 Nước tiếp xúc với mẫu thử phải là nước cất hoặc nước không ion và được duy trì ở
môi trường 20 0
C ± 2 0
C hoặc 27 0
C ± 2 0
C Nhiệt độ khác được chọn phải được công bố trong báo cáo thử nghiệm (Sử dụng nước ở nhiệt độ cao hơn sẽ mang lại giá trị áp lực thủy tĩnh thấp hơn; mức độ ảnh hưởng có thể khác nhau giữa các loại vải)
4.1.3 Tốc độ tăng của áp lực nước phải là 10 cm ± 0,5 cm hoặc 60 cm ± 3 cm
H2O/min.2
Kết quả đạt được từ hai tốc độ này có thể không giống nhau Sự lựa chọn này phải được công bố trong báo cáo thử nghiệm
4.1.4 Một áp kế nối với (các) đầu đo phải đo được áp suất với độ chính xác 0,5 cm H2O
(xem Phụ lục A, điều A.2)
5 Môi trường điều hòa và thử
Thực hiện điều hòa và thử nghiệm trong môi trường chuẩn cho thử nghiệm vật liệu dệt như quy định trong TCVN 1748: 2006 (ISO 139: 2005) Nếu được chấp thuận, có thể thực hiện điều hòa và thử nghiệm ở nhiệt độ xung quanh
1
vuông vẫn còn được sử dụng ở một số quốc gia Mặc dù không chính xác theo đúng tiêu chuẩn này,
cáo thử nghiệm Đây chỉ là một phép đo nhất thời và có ý định rằng điều khoản này sẽ bị xóa đi khi tiêu chuẩn soát xét lại sau 5 năm công bố
2 Mối tương quan với áp suất tính bằng milibar
1 cmH20 ≈ 1 mbar
Tuy nhiên, phép đo thực tế hiện nay quy ước là centimet áp suất cột nước trên phút
Trang 145
TCVN :2011
6 Chuẩn bị mẫu thử
Sau khi tiếp nhận mẫu, tránh tác động vào mẫu ít nhất có thể, tránh gấp thành nếp và không xử lý bằng bất cứ cách nào (ví dụ như là phẳng) ngoại trừ điều hòa mẫu Chuẩn
bị ít nhất 5 mẫu thử từ các vị trí khác nhau trên vải sao cho đại diện nhất có thể Vải có thể thử nghiệm mà không cần cắt mẫu
7 Cách tiến hành
Cung cấp nước cất mới cho mỗi mẫu thử (xem Phụ lục, điều A.3)
Lau sạch nước trên bề mặt ngàm kẹp Kẹp chặt mẫu đã được điều hòa vào trong đầu
đo sao cho mặt phải của vải tiếp xúc với nước Thực hiện kẹp mẫu sao cho nước không
bị ép qua mẫu thử trước khi bắt đầu thử Mẫu thử ngay lập tức chịu tác động của áp lực nước tăng Quan sát liên tục để theo dõi hiện tượng nước thấm qua vải
Ghi lại áp lực, quy ước là xăng ti mét cột nước, tại thời điểm bắt đầu xuất hiện giọt nước
ở vị trí thứ ba trên mẫu thử Làm tròn giá trị áp lực nước ghi được theo nguyên tắc sau:
- cho đến 1 mH2O : 0,5 cm
- trên 1 mH2O cho đến 2 mH2O : 1 cm
- từ hơn 2 mH2O : 2 cm
Không tính những giọt nước nhỏ li ti không to lên sau khi hình thành Không đếm những giọt nước xuất hiện sau ở cùng một vị trí trên vải Lưu ý xem có xẩy ra hiện tượng nước thấm qua ở vị trí thứ ba tại mép của ngàm kẹp và loại bỏ bất kỳ phép thử nào trong đó xuất hiện hiện tượng nước thấm qua tại áp lực thấp hơn giá trị áp lực thấp nhất ghi lại
được của các mẫu thử khác từ cùng mẫu vải này Thử thêm mẫu thử cho đến khi đạt
được số lượng cần thiết các kết quả thỏa mãn
8 Tính toán và biểu thị kết quả
Tính toán giá trị trung bình của các giá trị áp lực đo được từ các lần thử mẫu như điều 7 Báo cáo từng kết quả riêng lẻ và kết quả trung bình theo quy ước là xăng ti mét cột nước
9 Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này và ngày thử;
b) điều kiện môi trường (môi trường nhiệt độ tiêu chuẩn hay môi trường nhiệt đới tiêu chuẩn hay điều kiện môi trường khác);
c) nhiệt độ của nước (20 0
C hay 27 0
C hay nhiệt độ khác);
Trang 156
TCVN :2011
d) áp lực nước tác động lên mẫu thử từ dưới lên hay từ trên xuống; e) tốc độ tăng áp lực nước (10 cmH2O/min hay 60 cmH20/min.); f) mặt vải nào được thử;
g) bất cứ sự thay đổi kích thước hay hình dạng của mẫu thử; h) các kết quả riêng lẻ và giá trị trung bình
Trang 167
TCVN :2011
Phụ lục hướng dẫn thực hiện phép thử (Các hướng dẫn là một phần của tiêu chuẩn)
A.1 Kẹp mẫu thử
Với một số kiểu thiết bị, có thể đạt được điều kiện kẹp mẫu đúng nếu mặt của ngàm kẹp
có dán miếng cao su phù hợp
A.2 áp kế
a) Cần phải có áp kế với khoảng đo phù hợp áp kế có thể đo được giá trị áp lực đến 1
mH2O là phù hợp cho các loại vải có cấu trúc tương tự như gabadin; đối với các loại vải
có cấu trúc chặt hơn thì sử dụng áp kế có thể đo được giá trị áp lực đến 2 mH2O
b, Nếu sử dụng từ hai đầu đo trở lên cùng chung với áp kế thì phải tách riêng các đầu đo
ra để ngăn chặn hiện tượng dò rỉ nước qua mẫu thử đã bị nước thấm qua tại ba vị trí với
tỷ lệ cao Với phần lớn dạng thiết bị, hiện tượng nước dò rỉ có thể giảm rõ rệt tốc độ của việc tăng áp lực lên các mẫu thử vừa thí nghiệm xong
A.3 Tạo ra bề mặt nước sạch
Nếu thiết bị sử dụng là kiểu mà nước sử dụng cho thử nghiệm được chứa trong (các)
đầu đo và dâng lên để tiếp xúc với mẫu thử, thì có thể làm sạch bề mặt của nước trong (các) đầu đo theo một trong các cách sau, nêu ra với mục đích để tham khảo:
a) Tháo hết nước trong đầu đo ra và đổ đủ nước cất tinh khiết vào
b) Để nước cất được tràn ra khỏi (các) đầu đo và như thế bề mặt của nước sẽ sạch Dùng miếng kính mới được phủ sáp pa ra phin gạt bề mặt nước
c) Để nước cất tràn ra khỏi (các) đầu đo tràn ra và như thế bề mặt của nước sẽ sạch
A.4 Sự có mặt của hơi của các chất lỏng hữu cơ dễ bay hơi
Sự có mặt của hơi của các chất lỏng hữu cơ dễ bay hơi, như là ete dietyl trong phòng thí nghiệm khi đang thực hiện phép thử này có thể ảnh hưởng đến kết quả