1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Câu hỏi hóa học lớp 8

13 793 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 180 KB

Nội dung

Gồm những câu hỏi trắc nghiệm về hóa học trong chương trình lớp 8, có phân loại theo các dạng nhận biết, thông hiểu, vận dụng và có đầy đủ đáp án cho từng câu

Trường PTCS Việt Hương Giáo viên: Nguyễn Văn Chính MÔN HOÁ HỌC - LỚP 8 Câu hỏi 1: 0,5đ ( Nhận biết, kiến thức tuần 1, thời gian đủ để làm 2ph) Để thu được muối ăn từ hỗn hợp nước muối, em sẽ chọn phương án náo trong số các phương án sau cho phù hợp. a)Chưng cất b)Bay hơi c) Lọc Đáp án Chọn b) Câu hỏi 2: 1,5đ ( Nhận biết, kiến thức tuần 1, thời gian đủ để làm 5ph) Tại sao chúng ta phải biết tính chất của các chất ? Đáp án - Giúp chúng ta phân biệt được chất này với chất khác. (0,5đ) - Biết cách sử dụng chất (0,5đ) - Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất . (0,5đ) Câu hỏi 3: 1đ ( Nhận biết, kiến thức tuần 2, thời gian đủ để làm 5ph) Cho biết thành phần của chất tinh khiết và chất hỗn hợp ? Đáp án Hỗn hợp : Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau . Chất tinh khiết : Chỉ gồm 1 chất (Không lẫn chất khác) Câu hỏi 4: 1,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 3, thời gian đủ để làm 5ph) Nguyên tử tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn nữa đó là những hạt nào ? Hãy nói tên, kí hiệu và điện tích của những hạt mang điện ? Đáp án - Nguyên tử được tạo thành từ ba loại hạt nhỏ hơn đó là Prôtôn, Electron, Notron. - Những hạt mang điện + Proton: Ký hiệu P, điện tích +1 + Electron: Ký hiệu e, điện tích – 1. Câu hỏi 5: 1,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 3, thời gian đủ để làm 8ph) a) Hãy so sánh xem nguyên tử Magiê nặng hay nhẹ hơn bằng bao nhiêu lần so với nguyên tử Cacbon. b) Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử Nitơ .Tính nguyên tử khối của X và cho biết X thuộc nguyên tố nào ? Viết ký hiệu hoá học của nguyên tố đó. Đáp án. a) Biết Mg= 24 đvc ;C= 12đvC. Nguyên tử Magiê nặng hơn số nguyên tử Các bon số lần là 24 2 12 = (lần) b) Biết N= 14đvC Nguyên tử khối của X là :14x 2=28 đvC - Vậy X thuộc nguyên tố Silic. - Ký hiệu hoá học của Silic là Si. Câu hỏi 6: 2đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 4, thời gian đủ để làm 8ph) Trong số các chất cho đưới đây, hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất,là hợp chất? a) Khí Amoniăc tạo nên từ N và H. b) Phốt pho đỏ tạo nên từ P. c) AxitClohiđric tạo nên từ H và Cl. d) Kim loại Magiê tạo nên từ Mg. Đáp án a)Amoniăc là hợp chất vì do 2 nguyên tố hoá học tạo nên b) Phốt pho là đơn chất vì do 1 nguyên tố hoá học tạo nên c)AxxitClohiđric là hợp chất vì do 2 nguyên tố hoá học tạo nên d)Magiê là đơn chất vì do 1 nguyên tố hoá học tạo nên Câu hỏi 7: 3,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 5, thời gian đủ để làm 10ph) Lập công thức và tính phân tử khối biết các thành phần phân tử gồm: a) 1Na; 1Cl b) 2H; 1S; 4O c) 1Ca; 1C; 3O d) 1N; 3H Đáp án (2Đ) Đúng mỗi phần cho 0,5đ a) NaCl- Phân tử khối bằng 58,5 ĐVC b) H 2 SO 4 - Phân tử khối bằng 98 ĐVC c) CaCO 3 - Phân tử khối bằng 100 ĐVC d) NH 3 - Phân tử khối bằng 17 ĐVC Câu hỏi 8: 3,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian đủ để làm 10ph) 1)Dùng chữ số và ký hiệu hoá học để biểu diễn các ý sau: a) Chín nguyên tử Ma giê. b) Tám nguyên tử Neon. c) Sáu nguyên tử Clo d) Mười nguyên tử Can xi 2) Tính phân tử khối của: 7 K; 12Si; 15P. Đáp án: 1) (2Đ) Đúng mỗi ý cho 0,5đ a) 9 Mg b) 8Ne c) 6 Cl d) 10 Ca 2) (1,5đ) Mỗi ý đúng cho 0,5đ a) 7 x 39 = 273 ĐVC b) 12 x 28 = 336 ĐVC c) 15 x 31 = 465 ĐVC Câu hỏi 9: 1,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian đủ để làm 8ph) Viết công thức hoá học và tính phân tử khối của a) Man gan đioxit phân tử có 1 Mn và 2O b) Ba ri clorua phân tử có 1 Ba và 2Cl c) Bạc ni tơ rát phân tử có 1 Ag, 1N và 3O Đáp án ( 1,5đ) Đúng mỗi phần cho 0,5đ a) MnO 2 Phân tử khối bằng 87 ĐVC b) BaCl 2 Phân tử khối bằng 208 ĐVC c) AgNO 3 Phân tử khối bằng 170 ĐVC Câu hỏi 10: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 7, thời gian đủ để làm 8ph) Lập công thức và tính phân tử khối biết các thành phần phân tử gồm: e) 1Na; 1Cl f) 2H; 1S; 4O g) 1Ca; 1C; 3O h) 1N; 3H Đáp án (2Đ) Đúng mỗi phần cho 0,5đ e) NaCl- Phân tử khối bằng 58,5 ĐVC f) H 2 SO 4 - Phân tử khối bằng 98 ĐVC g) CaCO 3 - Phân tử khối bằng 100 ĐVC NH 3 - Phân tử khối bằng 17 ĐVC Câu hỏi 11: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 7, thời gian đủ để làm 10ph) Lập công thức hóa học của hợp chất gồm: a- Kali ( I ) và nhóm C0 3 ( II ) b- Nhôm ( III) và nhóm S0 4 ( II ) Đáp án a- 1 điểm: Công thức chung: K x (C0 3 ) - Quy tắc hóa trị : I . x = II . y - Có tỉ lệ : x/y = II/I  x = 2, y = 1 - Công thức hóa học: K 2 C0 3 b- 1 điểm; Al x (S0 4 ) y III . x = II . y x/y=II/III  x=2 y= 3 Công thức hóa học: Al 2 (S0 4 ) y Câu hỏi 12: 1đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 9, thời gian đủ để làm 4ph) : Chọn các hiện tượng hoá học trong các hiện tượng sau: a) Dây sắt được cắt nhỏ thành từng đoạn và tán thành đinh. b) Hoà tan Axitaxêtic vào nước được dung dịch Axitaxêtic loãng dùng làm giấm ăn c) Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ . d) Để rượu nhạt ( Rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu Êtylic tan trong nước)lâu ngày ngoài không khí ,rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua. Đáp án Các hiện tượng hoá học là hiện tượng ở câu c và d. Câu hỏi 13: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 9, thời gian đủ để làm 10ph) Ghi lại phương trình chữ của phản ứng sảy ra trong hiện tượng mô tả dưới đây : Cho axit clohiđric tác dụng với sắt tạo ra muối sắt(II)clorua và có khí không màubay ra là khí hiđro . Tiếp tục đốt khí hiđro trong không khí , khí hiđro cháy tức là khí hiđro đã tác dụng với khí oxi trong không khí , để một tấm kính trên ngọn lửa thấy có nước ngưng tụ lại . Đáp án : 1) Axitclohiddric + Sắt → Sắt(II) clorua + Khí hiđro 2) Hiđro + oxi → nước Câu hỏi 14: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 11, thời gian đủ để làm 10ph) Cho 112 gam sắt tác dụng với axit clohiđric HCl tạo ra 254 sắt(II) clorua FeCl 2 và 4 gam khí hiđro H 2 bay lên . a) Viết phương trình chữ cho phản ứng trên ? . b) Khối lượng axitclohiđric đã tham gia phản ứng là bao nhiêu ? Đáp án : a) Sắt + Axitclohiđric Sắt(II) clorua + Hiđro b) áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : m (Fe) + m (HCl) = m (FeCl 2 ) + m(H 2 ) m( HCl) = ( m (FeCl 2 ) + m ( H 2 ) ) - m(Fe) = ( 254 + 4 ) – 112 = 146 (gam) Câu hỏi 15: 0,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 12, thời gian đủ để làm 3ph) Trong phản ứng hoá học, các chất phản ứng và sản phẩm phải chứa cùng: A. Số nguyên tử trong mỗi chất. B. Số nguyên tố tạo ra chất . C. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố. D. Số phân tử của mỗi chất. Đáp án Chọn C. Câu hỏi 16: 2,5đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 12, thời gian đủ để làm 10ph) Biết rắng sắt(II)oxit Fe 2 O 3 tác dụng với axitclohiđric HCl tạo ra sắt(III) clorua FeCl 3 và nước H 2 O a) Lập phương trình hoá học của phản ứng ? b) Cho biết tỉ lệ số phân tử sắt(III)oxit Fe 2 O 3 lần lượt với từng phân tử trong phản ứng ? Đáp án : a) Fe 2 O 3 + 6HCl 2FeCl 3 + 3H 2 O c) Tỉ lệ Sắt(III)oxit lần lượt với từng phân tử các chất trong phản ứng: Số phân tử Fe 2 O 3 : số phân tử HCl = 1 : 6 Số phân tử Fe 2 O 3 : số phân tử FeCl 3 = 1 : 2 Số phân tử Fe 2 O 3 : số phân tử H 2 O = 1 : 3 Câu hỏi 17: 0,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 13, thời gian đủ để làm 2ph) Trong 0,5mol H 2 có bao nhiêu phân tử H 2 a) 6 x10 23 phân tử. b) 3 x 10 23 phân tử. c) 12 x 10 23 phân tử. d) 1,5 x10 23 phân tử. Đáp án: Chọn : b. Câu hỏi 18: 0,5đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 13, thời gian đủ để làm 3ph) Thể tích ở đktc của 0,25 mol khí CO 2 là: a) 5,6( lít) b) 11,2(lít) c) 22,4(lít). Đáp án: Chọn: a Câu hỏi 19: 0,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 14, thời gian đủ để làm 5ph) Kết luận nào sau đây là đúng. Nếu hai chất khác nhau mà có thể tích bằng nhau (đo ở cùng nhiệt độ và áp suất) thì: a) Chúng có cùng số mol chất . b) Chúng có cùng khối lượng. c) Chúng có cùng số phân tử. d) Không thể kết luận được điều gì. Đáp án. Kết luận đúng a,c Câu hỏi 20: 0,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 14, thời gian đủ để làm 4ph) Câu nào sau đây diễn tả đúng. Thể tích mol của chất khí phụ thuộc vào. a) Nhiệt độ của chất khí b) Khối lượng mol của chất khí c) Bản chất của chất khí. d) Áp suất của chất khí. Đáp án: Câu diễn tả đúng là: a,d Câu hỏi 21: 0,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 15, thời gian đủ để làm 8ph) Chất khí A có tỉ khối đối với Oxi là 1,375.Khối lượng mol của khí A là: A 14 gam B 32 gam C 44gam. b) Chất khí B có tỉ khối đối với không khí là 2,207.Khối lượng mol của chất khí B là: A 16 gam B 32 gam C 64 gam D 48 gam. Đáp án : a) chọn C 44 gam. b) chọn C 64 gam Câu hỏi 22: 0,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 16, thời gian đủ để làm 5ph) Trong công thức Fe 2 O 3 , phần trăm về khối lượng của nguyên tố sắt là: A. 30%; B 70 % C 50 % D 80 % Đáp án: Chọn B 70 % Câu hỏi 23: 0,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 16, thời gian đủ để làm 10ph) Tính thành phần phần trăm( về khối lượng) của nguyên tố S và nguyên tô O có trong SO 2 Biết S = 32 ,O = 16 Đáp án M SO2 =64(g) (0,5đ) Trong 1 mol SO 2 có 1 mol S và 2 mol O (0,5đ) hay trong 64 gam SO 2 có 32 gam S và 32 gam O (0,5đ) %S = 64 32 .100% = 50% %O = 100% - 50% = 50% (0,5đ) Câu hỏi 24: 0,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 17, thời gian đủ để làm 5ph) Khí axetilen ( C 2 H 2 ) cháy theo phương trình phản ứng. 2 2 2 2 5C H O+ 2 2 4 2CO H O→ + Khi dùng hết 1 mol O 2 thì thể tích C 2 H 2 đã cháy và thể tích CO 2 tạo ra sẽ là: A . 4,48lit và8,96lit . C .8,96lit và 10,6 lit. B . 8,96 lit và13,44 lit D . 8.96 lit và17,92 lit. Đáp án: Chọn D. Câu hỏi 25: 2,5đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 19, thời gian đủ để làm 5ph) Đốt cháy hoàn toàn 24g các bon trong bình đựng khí ô xi sinh ra khí cácbô đi ôxít. a) Viết PTHH. b) Tính thể tích khí ô xi cần dùng cho phản ứng. c) nếu dùng lượng ô xi ở câu (b) thì sẽ đốt cháy được bao nhiêu lít khí mê tan (CH 4 ). ( Các thể tích đo ở đktc). Đáp án a) C + O 2 CO 2 (1). (0,5đ) Pt 1mol 1mol 2mol xmol b) n C = 12 24 = 2 (mol). (0,5đ) Theo PT (1) n O2 = x = 2 mol ⇒ V O2 = 2. 22,4 = 44,8 (l) (0,5đ) c) CH 4 + O 2 CO 2 + 2H 2 O (2) (0,5đ) pt 1mol 1mol xmol 2mol Theo Pt (2) n CH4 = x = 2 (mol). ⇒ V CH4 = V O2 = 44,8 (l) Câu hỏi 26: 3đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 19, thời gian đủ để làm 15ph) a) Lập PTHH của O 2 với các chất C, Al, CH 4 , P. b) Hãy cho biết hoá trị của O 2 trong các sản phẩm. c) Các phản ứng trên phản ứng nào là phản ứng hoá hợp? Đáp án 1) C + O 2 CO 2 2) 4Al + 3O 2 2Al 2 O 3 3) CH 4 + 2O 2 CO2 + 2H 2 O. 4) 4P + 5O 2 2P 2 O 5 b) Trong các sản phẩm thu được. Ô xi có hoá trị II (0,25đ). c) Các phản ứng hoá hợp : 1; 2; 3 (0,75đ). Câu hỏi 27: 2đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 20, thời gian đủ để làm 8ph) Cho các chất : Na 2 O; Fe 2 O 3 ; SO 3 ; P 2 O 5 ; NaOH ; KMnO 4 ; H 2 SO 3 a/ Em hãy phân loại các chất là oxit b/ Em hãy gọi tên các o xit ở câu a Đáp án Phân loại , gọi tên đúng mỗi ô xít được 0,5đ. - O xit ba zơ: Na 2 O ( Natri Ôxít) Fe 2 O 3 (Sắt (III) Ôxít) - Oxit axit : SO 3 (Lưu huỳnh trioxit) P 2 O 5 ( Điphôt phopenta oxit) Câu hỏi 28: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 21, thời gian đủ để làm 8ph) Hoàn thành các PTHH sau: a/ ……. + ………… P 2 O 5 b/ ……. + ………… Al 2 O 3 c/ KClO 3 Cho biết mỗi phản ứng hoá học trên thuộc loại phản ứng hoá học nào? Đáp án Mỗi PTHH viết đúng cho 0,5 điểm , viêt sai một công thức không cho điểm , cân bằng sai không cho điểm t o a/ 4P + 5O 2 2P 2 O 5 b/ 4Al + 3O 2 2Al 2 O 3 t o c/ 2KClO 3 2KCl + 3O 2 • Phản ứng hoá hợp : a , b (0,25 điểm) • Phản ứng phân huỷ : c (0,25 điểm) Câu hỏi 29: 3,5đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 22, thời gian đủ để làm 15ph) Đốt cháy 6,2g phốtpho trong bình chứa 7,84 lít khí oxi (ở đktc). Hãy cho biết sau khi cháy: a/ Viết PTHH sảy ra. b/ Phốtpho hay oxi ,chất nào còn d và khối lợng là bao nhiêu. c/ Chất nào đợc tạo thành và khối lợng là bao Đáp án t o a/ PTHH: 4P + 5O 2 2P 2 O 5 (0,5 điểm) b/ - Số mol P và O 2 tham gia phản ứng là: (1,5điểm) 6,2 n P = = 0,2 (mol) 31 7,84 nO 2 = = 0,35 (mol) 22,4 t o PTHH : 4P + 5O 2 2P 2 O 5 4(mol) 5(mol) 2(mol) 0,2(mol) 0,35(mol) n(mol) 0,2 0,35 Ta có tỉ lệ: < vậy khí O 2 4 5 0,2 x 5 Theo PTHH : Số mol O 2 tham gia phản ứng: nO 2 = = 0,25 (mol) Số mol O 2 còn d : nO 2 = 0,35 - 0,25 = 0,1 (mol 4 Khối lợng O 2 còn d : mO 2 = 0,1 x 32 = 3,2 (g) c/ P 2 O 5 đợc tạo thành (1,5điểm) 0,2 x 2 Theo PTHH : số mol P 2 O 5 = = 0,1 (mol) 4 Khối lợng P 2 O 5 tạo thành : mP 2 O 5 = 0,1 x142 = 14,2 (g) Câu hỏi 30: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm 8ph) Viết PTHH của các phản ứng hoá học sau: a/ Fe 2 O 3 + H 2 b/ HgO + H 2 c/ H 2 + O 2 d/ PbO + H 2 Đáp án Mỗi PTHH viết đúng cho 0,5 điểm ,cân bằng sai trừ 0,25 điểm ,viết sai một công thức không cho điểm. t o a/ Fe 2 O 3 + 3H 2 2Fe + 3H 2 O t o b/ HgO + H 2 Hg + H 2 O t o c/ 2H 2 + O 2 2H 2 O t o d/ PbO + H 2 Pb + H 2 O Câu hỏi 31: 3,5đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm 15ph) Khử 48g đồng (II) oxit bằng khí H 2 . Hãy a/ Viết PTHH. b/ Tính số gam đồng kim loại thu đợc. c/ Tính thể tích khí H 2 ở đktc (Cho biết : Cu = 64 , H = 1 , O = 16 ) Đáp án t o a/ PTHH : CuO + H 2 Cu + H 2 O (0,5điểm) 48 b/ Ta có :n CuO = = 0,6 (mol) (0,25điểm) 80 Theo PTHH : n Cu = n CuO = 0,6 (mol) (0,25điểm) Khối lượng của Cu thu đợc là: (1,0 điểm) m CuO = 0,6 x 64 = 38,4 (g) c/ Theo PTHH : nH 2 = n CuO = 0,6 (mol) (0,5điểm) Thể tích của H 2 tham gia phản ứng: (0,5điểm) 0,6 x 22,4 = 13,44 (lít) Câu hỏi 32: 3,5đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 24, thời gian đủ để làm 15ph) Có một hỗn hợp gồm 60% Fe 2 O 3 và 40% CuO .Ngời ta dùng khí H 2 để khử 20g hỗn hợp đó. a/ Tính khối lợng Fe và khối lợng Cu thu đợc sau phản ứng. b/ Tính số mol H 2 đã tham gia phản ứng. Đáp án 40 x 20 8 a/ Ta có : m CuO = = 8 (g) n CuO = = 0,1(mol) 100 80 (0,25điểm) 60 x 20 12 m CuO = = 12 (g) n CuO = = 0,075(mol) 100 160 (0,25điểm) PTHH : CuO + H 2 Cu + H 2 O (0,5điểm) 1mol 1mol 1mol 0,1mol 0,1mol 0,1mol Khối lợng Cu tạo thành: m CuO = 0,1 x 64 = 6,4 (g) (0,25điểm) Fe 2 O 3 + 3H 2 2Fe + 3H 2 O (0,5điểm) 1mol 3mol 2mol 0,075mol 0,225mol 0,15mol Khối lơng Fe tạo thành : mFe 2 O 3 = 0,15 x 56 = 8,4 (g) (0,25điểm) b/ Số mol khi H 2 tham gia phản ứng : 0,1 + 0,225 = 0,325 (mol) (1,0điểm) Câu hỏi 33: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 27, thời gian đủ để làm 8ph) Viết phương trình biểu diễn chuyển hóa sau: Na  Na 2 O  NaOH Đáp án 4Na + O 2  2Na 2 O ( 1điểm) Na 2 O + H 2 O  2NaOH (1điểm) Viết đúng CTHH được 1/2 điểm, cân bằng đúng được 1/2 điểm Câu hỏi 34: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 27, thời gian đủ để làm 8ph) Lập PTHH : Kali oxit +nước  kali hiđroxit Kẽm + axit sunfuric  kẽm sunfat + hiđro Đáp án K 2 O + H 2 O  2KOH (1 điểm) Zn + H 2 SO 4  ZnSO 4 + H 2 (1 điểm) Viết đúng CTHH đúng được 1/2 số điểm , cân bằng đúng được 1/2số điểm Câu hỏi 35: 2,5đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 27, thời gian đủ để làm 10ph) Cho 9,2 gam natri vào nước (dư) . Viết PTPƯ xảy ra. Tính thể tích hiđro thoát ra ở đktc Tính khối lượng của hợp chất bazơ được tạo thành sau pư Đáp án PTHH: 2Na + 2H 2 O  2NaOH + H 2 0,5 điểm TheoPT: 2.23g 2.40g 22,4l Theo đb: 9,2g xg yl 0,5 điểm Thể tích khí hiđro là : y = 22,4.9,2 :2.23 = 4,48 (lit) 0,5 điểm Khối lượng NaOH là : x = 2.40 .9,2 : 2.23 =16 g 0,5điểm Câu hỏi 36: 0,5đ ( Nhận biết, kiến thức đến tuần 30, thời gian đủ để làm 4ph) Chọn câu trả lời đúng nhất Dung dịch là hỗn hợp: a. Của chất tan trong chất lỏng. b. Của chất khí trong chất lỏng. c. Đồng nhất của chất rắn và dung môi. d. Đồng nhất của chất tan và dung môi. Đáp án: Chọn d(0,5 điểm) Câu hỏi 37: 0,5đ ( Nhận biết, kiến thức đến tuần 30, thời gian đủ để làm 4ph) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. Độ tan của một chất trong nước ở nhiệt độ xác định là: a. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dd b. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước. c. Số gam chất đó có thể tan trong 100g dung môi để tạo thành dd bão hoà. d. Số gam chất đó có thể tan trong 100g nước để tạo thành dd bão hoà. e. Số gam chất đó có thể tan trong 1 lít nước để tạo thành dd bão hoà. Đáp án: [...]... 85 0mldd có hoà tan 20g KNO3 Kết quả sẽ là: A 0,233M C 2,33M B 23,3M D 233M Đáp án: A 0,233M Câu hỏi 40: 0,5đ ( Nhận biết, kiến thức đến tuần 31, thời gian đủ để làm 4ph) Số gam NaCl cần dùng để pha chế được 2,5 l dd NaCl 0,9M là: A 13,1625g C 1316,25g B 131,625g D 0,131625g Đáp án: B 131,625g Câu hỏi 41: 0,5đ ( Nhận biết, kiến thức đến tuần 32, thời gian đủ để làm 4ph) Trong 80 0ml dd NaOH có chứa 8g...Chọn d(0,5 điểm) Câu hỏi 38: 0,5đ ( Nhận biết, kiến thức đến tuần 31, thời gian đủ để làm 4ph) Bằng cách nào có được 200gdd BaCl2 5% a Hoà tan 190g BaCl2 vào 10g nước b Hoà tan 10g BaCl2 vào 90 g nước c Hoà tan 100g BaCl2 vào 100g nước d Hoà tan 200g BaCl2 vào 10g nước e Hoà tan 10gBaCl2 vào 200g nước Đáp án: Chọn b(0,5 điểm) Câu hỏi 39: 0,5đ ( Nhận biết, kiến thức đến tuần... hoà tan tối đa 246g KNO3 để tạo ra 246g dung dịch bão hoà Câu hỏi 47: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian đủ để làm 10ph) Trình bày cách pha chế 400g dung dịch CuSO4 4% Đáp án: *Tính toán: m CuSO4 = 4.400 = 16( g ) 100 => m H2O = 400 - 16 = 384 (g) * Cách pha: - Cần lấy 16 g CuSO4 cho vào cốc lớn - Đong lấy 384 ml nước ( hoặc cân 384 g H2O (vì DH2O= 1g/ml) cho tiếp vào cốc) - Dùng đũa thuỷ... hoà x g NaCl NaCl = 10.100/40 = 25(g) Vậy độ tan của NaCl ở 150C là 25 g Câu hỏi 44: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 31, thời gian đủ để làm 10ph) Tính nồng độ % của mỗi dung dịch sau: a 1 mol KCl trong 740,5 g dd b 40g CuSO4 trong 600g dd Đáp án: a nKCl= 74,5g C% KCl = 74,5.100/740,5 = 10% b C% CuSO4 = 40.100/600 = 6,7% Câu hỏi 45: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian đủ để làm 12ph) Hãy... NaOH Nồng độ mol của dd này là: A 0,25M C.5M B 0,5M D 0,75M Đáp án: A 0,25M Câu hỏi 42: 1đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 30, thời gian đủ để làm 4ph) Mô tả cách tiến hành TN sau: a Chuyển đổi từ dd NaCl chưa bão hoà thành một dd bão hoà b Chuyển đổi dd NaCl bão hoà thành chưa bão hoà Đáp án: a Cho thêm NaCl b Cho thêm nước Câu hỏi 43: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 30, thời gian đủ để làm 10ph) Hoà... án: a áp dụng công thức: CM = n V (l ) 750 ml = 0,75l 1 = 1,33M CM(KCl) = 0,75 b M(MgCl2) = 0,5 = 0,33M 1,5 c n CuSO4 = 400 = 2,5 (mol) 160 CM (CuSO4) = 2,5 = 0,625M 4 Câu hỏi 46: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 32, thời gian đủ để làm 8ph) Các ký hiệu sau cho ta biết những điều gì? a S KNO3 ( 200 C)= 31,6 g b S KNO3 (1000C) = 246g Đáp án: a Cho biết độ tan của KNO3 ở 200C là 31,6g nghĩa là ở 200C 100g . tích C 2 H 2 đã cháy và thể tích CO 2 tạo ra sẽ là: A . 4,48lit v 8, 96lit . C .8, 96lit và 10,6 lit. B . 8, 96 lit và13,44 lit D . 8. 96 lit và17,92 lit. Đáp án: Chọn D. Câu hỏi 25: 2,5đ ( Vận. Mg b) 8Ne c) 6 Cl d) 10 Ca 2) (1,5đ) Mỗi ý đúng cho 0,5đ a) 7 x 39 = 273 ĐVC b) 12 x 28 = 336 ĐVC c) 15 x 31 = 465 ĐVC Câu hỏi 9: 1,5đ ( Thông hiểu, kiến thức đến tuần 6, thời gian đủ để làm 8ph) Viết. MnO 2 Phân tử khối bằng 87 ĐVC b) BaCl 2 Phân tử khối bằng 2 08 ĐVC c) AgNO 3 Phân tử khối bằng 170 ĐVC Câu hỏi 10: 2đ ( Vận dụng, kiến thức đến tuần 7, thời gian đủ để làm 8ph) Lập công thức và

Ngày đăng: 15/04/2014, 07:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w