Sâu bệnh hại cói
B¸o c¸o tèt nghiÖp NguyÔn Minh Giang BVTVA – K51 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cây cói (tên khoa học là Cyperus sp) là một cây công nghiệp thuộc họ Cyperaceae. Trên thế giới, nó phân bố hẹp tập trung chủ yếu ở các vùng nước lợ, vùng ven biển nhiệt đới: Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Việt Nam. Là một cây lấy sợi có giá trị kinh tế khá cao, cây cói còn có tác dụng cải tạo mặn, cải tạo đất. Sản phẩm thu hoạch là toàn bộ thân cây (tiêm cói) sau khi phơi, sấy khô dùng làm nguyên liệu chế biến ra nhiều mặt hành thủ công mỹ nghệ (dệt chiếu, làm thảm, làn, hộp, túi xách, giỏ đựng…). Các mặt hàng làm từ cói bền, đẹp, đa dạng về mẫu mã do vậy rất được ưa chuộng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Về mặt môi trường sinh thái cói thích hợp với độ mặn từ 0,1% - 0,2%. Có đặc điểm trên cây cói là cây có vị trí quan trọng trong cơ cấu cây trồng ở các vùng ven biển, vùng ngập mặn. Với những vùng đất mặn trong đê sau khi trồng cói nồng độ mặn trong nước giảm có thể bố trí các loại cây trồng khác. Việt Nam là quốc gia đang có chiến lược mở rộng diện tích ra phía biển Đông đồng thời cũng là một trong 5 quốc gia chịu sự tác động mạnh mẽ của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu mà hậu quả của nó là nước biến dâng, sự xâm nhập mặn. Trong điều kiện toàn thế giới đang đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu thì việc nghiên cứu cây cói có thể xem là một hướng quan trọng để nhà nước giải quyết vấn đề này. Ở nước ta cây cói tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển, vùng nước lợ. Hiện nay ở Việt Nam có 26 tỉnh trồng cói, tập trung ở 3 vùng lớn là vùng đồng bằng ven biển Bắc Bộ (Thái Bình, Hải Phòng, Ninh Bình, Nam Định); vùng ven biển Bắc Trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh v.v.) và vùng ven biển Nam bộ (Trà Vinh, Vĩnh Long ). Đặc biệt với hai vùng nổi tiếng 1 B¸o c¸o tèt nghiÖp NguyÔn Minh Giang BVTVA – K51 với nghề trồng cói là ở Kim Sơn- Ninh Bình và ở Nga Sơn – Thanh Hoá nghề trồng cói và chế biến cói được xem là nghề truyền thống, sản xuất cói gắn liền với lịch sử của hai huyện và cũng là cây xoá đói giảm nghèo của người dân hai tỉnh. Cũng như những cây trồng khác, sâu bệnh luôn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cói gây thiệt hại lớn cho sản xuất cói. Đặc biệt trong nhiều năm gần đây vùng trồng cói ở thị trấn Bình Minh – Kim Sơn – Ninh Bình và Nga Tân - Nga Sơn – Thanh Hoá các loại sâu đục thân cói, rầy lưng trắng, bệnh đốm vàng ngày càng phát triển mạnh và gây hại trên diện rộng, đặc biệt là sâu đục thân cói và bệnh đốm vàng đã gây thiệt hại lớn đến năng suất, chất lượng của cói. Các loại sâu bệnh hại nói trên phát triển rất mạnh mà vẫn chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả, do chưa hiểu biết được các đặc điểm, quy luật phát sinh phát triển của các loại sâu hại, bệnh hại nói trên, cũng như trình độ canh tác của người dân ở nơi đây đang còn nhiều hạn chế. Từ tình hình thực tế nói trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu về các đặc điểm phát sinh phát triển quy luật gây hại của các loài sâu, bệnh hại cói, các biện pháp phòng trừ hiệu quả nhằm góp phần tăng năng suất, chất lượng cây cói cũng như góp phần tăng hiệu quả nhằm góp phần tăng năng suất, chất lượng cây cói cũng như góp phần tăng hiệu quả kinh tế cho người sản xuất cói là rất cần thiết. Xuất phát từ lý do trên, được sự phân công của bộ môn Bệnh cây- Nông dược, khoa Nông Học trường đại học Nông Nghiệp, được sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Văn Viên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình một số sâu bệnh chính hại cói và phòng trừ tại Nga Sơn - Thanh Hóa và Kim Sơn - Ninh Bình” trong vụ mùa 2009”. 2 B¸o c¸o tèt nghiÖp NguyÔn Minh Giang BVTVA – K51 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Xác định được sự phát sinh, mức độ độ phổ biến của sâu, bệnh chính trên cói tại Nga Sơn - Thanh Hóa và Kim Sơn - Ninh Bình” trong vụ mùa 2009. Biện pháp phòng chống hiệu quả đối với các loại sâu, bệnh hại cói. 1.2.2. Yêu cầu - Xác định được thành phần mức độ phổ biến của sâu, bệnh hại cói. - Điều tra diễn biến của một số sâu, bệnh hại cói chính trong vụ mùa 2009. - Khảo sát hiệu lực của một số thuốc đối với các loài sâu, bệnh hại cói. 3 B¸o c¸o tèt nghiÖp NguyÔn Minh Giang BVTVA – K51 PHẦN II TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu chung về cây cói 2.1.1. Đặc điểm thực vật học Cói là thực vật một lá mầm (Monocotyledones hay Liliposida) gồm cả cây trồng và cây mọc hoang dại thuộc chi cói (Cyperus), họ cói (Cyperaceae) trong bộ hoà thảo (Poales). Họ cói có 70 chi với khoảng 4000 loài phân bố rộng khắp ở các nước nhiệt đới châu á và nam mỹ, mọc hầu hết ở các vùng đất ướt, vùng đất phù sa bồi đắp gần các cửa sông ven biển, tại Việt Nam hiện biết họ cói có 28 chi với gần 400 loài [5]. Là cây thân thảo nhiều năm, thân khí sinh mọc thành cụm, với thân ngầm cứng, mập, bò lan trong đất, thường gọi là củ; thân ngầm có mùi thơm, vị cay, hơi đắng, vỏ bên ngoài đen, thịt bên trong màu trắng; thân khí sinh mọc từ thân ngầm, thường gồm 5-6 thân, mọc đứng, cứng, 3 cạnh lõm, màu xanh bóng, cao trung bình 1,5 m, có cây đạt 1,7-2,0 m, đường kính 12-15 mm, thường chỉ mang lá ở gốc. Lá mọc thành 3 dãy, hẹp hình đường, dạng lá cỏ, ít có lưỡi mác hay hình bầu dục, dài bằng nửa thân, rộng khoảng 5-10 mm và có bẹ dài; các lá ở gốc thường tiêu giảm thành các bẹ hay vẩy, bao phủ thân ngầm và gốc thân khí sinh. Cụm hoa mọc ở đỉnh, thường hình xim kép, rộng hơn dài, với đường kính 15 cm, màu xanh vàng, có mùi thơm, với 3-10 nhánh dài 3-10 cm; mang 4-10 bông nhỏ. Gốc cụm hoa có 3-4 lá bắc, rộng 8- 15 mm, dài 30 cm, hơn chiều dài cụm hoa. Các bông nhỏ hơi bị ép, dài 15-22 mm, mang 16-20 (40) hoa. Các mày hoa chất giấy, hình trứng đến hình bầu dục, xếp thành 2 dãy, trong đó 2 mày lớn ở gốc là mày trống (không mang 4 B¸o c¸o tèt nghiÖp NguyÔn Minh Giang BVTVA – K51 hoa); hoa lưỡng tính; những hoa trên cùng của bông là hoa đực hay bất thụ; nhị đực 1-3, vòi nằm trên bầu, đầu chia 2-3 núm. 2.1.2. Các giống cói chính Theo từ điển bách khoa Nông nghiệp, cói trồng có 2 loài chính là cói trắng (C.tagetiformis Roxb), hoa trắng, dáng mọc hơi nghiêng cho năng suất cao là loài được ưa chuộng hơn cả. Loài thứ 2 là cói bông nâu (C.corimborus Roxb) loại này có có thân tròn nhưng màu trắng kém, tỷ lệ cói dài ít, nên không được ưa chuộng. Một số tài liệu khác cho biết hiện đã mô tả được 45 loài trong họ cói, trong đó loài cói trồng là Cyperus malaccensis Lam. Và một số loài cỏ có quan hệ gần gũi với nó như: cói bàn tay, lác tia, cói bông cách, cói Udu thưa [5]. Theo tài liệu tổng hợp nghiên cứu về cói của Đoàn Thị Thanh Nhàn (1996), hiện nay nước ta có nhiều loài khác nhau, thuộc 30 chi. Các loài trồng trọt phổ biến là cói bông trắng (Cyperus tojet Jormis) và cói bông nâu (Cyperus corymborus). Loài cói bông trắng có năng suất và phẩm chất tốt hơn [2]. Theo tài liệu của Nông Trường Bình Minh – Kim Sơn – Ninh Bình cho biết. Hiện tại địa bàn có một số giống được trồng với diện tích khác nhau: cói cổ khoang bông trắng dạng xiên (còn gọi là búp đòng khoang cổ, khi còn nhỏ tiêm mọc xiên, đẻ nhánh thưa, thân to, tiết diện 3 cạnh rõ rệt, hoa và lá bao hoa rất to, phần tiếp giáp giữa lá bao hoa và thân khí sinh có vết khoang màu trắng rất rõ, chiều cao có thể đạt 1,8-2,2m, phơi khô cơ màu trắng sáng), cổ khoang bông trắng dạng đứng (có đặc điểm giống như cói dạng xiên tuy nhiên khi mới mọc tiêm cói thẳng đứng), cói bông nâu (còn gọi là cói chỉ, thân tròn hơn cói bông trắng, hoa nhỏ, đẻ nhánh dày, tỷ lệ cói dài thấp, ít đựơc ưa chuộng). Ngoài ra có một số giống cói được đưa từ nơi khác về như (i) cói Nhật là loại cói không chẻ, thuộc họ bấc (juncaceae) đẻ nhánh rất khoẻ, chiều 5 B¸o c¸o tèt nghiÖp NguyÔn Minh Giang BVTVA – K51 cao chỉ đạt 50 – 60cm, hiện đang trồng ở mức thử nghiệm, (ii) cói Bắc Hà – Lào Cai, là cói nước ngọt, thân tròn, thân rỗng, độ dai kém, hiện đang trồng thử nghiệm. Theo kết quả điều tra của PGS.TS. Nguyễn Văn Hoan Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội tại tỉnh Thái Bình: giống cói ở Thái Bình đựơc phân làm 2 nhóm rõ rệt do quá trình bình tuyển và di thực sâu vào vùng đất giữa. Hai nhóm giống này là cói 3 cạnh và cói thân tròn, gồm 5 giống gọi theo đặc điểm của hoa: Búp đòng khoang cổ (cói thân tròn, phân bố ở vùng ven biển - đất giữa, rất phổ biến), cói bông chẽ (cói 3 cạnh, phân bố ở vùng ven biển, ít phổ biến), cói bông hoa bát (cói thân tròn, phân bố vùng ven biển, ít phổ biến), cói bông nâu (cói thân tròn, phân bố ở vùng ven biển, ít phổ biến), hoa gấu (cói 3 cạnh, phân bố ở vùng ven biển, ít phổ biến). Trong các giống trên, giống búp đòng khoang cổ thích nghi với cả 2 vùng sinh thái ven biển và đất giữa, cho năng suất cao, chiếm diện tích lớn [6]. Theo kết quả điều tra của Đại học Nông nghiệp Hà Nội hiện tại địa bàn huyện Nga Sơn – Thanh Hoá đang trồng 2 loài cói chính là cói bông nâu (10%-20%), cói bông trắng (80% -90%). 2.1.3. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển Chu kỳ sinh trưởng của cây cói từ khi nảy mầm đến khi thu hoạch rất ngắn ( 3-4 tháng) nhưng chu kỳ khai thác có thể kéo dài 5 - 7 năm tuỳ theo kỹ thuật canh tác. Có thể chia chu kỳ phát triển của cói thành các thời kỳ sau: a. Thời kỳ nảy mầm Cói là thực vật sống lưu gốc, thân ngầm tồn tại trong đất, mỗi mắt đốt trên thân ngầm thường mang một mầm ngủ. Khi gặp điều kiện thuận lợi thì các mầm ngủ nảy mầm, sau đó mầm phát triển thành nhánh. 6 B¸o c¸o tèt nghiÖp NguyÔn Minh Giang BVTVA – K51 Ở giai đoạn này đối với ruộng cói mới cấy (1-2 dảnh) do diện tích đất trống còn nhiều nên mầm mọc ngang gần như song song với mặt đất (khoảng 2-3 cm). Đối với ruộng cói đã có tuổi ( thời gian cấy >2 năm), do diện tích đất trống không còn nhiều nên cói nhanh chóng vươn lên khỏi mặt đất và bước vào giai đoạn đâm tiêm. b. Giai đoạn đâm tiêm và quy luật đẻ nhánh Thời kỳ đâm tiêm của cói chiếm một thời gian dài trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Từ mầm 1 ở thân ngầm sẽ mọc ra 2 nhánh, hai nhánh mọc ra từ một thân mầm sẽ tạo thành hai ngọn, khi các nhánh đó nhô lên khỏi mặt đất các lá mác vẫn chưa xoè ra được gọi là sự đâm tiêm. Cói đâm tiêm liên tục, nhưng cũng có đợt cói ra rộ, thường từ 23-25 ngày có một đợt đâm tiêm. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi(cói mùa) cứ 8-12 ngày lại có một đợt đâm tiêm. Như vậy cói đâm tiêm suốt 12 tháng trong năm. Nhưng số lượng tiêm ra nhiều ít, tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: nhiệt độ thích hợp cho sự đâm tiêm là 22-28 0 C, khi nhiệt độ nhỏ hơn 12 0 C tiêm hầu như không phát triển. Những lứa tiêm ra vào tháng giêng, tháng hai chiều cao cũng chỉ phát triển tới 60-70cm thì lụi (loại này chỉ dung làm bổi) và dễ bị nấm vàng (phytoptora). Lứa tiêm hữu hiệu thường tập trung vào các đợt cuối tháng ba đầu tháng tư (cói chiêm) và vào tháng 7, tháng 8 (cói mùa). Lứa tiêm tháng 11 và tháng 12 nếu đất đai màu mỡ chăm sóc tốt sang tháng hai có thể thu được. Độ pH thích hợp để cho cói đâm tiêm khoẻ là 6,0-7,0 độ mặn 0,15%(Cl - ) mực nước càng sâu thì sự đâm tiêm càng bị hạn chế, càng chậm. Nếu ruộng luôn đủ ẩm thì sự đâm tiêm càng cao. Cói phát triển tốt nhất là cói ráo chân hoặc là 4 ngày ráo chân 1 ngày mực nước 5cm. Cói sẽ hoàn thành đâm tiêm sớm, số tiêm nhiều hơn. Cấy mống càng sâu ngày đâm tiêm xong càng lâu, bón phân NPK theo tỷ lệ thích hợp thì cói đâm tiêm nhanh và khoẻ. 7 B¸o c¸o tèt nghiÖp NguyÔn Minh Giang BVTVA – K51 Vụ cói chiêm tiêm hữu hiệu cao và ra rộ vào cuối tháng ba đầu tháng tư là lúc nhiệt độ tăng dần và bắt đầu có mưa tiết xuân phân nên cần bón phân trước thời kỳ đâm tiêm mới có thể đạt tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao. Đối với vụ mùa, tiêm hữu hiệu cao và ra rộ vào cuối tháng bảy đầu tháng tám do vậy cần bón phân trước tiết lập thu (7-8) mới có thể đảm bảo tỷ lệ tiêm hữu hiệu cao. c. Giai đoạn vươn cao Giai đoạn này bắt đầu khi lá mác vượt quá 10cm khỏi lá bẹ. Đây là thời kỳ phát huy tác dụng tổng hợp của các yếu tố: Phân bón, nước, nhiệt độ và ánh sáng đối với cây cói. Trong năm, cói vươn cao mạnh nhất vào 2 thời kỳ: Thời kỳ đầu vào khoảng trung tuần tháng tư, có mưa, nhiệt độ và độ ẩm tăng dần. Thời kỳ thứ hai vào khoảng hạ tuần tháng tám. Trong khoảng thời gian 10 ngày từ 10-20 tháng tư cây cói tăng trưởng nhanh, vươn tới 40cm sau đó cói vẫn tiếp tục vươn cao nhưng giảm dần. Nếu nhiệt độ tăng dần kèm theo có mưa dông tốc độ cói vươn cao càng nhanh, bình quân ngày đạt tới 6cm. d. Thời kỳ ra hoa và chín Thời kỳ ra hoa và chín: mầm hoa hình thành ở kẻ mác (đối với cói vụ chiêm ở miền bắc cói ra hoa rộ từ tháng 5 đến trung tuần tháng 6 khi lụi đần; vụ cói từ đầu tháng 8 ra hoa rộ, đến trung tuần tháng 9 bắt đầu lụi dần). Khi hoa từ màu trắng chuyển sang màu ngà là cói bắt đầu chín, lúc đó thân cói chuyển sang màu vàng óng, sợi cói va vào nhau phát ra tiếng động rất khẻ. 2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây cói a. Nhiệt độ Nhiệt độ thích hợp cho Cói sinh trưởng là 22-28 0 c, ở nhiệt độ thấp Cói chậm phát triển. Khi nhiệt độ thấp hơn 12 0 c Cói ngừng sinh trưởng, nếu cao 8 B¸o c¸o tèt nghiÖp NguyÔn Minh Giang BVTVA – K51 hơn 35 0 c ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của Cói đặc biệt là vào giai đoạn cuối. Ở mức nhiệt độ cao Cói nhanh xuống bộ (héo dần từ ngọn xuống dưới). b. Ánh sáng Cói cần nhiều ánh sáng ở thời kỳ đẻ nhánh, sau khi đâm tiêm và lá mác đã xoè. Ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vươn dài của cói, trong sản xuất cói trồng ở nơi có bóng rợp làm cây vươn dài, yếu cây, dễ đổ, phẩm chất cói xấu. Trồng quá dày ánh sáng thiếu cây cói dài, nhỏ cây, dễ đổ. c. Độ ẩm Độ ẩm không khí thích hợp cho sinh trưởng trên dưới 85%, giữ đất vừa đủ ẩm, mực nước trong ruộng 4-5cm d. Đất đai, dinh dưỡng Cói có thể trồng thích nghi trên nhiều loại đất: đất mặn, đất ngọt, chân cao, chân trũng, bãi bồi ven sông, ven biển. Song thích hợp nhất là trồng trên loại đất thịt phù sa màu mỡ ven biển hoặc là ven sông nước lợ độ sâu tầng đất 40-50cm trở lên, độ chua pH 6,0-7,0 độ mặn 0,1-0,2% và thoát nước tốt. e. Chế độ nước Nước cũng là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng, phát triển của cây cói. Trong cây cói nước chiếm từ 80-88%, do vậy nước là nhu cầu quan trọng để cói sinh trưởng, phát triển. Thiếu nước cói mọc kém, năng suât thấp, ngược lại úng nước ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cói. Trong thời kỳ đâm tiêm (sau trồng hoặc sau khi thu hoạch) yêu cầu mực nước trong ruộng thấp (4-5cm), tốt nhất là gữi ruộng cói ẩm. Mực nước cao hoặc úng làm cho cói đâm tiêm kém hoặc có thể làm thối mống. Thời kì vươn cao yêu cầu mực nước 5-7cm, nếu mực nước cao quá thì cói to cây, đen gốc, sợi kém bền làm cho phẩm chất kém. Tốt nhất là tưới tràn, tháo kiệt 9 B¸o c¸o tèt nghiÖp NguyÔn Minh Giang BVTVA – K51 thường xuyên sao cho lượng nước trong ruộng cói luôn thay đổi. Thời kỳ chín nếu khô hạn cói chóng xuống bộ, cần giữ ẩm. Nước ngọt giúp cây cói mọc nhanh, bốc mạnh, nhưng nước ngọt làm cho cói to cây, xốp ruột. Cói đồng thường to hơn cói bãi một phần do điều kiện chăm sóc thuận lợi hơn song chủ yếu là do nước đã bớt mặn hơn. 2.1.5. Tác dụng của cây cói Thân cói đã được dùng từ rất lâu đời để bện dây, đan chiếu, đan thảm, túi và nhiều hàng mỹ nghệ khác. Loại thân cói ngắn không sử dụng đan lát được (bổi), có thể được dùng làm nhà, làm chất đốt hay làm nguyên liệu để chế biến giấy cao cấp. Ở Việt Nam cói được dùng làm thuốc, bộ phân được dùng là thân rễ hay thân ngầm. Do có vị ngọt, hơi the, mùi thơm, tính mát nên thân ngầm được dùng làm thuốc lợi tiểu, tiêu viêm, thông huyết mạch. Theo tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam, thân ngầm chứa 3,1% tanin; 0,7% flavonoid; 0,5 tinh dầu và 0,5 alkaloid. Theo Đỗ Tất Lợi (1977) bài thuốc có củ cói dùng để chữa trẻ em gầy yếu như sau: củ cói sao vàng (40g), vỏ chuối tiêu chín còn tươi (240g), bột thịt cóc (40g), sấy khô và tán nhỏ củ cói và vỏ chuối thành bột, trộn đều với bột thịt cóc, thêm kẹo mạch nha vào thành viên. Mỗi viên 4g, ngày cho ăn 2-4 viên, chia làm 2 lần. 2.2. Tổng quan tình hình sản xuất cói 2.2.1. Tình hình sản xuất cói trên thế giới Trên thế giới, cói có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á, nhưng hiện này vùng phân bố đã mở rộng ra phía tây tới Iraq, Ấn độ, phía bắc tới Nam Trung Quốc, phía nam tới châu Úc, Indonesia. Cói cũng được nhập vào trồng ở Braxin để làm nguyên liệu cho đan lát. Thị trường tiêu thụ các mặt hàng chiếu cói ngày càng được mở rộng, lớn nhất là các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản. 10 [...]... sâu, bệnh hại cói 4.2.1 Kết quả điều tra tình hình sâu hại cói * Sâu đục thân hại cói là trong những loài sâu hại quan trọng, cần được qua tâm nhất trong các loài sâu hại cói hiện nay ở mức độ gây hại và thiệt hại do nó gây ra trên cây cói và cũng bở hiện nay chưa có một nghiên cứu nào về loài sâu này để biết được đặc điểm sinh học cũng như quy luật phát sinh phát triển và gây hại của chúng để có biện. .. chung trong tình hình sâu bệnh hại cói là chúng ta chưa tìm ra được giải pháp hữu hiệu để tiêu diệt các đối tượng này 14 B¸o c¸o tèt nghiÖp NguyÔn Minh Giang BVTVA – K51 PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu và đối tượng nghiên cứu 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu Một số sâu, bệnh chính hại trên cói như sâu đục thân cói, bệnh đốm vàng 3.1.2 Vật liệu nghiên cứu Các giống cói đang được trồng... sang màu vàng thẫm Bệnh làm cho tiêm cói thắt lại ở vết bệnh, cây héo dần và chêt Bệnh vàng ngọn gây hai ở phần ngọn Bệnh làm cho ngọn cói héo và rụng Phẩm chất cây cói giảm, tiêm cói mất đi độ bền vốn có Bệnh đốm xám và bệnh đốm vằn vết đốm có màu nâu gần giống nhau Bệnh đốm xám vết bệnh có màu xám, bệnh đốm vằn vết bệnh hinh vằn da hổ Cả hai bệnh đều làm tiêm cói bị thối ở vết bệnh, cây gãy và chết... triển, quy luật phát sinh gây hại nên chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả Biện pháp phòng trừ: hiện chưa có thuốc phòng trừ sâu đục thân cho cói Biện pháp phòng trừ phổ biến nhất vẩn là tưới tiêu hợp lý bón phân cân đối, dọn dẹp vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch Tuy nhiên có thể sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ, hạn chế sâu đục thân cho cói Khi phát hiện sâu đục thân cói có số lượng nhiều thì dùng... vật phòng trừ sâu, bệnh hại trên cói - Hiệu lực thuốc Nativo 750WG đối với bệnh đốm vàng - Hiệu lực thuốc Daconil 75WP đối với bệnh đốm vàng 3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng ruộng • Đối với sâu đục thân hại cói - Dùng khung (0,4x0.5m = 0,2m2), mỗi ruộng điều tra 5 điểm chéo góc, mỗi điểm một khung, cách bờ tối thiểu 1m Không cố định ruộng điểu tra - Đếm số tiêm cói. .. và Nga Tân – Nga Sơn – Thanh Hoá trong nhiều năm gần đây thấy có bệnh đốm vàng do nấm Curvularia Tuberculatus Sivan gây ra, và gần đây có một số loại bệnh phổ biến như bệnh héo đầu lá (vàng ngọn) gây thiệt hại lớn cho cói về năng suất mà vẩn chưa có biện pháp phòng trừ hiệu quả do vậy diển biến và mức độ gây hại của bệnh ngày càng phức tạp và tăng lên Bảng 4.2 : Thành phần và mức độ phổ biến bệnh hại. .. tình hình bệnh hại cói tại Bình Minh và Nga Tân tương tự nhau Mức độ phổ biến của bệnh đốm vàng và bệnh vàng ngọn là rất phổ biến Bệnh đốm vàng có xu hướng giảm dần về cuối vụ, còn bệnh vàng ngọn thì lại tăng lên về cuối vụ Biểu hiện bệnh đốm vàng là có nhiều vết đốm vàng trên thân cói từ ngọn xuống gốc, vết bệnh gây hại đầu tiên thường ở phần bẹ lá sát gốc sau đó lan dần ra thân Ban đầu vết bệnh có... lượng và năng suất cói Bệnh gây hại nặng vào thời có độ ẩm cao, mưa nhiều Biện pháp phòng trư: vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, tưới tiêu hợp lý kết hợp với bón phân cân đối Ngoài ra có thể sử dụng thuốc hoá học để phòng trừ bệnh Khi phát hiện có bị bệnh đốm vàng có thể sử dụng các loai thuóc trừ nấm đạo ôn của lúa Như vậy, tình hình sâu bệnh hại cói diễn biến rất phức tạp gồm nhiều loài sâu, bệnh. .. loài sâu như sâu đục thân, rầy lưng trắng, cào cào, châu chấu, bệnh đốm vàng là rất phổ biến Sâu đục thân và bệnh đốm vàng là 2 loại sâu bệnh hiện nay gây ảnh hưởng lớn nhất, rõ rệt nhất đến năng suất, chất lượng cây cói - Sâu đục thân cói (Scripophaga chrysorshoa Leller): gây hại cói chủ yếu ở phần gốc Diễn biến mật độ sâu đục thân cói khá phức tạp Mật độ sâu đạt cao nhất vào tháng 9, thấp nhất vào... hình sâu, bệnh trên cây cói có mức độ gây thiệt hại lớn với diễn biến rất phức tạp Do chưa nắm được các đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh nên các biện pháp phòng trừ vẫn chưa có hiệu quả cao Theo những người trồng cói ở Bình Minh và Nga Tân thì bệnh đốm vàng là đối tượng gây thiệt hại cao nhất về năng suất và chất lượng của cây cói trong những năm gần đây Để nắm được diễn biến về bệnh đốm hại cói trong