Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp HĐNGLL là một môn học mới được đưa vào giảng dạy ở trường THCS.. HĐNGLL là môn học quan trọng đối với sự phát triển tâm lực, trí lực, thể lực và các
Trang 1PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội trí thức ngày nay đòi hỏi rất nhiều ở người thầy về năng lực trí tuệ
và đạo đức nghề nghiệp Không chỉ giỏi về lĩnh vực chuyên môn mà còn hiểu biết rộng trên tất cả các lĩnh vực khác
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) là một môn học mới được đưa vào giảng dạy ở trường THCS Tạo hứng thú để học sinh say mê học môn HDNGLL là kết quả của sự tổng hợp việc giảng dạy và xử lý tình huống sư phạm của giáo viên Nhưng để có được kết quả đó thì mỗi chúng ta – Những người giáo viên phải có một thời gian dài nghiên cứu, tìm hiểu, thử nghiệm, đặc biệt là phải yêu nghề, mến trẻ, luôn coi trọng phương châm “Giáo dục là quốc
sách hàng đầu”.
1.1 Lý do chọn đề tài:
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là môn học mới ở bậc THCS, nó đòi hỏi người thầy lẫn người trò phải am hiểu và nắm kỹ các kiến thức liên quan đến văn hóa – xã hội – lịch sử Ở đó người thầy giỏi không chỉ truyền thụ những kiến thức hiện đại, chuẩn mực mà còn phải biết hun đúc những khát vọng chính đáng, đồng thời khơi dậy được tiềm năng sẵn có của học sinh, làm cho học sinh biết cách học, có năng lực tư duy, năng động và tự tin, có ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, biết quan tâm đến cộng đồng, sẵn sàng cống hiến cho Tổ Quốc
Tuy nhiên, với đối tượng học sinh ở vùng khó khăn thì việc thực hiện một tiết HĐNGLL hiệu quả rất khó khăn Đa số các em còn chậm trong tư duy và sáng tạo, chưa thật sự tự ti khi đứng trước một tập thể
Vậy làm thế nào để gây hứng thú cho học sinh thực hiện tốt tiết HĐNGLL? Có lẽ đây là câu hỏi được đặt ra cho tất cả giáo viên – đặc biệt là các giáo viên đang đứng lớp tại các vùng khó khăn Chính vì lý do này tôi chọn đề
Trang 2giáo viên có thêm tài liệu tham khảo để tìm ra biện pháp tốt nhất trong việc giảng dạy của mình Rất mong được sự góp ý của hội đồng khoa học nhà trường cũng như hội đồng khao học phòng Giáo dục – Đào tạo quận Liên Chiểu Xin chân thành cảm ơn!
1.2 Cơ sở lý luận.
HĐNGLL là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục trong trường THCS Đó là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động
HĐNGLL là môn học quan trọng đối với sự phát triển tâm lực, trí lực, thể lực và các năng lực khác trong quá trình hoàn thiện nhân cách của học sinh, giúp học sinh tích lũy thêm kinh nghiệm giao tiếp và động tập thể, có ý thức tham gia hoạt động, hoàn thành nhiệm vụ được giao, từ đó mà nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực đời sống xã hội
Thực tế, việc giảng dạy môn HĐNGLL ở các trường vùng khó khăn chưa mang lại hiệu quả cao Học sinh còn bị động, rụt rè khi tham gia các hoạt động theo chủ điểm Quan nhiều năm giảng dạy theo chương trình SGV môn HĐNGLL, tôi xin rút ra từ thực tế một lớp học – một trường ở vùng khó khăn qua vai kinh nghiệm thực tiễn
1.3 Cơ sở thực tiển.
Môn HĐNGLL là một môn học đang phải đối mặt với không ít khó khăn, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giờ học HĐNGLL Qua thực tiễn công tác của đơn vị mình – trường THCS Nguyễn Thái Bình, tôi xin trình bày vài kinh nghiệm nhỏ trong việc “Nâng cao chất lượng HĐNGLL 8”
Đổi mới chương trình SGK gắn liền với đổi mới phương pháp dạy học, giúp học sinh chiếm lĩnh tri thức hoạt động của mình là chủ yếu Các em có thể
Trang 3độc lập suy nghĩ, năng động và sáng tạo, đồng thời bồi dưỡng các em văn hóa
bộ môn, văn hóa đời sóng Bởi vậy người thầy cần phải giúp các em tự hoạt động để Chiếm lĩnh tri thức đó một cách hệu quả
Trong tình hình hiện nay, việc say mê tìm tòi và tích cực trong tiết HĐNGLL rất hi hữu Đa số các em chưa thật sự say mê, còn thụ động khi giáo viên chủ nhiệm và Ban cán sự lớp giao việc Nếu không có biện pháp khắc phục, tôi e rằng môn HĐNGLL sẽ nhàm chán đối với các em Bởi vậy, đòi hỏi giáo viên, nhất là giáo viên giảng dạy môn HĐNGLL phải tìm ra biện pháp tốt nhất
để giảng dạy cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng tiết HĐNGLL
Phần 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.1 Thực trạng ban đầu.
Trường THCS Nguyễn Thái Bình là một trong những trường thuộc vùng khó khăn của quận, cơ sở vật chất tương đối đảm bảo nhưng vẫn còn thiếu thốn
so với các trường khác trong quận Chất lượng học sinh chưa thật sự cao, ý thức học tập và rèn luyện của một số em chưa thật sự tốt Mặt khác, dân cư phân bố không đều, phụ huynh lại ít quan tâm đến việc học hành của con cái mình, có người còn cho rằng họ cho con đi học là được rồi, còn việc học hành tế nào là trường lo Do đó đã gây nhiều khó khăn trong việc giáo dục và giảng dạy học sinh
Năm học 2011 – 2012 tôi được giao chủ nhiệm lớp 8/2 Dưới đây là bảng thống kê thực trạng tình hình lớp 8/2 đầu năm:
Và kết quả thực hiện chủ điểm của tiết HĐNGLL:
Trang 4- Đầu năm học 2011 – 2012, khi tiếp nhận lớp tôi đã tìm hiểu được toàn
bộ tính tình và lực học của từng em qua các giáo viên giảng dạy ở năm trước và qua học bạ, tôi đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất lượng của môn HĐNGLL chưa cao
- Đa số học sinh còn rụt rè, chưa thật quan tâm đến môn học này Một số công việc như sưu tầm tranh ảnh, tư liệu, các bài thơ, bài hát của một hoạt động chủ điểm khi giáo viên chủ nhiệm giao cho các em thực hiện, còn lại một số em chưa thực hiện và tỏ ra nhút nhát, lười biếng và có cảm giác sợ môn này
Yêu cầu của các hoạt động trong các chủ điểm HĐNGLL ngày càng cao, nhiều hoạt động cần sự tích cực năng động của các em nhưng một số em lười nhác, ít năng nổ, ý thức học tập chưa cao và không có óc tư duy và sáng tạo, chưa thật sự tự tin khi trình bày một vấn đề trước tập thể Bên cạnh đó, một số giáo viên ở xa nên không thể tiếp cận với học sinh lớp chủ nhiệm nhiều
- Một lý do khác cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy môn HĐNGLL đó là về tài liệu giảng dạy Học sinh không có sách để học và tham khảo, mọi việc đều do giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn, các em hoàn toàn bị động
- Vì những lý do đó mà bản thân tôi cảm thấy rất trăn trở Có lẽ đây là vấn
đề nan giải trong trường THCS Vả lại môn HĐNGLL chưa được bàn bạc nhiều trên diễn đàn, chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền Nếu
cứ để tình trạng này tiếp diễn, tôi e rằng học sinh không phát huy hết năng lực của mình Làm thế nào để môn HĐNGLL thật sự là môn học được ưa thích của các em và đóng vai trò là môn học không thể thiếu đối với bậc THCS? Từ sự trăn trở này, tôi tìm ra một giải pháp, tôi đã thử nghiệm trong nhiều năm học kể
từ khi đổi mới chương trình SGK, áp dụng cho năm học 2008 – 2009, 2009 –
2010, 2010 – 2011 và đã đem lại một số kết quả tốt
2.2 Quá trình thực hiện.
Qua học bạ cũng như việc tìm hiểu tính cách của học sinh năm học 2010 –
Trang 52011, tôi đã nghiên cứu kỹ tình hình học tập cũng như ý thức học tập của từng
em Từ nguyên nhân và tình trạng trên, tôi nhận thấy rằng vai trò của giáo viên chủ nhiệm rất quan trọng trong việc giảng dạy bộ môn HĐNGLL, tôi có các giải pháp khắc phục cụ thể như sau:
* Giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, năng động và đóng vai trò trung tâm thiết kế các hoạt động, đồng thời cũng là người thật sự năng nổ, có lòng nhiệt huyết yêu nghề, mến trẻ.
Đúng thế, loại hình hoạt động của bộ môn HĐNGLL rất cần đến sự tươi trẻ trong tâm hồn và lòng nhiệt tình, tính năng động của các thầy cô giáo Bởi vậy, giáo viên chủ nhiệm khi được phân công phụ trách bộ môn này phải được chọn lọc, phải nắm kĩ và tìm hiểu về kĩ năng cơ bản trong tổ chức các hoạt động Giáo viên chủ nhiệm phải vạch kế hoạch thời gian, dự kiến công việc, phân công cụ thể cho từng cá nhân học sinh Bên cạnh đó còn hướng dẫn học sinh tự chuẩn bị và độn đốc học sinh thực hiện Đồng thời, có thể huy động sự giúp đỡ của các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường
Chính những điều này sẽ giúp học sinh bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội, có tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước, có thái độ đúng đắn với các điều kiện tự nhiên và xã hội
Ví dụ: Chủ điểm tháng 11 “Tôn sư trọng đạo”
Với hoạt động chủ điểm này, giáo viên chủ nhiệm cần phải chuẩn bị về phương tiện hoạt động như sau:
* Bản tóm tắt ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam
- Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20 – 11
- Vị trí, vai trò của nhà giáo đối với sự phát triển của xã hội
- Công lao của thầy, cô giáo đối với học sinh
Trang 6- Giới thiệu một số nhà giáo Việt Nam tiêu biểu (như Chu Văn An, Nguyễn Tất Thành, Võ Nguyên Giáp)
- Trách nhiệm học tập, rèn luyện của học sinh để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo
* Lời chúc mừng của các thầy cô giáo
- Vài lời ca ngợi vị trí của người giáo viên – kĩ sư tâm hồn trong xã hội, công ơn, tình cảm của thầy cô giáo dành cho học sinh
Ví dụ: Kính thưa các thầy cô giáo, thưa các bạn! Ai ai cũng biết dân tộc Việt Nam ta có truyền thống hiếu học, coi việc học là để làm người Vì vậy, nghề dạy học được coi là một trong những nghề cao quý và thầy cô giáo được coi là “Những kĩ sư tâm hồn” được mọi người quý trọng Hôm nay, nhân kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam, tập thể lớp 8/2 chúng em tổ chức buổi lễ chúc mừng các thầy cô giáo nhằm nối tiếp truyền thống, đạo lý ngàn xưa “Tôn sư
trọng đạo” Đó là lý do của buổi sinh hoạt hôm nay.
- Lời chúc tốt đẹp nhất dành cho thầy cô giáo về sức khỏe, hạnh phúc, thành công trong sự nghiệp trồng người
- Lời hứa của học sinh về học tập, rèn luyện, tu dưỡng để đền dáp công
ơn, tình cảm của thầy cô giáo
* Một số câu hỏi thảo lận như:
- Bạn hiểu như thế nào ý nghĩa câu “Tôn sư trọng đạo”?
- Bạn có đồng ý câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” không?
- Nhân ngày 20/11 bạn hãy nói một dự định mình muốn thực hiện đối với thầy, cô giáo của mình?
- Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20/11 và ngày này được kỉ niệm ở Việt Nam như thế nào?
- Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ … nói về thầy cô giáo
- Bạn hãy kể một kỉ niệm về thầy cô giáo cũ của mình?
Trang 7- Có một bài thơ đã ví thầy cô giáo như cha mẹ của học sinh ở trường, bạn
có nghĩ như vậy không?
- Bạn hãy đọc một bài thơ nói về thầy, cô giáo?
- Bạn hãy hát một bài hát nói về thầy, cô giáo?
* Phân công công việc cho học sinh
- Hoa tăng thầy, cô giáo
- Mỗi tổ ba tiết mục văn nghệ về công ơn, tình cảm thầy trò, phụ trách văn nghệ
- Sưu tầm bài báo, thơ, bài hát Mẫu chuyện về thầy cô giáo, về tình cảm thầy trò
- Mời thầy, cô giáo đến dự và phát biểu
- Trang trí lớp
- Điều khiển chương trình
Sau khi đã chuẩn bị xong về phương tiện hoạt động, giáo viên chủ nhiệm triển khai cho học sinh nắm để thực hiện đồng thời giáo viên chủ nhiệm phối hợp với ban phụ huynh, giáo viên tổ phụ trách và cán bộ lớp bàn về chương trình buổi lễ
Như vây, với sự chuẩn bị kỹ, giáo viên chủ nhiệm đã thiết kế thành công hoạt động, trò chỉ cồn công việc là thi công Qua hoạt động này, tôi nhận thấy các em rất sôi nổi, hào hứng, tích cực và được người dự đánh giá cao
* Thành lập tổ, nhóm chọn trong chi đội, liên đội để tập huấn, từ đó tạo
sự lôi cuốn, hấp dẫn trong học sinh.
Phần lớn các em ở vùng khó khăn nên nói chung là e dè, ít mạnh dạn trong sinh hoạt tập thể Vì vậy để khắc phục tình trạng này thì giáo viên chủ nhiệm cần thành lập tổ, nhóm trong chi đội, liên đội để tập huấn Khi các em tham gia hoạt động của chi đội, liên đội sẽ giúp các em mạnh dạn hơn, mặc cảm
sự thua kém hay tự ti mất đi, dần dần các em bị các hoạt động tập thể lôi cuốn
Trang 8Ví dụ: Em Cẩm Tiên, Minh Hùng, Lê ly, Minh Thúy lớp 8/2 đều là học sinh có lực học từ trung bình khá trở lên nhưng các hoạt động mang tính tập thể các em lại e dè, không bạo dạn Biết được nguyên nhân này, tôi đã đưa các em tham gia vào tập huấn chi đội, liên đội của trường, đồng thời phân công cho các
em làm tổ trưởng và tổ phó Qua một học kỳ, các em đã xóa bỏ sự e dè và tỏ ra năng động trước lớp
* Giáo viên chủ nhiệm cần phải kết hợp với giáo viên tổng phụ trách đội khi tổ chức các hoạt động.
HĐNGLL là một môn học mà toàn thể hội đồng giáo dục, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường và học sinh có trách nhiệm tham gia thê kế hoạch của nhà trường Tuy nhiên, đặc trưng của bộ môn này rất gần với công tác đội Do
đó, giáo viên chủ nhiệm cần phải kết hợp chặt chẽ giáo viên tổng phụ trách đội
Và giáo viên tổng phụ trách đội cũng cần phải nghiên cứu nắm vững các chủ điểm giáo dục trong từng tháng kết hợp với công tác đội, tham mưu, cố vấn với Ban giám hiệu nhà trường lên kế hoạch hoạt động chủ điểm cho phù hợp Mặt khác tổng phụ trách đội cũng cần giúp đỡ các giáo viên chủ nhiệm còn hạn chế
về một số phương pháp, kỹ năng cơ bản khi tổ chức các hoạt động
Ví dụ: Chủ điểm tháng 2 “Mừng Đảng – Đón xuân”
Trước khi tổ chức hoạt động này, giáo viên chủ nhiệm phối hợp với giáo viên tổng phụ trách đội để bàn về thời gian, địa điểm và cách thức tổ chức giáo viên tổng phụ trách đội tham mưu cho BGH để lên kế hoạch tổ chức Sau đó, tôi
đề nghị với tổng phụ trách cho tấ cả các lớp của trường họp lại để bàn bạc tổ chức Chung hoạt động này tại sân trường Khi các hoạt động mang tính chất chung được tổ chức chung như thế này sẽ giúp các giáo viên chủ nhiệm khác sẽ rút kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau để tổ chức các hoạt động khác có hiệu quả Thêm vào
Trang 9đó lôi kéo được sự tham gia sôi nổi cảu tất cả học sinh Chất lượng tiết HĐNG cũng cao hơn
Sau đây là bản thân thiết kế của giáo viên chủ nhiệm về kế hoạch tổ chức chủ điểm này
MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN – THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG:
1 Yêu cầu giáo dục.
Giúp học sinh:
- Nhận thức được ngày thành lập Đảng, các mốc lớn và sự kiện lịch sử truyền thống vẻ vang của Đảng
- Biết ơn và tự hào về Đảng, về truyền thống cách mạng của dân tộc do Đảng lãnh đạo
- Học tập tốt, rèn luyện tốt để đền đáp công ơn của Đảng
- Củng cố và khắc sâu công ơn của Đảng đối với quê hơn đất nước
- Rèn luyện óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú, rèn luyện kỹ năng viết, vẽ
- Phát huy tiềm năng văn nghệ của lớp biết được nhiều bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi quê hương đết nước
- Càng thêm tin yêu Đảng, yêu quê hương
- Phát huy phong cách biểu diễn văn nghệ, tự tin, lạc quan yêu cuộc sống
2 Nội dung và hình thức hoạt động.
2.1 Nội dung.
- Lịch sử ngày thành lập Đảng 03/02/1930
- Các sự kiện lịch sử của Đảng
- Các bài thơ, bài hát về Đảng
- Các bài hát, bài thơ, điệu múa, kịch … ca ngợi Dảng, ca ngợi quê hương, đất nước và mùa xuân
Trang 102.2 Hình thức hoạt động.
Thi tìm hiểu
Thi viết, vẽ theo đúng chủ đề, giới thiệu những sáng tác của cá nhân của tổ
Cá nhân, tổ biểu diễn văn nghệ
3 Chuẩn bị hoạt động.
3.1 Về phương tiện hoạt động.
- Các tư liệu tranh ảnh, câu đố, câu hỏi … liên quan đến chủ đề cuộc thi
- Đáp án và thang điểm cho các câu hỏi, câu đố
- Giấy, bút, các sản phẩm viết, vẽ
3.2 Về tổ chức.
Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề cuộc thi cho cả lớp và hướng cho học sinh sưu tầm, tìm hiểu các trang ảnh, bài thơ, bài hát về Đảng Giáo viên chủ nhiệm nêu chủ đề và yêu cầu cuộc thi viết vẽ theo chủ đề
- Mỗi tổ chuẩn bị tác phẩm dự thi của mình gồm một sáng tác viết thơ hoặc văn và một sáng tác vẽ kèm theo lời bình
- Các cá nhân chuẩn bị sáng tác của mình
- Ban cán sự lớp thống nhất về nội dung, hình thức, yêu cầu của cuộc thi
- Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi và các đáp án
- Phân công các tiết mục văn nghệ
4 Tiến hành hoạt động.
Hoạt động 1: Thi tìm hiểu về Đảng.
Dẫn chương trình: Mời lớp phó văn thể mỹ bắt bài hát “Mùa xuân về” Dẫn chương trình: Kính thưa cô giáo chủ nhiệm, thưa các bạn! Để tìm hiểu truyền thống vẻ vang của Đảng Hôm nay các lớp sẽ tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng Dó là lý do của tiết sinh hoạt hôm nay
Dẫn chương trình: Đến dự tiết sinh hoạt, hôm nay tôi xin trân trọng giới