Xây dựng bản đồ cấp năng suất cho rừng keo lai tại tỉnh Thừa Thiên Huế
PHẦN MỞ ĐẦU 1. BỐI CẢNH CHUNG Những thập kỷ qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác phát triển trồng rừng. Từ năm 1992 đến năm 2010, chính phủ đã ban hành và thực hiện các chương trình dự án phát triển rừng, như chương trình 327 [9], dự án 661 [56]. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 147 về phát triển lâm nghiệp trong đó sẽ có 2 triệu ha rừng trồng mới vào năm 2015. Theo hướng dẫn này, Chính phủ sẽ chi khoảng 40 tỷ đồng để hỗ trợ các công ty, tổ chức trồng rừng [57]. Hỗ trợ cho trồng rừng là một trong những giải pháp để giảm nghèo nhanh và bền vững ở 61 huyện nghèo nhất Việt Nam [8]. Sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc trồng rừng đã góp phần tạo việc làm cho người dân nông thôn, cải thiện thu nhập hộ gia đình và gia tăng giá trị xuất khẩu bằng cách xuất khẩu các sản phẩm làm từ rừng trồng, như giấy và bột giấy, đồ gỗ và ván sợi nhân tạo. Bên cạnh sự hỗ trợ từ chính phủ, việc trồng rừng và tái trồng rừng đã nhận được hỗ trợ từ nhiều tổ chức phi chính phủ thông qua các dự án/chương trình phát triển Lâm nghiệp. Rừng và đất Lâm nghiệp được giao cho tổ chức, cá nhân, và hộ gia đình là một trong những chính sách Lâm nghiệp lớn ở Việt Nam. Việc giao đất, giao rừng đã thể hiện phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong phát triển Lâm nghiệp và quản lý tài nguyên rừng nhằm cải thiện sinh kế của người dân ở các vùng nông thôn, miền núi. Sau khi lệnh cấm khai thác gỗ từ rừng tự nhiên, rừng trồng trở thành nguồn cung cấp lâm sản chính của Việt Nam. Nhiều loài cây đã được trồng, chẳng hạn như Bạch đàn, Thông, Quế, các loài Keo, các loài bản địa, v.v. Mỗi loài có đặc điểm và công dụng riêng. Tuy nhiên, Keo lai là loài được người dân quan tâm nhất, bởi nó dễ trồng, chi phí thấp, có thể sống được trên đất nghèo dinh dưỡng, cho năng suất cao, có khả năng cải tạo đất và chu kỳ sản xuất đặc biệt ngắn so với các loài cây rừng khác. Gỗ Keo lai có thể được sử dụng cho xây dựng, đồ gỗ, ván ép, và đặc biệt là đối với nguyên liệu giấy. Gỗ các loài Keo được sử dụng cho xây dựng có yêu cầu chất lượng cao, thân cây lớn, đòi hỏi chu kỳ kinh doanh dài (khoảng 10-12 năm), trong 1 khi rừng Keo lai được sử dụng để sản xuất giấy nguyên liệu, đóng gói vật liệu mất khoảng 5-8 năm tùy thuộc vào giống, tốc độ tăng trưởng cũng như chất lượng đất, và khả năng đầu tư. Sản phẩm gỗ Keo lai (nguyên liệu giấy) có tiềm năng để trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh nhất trong ngành Lâm nghiệp. Theo báo cáo của tổ chức tài nguyên gỗ Quốc tế, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu chính về dăm gỗ trong một thời gian ngắn. Nếu như năm 2002, cả nước chỉ xuất khẩu khoảng 150.000 tấn dăm gỗ thì đến năm 2008, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lớn thứ tư về dăm gỗ trên thế giới, với khối lượng ước tính khoảng hai triệu tấn. Đến năm 2011, Việt Nam đã vượt qua Australia để đứng đầu thế giới về xuất khẩu dăm gỗ với sản lượng là 5,4 triệu tấn. Thị trường dăm gỗ chủ yếu là Nhật Bản và Trung Quốc, riêng Đài Loan và Hàn Quốc chiếm khoảng 10 phần trăm [116]. Việc xuất khẩu dăm gỗ, trong đó đa số là từ gỗ Keo lai, đã liên tục tăng lên trong những năm qua. Sự phát triển về xuất khẩu dăm gỗ nhờ có sự quan tâm và tham gia tích cực từ các hộ gia đình được nhận đất lâm nghiệp tham gia trồng rừng Keo lai. 2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong xu hướng phát triển kinh tế của người dân được giao đất Lâm nghiệp, cũng như để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu gỗ, đặc biệt là dăm gỗ xuất khẩu, trong những năm gần đây, công tác trồng rừng tại Thừa Thiên Huế đang phát triển mạnh, đặc biệt là trồng rừng cây Keo lai. Ở Thừa Thiên Huế, Keo lai hiện đang là loài cây chiếm ưu thế về diện tích trong rừng trồng sản xuất, đặc biệt là trồng rừng cung cấp nguyên liệu giấy. Nhu cầu về rừng trồng loài cây này ngày càng cao khi trên địa bàn có nhiều nhà máy chế biến gỗ có sử dụng gỗ Keo lai. Sự phát triển của thị trường đã góp phần thúc đẩy phát triển diện tích rừng trồng, đặc biệt đã chú trọng đầu tư trồng rừng thâm canh nhằm tăng năng suất, rút ngắn chu kỳ kinh doanh, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao độ che phủ rừng của Tỉnh cũng như cải thiện sinh kế cho người dân sống dựa vào rừng. 2 Mặc dù Keo lai hiện chiếm tỷ trọng lớn trong rừng sản xuất ở Thừa Thiên Huế, nhưng nó vẫn chưa được chú trọng nghiên cứu nhiều. Đặc biệt là khả năng dự báo năng suất để người dân có hướng đầu tư sao cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người dân mà còn có tính chất quyết định đến sự phát triển tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng trồng sản xuất. Thông thường, các nghiên cứu dự đoán sản lượng chỉ tập trung vào dự đoán sản lượng gỗ của các khu rừng, mà phần chính là thân cây. Chỉ tiêu dùng để dự báo sản lượng là dựa vào cấp đất và tuổi cây. Các nhà khoa học thường sử dụng chiều cao (thường là chiều cao tầng trội), được xem như là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp của tất cả các điều kiện lập địa, sinh thái và biện pháp kỹ thuật, cùng với chỉ tiêu tuổi cây để xác định cấp đất cho các khu rừng trồng thuần loài đều tuổi. Sản lượng dự báo thường là trữ lượng tính theo mét khối, nhưng lại khó áp dụng cho người dân, đặc biệt là rừng phục vụ cho nguyên liệu giấy, khi rừng thường được thu mua sản phẩm dưới dạng là ste hoặc là tấn (trọng lượng). Các nghiên cứu trước đây về Keo lai trên địa bàn chủ yếu chú trọng đến đặc tính sinh vật học, sinh thái học. Một số công trình nghiên cứu về sản lượng Keo lai nhưng chỉ tập trung vào xây dựng các biểu quá trình sinh trưởng mà chưa đề cập các nhân tố ảnh hưởng đến sản lượng cũng như lập bản đồ cấp năng suất cho rừng Keo lai trên địa bàn. Do đó, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rừng Keo lai và trên cơ sở đó xây dựng bản đồ cấp năng suất là rất cần thiết, không chỉ cho các nhà hoạch định chính sách mà còn thiết thực với các hộ trồng rừng Keo lai, các công ty lâm nghiệp có những ứng dụng trong việc chọn lập địa, xác định biện pháp kỹ thuật lâm sinh thích hợp nhằm nâng cao sản lượng rừng Keo lai, đáp ứng nhu cầu của thị trường, nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ gia đình sống ở vùng sâu, vùng xa có đất trồng rừng. 3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu chung Xây dựng được mô hình dự báo năng suất và lập bản đồ cấp năng suất góp phần phát triển bền vững diện tích rừng Keo lai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3 3.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng và cơ sở cho phát triển rừng trồng Keo lai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế - Xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rừng Keo lai trên địa bàn. - Xây dựng được mô hình tương quan dự báo năng suất rừng Keo lai và thể hiện dưới dạng bản đồ cấp năng suất. 4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 4.1. Đóng góp về khoa học: Góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học cho dự báo năng suất rừng nhằm phát triển bền vững diện tích rừng trồng Keo lai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Góp phần ứng dụng khoa học sản lượng rừng với công nghệ GIS vào việc thể hiện cấp năng suất rừng dưới dạng các bản đồ số hóa. Bước đầu sử dụng biến giả (biến Dummy) cho các nhân tố định tính trong tương quan hồi qui đa biến để dự báo năng suất rừng trồng. 4.2. Đóng góp về thực tiễn: Xây dựng và thể hiện năng suất rừng Keo lai dưới dạng bản đồ số tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, định hướng phát triển bền vững rừng trồng Keo lai trên địa bàn nghiên cứu, cũng như cho người dân khi sử dụng. 5. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: 5.1. Giới hạn của một số khái niệm trong đề tài: - Trồng rừng thâm canh là phương thức trồng rừng, trong đó có các hoạt động như làm đất bằng cày toàn diện hoặc đào hố bằng cơ giới (máy xúc), có sự chăm sóc và bón phân từ 1 đến 3 năm đầu theo qui trình hướng dẫn. - Trồng rừng quảng canh là phương thức trồng rừng, trong đó đất chỉ được đào hố cục bộ, không chăm sóc và bón phân trong các năm đầu hoặc có nhưng không đủ (chỉ 1 lần) và không đúng theo qui trình hướng dẫn. 4 - Sản lượng của lô rừng là sản lượng gỗ thương phẩm, bao gồm khối lượng gỗ gia dụng (gỗ xẻ) và khối lượng gỗ làm nguyên liệu (dăm gỗ), được tính bằng đơn vị tấn. Sản lượng rừng được tính là tổng khối lượng gỗ đã bóc vỏ. Năng suất rừng (tấn/ha) được tính bằng tổng sản lượng chia cho diện tích lô rừng khai thác. 5.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là những lâm phần Keo lai không phân biệt theo các xuất xứ/dòng, được trồng thuần loài, đều tuổi, bằng cây con có bầu theo phương pháp giâm hom, rừng chưa qua tỉa thưa và được tiến hành khai thác tại tuổi 6. 5.3. Giới hạn về không gian và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên các địa bàn có diện tích rừng trồng Keo lai lớn và đã có khai thác nhiều. Do đó, các huyện Quảng Điền, Phú Vang và thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) do diện tích rừng Keo lai ít và chưa tiến hành khai thác nên không điều tra trong nghiên cứu này. Số liệu nghiên cứu được điều tra, thu thập tại 327 lô rừng Keo lai được khai thác vào các năm 2010, 2011 và 2012, thuộc địa phận hành chính của 38 xã của 6 huyện/thị xã, cụ thể như bảng 1 và hình 1 như sau: Bảng 1: Tổng hợp thông tin về các lô rừng điều tra Huyện/thị xã Các xã điều tra Số lô A Lưới A Roàng, Hồng Kim, Hồng Thượng, Hồng Trung, Phú Vinh 44 Hương Thủy Dương Hòa, Phú Sơn, Thủy Bằng, Thủy Dương, Thủy Phù 49 Hương Trà Bình Điền, Bình Thành, Hồng Tiến, Hương Hồ, Hương Thọ, Hương Bình, Hương Vân 87 Nam Đông Hương Lộc, Hương Hữu, Hương Sơn, Hương Phú, Thượng Lộ, Thượng Nhật, Thượng Quảng 45 Phong Điền Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Xuân, Phong Thu 29 Phú Lộc Lộc An, Lộc Bổn, Lộc Điền, Lộc Hòa, Lộc Sơn, Lộc Thủy, Lộc Tiến, Lộc Trì, Phú Lộc, Xuân Lộc 73 TỔNG 38 xã 327 5 Hình 1: Mạng lưới các điểm điều tra, thu thập số liệu (theo tọa độ GPS) 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. PHƯƠNG PHÁP DỰ ĐOÁN SẢN LƯỢNG RỪNG TRÊN THẾ GIỚI Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu phân loại lập địa rừng cũng như phân cấp năng suất khác nhau. Do điều kiện địa lý tự nhiên, cường độ kinh doanh rừng, trình độ khoa học, kỹ thuật lâm sinh, khác nhau nên các hệ thống phân loại cũng khác nhau. Có 2 phương pháp dự đoán chính: Phương pháp trực tiếp dựa vào lượng tăng trưởng thực tế của cây rừng được sử dụng để xác định năng suất rừng. Trong khi đó, phương pháp gián tiếp sử dụng việc đánh giá, tính toán thông qua các nhân tố khác như thổ nhưỡng, địa hình, thảm thực vật, điều kiện lập địa, hoặc sự kết hợp của các nhân tố này để xác định chất lượng lập địa và năng suất rừng [72]. 1.1.1. Các nghiên cứu về phân chia lập địa và chỉ số lập địa Dựa vào nhân tố thực bì, G.F. Môrôzôp (1904) đã xây dựng nên học thuyết lâm hình, trong đó đã xác nhận kết cấu, tổ thành, sức sản xuất và các đặc điểm khác của đất quyết định điều kiện lập địa. Cajianker (1926) đã dựa vào thực vật tầng dưới để phân chia lập địa, ông cho rằng cây bụi, cỏ, địa y, quyết là vật chỉ thị tốt để phân loại. Đặc điểm cơ bản của một số cây thấp là nhạy cảm (mẫn cảm) hơn đối với điều kiện nơi mọc so với loài cây cao tầng ở trên cho nên có tính chỉ thị tốt hơn. Nhưng ở những vùng đã bị can thiệp, đặc biệt ở nơi bị can thiệp nhiều thì dùng cây chỉ thị để xác định sẽ rất khó chính xác, thậm chí là không thể được (dẫn theo [50]). Tuy nhiên việc dựa vào thực bì hay thực vật dưới tán để đánh giá lập địa thường cho kết quả không chính xác, do chúng hay bị cháy, bị động vật ăn, ít ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Do đó, phương pháp dựa vào thực vật để đánh giá lập địa phổ biến nhất là dựa vào chiều cao cây ở tuổi xác định [22]. 7 Khác với Liên Xô, tại Trung Quốc các tác giả đã sử dụng chỉ số lập địa trong quá trình phân loại lập địa. Theo phương pháp này, các tác giả nhận định rằng loài cây ở độ cao ưu thế của một tuổi chuẩn có quan hệ với sức sản xuất lập địa là mật thiết hơn so với các chỉ tiêu khác của một loài nào đó, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của mật độ lâm phần và tổ thành loài cây là nhỏ nhất. Chỉ số lập địa sau đó đã được Mỹ, Anh và Nhật Bản ứng dụng vào những năm 70 (dẫn theo [50]). Chỉ số lập địa (Site Index) hay còn gọi cấp đất là phương pháp phổ biến nhất và được chấp nhận rộng rãi để thể hiện chất lượng lập địa của rừng [72];[90]. Nó dựa trên chiều cao của cây ưu thế hoặc đồng ưu thế ở một độ tuổi nhất định. Đường cong cấp đất đã được xây dựng để dự đoán tiềm năng tăng trưởng của các cây nhỏ hơn 50 năm tuổi. Các đường cong chuyển đổi các giá trị SI của loài này sang loài khác cũng đã được thiết lập [76]. Về lý thuyết, chỉ số lập địa có thể được đánh giá trực tiếp thông qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của rừng như dinh dưỡng đất, độ ẩm, chế độ nhiệt, ánh sáng, địa hình,… tuy nhiên việc xác định ngay các nhân tố này ngoài thực địa là khó khăn. Do đó, lập địa thường được đánh giá gián tiếp. Cơ sở để đánh giá chất lượng lập địa là đất. Nhân tố này thường ổn định và có thể kiểm soát được nó ảnh hưởng đến năng suất lâm phần. Đất được coi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất rừng, bao gồm các yếu tố có tính ổn định lâu dài như độ dày, kết cấu, mức độ thẩm thấu, đá mẹ,… và những nhân tố dễ thay đổi như hàm lượng mùn, hàm lượng Nitơ, cấu trúc của lớp đất mặt… vì thế lập địa cũng không thể nào đánh giá hoàn toàn thông qua đất được [22]. Một số nhà lâm nghiệp cho rằng có thể dựa vào thực vật chỉ thị để đánh giá lập địa [88]. Điều đó có nghĩa là giữa thực vật và lập địa có mối quan hệ qua lại, có thể thông qua mối quan hệ đó để đánh giá lập địa, đánh giá năng suất lâm phần [22]. Chỉ số lập địa còn có thể được phân loại theo yếu tố hoàn cảnh môi trường. Dựa vào nhân tố hoàn cảnh, các nhà nghiên cứu lấy chỉ số lập địa là hàm số của một loạt các nhân tố lập địa làm biến số và xây dựng phương trình hồi qui đa nhân tố, 8 lấy cơ chế dự báo chỉ thị để phân loại lập địa. Những nhân tố này chủ yếu là các nhân tố môi trường vật lý, nó là căn cứ thông tin cần thiết về tính chất lập địa. Những nhân tố môi trường này tương đối ổn định và có thể căn cứ vào tính chất của chúng để phân chia các loại hình lập địa. Khí hậu và sinh trưởng cây rừng có quan hệ mật thiết, là căn cứ để chia ra các vùng lập địa, đai lập địa hoặc khu lập địa, là đơn vị phân chia trong hệ thống phân loại lập địa. Sự khác nhau về tiểu khí hậu là do địa hình và đất khác nhau chi phối (dẫn theo [50]). Trong điều kiện vùng núi, khí hậu và đất có thể thông qua địa hình để phản ảnh, cho nên địa hình là một trong những căn cứ để phân loại lập địa. Smalle (1979) đã căn cứ vào địa mạo để phân loại lập địa ở vùng cao nguyên Comberland của Mỹ. Tuy nhiên, mỗi đơn nguyên còn phải mô tả độ phì đất, cây chỉ thị và chỉ số lập địa của một số loài cây chủ yếu. Vì thế, dùng địa hình để phân chia loại hình lập địa so với phương pháp trực tiếp dựa vào khí hậu và đất thì độ chính xác thấp hơn, đặc biệt là loài liên quan với đất và khí hậu, thậm chí còn sai lầm. Một số tác giả khác cho rằng, dùng địa hình làm căn cứ phân loại lập địa thì có lúc không rõ nguyên nhân, bản chất của sự hình thành loại hình lập địa không có lợi cho việc xác định biện pháp kinh doanh rừng (dẫn theo [50]). Trong điều kiện khí hậu tương đối đồng đều thì đất là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đối với sức sản xuất của rừng và thông thường đất là căn cứ quan trọng nhất để phân loại lập địa. Sau chiến tranh ở Nhật Bản đã áp dụng hệ thống phân loại đất rừng kết hợp với sự phân chia sinh học và độ phì đất, khí hậu có thể dự báo sức sản xuất của các loài cây. Các tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu mối quan hệ giữa đất và lập địa, đến nay đã phát triển rộng ra nhiều nước. Một số tác giả đã kết hợp nhân tố môi trường với nhân tố thực bì. Thông qua quan hệ giữa nhân tố lập địa và chỉ số lập địa để xây dựng phương trình hồi qui đa nhân tố. Đánh giá chất lượng lập địa và phân loại lập địa đã được ứng dụng nhiều trong những vùng rừng thưa, ít cây và vùng rừng trồng trên diện tích lớn (dẫn theo [50]). 9 Việc dự đoán các chỉ số thực địa (SI) có thể dựa vào các mô hình hệ số sinh trưởng. Chẳng hạn như với loài thông trắng (Pinus strobus L.) hay thông đỏ (Pinus resinosa Ait.) là những loài có sinh trưởng nhịp điệu hằng năm về vòng cành. Phương pháp này thường được sử dụng khi cây rừng còn non, không thể sử dụng phương pháp đường cong truyền thống. Beck (1971) đã xây dựng mô hình chỉ số sinh trưởng để dự đoán SI cho loài thông trắng bằng cách sử dụng chiều dài các vòng cành trong giai đoạn rừng non [68]. Tuy nhiên, qui mô ứng dụng rộng rãi vẫn là con đường đa nhân tố, nghĩa là thông qua khí hậu, địa hình, đất đai và thực bì để chia ra các loại hình lập địa. Theo cách này có thể chia ra con đường nhân tố, cảnh quan. Con đường nhân tố trước đây ở Ucren (1925) và Đức đã dùng để phân loại lập địa. Còn nhân tố cảnh quan thì ở Canađa đã dùng để phân loại lập địa (dẫn theo [50]). Trường phái Ucren (Pogrepnhiak là đại diện) với tổ thành cơ bản phân loại rừng phải dựa trên cơ sở lập địa, mà các loại thực vật là cây chỉ thị tốt nhất. Trong lập địa quan trọng nhất là ánh sáng, nhiệt độ, nước, dinh dưỡng khoáng, nhưng trong cùng điều kiện khí hậu thì nhân tố nước và chất dinh dưỡng của đất là cơ bản nhất, địa hình là nhân tố quan trọng, nhưng chúng là hình thức tồn tại không gian của điều kiện sinh thái, không phải là bản thân điều kiện sinh thái (dẫn theo [50]). Một trường phái khác do Krauss đề ra năm 1926, sau nhiều năm đã được dùng ở Đức và Áo với đặc điểm là dựa vào thực bì và môi trường vật lý khí hậu với yêu cầu lâm nghiệp để phân loại lập địa. Đây là 1 hệ thống phân loại gồm nhiều nhân tố: Địa lý, địa chất, khí hậu, thổ nhưỡng, địa lý thực vật, loại thực vật Trước hết dựa vào thực bì rừng tự nhiên để phân ra các vùng sinh thái, khu sinh trưởng, sau đó mỗi vùng lại chia ra các á vùng, trong á vùng lại có các đơn vị phân loại và vẽ lên bản đồ lập địa và đánh giá tình hình sinh trưởng, sức sản xuất và đánh giá kinh doanh rừng (dẫn theo [50]). Hills (1952) đã sáng lập 1 hệ thống phân loại địa lý và đưa ra 1 thuật ngữ mới gọi là Tổng sinh cảnh và chia làm 4 lớp : Vùng lập địa- Kiểu đất (đá mẹ quyết 10 [...]... triển rừng Keo lai giai đoạn 2000 – 2010 2.1.1.4 Xác định một số nhân tố cơ sở cho việc phát triển rừng trồng Keo lai 2.1.2 Xây dựng mô hình dự báo năng suất rừng Keo lai 2.1.2.1 Phân tích hệ số đường ảnh hưởng của các nhân tố 2.1.2.2 Xây dựng mô hình theo dạng tương quan hồi qui đa biến 2.1.2.3 Kiểm tra sự thích ứng và lựa chọn mô hình phù hợp 2.1.3 Xây dựng bản đồ cấp năng suất cho rừng trồng Keo lai. .. cũng như phương pháp xử lý số liệu và phương pháp thể hiện của GIS thì việc xây dựng bản đồ cấp năng suất cho rừng trồng là rất quan trọng cho các nhà quản lý cũng như người trồng rừng có những quyết định đúng đắn trong việc đầu tư trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao Do vậy xây dựng một bản đồ cấp năng suất cho rừng Keo lai trên quan điểm phân chia hạng đất là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng... xác định trọng số cho từng nhân tố Trên cơ sở đó xây dựng bản đồ tiềm năng về năng suất cho Keo lai và Keo tai tượng cho thấy năng suất bình quân đạt từ 10-20m3/ha/năm [38] 1.2.3 Các nghiên cứu về sinh khối rừng Bên cạnh các công trình nghiên cứu về phân chia cấp đất, phân chia hạng đất cũng như dự đoán năng suất và sản lượng rừng thì các công trình nghiên cứu về năng suất sinh khối rừng cũng đã được... (2011-2015) của tỉnh Thừa Thiên Huế tại Trung tâm qui hoạch và thiết kế Nông lâm nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế Phỏng vấn hộ gia đình trồng Keo lai Trong đó chọn 3 huyện căn cứ vào số lượng các xã có tham gia trồng rừng Keo lai Trong mỗi huyện, 3 xã được chọn căn cứ vào số lượng hộ tham gia trồng rừng Keo lai Trong mỗi xã được chọn xác định 30 hộ tham gia trồng rừng Keo lai để phỏng vấn đại diện cho người sản... lai 2.1.3.1 Xây dựng các lớp bản đồ chuyên đề theo các nhân tố ảnh hưởng 2.1.3.2 Xây dựng bản đồ cấp năng suất cho rừng Keo lai 2.1.3.3 Đề xuất hướng ứng dụng bản đồ 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Nguyên tắc chung là, các phương pháp được sử dụng phải nhất quán từ bước thu thập số liệu đến xây dựng và đánh giá mô hình lý thuyết Sự nhất quán về mặt 34 phương pháp còn được thể hiện ở mặt kế thừa các công... rừng và công tác trồng rừng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000- 2010 2.1.1.1 Tìm hiểu hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1.2 Đánh giá công tác trồng rừng giai đoạn 2000 – 2010 - Tìm hiểu cơ cấu các loài cây lâm nghiệp được sử dụng trong trồng rừng tại Thừa Thiên Huế giai đoạn 2000 - 2010 - Đánh giá sự thay đổi về cơ cấu diện tích của các loài cây được trồng rừng. .. lượng của cây Keo lai Pinso và Nasi thấy rằng độ thẳng thân, đoạn thân dưới cành, độ tròn đều của thân, Ở cây Keo lai đều tốt hơn hai loài Keo bố mẹ và cho rằng Keo lai rất phù hợp cho trồng rừng thương mại [100] Từ năm 1992 ở Indonesia đã bắt đầu có thí nghiệm trồng Keo lai từ nuôi cấy mô cùng Keo tai tượng và Keo lá tràm [113] Tuy trên thế giới đã có nhiều tác giả nghiên cứu về giống Keo lai tự nhiên,... 1977 Pedgley đã xác nhận đó là giống lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm Tính chất trung gian của Keo lai so với Keo tai tượng và Keo lá tràm còn được thể hiện ở các tính trạng khác như hoa tự, hoa và hạt [70] Nghiên cứu phân tích Peroxydase isozym của Keo lai và hai loài bố mẹ cho thấy Keo lai thể hiện tính trung gian giữa hai loài Keo bố mẹ [91] Cây Keo lai còn có ưu điểm là có đỉnh ngọn... nghiên cứu về cây Keo lai và những nghiên cứu đầu tiên phải kể đến là: Nghiên cứu tiềm năng bột giấy cây Keo lai của 29 Lê Đình Khả, Lê Quang Phúc cho thấy gỗ Keo lai có tỷ trọng trung gian giữa Keo lá tràm và Keo tai tượng, có khối lượng gỗ gấp 3- 4 lần hai loài Keo bố mẹ Các dòng Keo lai được chọn có tỷ trọng gỗ và có tính co rút của gỗ khác nhau Giấy được sản xuất từ các dòng Keo lai có độ dai và... độ nhiệt, cường độ chiếu sáng) cho nuôi cấy mô Keo lai (Đoàn Thị Mai và cộng sự 1998) Nghiên cứu giống Keo lai và vai trò của các biện pháp thâm canh khác trong tăng năng suất rừng trồng của Lê Đình Khả, Hồ Quang Vinh (1998) cho thấy rằng cải thiện giống và các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác đều có vai trò quan trọng trong tăng năng suất rừng trồng Muốn tăng năng suất rừng trồng cao nhất phải áp dụng . triển rừng trồng Keo lai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế - Xác định được một số nhân tố ảnh hưởng đến năng suất rừng Keo lai trên địa bàn. - Xây dựng được mô hình tương quan dự báo năng suất rừng. hưởng đến năng suất rừng Keo lai và trên cơ sở đó xây dựng bản đồ cấp năng suất là rất cần thiết, không chỉ cho các nhà hoạch định chính sách mà còn thiết thực với các hộ trồng rừng Keo lai, các. báo năng suất và lập bản đồ cấp năng suất góp phần phát triển bền vững diện tích rừng Keo lai trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 3 3.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được hiện trạng và cơ sở cho