1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho người lao động tại công ty TNHH Saigon Morin Huế

125 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 517,92 KB

Cấu trúc

  • PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ (9)
    • 1. Tính cấp thiết của đề tài (9)
    • 2. Mục tiêu nghiên cứu (10)
      • 2.1. Mục tiêu tổng quát (10)
      • 2.2. Mục tiêu cụ thể (10)
    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (11)
      • 3.1. Đối tượng (11)
      • 3.2. Phạm vi nghiên cứu (11)
    • 4. Câu hỏi nghiên cứu (11)
    • 5. Phương pháp nghiên cứu (12)
      • 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu (12)
      • 5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu (14)
    • 6. Quy trình nghiên cứu (15)
    • 7. Bố cục đề tài (16)
  • PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (16)
  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TRONG (17)
    • 1. Cơ sở lý luận (17)
      • 1.1. Khái niệm về quản trị nhân sự và công tác đãi ngộ nhân sự (17)
      • 1.2. Vai trò của công tác đãi ngộ nhân sự (18)
      • 1.3. Tổ chức công tác đãi ngộ nhân sự (18)
      • 1.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất (23)
    • 2. Nội dung của công tác đãi ngộ nhân sự (0)
      • 2.1. Đãi ngộ tài chính (0)
      • 2.2. Đãi ngộ phi tài chính (0)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ TẠI KHÁCH SẠN (38)
    • 1. Thông tin cơ bản về công ty TNHH Saigon Morin Huế (38)
    • 2. Tổng quan về khách sạn Saigon – Morin Huế (38)
      • 2.1. Quá trình hình thành và phát triển (38)
      • 2.2. Tầm nhìn và sứ mệnh của khách sạn Saigon Morin Huế (40)
      • 2.3. Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn (41)
    • 3. Phỏng vấn chuyên sâu (49)
      • 3.1. Về tiền lương, tiền thưởng (50)
      • 3.2. Về phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi xã hội (50)
      • 3.3. Về điều kiện, môi trường làm việc (51)
      • 3.4. Về đào tạo (52)
      • 3.5. Về cơ hội thăng tiến (52)
    • 4. Phân tích và đánh giá tình hình đãi ngộ nhân sự ở công ty (53)
      • 4.1. Thực trạng đãi ngộ về tài chính (53)
      • 4.2. Thực trạng đãi ngộ phi tài chính (70)
    • 5. Phân tích ý kiến đánh giá của nhân viên về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty (73)
      • 5.1. Mô tả đối tượng nghiên cứu (73)
      • 5.2. Kết quả thống kê về mức độ đánh giá theo từng nhóm yếu tố của nhân viên tại công ty TNHH Saigon Morin Huế (85)
    • 6. Đánh giá chung về vấn đề đãi ngộ nhân sự tại khách sạn Saigon Morin Huế (93)
      • 6.1. Thành tựu (93)
      • 6.2. Hạn chế (95)
  • Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ (96)
    • 1. Định hướng hoạt động của khách sạn Saigon Morin Huế trong thời gian tới (96)
    • 2. Giải pháp về chính sách đãi ngộ cho người lao động tại khách sạn Saigon Morin (96)
      • 2.1. Về tiền lương, tiền thưởng (96)
      • 2.2. Về phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi xã hội (98)
      • 2.3. Về điều kiện, môi trường làm việc (98)
      • 2.4. Về đào tạo (99)
      • 2.5. Về cơ hội thăng tiến (100)
    • 3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (100)
  • PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (16)
    • 1. Kết luận (101)
    • 2. Kiến nghị (101)
      • 2.1. Kiến nghị với khách sạn (101)
      • 2.2. Kiến nghị với nhà nước (102)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (104)

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SAIGON MORIN HUẾ Họ và tên VÕ THỊ PHƯƠNG[.]

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong phần này bố cục gồm 3 chương:

Chương I Cơ sở lý luận và thực tiễn về đãi ngộ nhân sự trong doanh nghiệp

Chương II Thực trạng công tác đãi ngộ nhân sự tại công ty TNHH Saigon Morin Huế Từ đó rút ra được những điều đã làm được và chưa làm được.

Chương III: Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đãi ngộ cho người lao động tại công ty TNHH Saigon Morin Huế.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÃI NGỘ NHÂN SỰ TRONG

Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm về quản trị nhân sự và công tác đãi ngộ nhân sự:

- Quản trị nhân sự là nghệ thuật chọn lựa những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất và chất lượng công việc của mỗi người đều đạt tới mức tối đa có thể được.

(Giáo trình Quản trị doanh nghiệp – TS Nguyễn Khắc Hoàn)

- Chức năng của quản trị nhân sự liên quan đến các công việc hoạch định nhân sự, tuyển mộ, tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện và phát triển nghề nghiệp của nhân viên.

- Quản trị nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản trị, bởi con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng nhất của mỗi một doanh nghiệp Do đó, việc làm thế nào để thu hút được nhân tài cho doanh nghiệp là việc làm mà ban lãnh đạo luôn quan tâm

- Đãi ngộ nhân sự là quá trình chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và qua đó góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.

- Đãi ngộ nhân sự là một quá trình trong đó mọi nhà quản trị đều có trách nhiệm từ việc xây dựng các chính sách đãi ngộ đến việc tổ chức thực hiện các công tác đãi ngộ trong doanh nghiệp.

- Đãi ngộ nhân sự phải hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động Đãi ngộ nhân sự giúp đạt được mục tiêu của doanh nghiệp thông qua lao động có hiệu quả của đội ngũ nhân sự.

- Đãi ngộ nhân sự là sự thừa nhận và nhìn nhận của doanh nghiệp về các nỗ lực của nhân viên Là quá trình bù đắp các hao phí lao động của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần.

(Bải giảng Quản trị nguồn nhân lực – TS Lê Quân)

Vậy, đãi ngộ nhân sự đầu tiên là phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chính sách lương thưởng, về trợ cấp, phụ cấp,… Dựa trên đó, ban lãnh đạo đề ra các chính sách

“trên luật” nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ nhân viên hiện tại và thu hút thêm nguồn lao động giỏi trên thị trường.

1.2 Vai trò của công tác đãi ngộ nhân sự: Đãi ngộ nhân sự có vai trò vô cùng quan trọng, không chỉ với xã hội nói chung mà còn đối với mỗi người lao động nói riêng Đãi ngộ nhân sự giúp cho doanh nghiệp giữ chân được người tài, giúp cho người lao động có thêm động lực để cống hiến sức lao động, và giúp cho xã hội thêm phần văn minh, tốt đẹp Cụ thể như sau: a Đối với doanh nghiệp

- ĐNNS giúp thu hút được nguồn nhân lực có tay nghề cao đến với doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- ĐNNS là điều kiện để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Góp phần duy trì nguồn nhân lực ổn định, có chất lượng cho doanh nghiệp. b Đối với người lao động: ĐNNS nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, từ đó tạo động lực kích thích người lao động làm việc với hiệu quả cao nhất. c Đối với xã hội ĐNNS giúp duy trì được nguồn nhân lực ổn định và có chất lượng cho xã hội.

1.3 Tổ chức công tác đãi ngộ nhân sự:

Xây dựng các chính sách đãi ngộ nhân sự đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc:

- Kinh nghiệm và thâm niêntích

- Yếu tố kỹ năng, trình độ, trách nhiệm của công việc a Tập trung dân chủ: Quá trình xây dựng các chính sách đãi ngộ phải có sự tham gia của người lao động và các đối tượng liên quan như: công đoàn,… b Kết hợp khoa học – thực tiễn: Cần vận dụng các kiến thức khoa học và quy luật khách quan vào quá trình xây dựng chính sách để đảm bảo tính khả thi khi xây dựng chính sách. c Cân đối, hài hòa: Chính sách phải đảm bảo quyền lợi cho tất cả các đối tượng có liên quan.

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đãi ngộ nhân sự:

Sơ đồ 1: Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đãi ngộ nhân sự Đãi ngộ

- Lương bổng trên thị trường

1.4.1 Môi trường bên trong: a Chính sách của công ty:

Một nhà quản trị tài ba là biết đề ra các chính sách đãi ngộ phù hợp, nhằm giữ chân đội ngũ nhân viên hiện tại và thu hút lực lượng lao động giỏi trên thị trường, nhưng vẫn giữ được sự cân bằng về chi phí. b Văn hóa công ty:

Văn hóa công ty được coi là đặc trưng của mỗi doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến đến việc đề ra các chế độ lương, thưởng cho nhân viên Đối với những công ty có bề dày lịch sử thành lập lâu năm thì sẽ có lợi thế trong việc hoàn thiện những chính sách đãi ngộ Ngược lại, với những công ty mới thành lập thì sẽ phải đối mặt với những vấn đề khó khăn hơn như chi phí, doanh số bán hàng, nên chưa có cơ hội quan tâm nhiều đến đời sống, mong muốn của nhân viên. c Hiệu quả kinh doanh của công ty

Công tác đãi ngộ nhân sự phụ thuộc một phần rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của công ty Công ty phát đạt, giàu mạnh, không thể không nhắc đến công lao của người lao động Họ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nên việc doanh nghiệp đưa ra các chính sách đãi ngộ nhằm khen thưởng cũng như khuyến khích người lao động nỗ lực hơn nữa trong tương lai là điều tất nhiên Điều này giúp cho người lao động cảm thấy công lao của mình được đền bù xứng đáng, từ đó làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty ngày một phát triển hơn. d Cơ cấu tổ chức của công ty:

Cơ cấu tổ chức của công ty là tổng hợp những bộ phận khác nhau nhưng có mối liên hệ chặt chẽ, cùng phối hợp để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp Theo đó, tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà mỗi công ty có mỗi cơ cấu khác nhau Với những công ty lớn, cơ cấu tổ chức thường phức tạp và nhiều cấp bậc, do đó việc Ban quản trị cấp cao sâu sát,gần gũi, quan tâm sẽ diễn ra khó khăn hơn so với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, ít cấp bậc quản trị Do đó, ở những công ty có cơ cấu tổ chức giản đơn thường những chính sách đãi ngộ sẽ đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của nhân viên một cách toàn diện hơn.

Nội dung của công tác đãi ngộ nhân sự

1 Thông tin cơ bản về công ty TNHH Saigon Morin Huế:

- Tên công ty: Công ty TNHH Sài Gòn Morin Huế, là công ty trực thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn.

- Tên giao dịch tiếng anh: Saigon Morin Hotel.

- Trụ sở giao dịch: 30 Lê Lợi - Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí và vận chuyển.

2 Tổng quan về khách sạn Saigon – Morin Huế:

2.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Tọa lạc tại vị trí tốt nhất của thành phố Huế với bốn mặt tiền: Hùng Vương – Trương Định – Hoàng Hoa Thám và Lê Lợi, bên dòng sông Hương thơ mộng và cầu Tràng Tiền lịch sử, khách sạn Saigon Morin Huế nổi tiếng với kiến trúc Pháp với bề dày lịch sử 117 năm Khách sạn ra đời từ năm 1901 cùng với khách sạn Sofitel Metropole (Hà Nội), là một trong những khách sạn hiếm hoi còn lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước, Morin không chỉ biết đến là khách sạn có mặt đầu tiên của miền Trung Việt Nam mà còn là một trong những biểu tượng kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam, gắn liền với giá trị thời gian, giá trị lịch sử và văn hóa.

Năm 1901, ông chủ khách sạn là Borgaert - người sáng lập ra nhà máy xi măng Long Thọ (1898).

Năm 1904, sau cơn bão năm Thìn, khách sạn bị hư hỏng nặng, ông cho sửa và đồng thời nhượng lại cho nhà tư sản A.Guérin.

THỰC TRẠNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ TẠI KHÁCH SẠN

Thông tin cơ bản về công ty TNHH Saigon Morin Huế

- Tên công ty: Công ty TNHH Sài Gòn Morin Huế, là công ty trực thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn.

- Tên giao dịch tiếng anh: Saigon Morin Hotel.

- Trụ sở giao dịch: 30 Lê Lợi - Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

- Ngành nghề kinh doanh: Dịch vụ lưu trú, ăn uống, vui chơi, giải trí và vận chuyển.

Tổng quan về khách sạn Saigon – Morin Huế

2.1 Quá trình hình thành và phát triển:

Tọa lạc tại vị trí tốt nhất của thành phố Huế với bốn mặt tiền: Hùng Vương – Trương Định – Hoàng Hoa Thám và Lê Lợi, bên dòng sông Hương thơ mộng và cầu Tràng Tiền lịch sử, khách sạn Saigon Morin Huế nổi tiếng với kiến trúc Pháp với bề dày lịch sử 117 năm Khách sạn ra đời từ năm 1901 cùng với khách sạn Sofitel Metropole (Hà Nội), là một trong những khách sạn hiếm hoi còn lưu giữ những giá trị lịch sử và văn hóa. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử đất nước, Morin không chỉ biết đến là khách sạn có mặt đầu tiên của miền Trung Việt Nam mà còn là một trong những biểu tượng kiến trúc Đông Dương tại Việt Nam, gắn liền với giá trị thời gian, giá trị lịch sử và văn hóa.

Năm 1901, ông chủ khách sạn là Borgaert - người sáng lập ra nhà máy xi măng Long Thọ (1898).

Năm 1904, sau cơn bão năm Thìn, khách sạn bị hư hỏng nặng, ông cho sửa và đồng thời nhượng lại cho nhà tư sản A.Guérin.

Năm 1907, ông A Guérin nhượng lại cho anh em gia đình Morin vừa từ thành phố Hải phòng vào làm nghiệp chủ Từ đó, cái tên Morin có mặt trong đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, du lịch của Huế suốt hơn một thế kỷ qua.

Năm 1929, được coi là thời kỳ thịnh vượng nhất của khách sạn Morin tính từ khi ra đời Lúc này, khách sạn có nhiều gian phố cho thuê, 70 phòng ngủ, nhà hàng 120 chỗ ngồi, quầy café, quầy rượu, cửa hàng thịt, rạp chiếu bóng, một xưởng làm nước đá, một xưởng may, một kho chứa hàng lớn

Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (09/3/1945), toàn bộ Pháp kiều ở Huế đều bị bọn Nhật giam lỏng ở tòa khâm sứ (Đại học Sư phạm Huế ngày nay) và khách sạn Morin.

Cũng từ đó, khách sạn Morin trở thành nơi trú ẩn của người Pháp ở Huế.

Năm 1954, sau khi người Pháp rút quân về nước theo tinh thần hiệp định Giơ-ne- vơ, người đại diện hãng buôn Morin ủy quyền lại cho ông Nguyễn Văn Yến được tự do kinh doanh Theo khế ước, ngày 21/6/1955, ông Martin - đại diện các thừa kế của ông Morin đã bán cho ông Nguyễn Văn Yến toàn bộ cơ sở. Ông Nguyễn Văn Yến kinh doanh chưa được bao lâu thì năm 1957, Ngô Đình Cẩn tịch thu toàn bộ cơ sở Morin và giao cho chính phủ Saigon thuê làm Trường Đại học Huế. Đến năm 1963 - chế độ Diệm Nhu bị lật đổ - Trường Đại học Huế trở thành tài sản toàn dân cho đến năm 1975.

Năm 1990, sau thời gian dùng làm trường Đại học Huế - khu Morin được trả về làm khách sạn quốc tế đúng với giá trị đích thực của nó.

Trong những năm 1992-1993, nhờ vị trí trung tâm, Morin đã thu hút được khá nhiều khách Tây ba lô Để phát huy được vị thế ưu việt của khách sạn, vào giữ năm 1994, Công ty Saigon Tourist Morin Huế ra đời (là đơn vị liên doanh giữa Ban Tài chính tỉnh ủy Tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh nay là Tổng Công ty

Du lịch Saigon TNHH MTV).

Sau thời gian nâng cấp cải tạo, ngày 26/3/1998, tỉnh Thừa Thiên Huế và Công ty được công nhận đạt chuẩn 3 sao với 127 phòng ngủ Đây là khách sạn sang trọng nhất và tọa lạc tại vị trí đẹp nhất của thành phố Huế.

Vào tháng 9/2001, khách sạn được công nhận là khách sạn đạt chuẩn 4 sao đầu tiên tại Thừa Thiên Huế.

Tháng 10/2004, Công ty Saigon Tourist Morin Huế được đổi tên thành Công ty TNHH Saigon Morin Huế là đơn vị liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Saigon và Công ty Cổ phần Du lịch Hương Giang với 178 phòng ngủ. Đến cuối năm 2006 đầu 2007, khách sạn tiến hành cải tạo và nâng tổng số phòng ngủ lên 180 phòng.

Quy mô khách sạn hiện nay, với 180 phòng ngủ, 01 nhà hàng quốc tế ( Le Jules Ferry) công suất sử dụng từ 500 - 1000 khách, 01 nhà hàng Cung Đình ( Le Royal), 01 nhà hàng sân vườn (Le rendez Vous) được du khách quốc tế đánh giá là đẹp nhất thế giới;

01 nhà hàng tầng 3 (Le Panorama), 01 phòng họp quốc tế với sức chứa trên 500 chỗ, 01 phòng họp VIP và khu vui chơi giải trí Crown Club.

Khách sạn Saigon - Morin Huế được biết đến là địa chỉ đỏ khi du khách đến Huế, tự hào là nơi đón tiếp các đoàn khách cao cấp của Đảng và Nhà nước, các đoàn chính khách quốc tế trong các chuyến viếng thăm và làm việc tại Huế.

2.2 Tầm nhìn và sứ mệnh của khách sạn Saigon Morin Huế: a Tầm nhìn:

Khách sạn Saigon Morin Huế phấn đấu trở thành khách sạn năm sao hàng đầu ở Huế, đồng thời là một trong những khách sạn có chất lượng dịch vụ tốt nhất khu vực miền Trung. b Sứ mệnh:

Khách sạn Saigon Morin Huế cam kết cung cấp sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Đối với khách hàng: Một lòng tận tụy phục vụ nhằm:

- Cung cấp những dịch vụ cao cấp mang bản sắc Việt Nam.

- Đáp ứng đến từng chi tiết nhu cầu cá nhân của khách.

- Đảm bảo một môi trường an toàn, an ninh. Đối với nhân viên:

- Ghi nhận, khen thưởng và đánh giá cao lòng trung thành, sự cống hiến, thành quả xứng đáng và tính sáng tạo của nhân viên.

- Tạo mọi cơ hội để phát triển chuyên môn nghề nghiệp, thăng tiến cá nhân cùng với mức lương và môi trường làm việc tốt nhất.

- Ủng hộ và đề cao lòng tự hào nghề nghiệp, tạo mọi điều kiện để nhân viên vận dụng kinh nghiệm, kiến thức kỹ năng và khuyến khích tinh thần đồng đội trong công việc. Đối với Hội đồng thành viên: Chúng ta tạo nên thành quả cao nhất bằng cách:

- Bảo toàn tài sản và tối ưu hóa lợi nhuận.

- Xây dựng và phát triển thương hiệu khách sạn Saigon Morin.

2.3 Chức năng, nhiệm vụ của khách sạn: sinh.

- Khách sạn cung cấp cho khách du lịch những dịch vụ phục vụ nhu cầu lưu trú.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống và các dịch vụ bổ sung kèm theo:

+ Tổ chức sản xuất, chế biến các món ăn phục vụ khách bảo đảm chất lượng vệ

+ Tổ chức công tác lưu thông: bán các sản phẩm do các nhà sản xuất khác cung cấp: rượu, bia, thuốc lá, nước ngọt,…

- Tổ chức các hoạt động văn hóa vui chơi giải trí cho khách lưu trú và khách ngoài khách sạn như: tổ chức triển lãm, trưng bày sản phẩm điêu khắc, sản phẩm truyền thống,hội nghị khách hàng, tiệc cưới,… là điểm hoạt động văn hóa để thu hút khách trong và

- Vận chuyển khách du lịch: Bảo đảm các yêu cầu đưa đón khách đến khách sạn, đi tham quan các điểm du lịch trong và ngoài tỉnh.

- Các dịch vụ khác thực hiện do khách yêu cầu như: hướng dẫn tham quan, phiên dịch, đănh kí vé máy bay, tàu hỏa, điện thoại, photocopy, phục vụ trọn gói các hội nghị, hội thảo quốc tế.

- Khách sạn Saigon Morin là cơ sở kinh doanh phục vụ lưu trú, nơi sản xuất chế biến và tiêu thụ những dịch vụ hàng hóa đáp ứng những nhu cầu về ăn ngủ, vui chơi giải trí, vận chuyển và các nhu cầu khác của khách.

Phỏng vấn chuyên sâu

Để tăng độ tin cậy cho bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với 5 nhân viên tại các bộ phận nhân sự, bếp, massage và kế toán về cảm nhận, ý kiến, đề xuất của họ đối với chính sách đãi ngộ của công ty (Xem bộ câu hỏi phỏng vấn ở phần phụ lục A – Trang 103) Tổng hợp các ý kiến trên, tác giả rút ra được một số kết luận như sau:

3.1 Về tiền lương, tiền thưởng:

Nhân viên tại khách sạn đa phần đã gắn bó với nơi đây hơn mười năm Có một số người được ban giám đốc tạo điều kiện cho thuyên chuyển qua các bộ phận khác nếu sau một thời gian làm việc mà không thấy thích hợp Điều này vừa giúp cho người lao động được làm công việc họ yêu thích, vừa giúp cho khách sạn đỡ tốn kém chi phí và thời gian trong việc sa thải và tuyển dụng nhân viên mới Tất cả mọi người đều cố gắng nỗ lực phấn đấu trong mỗi ngày làm việc để được thăng tiến, phát triển trong sự nghiệp Điều này cho thấy lòng trung thành của nhân viên tại Saigon Morin được đánh giá rất cao.

Nhân viên tại khách sạn cảm thấy hài lòng với chính sách tiền lương, tiền thưởng.

Họ khẳng định: về mặt này, Saigon Morin hơn hẳn các khách sạn 4 sao khác Tiền lương của công ty được trả dựa vào bậc lương và doanh thu mỗi tháng Điều này được đánh giá là hợp lý bởi nó công bằng và là động lực để nhân viên đẩy nhanh doanh số cho khách sạn.

Một nhân viên quản lý khu vui chơi cho rằng: xét về lương, thưởng thì Morin hơn hẳn các khách sạn bạn, ví dụ như khách sạn Hương Giang Những khách sạn bạn còn rất khó khăn và hạn chế về tiền lương thưởng Morin như thế này là đã hài lòng lắm rồi.

Tiền thưởng tại đây được nhận lên đến tháng 15, 16 trong năm, không phải chỉ là tháng 13 như các doanh nghiệp khác Một nhân viên tại phòng nhân sự cho biết, trước đây chị làm tại khách sạn Xanh được năm năm, nhưng những chính sách thưởng dành cho nhân viên của khách sạn Xanh không bằng với Morin, chị cảm thấy rất hài lòng với các chính sách thưởng mà ban lãnh đạo của Saigon Morin đã đề ra.

3.2 Về phụ cấp, trợ cấp và phúc lợi xã hội:

Một nhân viên phòng Kế toán chia sẻ rằng: “Có thể tiền lương ở Morin không bằng các nơi khác, nhưng những trợ cấp của công ty về đồng phục, về những bữa ăn hàng ngày đã giúp cho tôi rất nhiều.”

Một bộ phận lớn nhân viên cho biết họ cực kỳ hài lòng về mặt nghĩ dưỡng, du lịch của Morin Giám đốc công ty thực sự đã dành một khoản đầu tư rất lớn cho nhân viên có cơ hội giải trí, học hỏi tại các địa điểm trong nước (Resort, biển,…) lẫn ngoài nước (HànQuốc, Trung Quốc, Dubai,…).

Saigon Morin Hotel luôn thực hiện đầy đủ các chính sách về các loại bảo hiểm, đặc biệt là chăm lo sức khỏe cho CBCNV Khách sạn thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần vào khoảng thời gian tháng 6 hàng năm tại bệnh viện Việt - Pháp hoặc Phòng bảo vệ sức khỏe Cán bộ tỉnh Thừa Thiên Huế. Được may mắn cùng tham dự tiệc Staff Party 2018 với nhân viên của khách sạn, tác giả nhận thấy đây là một dịp để “mắt thấy tai nghe” những gì ban lãnh đạo dành cho nhân viên về khoảng vui chơi, giải trí Nhân viên được khách sạn chiêu đãi tiệc buffet trang trọng, bên cạnh những tiết mục văn nghệ giao lưu giữa các phòng ban, bộ phận còn có quay xổ số trúng thưởng với tổng giá trị lên đến 500 triệu đồng bao gồm nhiều phần quà hấp dẫn, trong đó giải đặc biệt là số tiền mặt 50 triệu đồng.

3.3 Về điều kiện, môi trường làm việc: Điều kiện, môi trường tại đây rất được đảm bảo Chị quản lý về vật tư chia sẻ rằng nhân viên cũng như khách hàng đều rất an tâm với nguồn cung ứng thực phẩm đầu vào. Saigon Morin cam kết sẽ cố gắng nỗ lực tìm kiếm đối tác cung cấp trên cả nước là những tập đoàn uy tín, đáng tin cậy và luôn đặt lợi ích an toàn trước lợi ích chi phí.

Một nhân viên bếp chia sẻ: “Tôi hài lòng với điều kiện làm việc ở đây, đề xuất cái gì là có cái đó, Giám đốc luôn kêu gọi tinh thần tiết kiệm, nhưng khi chúng tôi đề xuất, Giám đốc luôn xem xét công bằng và tạo mọi điều kiện để chúng tôi hoàn thành công việc một cách tốt nhất Mặc dù vậy, nhưng nếu được có ý kiến, tôi mong muốn khách sạn cung cấp thêm nhân lực cho bộ phận Bếp và Nhà hàng để công việc được tiến hành một cách chu toàn hơn, tránh trễ nãi cho công việc chung của khách sạn.”

Một nhân viên khác có ý kiến rằng: “Tôi hài lòng với chính sách đãi ngộ nơi đây, tuy chỉ có một mong muốn là khách sạn được sơn lại toàn bộ, vì đã thành lập trên 100 năm nên tường đã bị tróc sơn không ít chỗ nhưng tôi biết việc làm này rất khó bởi tốn không ít chi phí của khách sạn.”

Thông qua những ý kiến trên cho thấy Ban lãnh đạo công ty đã thực sự quan tâm đến điều kiện, môi trường làm việc của nhân viên, luôn tạo cho nhân viên không khí làm lãnh đạo công ty cần cân nhắc như chi phí cho nguồn cung ứng, tình hình thiếu hụt nguồn lao động, tân trang lại cơ sở vật chất.

Một số nhân viên mong muốn có cơ hội được tham quan nhiều hơn tại khách sạn bạn để có cơ hội mở mang tầm mắt, được học tập, tiếp thu những điều mới mẻ mà Morin chưa làm được Một số nhân viên đã lớn tuổi nên cơ hội đào tạo và mong muốn được đào tạo bị hạn chế Họ mong muốn lớp trẻ sau này được bồi dưỡng kỹ năng nhiều hơn nữa để sáng tạo hơn trong các món ăn, cách bày trí, thực đơn và được nâng cao về kiến thức chuyên môn để Saigon Morin phát triển hơn nữa.

Một số cá nhân khác lại cho rằng chính sách đào tạo ở Morin rất tốt Bởi có những người được công ty đầu tư và hỗ trợ rất nhiều tiền để được đi học, kể cả ở nước ngoài. Bên cạnh đó cũng có những người đã chủ động đề xuất và được ban giám đốc công ty phê duyệt cho phép tham gia lớp đào tạo mong muốn, điều đặc biệt là trong quá trình đi học, nhân viên đó vẫn được nhận lương như ngày làm việc bình thường Đây là một chính sách mà không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được.

3.5 Về cơ hội thăng tiến:

Cơ hội thăng tiến là tiêu chí rõ nhất cho thấy cho thấy bản lĩnh và tham vọng của từng nhân viên Một số người muốn “yên vị” tại vị trí hiện tại, bởi họ đã quen việc, và họ thừa hiểu nếu thăng chức, sẽ có mức lương cao hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc trách nhiệm cũng nặng hơn Những cá nhân này thuộc nhóm người thích một cuộc sống an yên, không sóng gió, không cạnh tranh Cơ hội thăng tiến đối với họ không có cũng chằng sao.

Phân tích và đánh giá tình hình đãi ngộ nhân sự ở công ty

4.1 Thực trạng đãi ngộ về tài chính:

4.1.1 Thực trạng đãi ngộ tiền lương:

Hình thức trả lương được pháp luật quy định tại Điều 94 Chương VI Bộ Luật Lao động (BLLĐ) – 2012 như sau: Điều 94 Hình thức trả lương

1 Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.

2 Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản.

* Mức tiền lương tối thiểu vùng mà pháp luật quy định là: 3.530.000 đồng.

- Khách sạn Saigon Morin Huế hiện tại đang áp dụng 02 hình thức trả lương:

* Đối với việc trả lương hàng tháng được áp dụng theo quy chế trả lương của công tính của việc trả lương này là khuyến khích được sức lao động sáng tạo ở CBCNV và bảo đảm hài hòa quan hệ lao động, sự hợp lý giữa những vị trí công tác với nhau Vẫn lấy hệ số làm chuẩn sau đó cho tổng quỹ lương:

Ví dụ: Đối với bảng lương nhân viên:

Cấp Chức danh quản lý

Nhân viên tổ chức - hành chính, kế toán, kinh doanh tiếp thị, thống kê, vật tư, vi tính, bảo trì

Nhân viên pha chế, phục vụ bàn, bán hàng, lái xe, thu ngân, phụ bếp, phụ bánh, phục vụ phòng, thủ kho bộ phận.

Nhân viên bảo vệ, hành lý, phục vụ Câu lạc bộ sức khỏe, giặt ủi, cây cảnh, cắm hoa, vệ sinh và nhân viên các dịch vụ khác.

Bảng 3: Bảng lương nhân viên tại khách sạn Saigon Morin Huế

(Nguồn: phòng KHTC khách sạn Saigon Morin Huế)

Loại A: Áp dụng với người có trình độ Đại học.

Loại B: Áp dụng với người có trình độ Cao đẳng.

Loại C: Áp dụng với người có trình độ Trung cấp và người lao động phổ thông.

Bậc 1: Áp dụng đối với nhân viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm làm việc.

Và cứ 3 năm 1 lần, người lao động được nâng bậc lương Ví dụ: nhân viên học cao đẳng mới ra trường làm việc ở bộ phận nhà hàng sẽ nhận được mức lương với hệ số 2.5 (loại B bậc 1) Sau ba năm làm việc, mức lương được tăng lên với hệ số 2.75 (loại B bậc

2) Cứ như thế cho đến bậc 7.

Hệ số công việc được xác định trên từng loại công việc, khối lượng, chất lượng công việc, trình độ kỹ năng chuyên môn và bằng bản mô tả công việc của từng cá nhân.

Hệ số này là hệ số được điều chỉnh (tính bằng phần trăm trên hệ số chuẩn quy định tại bảng lương nêu trên) Mỗi lần điều chỉnh, tỉ lệ điều chỉnh không vượt quá + 20% hoặc - 20%.

Việc phân chia hệ số lương như vậy gây ra một hạn chế lớn đó là doanh nghiệp đang dựa vào bằng cấp để trả thù lao, chứ không phải là năng lực đích thực của họ Điều này gây không ít thiệt thòi cho những nhân viên học trung cấp mới ra trường hoặc lao động phổ thông nhưng đã có kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, trình độ đáng kể Ban lãnh đạo công ty cần phải đưa ra những biện pháp để việc trả lương được công bằng, đúng với năng lực của mỗi cá nhân.

Căn cứ trên tổng quỹ lương hàng tháng, căn cứ vào ngày công làm việc thực tế và hệ số công việc được hưởng…thì tiền lương hoàn thành trọn tháng của cá nhân sẽ được khách sạn tính toán trả như sau:

∑ quỹ lương được duyệt Lương cá nhân

= ∑ (ngày công x hệ số lương cá nhân)

X ngày công X hệ số cá nhân

TT Chức danh công việc Bậc

1 Sửa chữa điện dân dụng

- Mức lương 3.777.100 4.024.200 4.341.900 4.730.200 5.330.300 5.824.500 Sửa chữa điện; sửa chữa lắp đặt

Bảng 4: Thang bảng lương của nhân viên Kỹ thuật

(Nguồn: Phòng KHTC khách sạn Saigon Morin Huế)

* Đối với tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, chi trả các chế độ phép, khách sạn Saigon Morin Huế xây dựng thang bảng lương theo hướng dẫn tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và được đăng ký tại phòng Lao động Thương binh và xã hội thành phố Huế trên cơ sở kế thừa Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004. Đối với hình thức trả lương làm căn cứ đóng BHXH được thể hiện trong Hợp đồng lao động trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên.

- Tiền lương được chi trả một lần vào giữa mỗi tháng sau (từ ngày 15 đến ngày 18 DL) bằng tiền Đồng Việt Nam qua thẻ rút tiền tự động (ATM).

Như vậy, so với quy định của pháp luật, Công ty TNHH Saigon Morin Huế đã tuân thủ đúng về hình thức trả lương cũng như thời điểm trả lương Chính điều này đã tạo ra sự yên tâm cho người lao động Trước hết là không xảy ra tình trạng nợ lương người lao động như một số đơn vị du lịch trên cùng địa bàn Thừa Thiên Huế.

Mặt khác, tại điều 90, Bộ luật lao động có quy định: “Mức tiền lương tối thiểu của người lao động không thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định” So sánh với thực tiễn trả lương của khách sạn Saigon Morin Huế, chúng ta thấy ở đơn vị này đã lương cao hơn mức tối thiểu vùng (3.530.000đ) Cụ thể, bình quân lương của người lao động năm 2017: 4.750.000đ/người/tháng và năm 2018 là 5.050.000đ/người/tháng Đây là chế độ đãi ngộ về tiền lương nổi bật mà tác giả nhận thấy rõ tại khách sạn Saigon Morin Huế.

4.1.2 Thực trạng đãi ngộ tiền thưởng:

Tại điều 103, Bộ luật Lao động quy định về tiền thưởng: “Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động”.

Tiền thưởng tại khách sạn Saigon Morin bao gồm: Thưởng hàng tháng, 06 tháng,

01 năm, thưởng đột xuất và thưởng dịp lễ, tết.

Theo quy chế về thi đua khen thưởng, mỗi tháng, các phòng ban/bộ phận tiến hành họp bình xét danh hiệu thi đua: “Cá nhân xuất sắc nhất của bộ phận” Tiêu chuẩn được quy định như sau:

+ Từ 01 đến 24 CBCNV trong 01 phòng ban/bộ phận: 01 cá nhân xuất sắc

+ Từ 25 đến 40 CBCNV trong 01 phòng ban/bộ phận: 02 cá nhân xuất sắc

+ Từ 41 đến 60 CBCNV trong 01 phòng ban/bộ phận: 03 cá nhân xuất sắc

+ Trên 60 CBCNV trong 01 phòng ban/bộ phận: 04 cá nhân xuất sắc.

Biên bản họp của các phòng ban/bộ phận được gửi về phòng KHTC để tổng hợp trình Hội đồng thi đua khen thường Hội đồng sẽ tiến hành họp xét các danh hiệu thi đua. Trong đó, có nội dung bình xét cá nhân tiêu biểu của khách sạn trong số cá nhân tiêu xuất sắc mà các bộ phận đề xuất.

+ Phần thưởng cho cá nhân xuất sắc nhất bộ phận: 200.000đ/người.

+ Phần thưởng cho cá nhân tiêu biểu của khách sạn: 1.000.000đ/người.

+ Gương người tốt việc tốt: 200.000đ/người.

Việc trao phần thưởng sẽ được trao và tuyên dương tại phiên họp giao ban tuần đầu tiên của tháng (Hình ảnh) Danh sách các danh hiệu thi đua của tháng sẽ được niêm yết tại nhà ăn tập thể của CBCNV.

Phân tích ý kiến đánh giá của nhân viên về chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty

5.1 Mô tả đối tượng nghiên cứu: Đặc điểm mẫu điều tra:

Tổng số bảng hỏi điều tra là 155 bản, thu về 155 bản và có 150 bản hợp lệ được sử dụng làm dữ liệu nghiên cứu và cho kết quả sau:

Trong tổng số 150 nhân viên điều tra, số lao động nam chiếm 82 người, tương ứng với 54.67% trong tổng số người điều tra; số lao động nữ chiếm 68 người, tương ứng với 45.33% trong tổng số người điều tra Kết quả này cho thấy sự tương đối cân bằng, không quá chênh lệch về giới tính, phù hợp với tính chất công việc tại khách sạn.

Biểu đồ 1: Đặc điểm về giới tính

Trong tổng số 150 người điều tra, được chia thành 4 nhóm tuổi như sau:

Nhóm 18 – 25 tuổi: chiếm số lượng ít nhất với 11 người, tương ứng với 7.3%

Nhóm 26 – 35 tuổi: có 34 người, tương ứng với 22.67%, là nhóm có số lượng thấp thứ hai.

Nhóm 36 – 45 tuổi là nhóm có số lượng chiếm nhiều nhất với 58 người, tương ứng với 38, 67%.

Nhóm >45 tuổi: có 47 người trong tổng số 150 người điều tra, tương ứng với 31.33%.

Kết quả này cho thấy hai nhóm tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất là nhóm 36 – 45 tuổi và nhóm > 45 tuổi Điều này chứng minh rằng khách sạn có nhóm lao động không trẻ Điều này dẫn đến một số ưu điểm cũng như hạn chế nhất định sau:

 Nhân viên là những người đã gắn bó với khách sạn trên 8 năm, họ đa phần là những người làm việc lâu năm, rành việc, biết mọi ngỏ ngách trong khách sạn Dẫn đến kết quả là tốc độ làm việc và tính chính xác cao.

 Có kinh nghiệm trong việc xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra.

 Họ biết được đâu là khách quen, đâu là khách VIP của khách sạn, họ nằm lòng những thói quen, sở thích của khách, từ đó biết cách làm sao để khách hàng được hài lòng nhất Đôi khi, nhân viên này lại được nhiều khách hàng quý mến, thì đây lại là một thuận lợi của khách sạn Song, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

 Đôi khi, những kinh nghiệm họ tích lũy bao lâu nay không đúng với thực trạng bây giờ Nhưng họ vẫn một mực cho đó là đúng và thường xuyên áp dụng.

 Họ đã quá quen với những công việc được làm trong 10 năm nay nên đôi khi hơi chểnh mảng, hoặc đùn đẩy cho nhân viên mới

 Họ thiếu sức khỏe, nhiệt huyết và sáng tạo

Biểu đồ 2: Đặc điểm về độ tuổi

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

5.1.3.Theo bộ phận làm việc:

Theo số liệu điều tra ta thấy bộ phận Buồng chiếm số lượng lớn nhất 32 người tương ứng với 21.3% Bộ phận khác bao gồm Nhà hàng chiếm số lượng thứ 2 với 19 người tương ứng với 14.7% Bộ phận thứ ba là Lễ tân với 20 người chiếm 13.3% Bộ phận thứ tư là Nhà hàng với 19 người, chiếm 12.7% Bộ phận thứ năm là Kỹ thuật và Kế toán – Tài chính với 15 người chiếm 10% Bộ phận thứ sáu là Kinh doanh – Tiếp thị với

11 người chiếm 7.3% Bộ phận thứ bảy là Bảo vệ với 9 người chiếm 6.0% Và bộ phận cuối cùng là Kế hoạch – Tổ chức với 7 người, chiếm 4.7%.

Bởi Saigon Morin có đến 129 phòng ngủ với diện tích từ 40 m 2 đến 120 m 2 , ban lãnh đạo công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên được phép nghỉ 1.5 ngày trong 1 tuần,cộng thêm nhân viên Buồng phòng đa phần đã lớn tuổi Đây chính là những nguyên nhân khiến cho số lượng nhân viên Buồng chiếm số lượng nhiều nhất Điều này giúp cho nhân viên tại đây luôn đảm bảo đủ số lượng nhân công cần thiết trong ngày trong trường hợp nhân viên kia nghỉ phép, không ảnh hưởng đến công việc chung của khách sạn.

Biểu đồ 3: Đặc điểm về yếu tố bộ phận làm việc

(Nguồn: kết quả xử lý số liệu trên SPSS)

5.1.4.Theo thời gian làm việc:

Số lao động được hỏi tại công ty có thời gian làm việc >5 năm chiếm số lượng lớn nhất, với 74 người, chiếm 49.4% Chiếm số lượng lớn thứ hai là thời gian làm việc từ 3 –

5 năm với 54 người, chiếm 36% Thời gian làm việc 1 – 3 năm chiếm số lượng thứ ba với

16 người, chiếm 10.7% Và cuối cùng chiếm số lượng ít nhất là

Ngày đăng: 25/03/2023, 10:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w