MẸO PHÁ TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC

2 226 0
MẸO PHÁ TRONG ĐỀ THI ĐẠI HỌC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mẹo phá "bẫy" trong đề thi trắc nghiệm (Theo VNMedia) Bài thi trắc nghiệm với thời gian làm bài ngắn và số lượng câu hỏi khá nhiều khiến thí sinh bước vào phòng thi với tâm lý căng thẳng. Vài mẹo nhỏ giúp bạn đối đầu với các môn thi trắc nghiệm đơn giản và nhẹ nhàng. Kinh nghiệm mà các bạn thủ khoa của các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) các năm trước vẫn truyền lại cho các thí sinh mới là bạn hãy tự tin vào kiến thức cũng như khả năng của bạn. Đặc biệt, các bạn cần tránh không nên dự đoán xem đề thi khó hay dễ mà hãy thư giãn và tập trung vào trả lời câu hỏi. Bẫy trong đề thi trắc nghiệm Trong xu thế những năm gần đây, đề thi đại học đang được ra theo hướng phân loại thí sinh, do đó, trong đề thi sẽ có rất nhiều bẫy đòi hỏi thí sinh phải có một nền tảng kiến thức vững chắc và sự vận dụng linh hoạt kiến thức ấy vào bài tập. Một đề thi trắc nghiệm ĐH, CĐ không đơn giản như một đề thi trắc nghiệm tốt nghiệp, thí sinh nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng phá bẫy trong đề thi là rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy, thí sinh phải học cách tìm bẫy. Một kinh nghiệm không bao giờ cũ trong làm bài thi trắc nghiệm có thể vận dụng để tìm bẫy: Câu dễ làm trước, câu khó làm sau và nên tận dụng tối đa thời gian làm bài. Trong đề thi sẽ có câu dễ, câu khó, do đó, trước khi đặt bút làm các thí sinh nên dành vài phút để xác định xem câu nào dễ hơn, câu nào khó hơn. Ưu tiên những câu dễ làm trước, câu khó sẽ giải quyết sau. Đối với các thí sinh thi khối A, B, 2/3 môn sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì việc xác định câu dễ, câu khó sẽ khó khăn hơn nhiều. Mặc dù cần phải đọc nhanh câu hỏi để làm nhưng không có nghĩa các thí sinh được phép đọc lướt một cách cẩu thả. Nhiều bẫy rất nhỏ trong đề thi, chỉ khi đọc kĩ các thí sinh mới tìm ra được. Do đó, hãy luyện tập cách nhìn câu hỏi nhanh mà vẫn bao quát được cả câu hỏi. Nếu cần các thí sinh có thể đánh dấu những từ quan trọng trong đề, điều đó sẽ giúp bạn tránh được sai sót trong quá trình làm bài. Quy tắc vàng: 1,5 phút cho một câu trả lời Một đề thi trắc nghiệm không đòi hỏi ở bạn cách giải bài mà chỉ cần biết kết quả cuối cùng mà bạn tô vào ô đáp án ra sao. Với điểm 10 tròn trịa môn Toán trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2011, Cù Gia Huy - thủ khoa Trường ĐH Quốc tế TP.HCM đưa ra lời khuyên, với 50 câu hỏi, chỉ trong 90 phút, trung bình bạn chỉ nên dành cho mỗi câu khoảng 1 phút rưỡi. Nếu qua khoảng thời gian đã định này mà vẫn chưa tìm ra được đáp án, thì nên bỏ qua câu này để làm sang câu khác, nhất quyết không nên quá đeo bám một bài toán khó mà bỏ qua những câu dễ ăn điểm khác. Kinh nghiệm từ các chuyên gia tuyển sinh, nếu thí sinh tập trung quá nhiều vào một câu hỏi mà bạn chưa hiểu hay chưa thể trả lời được, tự bạn đã gây mất thời gian và mất tinh thần do đó sẽ không thể đem lại cho bạn một kết quả cao được. Nếu như bạn đã chắc chắn về một câu trả lời nào đó, đừng quay trở lại để thay đổi nó. Xem lại câu trả lời chỉ làm cho bạn cảm thấy không chắc chắn và dễ làm bạn thay đổi ý kiến. . tránh không nên dự đoán xem đề thi khó hay dễ mà hãy thư giãn và tập trung vào trả lời câu hỏi. Bẫy trong đề thi trắc nghiệm Trong xu thế những năm gần đây, đề thi đại học đang được ra theo hướng. một đề thi trắc nghiệm tốt nghiệp, thí sinh nếu không để ý một cách cẩn thận thì sẽ rất dễ bị đánh lừa. Do đó, kĩ năng phá bẫy trong đề thi là rất quan trọng. Nhưng trước khi học cách phá bẫy,. • Mẹo phá "bẫy" trong đề thi trắc nghiệm (Theo VNMedia) Bài thi trắc nghiệm với thời gian làm bài ngắn và số lượng câu hỏi khá nhiều khiến thí sinh bước vào phòng thi với tâm

Ngày đăng: 18/04/2014, 13:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan