Tăng cƣờng quảng bá sản phẩm làng nghề

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 30 - 34)

5. Bố cục luận văn

3.2.4 Tăng cƣờng quảng bá sản phẩm làng nghề

Ban Quản lý làng nghề và Hội làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân cần tuyên truyền, khuyến khích các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất hộ gia đình cần quan tâm đến vấn đề này hơn nữa. Ngay bản thân các doanh nghiệp/cơ sở sản xuất hộ gia đình cũng cần ý thức được vai trò quan trọng của công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm của mình. Có nhiều biện pháp để xúc tiến hoạt động quản bá sản phẩm như: xây dựng trang web về du lịch làng nghề đá Ninh Vân - Ninh Bình. Quảng bá trên truyền hình bằng những thước phim phóng sự … Một phương thức quảng bá khá hiệu quả đó là tổ chức hội chợ triển lãm mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh. Chúng ta có thể tổ chức các buổi triển lãm dành riêng cho những sản phẩm của làng nghề đá Ninh Vân hoặc

27

kết hợp với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác như sản phẩm cói Kim Sơn, mộc Phúc Lộc, thể Văn Lâm …

Trong quy hoạch tổng thể giai đoạn II, UBND xã Ninh Vân cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu trưng bày sản phẩm của làng nghề. Khu trưng bày sản phẩm đá hoàn thành cũng là một kênh thông tin quảng bá hữu hiệu cho các sản phẩm của làng nghề đá Ninh Vân.

3.2.5 Một số biện pháp khác

Hiện tại định hướng của làng nghề đá Ninh Vân là sản xuất mặt hàng đá thủ công mỹ nghệ nhằm mục đích kinh doanh, bán sản phẩm cho khác hàng có nhu cầu đặt hàng. Vì vậy, tìm kiếm mở rộng thị trường là một giải pháp cần thiết. Thị trường được mở rộng sẽ kéo theo hoạt động sản xuất phát triển, người thợ thủ công vì thế sẽ gắn bó mật thiết với nghề. Từ đó góp phần bảo tồn các giá trị sản phẩm nghề, không những không bị mai một mà còn phát triển hơn trước.

Một giải pháp nữa để đảm bảo phát triển làng nghề đá Ninh Vân bền vững là các cấp chính quyền, cơ sở sản xuất cần quan tâm hơn nữa đến lợi ích của những người thợ thủ công cũng như đảm bảo các yếu tố về an toàn lao động. Bởi họ là nhân tố chính làm nên các giá trị độc đáo của làng nghề. Đối với Ban Quản lý làng nghề, UBND xã Ninh Vân cũng nên mở rộng số lượng các thành viên để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển của làng nghề. Các thành viên trong Ban Quản lý làng nghề cũng cần có những chính sách, chế độ ưu đãi phù hợp hơn nữa.

Ngoài ra vấn đề ô nhiễm môi trường cũng cần được giải quyết triệt để. Đây là vấn đề của nhiều ngành, nhiều cấp cần phải quan tâm và có trách nhiệm chứ không phải là nhiệm vụ riêng của làng nghề. Ô nhiễm bụi và tiếng ồn đang là vấn đề nan giải ở làng nghề đá Ninh Vân, do vậy cần có giải pháp quy hoạch kịp thời các hộ sản xuất, doanh nghiệp vào một khu tập trung.

28 Tiểu kết chương 3

Làng nghề đá Ninh Vân trong bối cảnh kinh tế mới có rất nhiều những thuận lợi để phát triển. Song song với các yếu tố ngoại sinh như hệ thống chính sách văn bản quy định của Nhà nước về phát triển làng nghề, quy hoạch tổng thể phát triển làng nghề, làng nghề đá Ninh Vân cũng có sức mạnh nội sinh như tiềm lực về nguồn lao động, nguồn nguyên vật liệu hay tiềm năng phát triển làng nghề kết hợp với du lịch. Đây là những thế mạnh rất lớn tạo điều kiện cho làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân có thể phát huy tiềm năng của mình.

Những thách thức lớn của làng nghề đá Ninh Vân là vấn đề nguồn vốn, việc nâng cao chất lượng lao động, cần phải có đội ngũ lao động có trình độ tay nghề, có kỹ thuật để ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó nâng cao các kỹ năng kinh doanh, cách thức quản lý trong làng nghề, tiếp cận và mở rộng thị trường, quảng bá các sản phẩm rộng rãi mới có thể tăng khả năng cạnh tranh với các nơi khác. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng chạm khắc đá Ninh Vân đã gây ra hệ lụy không tốt đến sức khỏe, đến không gian sống của cộng đồng cư dân trong làng. Văn hóa làng nghề, môi trường làng nghề sẽ như thế nào trong bối cảnh kinh tế - văn hóa - xã hội hiện nay? Để trả lời được câu hỏi này thì cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp, các doanh nghiệp/cơ sở hộ gia đình chế tác đá và người dân trong làng nghề đá Ninh Vân. Cần phải có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế làng nghề, khắc phục khó khăn, nâng cao giá trị làng nghề, nhằm mục đích bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống. Xây dựng lối sống văn hóa mới và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp để làng nghề đá Ninh vân có thể phát triển theo hướng bền vững, đồng thời giá trị nghề của làng được đề cao trong bối cảnh kinh tế toàn cầu như hiện nay.

29

KẾT LUẬN

Thứ nhất, luận văn đã làm rõ khái niệm làng nghề và phân loại làng nghề và một số đặc điểm, vai trò của làng nghề Việt Nam trong quá trình phát triển văn hóa - kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó luận văn cũng tìm hiểu vai trò của làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Do vậy phát triển LNTT là nấc thang quan trọng trong tiến trình CNH nông thôn nước ta.

Thứ hai, luận văn đã mô tả tổng quát những đặc điểm của làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân trong đó có đặc điểm về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và quá trình hình thành và phát triển nghề đá ở Ninh Vân. Bên cạnh đó, luận văn còn tìm hiểu những nét cơ bản về lịch sử, văn hóa, đời sống sinh hoạt, quan hệ trong cộng đồng của người dân Ninh Vân. Mối quan hệ cộng đồng, xóm làng tại làng đá Ninh Vân tương đối chặt chẽ và có sợi dây liên kết với nghề. Mặc dù không thành lập những phường/hội nghề nhưng những hộ gia đình chế tác đá ở Ninh Vân có mối quan hệ thân thiện, vừa là hàng xóm trong đời sống hàng ngày, vừa là đồng nghiệp, vừa là bạn hàng trong nghề.

Thứ ba, phân tích rõ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân để thấy được những chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đang chuyển dần từ nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp. Trong đó, Ninh Vân đã xác định chạm khắc đá là nghề chủ đạo trong cơ cấu kinh tế của địa phương. Mô hình hoạt động của làng chạm khắc đá Ninh Vân cũng thay đổi. Hiện nay các làng nghề đa dạng hóa với các mô hình sản xuất kinh doanh hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, công ty cổ phần. Làng nghề đá Ninh Vân cũng đã tiến hành quy hoạch tổng thể, tập trung. Trong đó khuyến khích các DN, cơ sở hộ gia đình chế tác đá nhỏ lẻ vào cụm quy hoạch chung của toàn xã góp phần phát triển làng đá Ninh Vân trong bối cảnh mới.

Thứ tư, luận văn đưa ra một số thuận lợi, cơ hội và những khó khăn, thách thức của làng đá Ninh Vân trước bối cảnh kinh tế mới. Làng nghề đá Ninh Vân trong bối cảnh kinh tế mới có rất nhiều những thuận lợi để phát

30

triển: có rất nhiều chính sách văn bản quy định của Nhà nước về phát triển làng nghề, có quy hoạch tổng thể phát triển làng nghề. Làng nghề đá Ninh Vân cũng có sức mạnh từ nội tại như tiềm lực về nguồn lao động, nguồn nguyên vật liệu hay tiềm năng phát triển làng nghề kết hợp với du lịch. Đây là những thế mạnh rất lớn tạo điều kiện cho làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân có thể phát huy tiềm năng của mình. Bên cạnh những cơ hội, làng nghề đá Ninh Vân cũng gặp những khó khăn, thách thức không hề nhỏ. Đó là điều kiện sản xuất của làng nghề còn nhiều hạn chế, vấn đề thiếu vốn; việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm đá cũng là những khó khăn không nhỏ ở làng đá Ninh Vân; loại hình sản phẩm chưa đa dạng cũng là một trong những hạn chế mà làng nghề đá Ninh Vân cần khắc phục. Hình thức quảng bá chủ yếu ở đây là thông qua bạn bè, các hình thức quảng bá trên truyền thông như internet, tivi, báo đài... còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiếp cận và mở rộng thị trường của làng nghề đá trong tương lai.

Thứ năm, từ những cơ hội thuận lợi và những khó khăn thách thức trên, luận văn đưa ra một số giải pháp góp phần định hướng phát triển làng nghề đá Ninh Vân như sau: tăng cường đầu tư, quản lý hoạt động sản xuất; dựa trên những điều kiện thuận lợi và những tiềm năng về du lịch đề xuất xây dựng mô hình tour du lịch kết hợp với làng nghề; đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường quảng bá. Theo định hướng trong giai đoạn tiếp theo, làng nghề đá Ninh Vân xác định phát triển bền vững là một hướng đi cần thiết. Đây cũng là định hướng phát triển chung cho các làng nghề thủ công truyền thống của cả nước. Bởi lẽ trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay định hướng phát triển bền vững là chiến lược phát triển đúng đắn cho các làng nghề nói chung và làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân nói riêng.

Một phần của tài liệu Làng nghề chạm khắc đá Ninh Vân, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)