Tài liệu sưu tầm http://longvuit.com 1 CÁC KỸ THUẬTĐỂTHỔISÁOHAY Mục lục: I. Bài tập thở cho người mới tập sáo 1 II. Bài tập cho cách thổi ra tiếng sáo 3 1. Làm saothổi được tiếng đầu tiên ? 3 2. Kỹ thuật đánh lưỡi 5 2.1 Đánh lưỡi đơn 5 2.2 Đánh lưỡi kép 6 2.3 Kỹ thuật đánh lưỡi kép cách khác 6 2.3.1 Lưu ý 6 2.3.2 Phương pháp 7 2.3.3. Luyện tập 7 3. Kỹ thuật Ngân hơi, Rung hơi 8 I. Bài tập thở cho người mới tập sáo Tập thở, lấy hơi, là một trong những điều kiện quan trọng cho người mới tập sáo hơn tất cả. Tập thở rất quan trọng, có khi bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian để tập , nhưng nhớ là không không nên tập một cách thái quá, vì bạn sẽ mau cảm thấy chán nản. Con người không phi phàm, để giữ hơi thở cho thật lâu như ý muốn, bạn phải có sự kiên trì để cơ thể dần dần thích nghi. Cách tập: Chống 2 tay bên hông , thở vô chậm chạp, trong khi đó đếm thầm 1-2-3-4- và ghi chú là hơi thở đẩy mạnh từ 2 bên hông, mà bạn cảm thấy trên bàn tay. Khi hơi thở đầy Tài liệu sưu tầm http://longvuit.com 2 buồng phổi rồi, giữ hơi thở lại, đếm từ 1 đến 4, rồi thả lõng hơi thở ra, và đếm đến 4, tất cả những khi bạn đếm, đều là đếm thầm trong đầu bạn nhé. Tập như thế cho mỗi ngày, trước khi tập vô sáo, sau 2 tuần có thể nâng số đếm lên 6-7 và cao hơn, nhưng cũng đừng hấp tấp, thái quá, vì mỗi người mỗi khả năng, dung lượng cơ thể tiếp thu hơi khác nhau. Và khi bạn từ từ tập đều, sẽ nâng cao trình tự của bạn khá hơn. Trong trường hơp này, thì con số được nâng cao là trong mục tiêu của bạn, dầu gì đi nữa nếu cố gắng cật lực, cũng có hiệu quả trong những bài tập sau. Nếu bạn là người trưởng thành, thì lối tập cũng khác với trẻ em khi bắt đầu tập thở, trẻ em không thể tập cách thức như người lớn, trẻ em không thể thở mạnh, giữ hơi, như người lớn. Cho người mới bắt đầu tập, tôi có khuynh hướng chỉ dẫn cho bước đầu tiên, để người tập dễ quan sát, thực tập, nhưng sau nầy, bạn sẽ không cần . Như người lớn, buồng phổi chứa nhiều dung lượng hơi nhiều. Bạn cũng phải tập cách đừng phải thở hổn hễn, vì bạn sẽ phải tập những bài tập cao hơn, những đoạn nhạc cần lấy hơi thở sâu trong giữa câu nhạc, mà không bị gián đọan, bạn phải im lặng, hít nhanh giữ hơi nén trong cổ. Tập hít, thở, giữ hơi thở, để không tống một lượng hơi ra quá nhiều, có lẽ khó cho người mới bắt đầu, bạn kiên nhẫn, nỗ lực và vấn đề chỉ là thời gian, nhìn lại, bạn lại thấy đã vượt qua cái khó khăn ban đầu. Nghỉ xa hơn nữa, bạn có thể lạc quan, bởi tâm lý con người khuynh hướng kỳ lạ, và nếu có ai nghĩ rằng, có người làm được việc đó, thì mình cũng làm được.Tin tưởng rằng tập lối giữ hơi, bạn có thể chơi hết được câu cuối của bài nhạc Căn bản, hít một hơi thở sâu, trước khi chơi, hoặc đến những đoạn nhạc nghỉ, bạn cũng bắt đầu hít hơi đầy buồng phổi, rồi giữ lại, chuẩn bị sẵn sàng ngay khi vô câu nhạc, và trong khoảnh khắc giữ hơi, bạn có đủ năng lượng không khí trong lồng ngực. Đôi khi có những đọan nhạc bạn từ tốn lấy hơi, nhưng thường xuyên bạn phải lẹ làng hít hơi thật nhanh, để tránh không bị hụt hơi . Bởi vì, có những đọan nhạc độc tấu cho người chơi sáo với tốc độ nhanh, chạy ngón, hơi thở không đủ, cũng làm gián đọan với giàn nhạc. Kiểm tra hơi thở, khi chơi những đọan nhạc có nốt cao, thư giãn bắp thịt vùng cổ họng. Bạn cũng có thể tập thêm 1 kỹ thụât hít hơi khác, trong khi thổi, lấy hơi thật nhanh, và cũng ếm hơi ở cổ , nhưng ở những đọan nhạc không thấy bị gãy khúc, cách hít hơi nầy tạm thời, ngắn, khi câu nhạc chuyển đổi và phải thổi nhiều đọan nhạc đánh lưỡi kép liên tục, với cách nầy, là bạn lồng những hơi thở cực nhỏ nhiều lần, mà không thấy câu nhạc bị gãy. Lấy hơi khi thổi, đòi hỏi bạn có kinh nghiệm, lanh lẹ và có chuẩn bị . Đây cũng là hành trình của bạn, từ lúc mới bắt đầu tập luyện, cho đến khi đã thổi khá , thông thường kiểm tra lại bài nhạc mình sẽ chơi , để thấy đoạn nhạc nào để lấy hơi , đoạn nào cần phải thở sâu và hít hơi nhanh. Trẻ em bắt đầu tập sáo , thường thì hơi thở không đủ, hay ngắt chừng giữa giòng nhạc, đó cũng là kinh nghiệm cho bạn. Tài liệu sưu tầm http://longvuit.com 3 II. Bài tập cho cách thổi ra tiếng sáo Lời nhắn nhũ cho người mới bắt đầu đặt ống sáo lên môi để tập, với tâm niệm, là đừng để cho tiếng sáo nghe phì phò. Tất nhiên không dễ dàng, để có tiếng sáo tròn, đầy đặn, đẹp, cho người mới bắt đầu, một âm thanh không đúng tiêu chuẩn thổi ra, cũng được người thầy chấp nhận, vì miễn sao người mới học đã biết thổisao cho kêu được tiếng. Nhưng tôi tin rằng, với sự luyện tập, và sự chỉ dẫn, trong tương lai, tiếng sáo của 1 nốt nhạc đầu tiên được thổi ra, đó là một âm thanh đẹp. 1. Làm saothổi được tiếng đầu tiên ? Khi bắt đầu tập mím môi để phát ra âm thanh, đừng để tạp niệm trong lòng, ví dụ như làm sao tôi thổi được nguyên bài nhạc, làm sao tôi cầm ống sáo nầy một cách dễ dàng, tôi… Hãy tập trung với bài tập của mình ngày hôm nay. Ngay từ đầu, đầu tiên ngư ời tập phải thử trên huy ệt khẩu của ống sáo với môi của mình, úp lỗ thổi trên môi, rà rà t ừ từ lăn ra đến dưới môi, tìm khoảng môi, và lỗ thổi m à mình cảm thấy dễ chịu, nên nhớ l à không phải đẩy mạnh ống sáo trên môi, mà gi ữ thật nhẹ nhàng. Mỗi ngư ời có cảm giác khác nhau v ề lối mím môi, Nhớ rằng giữ lỗ thổi dưới môi dưới., Có thể mất một thời gian, v à khó để tập cho quen lối mím trên ống sáo, Nhưng với sự kiên nhẫn, và luyện tập, ngư ời tập sẽ thành tựu. Hinh1: Môi thổi với ống sáo Cách t ập mím môi: mím môi cho thẳng song song ( như đang cư ời mím) với nhau, để hở 1 lổ nhỏ trên môi, thổi nhẹ hơi thở ra Hình 2: Môi với lối mím môi thổi nhẹ Tài liệu sưu tầm http://longvuit.com 4 Môi với lối mím thổi mạnh ra nhiều h ơi hơn, Hình 3: Môi v ới lối mím môi thổi ra luồng hơi mạnh Cả hai môi trên và môi dưới phải điều hành lỗ thổi, song môi trên có phần quyết định tạo ra âm thanh. Có thể tập bằng cách mím môi chặt, chỉ để 1 lổ nhỏ trên môi vùa đủ cho luồng hơi thổi trên bàn tay của mình, để thấy cột hơi thổi ra, thành 1 đường hơi nhỏ gọn, hay luồng hơi phà tỏa ra . Bạn không thể nào tạo ra 1 âm thanh nếu không tập mình điều khiển luồng hơi thổi ra gọn. Và trên huyệt khẩu của ống sáo, tập cho kêu tiếng, từ từ thấp lên cao, nhưng chắc chắn phài cho tiếng sáo “khoẻ mạnh“. Thông thường nốt dễ kêu tiếng đểthổi là nốt thấp của giữa octave, nhưng người mới tập chọn bất cứ nốt nào cho dểđể có tiếng phát âm ra là tiếng tròn, đẹp, Ta thử tập nốt Si Khi thổi cho ra tiếng, đếm 5, ngưng lại để thở, rồi lập lại. Tập vài lần như vậy, khi đã nhuần, bước kế tiếp thổi nốt nhạc đó, và thổi cho tiếng dài hơn, nên nhớ là đừng tống hơi ra ngoài quá nhiều, để tiếng kêu có tiếng hơi, tiếng sáo phải trong, tập giữ cho tiếng nói và cổ họng thoải mái đừng để tiếng nói phát âm cùng lúc với tiếng sáo. Nào, ta có thề lấy sáo ra khỏi môi và khõang 1 phút im lặng, co giản bắp thịt vùng miệng, bằng cách làm động tác ngáp mở rộng cả cổ họng ( trong tư thế thẳng lưng), và cả lồng ngực, Với động tác thở mạnh cả lồng ngực, và cổ họng giúp cho cả cơ thể thoải mái .Khi đã tạo được tiếng sáo đầu tiên người tập chuyển qua nốt thứ hai, là 1 nốt thấp hoặc cao hơn, nốt A hoặc nốt C (Hình 4: giòng nhạc nốt A). Sau khi đã tập qua những nốt căn bản, người mới tập sẽ qua giai đoạn tập thở lấy hơi, cùng với những ngón tay, cùng với lối mím môi và kỷ thuật, cùng với sự luyện tập để tạo ra tiếng sáo trong, rõ ràng. Tài liệu sưu tầm http://longvuit.com 5 Có một số ngư ời cho rằng môi không đư ợc chuyển động khi đang thổi .Mọi sự điều chĩnh có thể được, n hưng thật là vư ớng bận khi nghĩ tới 1 điều với cảm giác như phải lượm một vật gì ngay ở dưới chân m à không không phài cúi xuống . Môi chúng ta có cãm giác tinh t ế để điều chĩnh mà tạo ra âm thanh trên ống sáo Hình 5: Hơi thổi ra trên một góc Mũi tên chỉ môi, và hơi thổi ra tr ên cạnh sắc góc của lỗ thổiđể tạo nên n ốt cao Mũi tên chỉ hơi thở và môi th ổi xuống để tạo ra nốt nhạc thâp Hình 6 2. Kỹ thuật đánh lưỡi Đánh lưỡi gồm 2 kỹ thuật: Đánh lưỡi đơn và đánh lưỡi kép 2.1 Đánh lưỡi đơn Có những cách để tập đánh lưỡi đơn, ta có thể nói chữ "tu", hay "tee", khi ta đánh lưỡi chữ" tu'"( nói như tiếng Pháp, chữ" tu" không phải "tu" theo giọng tiếng Việt, nếu không được, bạn có thể dùng chữ "tee"). Khi đánh lưỡi theo chữ "tu", là đã đem lưỡi búng về phía trước môi, và đó là theo vị trí tự nhiên cho người thổi sáo. Một số người cho rằng, người Pháp khi nói chữ " tu " không suy nghĩ, do đó có thể giải thích nhiều nghệ sĩ người Pháp chơi sáo giỏi trong những thế kỷ rồi, Trong nhửng thập niên qua, có nghệ sỉ chơi sáo nỗi tiếng trên thế giới người Pháp Jean-Pierre- Jampal Ta có thể chọn chử "tee", hay "tu" để tập, thổi 1 nốt nhạc lập lại nhiều chữ "tee, tee, tee, tee" với thời gian của chiều dài hơi thở. Làm chậm như khi bắt đầu, lập lại và giữ cường độ, . tập đánh từng chút từng chút một, Và khi đã nhuần nhuyễn, ta có 2 lối tập cho lối đánh luỡi đơn ; Tài liệu sưu tầm http://longvuit.com 6 1- Một là lối đánh lưỡi nhanh, đánh mạnh tăng tốc độ của luỡi đánh mạnh vào vòm miệng 2 - Lối thứ 2 đánh nhẹ nhàng như hơi thở, đánh luỡi một cách nhẹ nhàng tới vòm miệng 2.2 Đánh lưỡi kép Đánh lưỡi kép với chữ staccato tiếng Ý, có nghĩa là" riêng biệt". Tiếng Pháp gọi là " detache", cũng có nghĩa riêng biệt người Anh diễn tả gọi "tonguing" Đánh lưỡi kép nhanh, là sự bao gồm xen kẽ của chữ "tu", từ đầu lưỡi đánh mạnh vào vòm miệng, chữ "ku" tạo thành từ chính giữa., cuối lưỡi trên thành nóc miệng. Nó sẽ ít bị làm thành chuổi từ khó đọc nhanh, và đúng câu hơn là âm thanh đầu. Một lần nữa, chon 1 nốt nhạc bạn muốn thổi, lần nầy bạn sẽ liên tục từ "tu ku tu ku tu ku" cho tới khi hơi thổi ra . Khi tôi tập đánh lưỡi kép tôi tập chữ "tu" và chữ"ku" riêng biệt, chữ "ku" thì nốt khác, cho tới khi 2 chữ nối chính xác hòan tòan, Cách thức nầy cũng chưa hòan tòan lắm, (và chữ"tu ku") nếu được chuẩn bị trong lúc tập một cách cố gằng nỗ lực. Đánh lưỡi kép là kỷ thuật đánh lưỡi, cộng với các kỷ thuật chạy ngón trên thang âm, và chạy ngón. Cách tâp thành công với nhiều lối đánh lưỡi kép, tập 1 đọan nhanh phấn khởi, rồi sôi nỗi, tập cho trôi chảy từng đọan nhạc, rồi nối những đoạn nhạc với nhau . Hãy chuẩn bị dự kiến cho từng đọan kỷ thuật, tránh đừng thái quá, quá nhiều kỷ thuật staccato ( đánh lưỡi kép ) đem vào trong bài nhạc, Có những điểm chính, là biết ngừng lại đúng, để thưởng thức bài nhạc, đừng để tạo sự nhàm chán, mệt tai, Dù trong trường hợp nào, nên nhớ kỷ thuật chỉ là phương tiện tạo nên những âm thanh và, âm nhạc làm cho người nghe cảm thấy thoải mái . 2.3 Kỹ thuật đánh lưỡi kép cách khác 2.3.1 Lưu ý - Thứ nhất: các bạn đã tập thành thục lưỡi đơn. - Thứ hai: ngón của bạn đã khá nhanh. - Thứ ba: phải có sự kiên nhẫn cao, tập từ dễ đến khó, từ chậm đến nhanh. Nên tập nhuần nhuyễn các bài tập lưỡi kép trước khi bước vào các tác phẩm. Vì sự nôn nóng dễ dẫn đến sai lầm trong việc tập lưỡi kép, khi các bạn đã đánh lưỡi kép sai rồi, thành thói quen rồi thì việc sửa lưỡi lại cho đúng còn mất thời gian hơn nhiều so với tập đúng ngay từ đầu. Các bạn cũng đừng đặt ra cho mình một khoảng thời gian nào là phải luyện xong lưỡi kép, như vậy sẽ tạo áp lực về tâm lý cho bạn bởi tập đánh lưỡi kép cần sự thoải mái về tâm lý và thả lỏng về cơ thể. Tài liệu sưu tầm http://longvuit.com 7 2.3.2 Phương pháp Đánh lưỡi kép là trình bày những chùm kép bằng cách đánh lưỡi vào tất cả các note thường là nhanh hoặc rất nhanh với yêu cầu các note phát ra phải rõ ràng. Trước tiên các bạn phải tập đọc lưỡi kép trước khi bắt tay tập trên sáo. Một số tài liệu có ghi phương pháp đọc lưỡi kép phải phát âm chữ: Tốc cô tốc cô tốc cô……hoặc tắc ka tắc ka tắc ka……tôi nghĩ là chưa chính xác vì khi phát âm chữ “tốc” không cùng dấu với chữ “cô” và chữ “tắc” không có cùng dấu với chữ “ka”. Trên thực tế chữ ‘tốc” khi ta phát âm lưỡi sẽ bật mạnh và khi ta phát âm chữ “cô” lưỡi sẽ cử động nhẹ hơn. Vì thế những bạn theo phương pháp này khi đã tập thành công lưỡi kép vẫn còn bị một khiếm khuyết. Đó là lúc trình bày một chùm kép gồm những note có cao độ khác nhau thì không sao. Nhưng khi trình bày một chùm kép gồm bốn note “Đô” chẳng hạn thì những note “Đô” này được phát ra với cao độ không bằng nhau, note “Đô” nào rơi vào chữ “Tốc” sẽ có cao độ cao hơn những note “Đô” rơi vào chữ “cô”. Có 3 cách đánh lưỡi kép dành cho 3 âm vực: Thấp-Trung-Cao Âm hình thứ nhất: chùm 4 kép. -Thấp: tu ku tu ku - tu ku tu ku -Trung:ta ka ta ka - ta ka ta ka -Cao:ti ki ti ki - ti ki ti ki ti ki Âm hình thứ hai: một note đơn và hai note kép -Thấp:tu tu ku - tu tu ku -Trung:ta ta ka - ta ta ka -Cao:ti ti ki - ti ti ki 2.3.3. Luyện tập -Khi đã đọc nhuần nhuyễn hai loại âm hình trên với tốc độ nhanh, các bạn có thể bắt đầu chuyển sang tập với cây sáo. Các bạn có thể tham khảo các bài tập đánh lưỡi kép trong cuốn dạy thổisáo của Đức Tuỳ hay Hồng Thái có bán ở các nhà sách. -Các bạn cần tập từ chậm đến nhanh đểcác ngón tay có thể đáp ứng kịp với lưỡi. Đối với những đoạn chạy dài hơi, ví dụ như trong bài “Anh vẫn hành quân” hay “Cùng hành quân giữa mùa xuân”…các bạn cũng cần tập từ chậm đến nhanh, chia nhỏ đoạn chạy kép đó ra để tập sau đó mới ráp lại thành một khúc chạy hoàn chỉnh. Một mẹo nhỏ là các bạn học thuộc lòng đoạn chạy kép đó rồi bắt đầu tập trên sáo mà không cần nhìn sách, lúc đó tư tưởng sẽ không bị phân tán, mà chỉ để ý đến ngón tay. Như vậy đoạn chạy kép sẽ luyện nhanh hơn. -Cách giữ nhịp khi đánh lưỡi kép: Trong khi đánh lưỡi kép các bạn chỉ nên đập 1 nhịp ở đầu mỗi ô nhịp lúc đã tăng tốc độ lên cực nhanh thì hai ô nhịp mới đập một nhịp; như vậy thì nhịp của bài mới được giữ ổn Tài liệu sưu tầm http://longvuit.com 8 định. 3. Kỹ thuật Ngân hơi, Rung hơi Ngân hơi, một kỷ thuật giúp cho câu nhạc mượt mà . Không phải cuối câu nhạc, mới dùng kỷ thuật ngân hơi, mà tùy thuộc vào sự diễn tà tình cảm của người chơi sáo, và của câu nhạc Có 2 loại ngân hơi 1. Loại ngân hơi như ca sĩ nam trẻ con, hát giọng Tenor cao,ngân hơi bụng.Thông thường giòng nhạc phẳng lặng, nếu như1 hoặc 2 nốt trong câu nhạc không có kỷ thuật ngân hơi. 2. Loại ngân hơi thứ 2 gọi là rung cổ, lối rung cổ họng là bật ra những tiếng ho nhanh và liên tục. Nếu như không thay đổi cách ngân, và rung, trong bài nhạc chắc hẳn giòng nhạc sẽ tẻ nhạt. Nhiều người cho rằng ngân hơi, thì tốc độ ngân không được thay Tài liệu sưu tầm http://longvuit.com 9 đổi.Thực sự cơ thể con người có khả năng cảm nhận mãnh liệt trong cuộc sống, từ giấc ngũ yên tĩnh,đến cơ thể vận động năng lượng để chạy việt giã, chạy nước rút cả dặm. Âm nhạc cũng vậy, sự cảm nhận, để thay đổi các tốc độ ngân, rung hơi trong câu nhạc còn tùy thuộc mỗi nốt nhạc và cường độ của giòng nhạc đó. Nếu trong quá trình để bắt đầu tập sáo, mục tiêu kế tiếp là tập ngân hơi, rung hơi trong cổ họng, bởi vì làm cho tiếng sáo đẹp hơn,khuyến khích người bắt đầu tập,cũng như gíup họ tập trung vào âm thanh thổi ra. Vậy thì ngân hơi là gì và từ đâu xuất phát ? Ngân hơi là nhịp đập của âm thanh, hình thành bởi sự vận chuyển liên tục của tiếng được phát ra nhiều hay ít tạo ra áp lực cho hơi thở. Và từ đâu xuất phát? Hơi thở như một thiết bị lạ lùng, điều khiển xen kẽ liên tục các lực, sức ép, do sự cảm nhận và phản ứng của màng chắn các bắp thịt . Bạn có thể thổi 1 nốt nhạc, dùng hơi thở thổi tạo nên tiếng ha-ha-ha-, chậm và riêng từng chữ nhả ra. Bạn cảm thấy bắp thịt vùng cổ họng phải chịu phản ứng cho sự điều khiển của hơi thở và màng chắn cơ bắp có phản ứng rung lên. Vả lại, người chơi sáo cần trau dồi nhiều hơn về kỷ thuật ngân hơi và rung( cổ họng). Vậy bạn có thể bắt đâu vào chữ ha-ha-ha-ha, thổi rõ từng tiếng một , bạn sẽ không thấy gì là khó khăn, thổi từng nốt một,khác bịêt,và riêng rẽ. Bạn thổi lại nhưng mau hơn ha-ha-ha-ha, rồi lập lại, nhanh hơn. Và như vậy, quá trình tập,ngân nhanh thì sẽ không còn phát ra chữ "h" mà là nốt nhạc chạy đều một cách hòan toàn như gợn sóng của áp suất. Khi bạn có thể thổi nốt nhạc ngân nhanh nhất mà bạn có thể,dùng máy nhịp ghi lại,theo đó mà tập cho có thể nhanh hơn nữa.Mục tiêu nào để mang lại kết quả ngân dài trên nốt nhạc,bạn thử tập thường xuyên theo phương pháp sau. Tài liệu sưu tầm http://longvuit.com 10 Trong phần tập trên, tập thường xuyên,đúng,rất quan trọng. Tránh không để cho tiếng ngân do dự, không đều, không rõ ràng, thành một thói quen xấu. Khi bạn đã chơi sáo một cách thành thạo, bạn có thể ngân nhanh hay chậm trên một nốt nhạc thoải mái tùy theo sự diễn tả tình cảm câu nhạc.Trong khi đó, bạn vẫn phải tập luyện trong khuôn khổ của kỷ thuật , và cho dù bạn đã thành thục, mỗi ngày có 3 phút để tập ngân hơi . Nếu bạn muốn thực tập đúng, ngân hơi nhanh, chậm và thổi ra đều liên tục, thì đây là kỷ thuật bạn phải tập. Cho người bắt đầu,bạn phải tập có phương pháp, về sau bạn có thể thực hiện ngân nhanh hay chậm và ngân như thế nào trên 1 đoạn nhạc chậm. . ka ta ka -Cao:ti ki ti ki - ti ki ti ki ti ki Âm hình thứ hai: một note đơn và hai note kép -Thấp:tu tu ku - tu tu ku -Trung:ta ta ka - ta ta ka -Cao:ti ti ki - ti ti ki 2.3.3. Luyện tập . thanh đẹp. 1. Làm sao thổi được tiếng đầu tiên ? Khi bắt đầu tập mím môi để phát ra âm thanh, đừng để tạp niệm trong lòng, ví dụ như làm sao tôi thổi được nguyên bài nhạc, làm sao tôi cầm ống. sâu và hít hơi nhanh. Trẻ em bắt đầu tập sáo , thường thì hơi thở không đủ, hay ngắt chừng giữa giòng nhạc, đó cũng là kinh nghiệm cho bạn. Tài liệu sưu tầm http://longvuit.com 3 II. Bài