1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Thủ thuật để viết tin hay doc

9 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 158,83 KB

Nội dung

Thủ thuật để viết tin hay Phải khẳng định để viết được một tin báo chí không khó. Tuy nhiên viết một tin hay lại là chuyện không hẳn phóng viên nào cũng nắm chắc các nguyên tắc. Thông thường chúng ta vẫn nhắc đến nguyên tắc “ 5 W” + “1 H” để giải quyết vấn đề căn bản của tin, gồm Ai (Who)? Cái gì (What)? Ở đâu (Where)? Khi nào (When)? Tại sao (Why)? và Như thế nào (How)? Bài viết này đề cập đến một góc nhìn khác để hướng tới việc viết một sản phẩm báo chí tốt nhất. Tường thuật Muốn viết hay phóng viên cần phải để ý đến nhiều điều. Nhưng trước tiên, phải nhận thức được rằng không thể viết một bài hoàn hảo nếu không thu thập tin tức đầy đủ. Chỉ bằng cách đưa tin thật chắc phóng viên mới hiểu đầy đủ về đề tài để viết. Tường thuật tốt gồm các chi tiết, các lời trích dẫn v.v làm cho bài viết sâu sắc, sống động hơn với những lời trích dẫn và lời mô tả, cùng các giai thoại và thí dụ về những nhân vật có thật mà độc giả có thể thấy, nghe được và cảm nhận ngay, thay vì dùng các khái niệm mơ hồ, tổng quát. Rõ ràng, giản dị Tính trong sáng là yếu tố quan trọng của một bài viết hay. Bài viết cần gắn gọn, tránh dùng từ không cần thiết. Phóng viên nên sử dụng ngôn ngữ thường ngày, tránh dùng các thuật ngữ hay tiếng lóng, từ ngữ chuyên ngành. Dùng các từ và câu đơn giản dễ hiểu. Không dùng những từ ngữ nhàm chán, được dùng quá nhiều đến độ mất hết ý nghĩa, chẳng hạn “các địa điểm nghỉ mát sang trọng” và “những lời đồn đại như đổ thêm dầu vào tình hình chính trị bấp bênh”. Cố đừng đưa nhiều ý vào một câu và không tìm cách gợi sự khâm phục của độc giả bằng việc dùng những chữ bóng bẩy, to tát. Chẳng hạn, thay vì dùng “giải giáp” có thể dùng “giảm bớt quân số”. Dài hơn một chút nhưng dễ hiểu hơn. Nếu gặp khó khăn trong khi viết bài, hãy tưởng tượng như là phóng viên đang kể chuyện cho một nông dân hoặc một người quen bán hàng ngoài chợ. Một bài viết hay có chất lượng giống như một câu chuyện tự nhiên. Đó là cách chúng ta nói chuyện, và chức năng của phóng viên cũng là truyền đạt, kể chuyện. Dùng danh từ và động từ mạnh Dùng những động từ rõ và chắc. Các động từ “động” hay hơn là “bị động”, ví dụ: “Cảnh sát bắt kẻ tình nghi” hay hơn là “kẻ tình nghi bị cảnh sát bắt”. Các danh từ rõ và chắc hay hơn hay là danh từ tổng quát, mơ hồ, chẳng hạn: “Một em vị thành niên” hay hơn là “một thiếu niên”. Tránh dùng quá nhiều tính từ và trợ động từ. Thực tế rất hay gặp tình huống phóng viên thêm chữ mà không thêm nghĩa. Các động từ và danh từ mạnh để lại một ấn tượng mạnh trong tâm trí độc giả. Nhưng cũng đừng phóng đại. Diễn tả, đừng kể lại Dùng các chi tiết và ví dụ cụ thể để minh hoạ cho các điểm tổng quát, và dùng các từ, câu rõ nghĩa nhất có thể. Đừng chỉ cho độc giả biết rằng công viên đó “đẹp”. Từ đó mơ hồ quá, khó hình dung. Công viên đó đẹp như thế nào? Hãy mô tả các loại hoa, cây cối và hồ nước, mầu sắc và mùi hương. Đừng chỉ nói với độc giả rằng, căn nhà đó “cũ”, hãy cho họ thấy bằng cách mô tả nước sơn bị tróc, cửa ngõ bị hoen rỉ và cửa sổ bị vỡ kính. Đừng chỉ nói với độc giả rằng chị bán rau “vui vẻ”, mà hãy tả cho họ thấy nụ cười của chị ngoác rộng đến mang tai. Tường thuật hay, dựa trên tài quan sát giỏi, làm cho độc giả cảm thấy họ đang có mặt tại chỗ với phóng viên. Làm cho độc giả thấy, nghe, cảm nhận, hiểu. Cũng quan trọng không kém là cho độc giả thấy người trong câu chuyện đang làm gì. Sử dụng con số Số liệu rất quan trọng vì chúng góp phần làm cho độc giả tin vào điểm chính của câu chuyện. Nếu phóng viên viết một bài về nạn dịch HIV, độc giả muốn biết rằng có bao nhiêu người đã bị nhiễm vi rút đó. Nhưng hầu hết các số liệu đều không có nghĩa gì mấy nếu không được so sánh với một số liệu khác. Nếu phóng viên nói đến con số người mắc bệnh AIDS năm nay, nên so sánh con số đó với năm ngoái, so sánh cả hai con số với toàn thể dân số. Tường thuật về các số liệu chưa đủ. Phóng viên cần phải giải thích về các lý do đem lại các thay đổi về các số liệu đó. Phải giải thích tại sao số người mắc bệnh AIDS gia tăng? Không có câu trả lời đó, các số liệu giảm ý nghĩa. Hãy lựa chọn cẩn thận các con số cần dùng. Nếu phóng viên đưa quá nhiều vào trong một bài viết, độc giả sẽ ngủ gục. Hãy thử xem phóng viên có còn tỉnh táo nữa hay không sau khi đọc đoạn tin về gieo cấy vụ mùa: Thạch Thất đã cấy 9.000 hecta lúa, tương đương với 80%, Đan Phượng 11.700 hecta, bằng 53,9%, Mê Linh 2.300 hecta, bằng 40%, Mỹ Đức 12.155 hecta, bằng 85%, Thanh Oai 35.800 hecta, bằng 50%. Quốc Oai 85 hecta, bằng 79%, Thường Tín 30.000 hecta, bằng 64%, Thanh Trì 46.000 hecta, bằng 56%, Phúc Thọ 8.000 hecta, bằng 60,6%. Chắc chắn chỉ có các độc giả cực kỳ quan tâm đến các số liệu này mới có thể đọc tiếp. Có thể phóng viên đã thu thập được nhiều số liệu, nhưng không nên trút hết những gì có được vào bài viết. Chỉ dùng những số quan trọng nhất. Mỗi khi có thể được, hãy tính tròn con số lại. Thay vì viết 11,235,684 người, hãy viết 11,2 triệu. Thay vì 48,75% du khách là người Nhật Bản, hãy viết “gần một nửa”. Khi cần thiết nên so sánh con số để độc giả dễ hiểu. Chẳng hạn, cơ thể con người chứa đựng hàng chục ngàn cây số mạch máu. Nhiều quá, khó hình dung. Thử viết “tổng chiều dài các mạch máu trong cơ thể người có cuốn được hai vòng trái đất”. Con số nay đã biến thành hình ảnh, dễ hiểu hơn. Nhịp điệu và đa dạng Văn hay có vần điệu riêng. Trước tiên là cuộc cách mạng xanh. Nay đến cuộc cách mạng Gen. Đoạn mở đề này trong bài nói về thay đổi trong nông nghiệp tại Thái Lan. Hai câu này ăn nhịp với nhau. Mỗi câu viết theo một cấu trúc tương tự như nhau. Làm như vậy khiến cho sự khác biệt giữa hai từ chính “xanh” và “gen” nổi bật. Lời lẽ của bài viết cũng nên thích hợp với ý nghĩa của câu chuyện. Nếu phóng viên viết về một tai nạn làm nhiều người chết, lời văn nên chững chạc nghiêm chỉnh. Nếu viết phóng sự về một người bán tò he, giọng văn nên có vẻ dí dỏm, thoáng đạt. Đọc và viết lại Đây điều vô cùng quan trọng, nhưng rất nhiều phóng viên hay bỏ qua. Sau khi phóng viên viết xong một bài, đừng tự mãn cho rằng đó là xong. Hãy đọc lại một lần nữa, cắt xén bài một cách mạnh bạo. Hãy tự hỏi: Làm sao để nói rõ thêm nữa? Làm sao để làm cho giản dị hơn nữa? . Thủ thuật để viết tin hay Phải khẳng định để viết được một tin báo chí không khó. Tuy nhiên viết một tin hay lại là chuyện không hẳn phóng viên nào. hướng tới việc viết một sản phẩm báo chí tốt nhất. Tường thuật Muốn viết hay phóng viên cần phải để ý đến nhiều điều. Nhưng trước tiên, phải nhận thức được rằng không thể viết một bài hoàn. không thu thập tin tức đầy đủ. Chỉ bằng cách đưa tin thật chắc phóng viên mới hiểu đầy đủ về đề tài để viết. Tường thuật tốt gồm các chi tiết, các lời trích dẫn v.v làm cho bài viết sâu sắc,

Ngày đăng: 09/07/2014, 07:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w