phân tích tài chính
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH I. KHÁI NIỆM MỤC TIÊU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH: − Các đối tượng quan tâm đến TC của DN: CSH, cổ đông, công nhân viên, chủ nợ, nhà nước… • Cho vay ngắn hạn < 1 năm • Cho vay dài hạn > 1 năm − Khả năng thanh toán liên quan đến tính thanh khoản, TS chuyển đổi thành tiền dễ dàng-> lên quan đến TSNH và TSDH, mà TSNH liên quan đến khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh. − Khả năng sinh lợi trong dài hạn (độ bền) duy trì hoạt động kinh doanh để thanh toán. * Mục tiêu của PTTC là quan tâm đến: Kịp thời phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn gây ra tình trạng khó khăn về TC dẫn đến kiệt quệ TC làm cho DN phải đối mặt với nguy cơ phásản-> phải kiểm tra sức khỏe định kỳ cho DN Chú ý: • Khó khăn TC xảy ra khi DN rơi vào tình trạng không có tiền hoặc không có khả năng làm ra tiền để đáp ứng những nhu cầu ( duy trì sự sống cho DN) cần thiết tối thiểu để đảm bảo HĐKD của DN được tiến hành 1 cách bình thường như: không có tiền để mua NVL để sản xuất, trả lương CNV, để đáp ứng nhu cầu thanh toán trong ngắn hạn. • Kiệt quệ TC xảy ra khi DN không có tiền để trả những khỏan nợ đến hạn để từ đó phải đối mặt với nguy cơ phá sản. PTTC phải xác định, đánh giá vị thế, sức mạnh, năng lực TC của DN tại thời điểm đó, đặc biệt là so với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành để biết được tại thời điểm phân tích DN đang đứng ở vị trí bao nhiêu trong ngành. Chú ý: • 1 DN khi có sức mạnh TC trong ngành thì có rất nhiều cái lợi, để huy động được vốn tức là để vay được nợ không những vay được mà còn vay với lãi suất thấp. • Để huy động VCP tức là phát hành cổ phiếu để có nhiều người mua và mua với giá cao. • Dễ mặc cả với nhà cung cấp, dễ thu hút người lao động, có khả năng thực hiện các cơ hội đầu tư mới Quá trình đánh giá thực trạng tình hình TC của DN để: đánh giá tiềm năng triển vọng của công ty. PTTC giúp DN hoạch địnb\h chiến lược TC nhằm thỏa mãn mục tiêu tối đa hóa giá trị DN để từ đó tối đa hóa thu nhập cho CSH DN. II. BÁO CÁO TC NỀN TẢNG CỦA PTTC − Cung cấp các thông tin về TC để có dấu hiệu nhận biết về tình hình TC của DN ntn? − BCTC là nền tảng của PTTC vì cung cấp các thông tin về TC giúp người phân tích có những dấu hiệu nhận biết về tình hình TC ntn? ( với phân tích dấu hiệu là rất quan trọng) (BCTN, BCĐKT, BC lưu chuyển tiền tệ) − Thông tin trên báo cáo đó: những khiếm khuyết xu hướng xử lý. − BCTC: + Cung cấp thông tin gì? (về TC) + Các chỉ tiêu cá khoản mục trên BCTC + Nguồn thông tin trên các báo cáo có chuẩn xác không, nếu không chuẩn xác thì nguyên nhân từ đâu?-> xử lý ∗ BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN TÀI SẢN 2004 2003 1. Vốn bằng TM 2.540 2.081 2. Đầu tư TC ngắn hạn 1.800 1.625 3. Các khoản phải thu 18.320 16.850 4. Hàng tồn kho 27.530 26.470 TSLĐ 50.190 47.026 5. TSCĐ 31.700 30.000 TSCĐ 31.700 30.000 6. Tổng TS 81.890 77.026 NGUỒN VỐN 2004 2003 7.Các khoản phải trả 9.721 8.340 8. Vay ngắn hạn ngân hàng 8.500 5.635 9.NDH đến hạn trả 2.000 2.000 10. NNH khác 5.302 4.900 Tổng NNH 25.523 20.875 11. Nợ DH 22.000 24.000 Tổng Nợ 47.523 44.875 12. VCP 34.367 32.151 Tổng VCP 81.890 77.026 − Tính tỷ trọng + một số chuẩn mực (ngành) + tính chất sp + giai đoạn phát triển (giai đoạn khởi sự không đầu tư quá mức) + BCTN − Cho biết công ty có sử dụng nợ không ( lấy tổng nợ/ tổng TS (47523/81890 = 0.58> 50%)) − Công ty này có rơi vào tình trạng lấy ngắn nuôi dài không? Không vì vốn luân chuyển là nguồn dài hạn thường xuyên, đầu tư vào TSNH (TSNH – NNH) 2004: 50.190 – 25.523 = 24.658 VLC> 0 (Ngắn nuôi dài là vay NH để đầu tư vào TSDH) − Ngắn nuôi dài không phải lúc nào cũng chết lấy ngắn nuôi dài là nguy hiểm. − Nợ dài sử dụng phải gắn với đòn bẩy tài chính: DN có đảm bảo diều kiện hoạt động không (ROE, EPS) BCĐKT là 1 BCTC được lập vào cuối tháng ( cuối quý hoặc cuối năm) đây là BC có tính thời điểm BC này cung cấp thông tin về nguồn ngân quỹ và việc sử dụng nguồn ngân quỹ trong đầu tư mua sấm TS cụ thể BCĐKT cho thấy quyết định đầu tư và quyết định tài trợ của DN là ntn? + BCĐKT cho thấy việc đầu tư mua sắm TS có hợp lý không? Việc sử dụng TS có hiệu quả không, khả năng sinh lợi của TS có hay không ( người phân tích tỷ trọng + đặc thù ngành + tính chất sp + giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống) + BCĐKT cho thấy DN có sử dụng nợ để tài trợ không ( tính tỷ trọng của từng nguồn trong tổng nguồn) nếu sử dụng nợ thì sử dụng NNH hay NDH ( Căn cứ vào tỷ trọng) nếu sử dụng NNH thì có rơi vào tình trạng lấy ngắn nuôi dài không ( tính VLC = TSNH – NNH>0 ) không có ngắn nuôi dài, nếu VLC < 0 có tình trạng ngắn nuôi dài). Nếu có rơi vào tình trạng lấy ngắn nuôi dài thì tình hình ngắn nuôi dài đ1o có làm cho DN có đối mặt với khó khăn TC, kiệt quệ TC, có nguy cơ phá sản không. Nếu sử dụng NDH thì có tận dụng được tác động của đòn bẩy của nợ để khuyếch đại thu nhập cho chủ sở hữu của DN không ( rủi ro thế nào, rủi ro TC) + BCĐKT cho thấy tính tương thích giữa TS và NV ntn? Có bị phá vở không, nếu bị phá vở thì ảnh hưởng đến tình hình TC ntn? Chú ý: Các khoản mục trên BCĐKT luôn được sắp xếp theo thứ tự nhất định cụ thể: • Các khoản mục phần TS được sắp xếp theo thứ tự tính thanh khoản giảm dần • Các khoản mục phần NV được sắp xếp theo thứ tự tính đáo hạn Những khiếm khuyết của báo cáo này (Tự xem) Khi sử dụng các thông tin trên BCĐKT để phân tích cần lưu ý đến sự không chuẩn xác (nếu có) và hướng xử lý để có được nguồn thông tin chuẩn xác cụ thể: • Sự sai lệch xuất phát từ BCĐKT và các BCTC khác có thể bị ảnh hưởng bởi các chuẩn mực, các nguyên tắc và các phương pháp hạch toán kế toán, ảnh hưởng bởi tính chủ quan của người lập, ảnh hưởng bởi sự không minh bạch trong nguồn thông tin do áp lực cạnh tranh, áp lực TC hoặc vì BC được lập để phục vụ cho quá nhiều người ( chủ nợ, cổ đông cũ, cổ đông mới, nhà nuớc…) • Có thể xảy ra trường hợp có những TS có tham gia vào họat động cùa DN nhưng vì 1 lýdo nào đó không được ghi nhận vào BCĐKT trường hợp này thì phải công them vào. Có những trương hợp TS đã được ghi nhận phản ánh vào BCĐKT nhưng chờ thanh ly, TS không dung, những TS do đầu tư không đúng TSTC,… thì phải loại ra. Tuy nhiên riêng TSTC không phải lúc nào cũng loại. • Khi sử dụng các khoản mục trên BCĐKT để phân tích cần lưu ý đến tính thời điểm của BC này và hướng xử lý đó là tất cả các khỏan mục trên BCĐKT đều phải tính bình quân. Tuy nhiên đối với những DN có tính mùa vụ hoặc những DN vì 1 lý do nào đó có sự sai lệch lớn vào số bình quân (theo năm) mà phải phân tích theo quý thậm chí theo tháng 2. BẢNG BÁO CÁO THU NHẬP Khoản mục 2004 1. Doanh thu 112.760 2. Giá vốn hàng bán 85.300 3. Lãi gọp 27.460 4. CPHĐ CP bán hàng 6.540 CP quãn lý (KH = 520) 9.400 5. Toàn bộ CPHĐ 15.940 6. Lãi trước thuế và lãi vay 11.520 7. Lãi vay 3.160 8. Lãi trước thuế 8.360 9. TTNDN (40%) 3.344 10. Lãi ròng 5.016 11. CTCPUĐ 2.800 12. TN CPT 2.216 13. LNGL 1.329 14. SL CPT (ngàn CP) 1.300 15. Giá thị trường mỗi CP 20 16. Giá sổ sách mỗi CP 26,44 17. TN mỗi CP (EPS) 1,704 Lưu ý: − BCTN là 1 BCTC có tính thời kỳ cung cấp thông tin về kết quả HĐKD, cung cấp thông tin về thu nhập, cung cấp thông tin về chính sách cổ tức ( tức là quyết định phân phối của công ty). Ngòai ra BCTN còn cho thấy sự kết hợp giữa đòn bẩy KD và đòn bẩy TC trong nổ lực khuyếch đại EPS ntn, rủi ro KD, rủi ro TC tổng thể ra sao? − Khiếm khuyết : BCTN cung cấp thông tin về thu nhập do đó báo cáo này bị ảnh hưởng rất lớn bởi kế toán và từ sự ảnh hưởng đó có thể làm cho lợi nhuận trên báo cáo này là 1 số ảo không có thực, lợi nhuận ảo là do: + Doanh thu tính luôn phần doanh thu bán chịu + Chi phí: * Có những chi phí không thực chi bằng tiền cũng tính vào chi phí như khấu hao * Có những chi phí chưa chi nhưng cũng được tính vào chi phí như các khoản dự phòng, chi phí trích trước. * Có những khoản chi phí đã chi nhưng chỉ tính vào chi phí 1 phần do áp dụng, phương pháp phân bổ dần…. III. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (BC nguồn và sử dụng nguồn, báo cáo dòng tiền) 1. Khái niệm phân loại dòng tiền − Dòng tiền là chỉ tiêu nói lên sự luân chuyển của tiền ( tiền vào – tiền ra) trong 1 thời kỳ Chênh lệch dòng tiền vào và dòng tiền ra= dòng tiền thuần − Dòng tiền thuần phát sinh ở 1 thời điểm nhất định nào đó ( thời điểm cuối kỳ) luôn thể hiện lượng tiền mặt thực có tại thời điểm đó và được tính trên cơ sở lấy tất cả dòng tiền thực thu vào đến thời điểm đó trừ tất cả dòng tiền thực chi ra đến thời điểm đó. − Toàn bộ dòng tiền của DN được chia thành 3 dòng tiền gắn với 3 hoạt động của DN: + Dòng tiền gắn với HĐKD gọi tắt là dòng tiền hoạt động + Dòng tiền gắn với hoạt động đầu tư gọi tắt là dòng tiền đầu tư + Dòng tiền gắn với hoạt động tìa trợ gọi tắt là dòng tiền tài trợ a) Dòng tiền hoạt động: là toàn bộ dòng tiền vào vào ra có liên quan trực tiếp đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ. Tuy nhiên cần lưu ý: − Mặc dù việc vay nợ thuộc hoạt động tài trợ nhưng lãi vay thì lại được tính vào dòng tiền hoạt động vì lãi vay được xem như là chi phí để duy trì HĐKD của DN và được khấu trừ vào lợi tức chịu thuế. − Theo chuẩn mực kế toán VN các dòng tiền có liên quan đến hoạt động mua bán chúng khoán vì mục đích thương mại ( mua bán kiếm lời) được phân loại là từ dòng tiền của HĐKD. b) Dòng tiền đầu tư : là toàn bộ dòng tiền vào và ra gắn với việc mua – bán TSCĐ và các khoản tham gia đầu tư của DN ( liên quan đến các khoản chi đầu tư góp vốn, thu hồi vốn góp, tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận nhận được) c) Dòng tiền tài trợ : là toàn bộ dòng tiền vào và ra gắn với quyết định tài trợ bằng nợ và VCP cụ thể đó là dòng tiền đến từ việc vay nợ, hoàn trả khoản vay, tiền thu vào do phát hành cổ phiếu và thanh toán cổ tức cũng như mua lại cồ phần. 2. Báo cáo dòng tiền :là BCTC cho thấy tóm lược về dòng tiền vào và ra trong 1 thời kỳ của DN gắn với các hoạt động của DN. Có 2 phương pháp lập báo cáo dòng tiền : phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp. Ví dụ: Hãy lập báo cáo dòng tiền cho công ty NUMBER ONE năm 2006 dựa vào các thông tin từ BCĐKT, BCTN, bảng tóm tắt các giao dịch của công ty. a) Phương pháp trực tiếp : ( trực tiếp phát sinh, trực tiếp ghi nhận) − Để lập BCDTiền theo phương pháp trực tiếp cần lưu ý: phương pháp này bắt đầu từ tiền thực thu do bán hàng đi qua tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến thu chi tiền thực tế để đến dòng tiền thuần của từng họat động, đểp lập BCDTiền theo phương pháp này có thể tiến hành qua 2 bước * Bước 1: phân loại dòng tiền vào – dòng tiền ra gắn với các nhóm tài khoản có liên quan * Bước 2: Từ bước 1, xác định dòng tiền vào – dòng tiền ra liên quan đến từng hoạt động lập báo cáo dòng tiền. BẢNG BC DÒNG TIỀN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NUMBER ONE năm 2006 (theo phương pháp trực tiếp) Chỉ tiêu Dòng tiền II. Dòng tiền HĐKD: − Thu tiền KH − Chi tiền + Chi trả cho nhà cung cấp + Chi trả lương nhân viên + Chi trả lãi vay + Chi nộp thuế Dòng tiền thuần HĐKD +1.800 -1.020 -720 -150 -40 -110 +780 II. Dòng tiền hoạt động đầu tư − Thu tiền thanh ly TS − Chi tiền mua TS Dòng tiền thuần HĐĐT +100 -2.870 -2.770 II. Dòng tiền hoạt động tài trợ − Thu tiền + Phát hành CPT + Nợ vay DH + Chi trả cổ tức Dòng tiền thuần hoạt động tài trợ +2.180 +980 +1.200 -280 -1.900 Tổng dòng tiền thuần TM tồn quỹ 31/12/05 TM tồn quỹ 31/12/06 Thay đổi trong quỹ TM -90 +250 +160 -90 b) Phương pháp gián tiếp : − BCDTiền được lập theo phương pháp gián tiếp chỉ thực sự gián tiếp đối với dòng tiền hoạt động nghĩa là đối với dòng tiền đầu tư và dòng tiền tài trợ vẫn được xác định theo phương pháp trực tiếp. Đễ xác định dòng tiền thuần của HĐKD có thể xuất phát từ lãi trước thuế hoặc lãi sau thuế rồi tiến hành điều chỉnh cho những khoản chi không bằng tiền mặt và những khoản thay đổi ngoài tiền mặt. Nếu xuất phát từ lãi trước thuế, thì sau điều chỉnh kết quả sẽ được dòng tiền thuần trước thuế của HĐKD. Nếu xuất phát từ lãi sau thuế thì sau kết quả điều chỉnh thì kết quả sẽ được dòng tiền thuần sau thuế của HĐKD. − Xuất phát từ lãi trước thuế hay lãi sau thuế là tùy thuộc vào DN đã nộp thuế chưa: + Nếu xuất phát từ lãi trước thuế ta có: Lãi trước thuế = Doanh thu – chi phí ra doanh thu (Doanh thu = tiền + nợ phải thu) Chi phí tạo ra doanh thu = (tiền + HTK + Cp trả trước, phân bổ + NPTrả + KH + Dự phòng + Lãi vay) Dòng tiền thuần từ HĐKD = Lãi trước thuế + KH + Dự phòng + Lãi vay + HTK + CP trả trước, phân bổ + Nợ phải thu + Nợ phải trả Như vậy nếu bắt đầu từ lãi trước thuế để xác định dòng tiền thuần trước thuế của HĐKD thì việc điều chỉnh được thực hiện như sau: KHTSCĐ: điều chỉnh tăng tức là cộng vào Các khoản dự phòng: điều chỉnh tăng tức là công vào Lãi vay: điều chỉnh tăng tức là cộng vào Đối với HTK: • Nếu SDCK > SDĐK thì chênh lệch (SDCK – SDĐK > 0): điều chỉnh giảm vì có 1 bộ phận tiền được chuyển thành HTK • Nếu SDCK < SDĐK thì chênh lệch (SDCK – SDĐK < 0): điều chỉnh tăng vì có 1 bộ phận HTK được chuyển thành tiền. Đối với nợ phải thu: • Nếu SDCK > SDĐK thì chênh lệch (SDCK – SDĐK > 0): điều chỉnh giảm vì có 1 bộ phận tiền được chuyển thành nợ phải thu • Nếu SDCK < SDĐK thì chênh lệch (SDCK – SDĐK < 0): điều chỉnh tăng vì có 1 bộ phận nợ phải thu được chuyển thành tiền. Đối với chi phí trả trước, phân bổ: • Nếu SDCK > SDĐK thì chênh lệch (SDCK – SDĐK > 0): điều chỉnh giảm vì có 1 bộ phận tiền được chuyển thành chi phí trả trước, phân bổ. • Nếu SDCK < SDĐK thì chênh lệch (SDCK – SDĐK < 0): điều chỉnh tăng vì có 1 bộ phận chi phí trả trước, phân bổ được chuyển thành tiền. Đối với nợ phải trả: • Nếu SDCK > SDĐK thì chênh lệch (SDCK – SDĐK > 0): điều chỉnh tăng vì có 1 bộ phận nợ phải trả được chuyển thành tiền. • Nếu SDCK < SDĐK thì chênh lệch (SDCK – SDĐK < 0): điều chỉnh giảm vì có 1 bộ phận tiền được dùng để trả nợ. chú ý: Vì mục đích điều chỉnh là để có được dòng tiền thuần trước thuế của HĐKD nên cần lưu ý đến việc có thể trên BCTN chỉ tiêu lãi trước thuế có bao gồm cả lợi nhuận của HĐĐT và khoản lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện. Nếu có những khoản này thì những khoản này cũng sẽ phải bị điều chỉnh theo nguyên tắc nếu lãi thì điều chỉnh giảm (-) ngược lại lỗ thì điều chỉnh tăng (+). + Nếu đi từ lãi sau thuế: Việc điều chỉnh này giống như đi từ lãi trước thuế chỉ khác 1 chi tiết đó là không điều chỉnh lãi vay. BẢNG BC DÒNG TIỀN HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY NUMBER ONE năm 2006 (theo phương pháp gián tiếp) Chỉ tiêu Dòng tiền I. Dòng tiền HĐKD: − Lãi ròng − Điều chỉnh những khoản chi không bằng TM − Dòng khấu hao − Điều chỉnh những khoản thay đổi ngoài TM + Tăng trong khoản phải thu = ( 450 – 250) + Tăng trong HTK = ( 1000 – 600) + Tăng trong khoản khoản trả = ( 740 – 60) + Tăng trg tiền lương phải trả = ( 250 – 40) Dòng tiền thuần HĐKD +320 +170 -200 -400 +680 +210 +780 II. Dòng tiền hoạt động đầu tư − Thu tiền thanh lý TSCĐ − Chi trả tiền mua TS Dòng tiền thuần HĐĐT +100 -2.870 -2.770 III. Dòng tiền hoạt động tài trợ − Thu tiền + Phát hành CPT + Nợ vay DH + Chi trả cổ tức Dòng tiền thuần hoạt động tài trợ +2.180 +980 +1.200 -280 -1.900 Tổng dòng tiền thuần TM tồn quỹ 31/12/05 TM tồn quỹ 31/12/06 -90 +250 +160 Thay đổi trong quỹ TM -90 c) Các thông tin nhận được trên BCDTiền BCDTiền được lập theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp điều cho thấy: * Giống nhau: − Tại thời điểm cuối kỳ TM tồn quỹ là bao nhiêu. Với số lượng TM tồn qi\ũy này thì tính thanh khoản và tính linh hoạt về TC của DN là ntn? − DN có khả năng tạo ra tiền không? Tiền mà DN có đến từ hoạt động nào? (Từ ngoài DN) − DN có biết sử dụng tiền không? Sử dụng cho mục đích gì? (Mua TSCĐ) − Sử dụng tiền có hợp lý không? (Có) * Khác nhau: Tuy nhiên, giữa BCDTiền lập theo phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp cũng có điểm khác: − BCDTiền theo phương pháp gián tiếp cho thấy chiến lược đánh đổi giữa việc lưu giữ tiền sang gia tăng HTK, gia tăng khoản phải thu, gia tăng khoản phải trả, việc xác lập dòng tiền thuần của HĐKD theo phương pháp gián tiếp còn cho thấy mối liên hệ giữa lợi nhuận với dòng tiền thuần từ HĐKD để giúp người nhậ thông tin thấy rằng không phải DN có lãi là có tiền nhiều, DN bị lỗ thì có tiền ít hoặc không có tiền. IV. CÁC PHƯƠNG PHÁP DÙNG TRONG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN: 1. Phương pháp sử dụng cá tỷ số tài chính để phân tích: (là phương pháp quan trọng nhất) TS ngắn hạn, nợ ngắn hạn = 2 ( 1 đồng nợ được đảm bảo = 2 đồng TS) ROE = Lãi ròng/ VCP (Cổ đông thường) Tỳ số TC được hình thành bằng cách lấy 1 chỉ tiêu này chia cho 1 chỉ tiêu khác để đánh giá tác động qua lại giữa 2 chỉ tiêu với nhau từ đó giúp người phân tích có dấu hiệu để nhận biết tình hình TC của DN là ntn? TSTC có thể được người phân tích tạo ra khi cần nhưng khi tạo ra tỷ số cần lưu ý: Phải đảm bảo sự tương thích giữa 2 chỉ tiêu hình thành nên tỷ số ở các khía cạnh: + Phải tương thích ở chổ 2 chỉ tiêu phảicó quan hệ với nhau + Phải đảm bảo sự tương thích trong mối quan hệ nhân quả giữa 2 chỉ tiêu + Phải đảm bảo sự tương thích giữa tính thời điểm và tính thời kỳ của 2 chỉ tiêu hình thành nên tỷ số. Có 5 nhóm TSTC cơ bản phổ biến dùng trong phân tích: ∗ Nhóm 1 : Tỷ số thanh toán ( tỷ số khả năng thanh toán đối với NNH) dùng để đánh giá tính thanh khoản, khả năng thanh toán của DN đối vớ các khoản NNH. Tùy theo cấp độ đánh giá nhóm tỷ số này gồm 3 tỷ số: Bao quát nhất đó là TỶ SỐ THANH TOÀN HIỆN HÀNH, cấp độ chuẩn xác KHẢ NĂNG THANH TOÁN NHANH, cấp độ chuẩn xác thứ 2 là KHẢ NĂNG THANH TOÁN TỨC THỜI BẰNG TIỀN MẶT. Về nguyên tắc nhóm tỷ số này càng > 1, càng nhiều càng tốt nhưng phải tùy thuộc vào đặc điểm ngành đặc biệt là phải có sự so sanh giữa các năm và sự so sánh của công ty và các đối thủ cạnh tranh ∗ Nhóm 2 : Nhóm tỷ số hoạt động ( nhóm tỷsố luân chuyển, nhóm tỷsố hiệu quả): dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng TS của DN. Nhóm này được hình thành đơn giản: • Số vòng quay HTK = DThu / HTK Kỳ luân chuyển HTK = 360/ số vòng quay • Số vòng quay khoản phải thu = DThu / Khoản phải thu Kỳ thu tiền BQ = 360/ số vòng quay kỳ phải thu • Số vòng quay tiền mặt = Dthu / TM • Hiệu quả sử dụng TSNH = DThu / TSNH • Hiệu quả sử dụng TSCĐ = Dthu / TSCĐ • Hiệu quả sử dụng tổng TS = DThu / TTS • Hiệu quả sử dụng VCP = DThu / VCP Chú ý: Số vòng quay HTK: 1 vòng quay được tính từ lúc hàng nhập kho cho đến lúc đưa ra tiêu thụ và có doanh thu số vòng quay càng lớn tốc độ luân chuyển của hàng càng nhanh, tốc độ luân chuyển càng nhanh phải nhìn vào đặc thù ngành ( ngành thương mại khác ngành rau củ quả) và tính chất củasản phẩm, đặc biệt ngành tính chất hàng hóa Số vòng quay khoản phải thu ( hay được thay thế bằgn kỳ thu tiền bình quân): 1 vòng quay khoản phải thu được tính từ lúc khách hàng nợ tiền cho đến lúc khách hàng trả tiền. Còn kỳ thu tiền BQ nói lên số ngày mà khách hàng chiếm dụng vốn của DN nên số vòng quay càng cao kỳ thu tiền BQ thấp (hoặc không ab1n chịu (thắc chặt tín dụng) hoặc là có bán chịu nhưng DN quản lý rất tốt khoản phải thu) và trong trường hợp ngược là vòng quay thấp kỳ thu tiền BQ cao thì công ty đang nới rộng tín dụng tăng cường bán chịu rủi ro tín dụng cao ( xem chính sách bán chịu có hiệu quả không) hoặc là nợ phải thu chuyển thành nợ phải thu khó đòi Vòng quay tiền mặt 4 tỷ dố hiệu quả: 1 đồng TSNH, TSCĐ, TTS, VCP làm ra được bao nhiêu doanh thu (Doanh thu cao thì càng tốt) ∗ Nhóm 3 : Tỷ số đòn bẩy TC ( nhóm tỷsố CTV) lên quan đến NDH. NNH không có đòn bẩy do nợ ngắn tạm thời và đến vàđi rất nhanh nhưng khicần thì vay không cần thỉ trả trong khi đó NDH vay dài hạn cò thể có 1 khoảng thời gian không cần phải giữ có rủi ro vì thế phải tận dụng đòn bẩy hiệu quả. Nhóm tỷ số sinh lợi này sử dụng để phân tích quyết định tài trợ, tức là CTV của DN đánh giá việc sử dụng nợ, tức là sử dụng đòn bẩy TC của DN ntn. Thuận lợi hoặc bất lợi, có khuyếch đại thu nhập cho CSH không. Rủi ro ntn. Nhóm tỷ số này được chia thành 2 nhóm nhỏ: + Nhóm 1 sử dụng để đánh giá mức độ sử dụng ĐBTC là cao hay thấp. Nhóm tỷ số này bao gồm các yếu tố: • Tỷ số Nợ / TS = Tổng Nợ / Tổng TS • Tỷ số Nợ / VCP = Tổng Nợ / VCP • Tỷ số TS / VCP = Tổng TS / VCP + Nhóm 2 sử dụng để đánh giá điều kiện sử dụng ĐBTC để biết được ĐBTC là thuận lợi hoặc bất lợi bao gồm: • Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Lãi vay Ví dụ: Tổng TS 1000tr trong đó có Nợ 500tr và VCP là 500tr Nợ / TS = 50% Nợ / VCP = 1 điều nói lên mức độ nợ là 50% TS / VCP = 2 ∗ Nhóm 4 : Tỷ số sinh lợi dùng để đánh giá khả na7ng sinh lợi của DN. Nhóm tỷ số này được hình thành bằng cách lấy lãi ròng chia cho chỉ tiêu muốn đánh giá khả năng sinh lợi [...]... Tỷ số chỉ có ý nghĩa khi sử được so sánh, phân tích và đánh giá, đặc biệt là phải biết được nguyên nhân dẫn đến sự biến độnt của 1 tỷ số là do đâu? Chính vì vậy khi phân tích tỷ số người phân tích luôn sử dụng kèm với phương pháp phân tích Dupont ( chia tách 1 tỷ số ra thành tích của nhiều tỷ số để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự biến động * Cụ thể khi phân tích ROA ROA = Lãi ròng / Tổng TS = Lãi ròng... 1 nhược điểm là không phản ảnh được quy mô của công ty trong phân tích CHƯƠNG: PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN I CÁC THƯỚC ĐO DÒNG TIỀN VÀ CÁC TỶ SỐ CHUYÊN BIỆT DÙNG TRONG PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN ∗ Các thước đo dòng tiền Khi phân tích dòng tiền người phân tích có thể sử dụng 2 thước đo dòng tiền + Dòng tiền thô + Dòng tiền tự do a) Dòng tiền thô: Nhà phân tích thường dùng thước đo thì về dòng tiền: Thu nhập ròng công... thường được tiến hành thông qua 2 kỹ thuật + Phân tích biến động theo từng năm + Phân tích chỉ số xu hướng (xem sách) (Lưu ý ưu và khuyết điểm) 4 Phương pháp phân tích tỷ trọng (phương pháp chiều dọc) Phương pháp này thường được phân tích kết cấu TS, CTV (cấu trúc TC), kết cấu CP, tỷ trọng % từng kghoản mục chi phí trong doanh thu ngoài ra phương pháp phân tích tỷ trọng rất hữu ích trong việc so sánh... suất cổ tức = Cổ tức 1 CP / giá thị trường 1 CP = D / P ∗ Ưu, khuyết điểm của phương pháp phân tích tỷ số TC: Ưu là việc tính toán đơn giản, Khuyết là chỉ có ý nghĩa khi được so sánh 2 Phương pháp chia tách (phân tích Dupont) Luôn đi kèm với phương pháp phân tích thông qua các tỷ số TC, sử dụng các tỷ số TC để phân tích là 1 phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi tuy nhiên cần lưu ý + Việc tính... về TC − Phân tích dòng tiền phải đánh giá được khả năng tạo ra tiền của DN là ntn tức là DN có khả năng làm ra tiền không, tiền mà DN tạo ra có bền vững không − Phân tích dòng tiền phải đánh giá được tình hình sử dụng tiền của DN là ntn tức là DN sử dụng tiền có hợp lý và hiệu quả không − Phân tích dòng tiền phải đánh giá được sự luân chuyển tiền mặt trong kỳ của DN là ntn tức là phải phân tích dòng... DN có đủ tiền để trả cho các khoản nợ đến hạn mà không • Liệu DN có tiền để thực hiện các cơ hội đầu tư mới mà không phục thuộc vào nguồn tài trợ bên ngoài hay không 2 Mục tiêu của phân tích dòng tiền: Khi phân tích dòng tiền phải đáp ứng các mục tiêu như sau − Phân tích dòng tiền phải giúp DN kịp thời phát hiện những căn bệnh cổ hữu có liên quan đến tiền để từ đó có thể ảnh hưởng đến tình hình TC của... đáp ứng cho nhu cầu đầu tư tài trợ và do đó DN buộc phải từ bỏ các cơ hội đầu tư mới, có nghĩa là khả năng tăng trưởng của DN không còn nữa II MỤC TIÊU PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN 1 Tầm quan trọng và ý nghĩa phân tích dòng tiền: Tiền mặt luôn là TS có tính thanh khoản và tính linh hoạt về mặt TC cao nhất, tiền gắn chặt với HĐKD của Dn từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc vì vậy phân tích dòng tiền có ý nghĩa... là phải phân tích dòng tiền vào và ra của công ty từ 3 hoạt động ( từ phân tích này sẽ giúp người phân tích xác định được đâu là nguồn gốc của lợi nhuận và chất lượng của lợi nhuận ntn, các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận thực sử của công ty là gì để từ đó đánh giá được xu hướng và dự báo về thu nhập trong tương laic ho công ty − Phân tích dòng tiền phải đánh giá chiến lược đánh đổi của Dn trong việc lưu... Phải so sánh được mối liên hệ giữa lãi ròng trên BCTN với dòng tiền thuần của HĐKD để trả lời cho câu hỏi tiền của DN nằm ở đâu… III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DÒNG TIỀN Để phân tích dòng tiền có thể tiến hành qua 4 bước: * Bước 1: Sử dụng phân tích tỷ trọng xác định: − Tỷ trọng dòng tiền thuần của từng hoạt động trong tổng dòng tiền thuần của tất cả hoạt động − Tỷ trọng dòng tiền vào dòng tiền... là phương pháp phân tích biến động từng năm hoặc chỉ số xu hướng để đánh giá biến động trong cả quy mô và tỷ trọng các dòng tiền Mục tiêu của bước này là để thấy được xu hướng biến động qua thời gian trong các dòng tiền của DN là ntn * Bước 3: Đưa ra các nhận định đánh giá tìm hiểu nguyên nhân tác động trong cơ cấu và xu hướng biến động Ở bước này người phân tích có thể kết hợp phân tích tỷ só và