1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

34 813 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 669,23 KB

Nội dung

Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN VIỆT NAM HỌC & KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

-

PHẠM THỊ BÍCH NGỌC

LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC ĐÁ NINH VÂN, XÃ NINH VÂN,

HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Việt Nam học

Mã số: 60 31 60

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS.TRƯƠNG QUANG HẢI

Hà nội - 2012

Trang 2

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 6

1.Lý do lựa chọn đề tài 6

2 Mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8

2.1Mục đích 8

2.1 Nhiệm vụ 8

2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 8

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 9

3.1 Đối tượng 9

3.2 Phạm vi 9

3.3 Phương pháp nghiên cứu 9

4 Nguồn tư liệu 14

5 Bố cục luận văn 15

NỘI DUNG 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ 16

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 16

1.2 Khái niệm và phân loại làng nghề 22

1.2.1 Khái niệm làng nghề 22

1.2.2 Phân loại làng nghề 24

1.3 Quá trình phát triển của làng nghề Việt Nam 25

1.4 Vai trò của các làng nghề 27

1.5 Một số đặc điểm của làng nghề Việt Nam hiện nay 29

1.6 Vài nét về nghề đá ở Việt Nam 31

Tiểu kết chương 1 32

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA LÀNG NGHỀ ĐÁ NINH VÂN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ - VĂN HÓA - XÃ HỘI HIỆN NAY 34

2.1 Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên 34

2.1.1 Vị trí địa lý 34

2.1.2 Điều kiện tự nhiên 35

Trang 3

2

2.2 Quá trình hình thành và phát triển nghề đá ở Ninh Vân 37

2.2.1 Lịch sử hình thành xã Ninh Vân 37

2.2.2 Nguồn gốc nghề đá ở xã Ninh Vân 38

2.2.3 Các giai đoạn phát triển của làng nghề đá Ninh Vân 40

2.3 Thực trạng phát triển kinh tế 42

2.3.1 Cơ cấu kinh tế 42

2.3.2 Mô hình tổ chức hoạt động 47

2.4 Thực trạng phát triển xã hội 50

2.4.1 Dân số và lao động 50

2.4.2 Giáo dục và y tế 52

2.4.3 Cơ sở hạ tầng và nhà ở khu dân cư 53

2.4.4 Di tích 57

2.4.5 Lễ hội 61

2.4.6 Quan hệ cộng đồng 62

2.5 Quy trình chế tác sản phẩm đá 66

2.5.1 Khai thác đá nguyên liệu 66

2.5.2 Sơ chế đá nguyên liệu 68

2.5.3 Vận chuyển đá 68

2.5.4 Quy trình chế tác các sản phẩm đá 70

2.6 Các sản phẩm chính và thị trường tiêu thụ 75

2.6.1 Các sản phẩm chính 75

2.6.2 Thị trường tiêu thụ 77

Tiểu kết chương 2 80

CHƯƠNG 3: CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ CHẠM KHẮC ĐÁ NINH VÂN TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ MỚI 82

3.1 Những cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân trong bối cảnh kinh tế mới 82

3.1.1 Những thuận lợi và cơ hội phát triển 82

Trang 4

3

3.1.1.1 Một số chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển làng nghề

thủ công truyền thống trong giai đoạn mới 82

3.1.1.2 Quy hoạch phát triển làng nghề chạm khắc đá trong giai đoạn mới 85

3.1.1.3 Nguồn lao động 86

3.1.1.4 Nguyên vật liệu 87

3.1.1.5 Tiềm năng phát triển làng nghề kết hợp với du lịch 88

3.1.2 Những khó khăn và thách thức 89

3.1.2.1 Điều kiện sản xuất còn hạn chế 89

3.1.2.2 Kinh nghiệm quản lý và trình độ lao động 90

3.1.2.3 Thiếu vốn 92

3.1.2.4 Khó khăn trong vận chuyển 92

3.1.2.5 Hạn chế về loại hình sản phẩm 93

3.2 Giải pháp 96

3.2.1 Tăng cường đầu tư, quản lý hoạt động sản xuất 96

3.2.2 Xây dựng mô hình tour du lịch có sự liên kết làng nghề 97

3.2.3 Đa dạng hóa sản phẩm 98

3.2.4 Tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề 99

3.2.5 Một số giải pháp khác 100

Tiểu kết chương 3 101

KẾT LUẬN 103

TÀI LIỆU THAM KHẢO 107

PHỤ LỤC 110

Phục lục 1: Danh sách các DN ĐMH trên địa bàn xã Ninh Vân 110

Phục lục 2: Danh sách công cụ, máy móc trong quá trình chế tác đá 113

Phục lục 3: Bảng hỏi hộ gia đình 114

Phục lục 4: Danh sách người dân tham gia phỏng vấn 118

Phục lục 5: Một số hình ảnh về làng nghề đá Ninh Vân 121

Trang 5

1

MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài

Cùng với việc ban hành các chính sách xây dựng nông thôn mới, các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, làng nghề truyền thống cũng được Đảng và Nhà nước quan tâm chú trọng Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho nền kinh tế của cả nước nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng Do vậy, việc giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ là động lực thúc đẩy làng nghề phát triển

mà còn góp phần vào mục tiêu phát triển chung của đất nước

Ở Việt Nam, nghề chạm khắc đá đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử

Từ thời kỳ đồ đá, đá đã chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sản xuất và sinh hoạt của con người Đá là nguyên liệu chính không chỉ trong các công trình xây dựng mà còn cả trong các công cụ sản xuất, những vật dụng trong sinh hoạt gia đình hay những đồ trang sức Lịch sử còn lưu giữ rất nhiều những công trình, những “sản phẩm từ đá” còn tồn tại đến ngày nay Cho đến nayở Việt Nam gần như chỉ đang lưu tồn ba vùng nghề đá tiêu biểu ở Ngũ Hành Sơn, làng Nhồi - Thanh Hóa và làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân - Ninh Bình Chính vì thế, công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy làng nghề chạm khắc đá tiêu biểu trong cả nước đã và đang là nhu cầu cấp thiết Đây cũng chính là những giá trị truyền thống, những giá trị văn hóa phi vật thể của lịch sự mà chúng ta cần giữ gìn và phát huy

Là một trong những địa phương có nhiều nghề thủ công truyền thống của đồng bằng sông Hồng, Ninh Bình đã và đang nỗ lực không ngừng góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn nói chung của

cả nước Trong đó không thể không kể đến những đóng góp không nhỏ mà làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân mang lại Làng chạm khắc đá Ninh Vân đã tồn tại bao đời nay với những sản phẩm từ đá thật đơn giản, dung dị Trong quá trình phát triển làng nghề đá Ninh Vân đã mang lại những đổi thay lớn lao cho cuộc sống của người dân nơi đây Với mong muốn tìm hiểu về làng

Trang 6

2

nghề đá Ninh Vân trước những cơ hội và thách thức trong bối cảnh kinh tế mới , tác giả thực hiện luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Việt Nam học với đề tài: “Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình”

2 Mục đích, nhiệm vụ, ý nghĩa khoa học và thực tiễn

2.1Mục đích

Trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu về làng nghề đá Ninh Vân, luận văn đưa ra các giải pháp đề xuất góp phần phát triển nghề chạm khắc đá đồng thời phát huy các giá trị văn hóa của làng nghề đá Ninh Vân

2.1 Nhiệm vụ

 Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế - xã hội của làng nghề đá Ninh Vân cũng như đời sống sản xuất và đời sống văn hóa cộng đồng của làng nghề đá

 Tìm hiểu thực trạng nghề đá tại Ninh Vân, phân tích những khó khăn, thuận lợi hay những cơ hội, thách thức của làng nghề đá Ninh Vân trong bối cảnh phát triển hội nhập hiện nay ở nước ta

 Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh phát triển nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân

2.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Làng nghề truyền thống Việt Nam đã và đang có những đóng góp không nhỏ cho đời sống người dân nói riêng và cho sự phát triển chung của cả đất nước Đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, làng nghề truyền thống đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế chung của đất nước Nhận định được vai trò quan trọng đó, những nghiên cứu về làng nghề truyền thống trong giai đoạn hiện nay đang được giới nghiên cứu rất quan tâm

Cũng như những nghiên cứu về làng nghề truyền thống khác, nghiên cứu về làng nghề đá Ninh vân góp phần vào những nghiên cứu về làng nghề truyền thống của Việt Nam nói chung và và làng nghề chạm khắc đá nói

Trang 7

3

riêng Đặc biệt, dưới cách tiếp cận của chuyên ngành Việt Nam học, những kết quả của nghiên cứu là cơ sở để phân tích, đánh giá, đưa ra cái nhìn tổng quan về làng nghề đá Ninh Vân trong bối cảnh hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Đối tượng của luận văn là làng nghề chạm khắc đá truyền thống Ninh Vân (lịch sử làng nghề, các yếu tố môi trường tự nhiên, hoạt động kinh tế, sản xuất, sinh hoạt văn hóa, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh …)

3.2 Phạm vi

 Phạm vi về thời gian: làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay (chủ yếu trong giai đoạn từ năm

1986 đến nay)

 Phạm vi không gian: làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân với các lĩnh

vực: điều kiện tự nhiên, lịch sử, kinh tế - văn hóa - xã hội

3.3 Phương pháp nghiên cứu

Để tìm hiểu về làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, tác giả tiến hành nghiên cứu thực địa, điền dã để tiếp cận vấn đề một cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách xác thực để có thể có tầm nhìn toàn diện về các đối tượng nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu vấn đề và điền dã thực địa, tác giả sử dụng các phương pháp sau:

 Phương pháp phân tích tài liệu

 Phương pháp phỏng vấn bảng hỏi

 Phương pháp phỏng vấn sâu

 Phương pháp thảo luận nhóm

 Phương pháp phân tích điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội - thách thức (SWOT)

 Phương pháp quan sát

Phương pháp xử lý dữ liệu SPSS

Trang 8

4

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LÀNG NGHỀ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Nghiên cứu về làng xã Việt Nam từ lâu đã luôn là một đề tài nhận được

sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Lấy thời gian làm thước đo tham chiếu,

có thể thấy những kết quả đồ sộ của những nghiên cứu về làng xã Việt Nam Trước tiên phải kể đến các công trình ghi chép về điều kiện tự nhiên, về điều kiện xã hội qua các tác phẩm tiêu biểu là “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi ở thế

kỷ XV và cuốn “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức Đây là tác phẩm ghi chép rất công phu và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư

Trong những thập niên đầu của thế kỷ XX không thể không kể đến trong thời kỳ này là Phan Kế Bính với cuốn “Việt Nam phong tục” (1915); Cuốn “Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ” (1935) của một học giả người nước ngoài là Pierre Gourou Cho đến nay, đây là công trình được đánh giá là có giá trị tiên phong cho những nghiên cứu về làng Việt ở đồng bằng và trung du Bắc bộ

Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, điển hình là cuốn “Xã thôn Việt Nam” (1959) của tác giả Nguyễn Hồng Phong Trong cuốn sách, tác giả đã đề cập đến những vấn đề của nông thôn Việt Nam như vấn đề sở hữu ruộng đất, chế độ gia tộc phụ quyền, đẳng cấp và bộ máy thôn xã, tinh thần cộng đồng làng xã, tổ chức và sinh hoạt cộng đồng Cuốn “Làng xóm Việt Nam” (1968) của nhà nghiên cứu văn hóa Toan Ánh được xuất bản tại Sài Gòn

Sau giai đoạn Đổi Mới có các công trình “Làng xã đồng bằng Bắc bộ”

do cố giáo sư Lê Bá Thảo và tiến sĩ Philippe Papin Cuốn “Làng Việt đối diện tương lai hồi sinh quá khứ” của nhà nhân học người Hà Lan John Kleinen

Về sách tham khảo cần kể đến một số công trình như: “Làng Việt Nam

đa nguyên và chặt” xuất bản năm 2006 của giáo sư Phan Đại Doãn; Công

Trang 9

đề cập khá đầy đủ từ lý luận đến thực trạng của làng nghề trong CNH - HĐH

Đi sâu vào làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, tác giả cũng tìm hiểu những công trình nghiên cứu, bài viết về nghề đá ở Ninh Vân Nghề chạm khắc đá được đề cập đến trong các cuốn “Lịch sử Đảng bộ Ninh Bình”, “Lịch

sử Đảng bộ huyện Hoa Lư”, “Lịch sử Đảng bộ xã Ninh Vân” Trong cuốn kỷ yếu “Công nghiệp Ninh Bình 45 năm xây dựng và phát triển 1955 – 2000” đề cập đến nghề chạm khắc đá Ninh Vân Cuốn “Địa chí văn hóa dân gian Ninh Bình” của tác giả Trương Đình Tưởng cũng khảo cứu về nghề chạm khắc đá Ninh Vân

Năm 2002, Sở Văn hóa thông tin tỉnh Ninh Bình đã có công trình nghiên cứu với tên gọi “Dự án bảo tồn mỹ nghệ đá Ninh Vân” nằm trong

“Chương trình bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể” của Bộ Văn hóa thông tin

Ngoài những công trình nghiên cứu, những cuốn sách còn có các bài viết về làng nghề đá Ninh Vân Chẳng hạn như bài viết “Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nghề nông thôn” của tác giả Thanh Chiên; bài viết

“Chuyện về làng đá Ninh Vân” của tác giả Thu Hằng Những nghiên cứu về nghề chạm khắc đá ở xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là những công trình nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng

Trang 10

1.2.2 Phân loại làng nghề

 Phân loại dựa vào lịch sử phát triển: Làng nghề lâu năm và làng nghề mới

 Phân loại dựa vào số lượng nghề: Làng một nghề và làng nhiều nghề

 Phân theo loa ̣i hình sản xuất và loại hình sản phẩm Theo cách này có thể phân thành 6 nhóm ngành sản xuất gồm:

- Dệt vải lụa và bông

- Chế biến lương thực thực phẩm, dược liệu

- Tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại…)

- Thủ công mỹ nghệ, thêu ren, mây tre đan

- Vật liệu xây dựng, khai thác và chạm khắc đá

- Nghề khác (mộc gia dụng, cơ khí nhỏ, đóng thuyền, lưới )

1.3 Quá trình phát triển của làng nghề Việt Nam

Trước Cách mạng tháng Tám, làng nghề Việt Nam đã phát triển rât phong phú, đa dạng Làng nghề trong thời kỳ này được hình thành từ các nghề

cũ và một số nghề mới được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người dân đương thời Giai đoạn này có những làng nghề phát triển nổi tiếng trong cả nước như làng nghề gốm Bát Tràng, làng dệt lụa Hà Đông, làng chạm bạc Đồng Xâm … Các làng nghề không chỉ tạo công ăn việc làm cho số lượng lao động lớn trong làng mà còn mang lại giá trị kinh tế lớn cho làng

Sau Cách mạng tháng Tám đến nay, làng nghề phát triển theo các giai đoạn sau:

Trang 11

tự do, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Phát triển theo hướng bền vững là hướng đi mới để làng nghề thủ công truyền thống tồn tại và phát triển mạnh trong bối cảnh kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay

Trang 12

là Xuân Phúc, Xuân Thành, Vũ Xá, Chấn Lữ, Đồng Quan, Hệ, Dưỡng Hạ, Dưỡng Thượng, Lăng, Vạn Lê, Thượng, Tân Dưỡng 1 và Tân Dưỡng 2

2.1.2 Điều kiện tự nhiên

Địa hình xã Ninh Vân chia thành hai vùng rõ rệt là vùng núi đá vôi và vùng đồng bằng

Xã Ninh Vân có 3 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, nhóm đất glay, nhóm đất xám

Khí hậu xã Ninh Vân chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng và mưa nhiều

Lượng mưa trung bình năm từ 1.820 - 1.980mm

Hệ thống sông ngòi ở xã Ninh Vân rất phong phú

Tài nguyên khoáng sản chủ yếu là nguồn đá vôi với trữ lượng lớn Bên cạnh đó Ninh Vân còn có các loại đá quý là nguồn nguyên liệu cho nghề chạm khắc đá cũng như các loại đá ốp lát, trang trí trong xây dựng

Trang 13

9

2.2.2 Nguồn gốc nghề đá ở xã Ninh Vân

Để xác định nguồn gốc nghề chạm khắc đá ở Ninh Vân, qua quá trình khảo cứu cho thấy có hai cứ liệu quan trọng là truyền thuyết về vị Tổ nghề và qua các di chỉ khảo cổ và các công trình bằng đá

Thứ nhất, dựa trên truyền thuyết về vị Tổ nghề Theo các bậc cao niên

ở Ninh Vân cho biết, vị Tổ nghề đá của Ninh Vân tên huý là Hoàng Sùng, gốc người Thanh Hoá (làng Nhồi) do loạn lạc (thời Trịnh - Nguyễn phân tranh) phải bôn ba đến đây để sinh cơ lập nghiệp

Thứ hai, dựa trên các di chỉ khảo cổ và đặc biệt là các công trình bằng đá

có tuổi đời hàng trăm năm, thậm chí cả ngàn năm và vẫn còn tồn tại đến ngày nay Điểm qua các công trình bằng đá để có thể thấy được nguồn gốc phát triển nghề đá tại Ninh Vân như những cột kinh của Đinh Liễn hay tác phẩm Long Sàng (sập rồng) bằng đá ở cửa đền thờ vua Đinh; hhững sản phẩm bằng

đá ở động Thiên Tôn như đôi rồng đá ở hai bên tả hữu tượng thần Thiên Tôn Trấn Vũ, một số cây đèn thờ và bệ thờ…

2.2.3 Các giai đoạn phát triển của làng nghề đá Ninh Vân

Trước Cách mạng tháng Tám: nghề chạm khắc đá mang tính chất là nghề phụ nông nghiệp Hình thức hoạt động của làng nghề chủ yếu là từ các

hộ gia đình có nghề truyền thống Các sản phẩm chính trong thời kỳ này hướng tới phục vụ cho đời sống sinh hoạt và sản xuất như: con lăn, cối đá/xay

… Bên cạnh đó, trong thời kỳ này làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân cũng có những đóng góp không nhỏ thể hiện qua các công trình kiến trúc, xây dựng đồ

sộ và độc đáo như: các công trình trong cụm đền thờ vua Đinh - vua Lê, chùa Tháp đá, cụm di tích 3 đền “Trần”, công trình nhà thờ Trái tim Đức Mẹ trong cụm nhà thờ Đá Phát Diệm …

Giai đoạn 1954 - 1975: Một dấu mốc quan trọng trong thời kỳ này đối với làng nghề đá Ninh Vân đó là sự ra đời của HTX tiểu thủ công nghiệp Thạch Sơn vào năm 1959 HTX Thạch Sơn ra đời đã thu hút được sự tham gia của những người thợ đá Ninh Vân và hoạt động mang lại hiệu quả cao

Trang 14

10

Sản phẩm chính trong thời kỳ này vẫn hướng tới phục vụ đời sống sinh hoạt của người dân Bên cạnh đó, HTX còn sản xuất một số sản phẩm cho các công trình xây dựng nhà cửa, đình chùa như bệ kê chân cột, cột đá, trụ đá, bệ

đá … và tham gia xây dựng các công trình: Đài tưởng niệm liệt sỹ Non Nước (Ninh Bình), nhà Quốc hội, bến Bính (Hải Phòng) …

Giai đoạn 1975 - 1985: Đất nước thống nhất do vậy nghề chạm khắc đá Ninh Vân có điều kiện phục hồi sản xuất HTX Thạch Sơn vẫn là hình thức tổ chức sản xuất chính của thợ thủ công nơi đây Mô hình sản xuất trong thời kỳ này ngoài các cơ sở sản xuất tập thể đã xuất hiện thêm các hình thức mới như sản xuất hộ cá thể, hộ liên doanh với tập thể Các cơ sở đã bắt đầu tự hạch toán kinh doanh Đây chính là nhân tố mới đối với nghề chạm khắc đá Ninh Vân, góp phần làm cho hoạt động sản xuất nghề ở địa phương phát triển phù hợp với giai đoạn mới

Giai đoạn từ sau Đổi mới đến nay với chính sách mở cửa nhiều chiến lược phát triển kinh tế mới được áp dụng Làng nghề đá Ninh Vân cũng nhanh chóng phục hồi và phát triển Từ quy mô sản xuất nhỏ lẻ với chỉ một vài cơ sở chế tác đã dần dần xuất hiện thêm nhiều hình thức sản xuất như các công ty liên doanh, các doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở sản xuất hộ gia đình Đặc biệt là hình thức sản xuất theo mô hình doanh nghiệp tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều, đây là bộ phận kinh doanh năng động và có sức cạnh tranh mạnh

mẽ trên thị trường

2.3 Thực trạng phát triển kinh tế

2.3.1 Cơ cấu kinh tế

Theo định hướng phát triển chung của Nhà nước, ưu tiên, khuyến khích phát triển các làng nghề và các nghề thủ công, nghề chạm khắc đá mỹ nghệ Ninh Vân đã tạo ra bước chuyển mới trong cơ cấu kinh tế của xã Nếu như trước đây nông nghiệp là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương thì ngày nay cơ cấu đã chuyển dịch dần sang khu vực

Trang 15

11

phi nông nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ của nghề chạm khắc đá, là nguồn thu chủ đạo của toàn xã

Trên đà phát triển với mục tiêu đa dạng ngành nghề, cơ cấu kinh tế có

sự biến chuyển trong nội tại các ngành Ngành nông nghiệp với cây lúa là cây trồng chủ đạo Tuy nhiên, ở một số khu vực đã có xu hướng chuyển sang các loại hình khác như chăn nuôi gia súc gia cầm, trồng cây ăn quả, cây cảnh và nuôi trồng thủy sản ngọt Ngành nông nghiệp xã Ninh Vân phát triển tương đối ổn định với 2 hợp tác xã Đông Vân và Tây Vân

Ngành dịch vụ vận tải phát triển tương đối mạnh Hiện tại trên địa bàn

xã có hơn 200 phương tiện vận tải các loại Các hoạt động của ngành dịch vụ vận tải đã tạo ra nhiều việc làm tăng thu nhập góp phần từng bước ổn định đời sống của người dân trong xã

Trong năm 2011, nghề chế tác đá mỹ nghệ là nghề mang lại nguồn thu lớn nhất cho toàn xã Với tỷ trọng 74.3% trong cơ cấu kinh tế, ngành tiểu thủ công nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao hơn hẳn so với nông nghiệp Trong

đó, nghề chế tác đá mỹ nghệ đạt doanh thu hơn 32 tỷ đồng Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ hộ gia đình có nguồn thu nhiều nhất từ chế tác đá, đi làm được trả lương hàng tháng và từ nông nghiệp Có thể lý giải điều này như sau các

hộ gia đình ở Ninh Vân làm thuần nông không cao Đa số các hộ vừa làm nông nghiệp, vừa làm chế tác đá, làm công ăn lương hay mở dịch vụ buôn bán nhỏ Đặc biệt là ở thôn Xuân Thành và thôn Hệ, tỷ lệ hộ gia đình làm nghề chế tác đá hay có các thành viên đi làm cho các cơ sở chế tác đá rất cao

Đó là các mô hình sản xuất thuộc hộ gia đình, tổ hợp sản xuất và doanh

Trang 16

2.4 Thực trạng phát triển xã hội

2.4.1 Dân số và lao động

Cũng giống như các địa phương ở khu vực nông thôn khác, nhìn chung dân số của xã Ninh Vân trẻ, nguồn lao động dồi dào Theo số liệu thống kê năm 2011 xã Ninh Vân có tổng số 2.804 hộ với 10.178 nhân khẩu Trong đó

số người trong độ tuổi lao động là 5113 chiếm 59.8% dân số Từ năm 2005

đến năm 2010 mức tăng dân số không nhiều

Cơ cấu lao động ở Ninh Vân cũng có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động phi nông nghiệp và giảm dần lao động nông nghiệp Có

xu hướng này là do định hướng phát triển kinh tế của địa phương, đẩy mạnh phát triển thủ công nghiệp Do vậy, lực lượng lao động ở Ninh Vân có xu hướng tập trung trong khu vực phi nông nghiệp mà cụ thể là trong nghề chạm khắc đá

Hiện nay, trên toàn xã Ninh Vân có 76 doanh nghiệp làm đá mỹ nghệ lớn nhỏ, 01 doanh nghiệp xây dựng, 02 doanh nghiệp cơ khí, 02 doanh nghiệp xăng dầu, 02 doanh nghiệp thương mại tổng hợp và 600 hộ gia đình làm đá với khoảng 2000 lao động tại 13/13 khu dân cư trong toàn xã (số liệu Sở Công thương Ninh Bình) Ngoài số lao động là người dân bản địa, nghề chạm khắc đá còn thu hút rất nhiều các lao động từ các tỉnh lân cận như Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An … đến làm việc và sinh sống tại địa phương

Trang 17

13

2.4.2 Giáo dục và y tế

Giáo dục: Xã Ninh Vân có 1 trường trung học cơ sở, 1 trường tiểu học

và 2 trường mầm non Bên cạnh đó, trong xã còn nhiều trường mầm non tư thục khác của các hộ gia đình thành lập Những năm qua cơ sở vật chất phục

vụ dạy và học được tăng cường, 100% các trường cao tầng, kiên cố, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh

Y tế: Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trong xã ngày càng

được quan tâm hơn Xã Ninh Vân có 1 trạm y tế với 1 bác sỹ, 1 dược sỹ và 3

y sỹ đảm nhiệm công tác thăm khám và điều trị sức khỏe cho người dân Cơ

sở hạ tầng trạm y tế khang trang, sạch sẽ với 4 phòng phám và 6 giường bệnh Nhìn chung mạng lưới y tế của xã với đội ngũ y bác sỹ nhiệt tình, tận tâm, cơ

sở trang thiết bị y tế được đầu tư tốt đã đảm bảo được công tác khám chữa bệnh ban đầu cho người dân trong xã

2.4.3 Cơ sở hạ tầng và nhà ở khu dân cư

Về giao thông: Hệ thống đường giao thông bộ luôn được tu sửa và nâng cấp đảm bảo cho việc đi lại, phục vụ sản xuất

Giao thông đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn xã Ninh Vân với ga Cầu Yên đã tạo điều kiện cho nhu cầu bốc xếp vận chuyển hàng hóa thuận lợi

Giao thông đường thủy: bên cạnh giao thông đường bộ trên địa bàn huyện Ninh Vân còn hệ thống đường thuỷ với các sông Hệ, sông Ghềnh và sông Vạc rất thuận lợi cho Ninh Vân vận chuyển hàng hóa tới các lưu vực sông lớn thông thương với các tỉnh khác

Về nguồn nước sinh hoạt và sản xuất: Nguồn nước ở xã Ninh Vân

tương đối phong phú với nước mưa, nguồn nước ngầm, nước mặt và nguồn nước máy Hiện tại xã Ninh Vân đã có nhà máy nước sạch đặt tại thôn Xuân Thành với nguồn nước lấy từ sông Hệ Nhà máy nước với công suất 600m3/ngày đêm, tuy nhiên mới chỉ đáp ứng được 72% số hộ sử dụng trong

Ngày đăng: 20/04/2014, 17:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w