MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Một trong những sự kiện nổi bật gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của Việt Nam là ngày 11/11/2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO Điều đó có nghĩa là chúng ta đang hòa nhập tro[.]
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những sự kiện nổi bật gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền kinh tế của ViệtNam là ngày 11/11/2006 - Việt Nam chính thức gia nhập WTO Điều đó có nghĩa làchúng ta đang hòa nhập trong một nền kinh tế phát triển rất sôi động và cạnh tranh gaygắt Đứng trước các cơ hội và thách thức khi gia nhập nền kinh tế thế giới, các doanhnghiệp không những phải đổi mới phương thức sản xuất để có được những sản phẩm cóchất lượng cao, giá cả cạnh tranh mà còn phải chú trọng đặc biệt tới công tác hạch toán kếtoán Trên thực tế, trình độ kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế
Do đó để cho các doanh nghiệp hoạt động đúng hướng và hiệu quả hơn thì công tác kiểmtoán là vô cùng quan trọng và cần thiết Hiện nay, dịch vụ kiểm toán được coi là mộttrong những dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao và có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tếquốc dân Các tổ chức kiểm toán độc lập ra đời và hoạt động rất mạnh mẽ đã góp phầnlàm công khai lành mạnh hóa nền tài chính, thu hút vốn và thúc đẩy thêm hoạt độngđầu tư Các tổ chức kiểm toán độc lập ra đời cung cấp các dịch vụ ngày càng phongphú và đa dạng, tuy nhiên kiểm toán BCTC vẫn là hoạt động chủ yếu của các tổ chứckiểm toán độc lập Một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính là sự tổng hợp kết quả kiểmtoán của các chu trình nghiệp vụ kinh tế riêng biệt, trong đó chu trình mua hàng vàthanh toán là một bộ phận cấu thành nên báo cáo tài chính, là một chu trình quan trọngtrong quá trình sản xuất kinh doanh Các tài khoản bị chi phối bởi chu trình mua hàng
và thanh toán ảnh hưởng rất lớn đến tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tàichính Nhận thức về tầm quan trọng của việc kiểm toán báo cáo tài chính nói chung vàkiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán nói riêng, trong thời gian thực tập tốtnghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thủ Đô, em đã chọn đề tài :
“ Kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thủ Đô (CACC) thực hiện.”
Chuyên đề dược chia thành ba chương như sau :
Chương 1 : Tổng quan về kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trongkiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thủ Đô (CACC)
Trang 2 Chương 2 : Thực trạng quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toántrong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thủ Đô(CACC) thực hiện tại công ty ABC.
Chương 3 : Nhận xét và kiến nghị các giải pháp góp phần hoàn thiện quy trìnhkiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công
ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Thủ Đô (CACC) thực hiện
Trang 3CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THỦ ĐÔ (CACC)
Chu trình mua hàng - thanh toán với vấn đề kiểm toán :
1.1.1 Đặc điểm chu trình mua hàng – thanh toán có ảnh hưởng đến kiểm toán tài chính :
Chu trình mua hàng và thanh toán bao gồm hai giai đoạn là mua hàng và thanhtoán Tương ứng với các phương thức mua hàng phong phú được các doanh nghiệp ápdụng như phương thức trực tiếp, phương thức chuyển hàng hoặc nhận uỷ thác mua,mua trong nội bộ doanh nghiệp…là các phương thức thanh toán như thanh toán ngay,thanh toán trả chậm hay ứng trước cho nhà cung cấp
1.1.2 Chức năng cơ bản của chu trình mua hàng – thanh toán :
- Xử lý đơn đặt hàng và ký hợp đồng mua bán :
Từ đơn đặt mua hàng, bộ phận chức năng (phòng vật tư) của doanh nghiệp xúc tiếncông việc mua hàng Phải trực tiếp khảo sát, tìm hiểu thị trường và khả năng cung cấpcủa người bán thông qua phiếu báo giá và hệ thống các chính sách bán hàng, chínhsách khuyến mại, chiết khấu…của bên bán Sau khi đã tìm và lựa chọn được ngườibán, trình lãnh đạo doanh nghiệp ký duyệt Trong giai đoạn này yêu cầu kiểm soát đặt
ra là các bộ phận tham gia mua hàng phải đảm bảo độc lập giữa các bộ phận chứcnăng, không được kiểm nghiệm, việc phê duyệt phải đúng thẩm quyền và đúng trình
tự Quá trình mua hàng phải được thực hiện đúng trình tự với các căn cứ đầy đủ vàhợp lý
- Nhận vật tư hàng hoá, dịch vụ và kiểm nghiệm :
Căn cứ vào hợp đồng mua bán đã ký kết về số lượng, chất lượng, giá cả và thời hạngiao hàng, bên bán làm giấy báo nhận hàng và thông báo cho bên mua Nhận đượcgiấy báo này, bên mua phải tổ chức bộ phận nhận vật tư, tài sản, hàng hoá theophương thức tự vận chuyển hay thuê vận chuyển Hợp đồng và chứng từ vận chuyểnphải phù hợp với số lượng vật tư, tài sản, hàng hoá trên hoá đơn bán hàng của bên bán,
Trang 4đây sẽ là một căn cứ chứng minh cho chuyến hàng có thật và là căn cứ để vận chuyển,lưu thông tài sản, vật tư, hàng hoá trên đường.
- Ghi nhận khoản nợ phải trả người bán :
Việc ghi sổ ban đầu có ảnh hưởng quan trọng đến các báo cáo tài chính và đếnkhoản chi tiền mặt thực tế, do đó phải hết sức cẩn thận để chỉ ghi vào các lần mua có
cơ sở hợp lý theo đúng số tiền Phiếu nhập kho vật tư do thủ kho chuyển lên và hoáđơn mua hàng do bộ phận đi mua hàng nộp vào là căn cứ để kế toán ghi sổ chi tiết,tổng hợp về vật tư và công nợ phải trả người bán Sau khi kiểm tra phải ghi ngay, kịpthời vào sổ tổng hợp, sổ chi tiết theo đúng đối tượng bán và các tài khoản vật tư, tàisản, hàng hoá mua vào Trong khâu này, quá trình kiểm soát đặt ra là phải đảm bảotính độc lập (bất kiêm nhiệm) giữa kế toán vật tư, thủ quỹ, thủ kho và bộ phận vật tư
- Xử lý, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ :
Căn cứ vào thời hạn thanh toán trong hợp đồng, doanh nghiệp phải làm thủ tụcthanh toán cho người bán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng Sau khi đã có phiếuchi hợp lệ hoặc giấy báo nợ ngân hàng, kế toán phải ghi vào sổ tổng hợp, chi tiết công
nợ phải trả theo đúng đối tượng bán hàng, đúng chuyến hàng và đúng chứng từ, hoáđơn được thanh toán Trong chức năng này, quá trình kiểm soát nội bộ chỉ được đảmbảo khi người ký duyệt phải đúng thẩm quyền, phải tách biệt chức năng kế toán vớichức năng ký duyệt, quy trình thanh toán phải đúng trình tự
1.2 Kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty CACC :
1.2.1 Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Thủ Đô thực hiện :
Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công tykiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩnmực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liênquan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không ?(Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VSA) số 200 )
Cũng giống như bất kỳ mục tiêu kiểm toán chu trình nào, mục tiêu kiểm toánchu trình mua hàng hóa, tài sản và thanh toán là nhằm xác minh các nghiệp vụ mua
Trang 5hàng hóa, tài sản và thanh toán thỏa mãn các cơ sở dẫn liệu của nghiệp vụ mua hànghóa, tài sản và thanh toán Đồng thời thỏa mãn về quá trình kiểm soát nội bộ của chutrình là mạnh, là hiệu quả, rủi ro kiểm soát là thấp và kiểm toán viên hoàn toàn tintưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp, ngoài ra mục tiêu kiểm toán cònphải làm rõ việc trình bày số liệu về các khoản mục mua vào và thanh toán là đầy đủhợp lý, đúng quy định
Bảng số 1.1: Mục tiêu kiểm toán
Mục tiêu kiểm
Các nghiệp vụ chi tiền ghi sổđều thực tế phát sinh Các khoảnphải trả đều tồn tại hay đều cóđối tượng thanh toán thực tế.Mục tiêu trọn vẹn
(Đầy đủ)
Mọi nghiệp vụ mua hàng đã
phát sinh đều được ghi sổ Cáchàng hóa và dịch vụ đã muađều được phản ánh đầy đủ
Mọi khoản phải trả nhà cungcấp thực tế phát sinh đều đượcghi sổ Các khoản thanh toánphản ánh đầy đủ trên sổ sách.Mục tiêu quyền và
loại và trình bày
Các nghiệp vụ mua hàng đềuđược phân loại thích hợp(chủng loại hàng mua, thời
điểm mua…)
Các khoản phải trả được phânloại đúng, được ghi nhận theotừng đối tượng (có thể phân loạitheo thời hạn thanh toán, tần
suất giao dịch)
Mục tiêu chính Các nghiệp vụ mua hàng được Các nghiệp vụ thanh toán đều
Trang 6xác cơ học ghi vào sổ chi tiết và sổ tổng
hợp thích hợp và phải khớpđúng về số liệu cũng như chínhxác về số tiền cộng dồn
được tính toán chính xác Cáccon số chuyển sổ, sang trangđều phải trùng khớp
Mục tiêu cho phép Các nghiệp vụ mua hàng đều
được cho phép đúng đắn (được
phê duyệt)
Phương thức, thời gian, địađiểm thanh toán đều được phê
chuẩn
Mục tiêu kịp thời Các nghiệp vụ mua hàng được
ghi sổ kịp thời theo quy định
Các nghiệp vụ thanh toán đềuđược ghi sổ cập nhật
1.2.2 Căn cứ để kiểm toán chu kỳ mua hàng – thanh toán :
- Các nội quy, quy chế nội bộ của doanh nghiệp liên quan đến quản lý các nghiệpvụ mua hàng và thanh toán
- Bảng cân đối kế toán năm, kỳ kiểm toán (phần liên quan đến hàng hóa, tài sảnmua vào và các khoản phải trả người bán)
- Các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết của các tài khoản có liên quan như : TK 151,
- Các nhật ký mua hàng, báo cáo mua hàng, báo cáo thống kê, nhật ký chi tiền,…
- Các phiếu báo giá của bên bán, giấy báo nhận hàng, biên bản và báo cáo nhậnhàng
- Các tài liệu tính toán chiết khấu, giảm giá, hàng bị trả lại
- Các quy định kiểm soát nội bộ có liên quan đến chu trình mua hàng hóa, tài sản
và thanh toán
Trang 7- Sổ chi tiết, tổng hợp của TK 331, các biên bản đối chiếu định kỳ về số liệu giữadoanh nghiệp và người bán, giữa doanh nghiệp với ngân hàng.
- Các tài liệu khác có liên quan,…
Từ những chứng từ và tài khoản kế toán đã có, bộ phận kế toán tiến hành hạchtoán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo một trình tự kế toán nhất định
Sơ đồ 1.1: Hạch toán nghiệp vụ phát sinh trong chu trình mua hàng – thanh toán
TK 111, 112, 311… TK 331 TK 111,112
Thanh toán bằng tiền mặt Tiền trả trước hoặc trả thừa
tiền vay (kể cả đặt trước) được người bán trả lại
TK 131 TK152,153,156,611
Thanh toán bù trừ công nợ Giá trị vật liệu dụng cụ, hàng hóa
mua chịu (Giá không thuế VAT)
TK 133
TK 152,153,156,611
Chiết khấu TM, giảm giá Thuế GTGT đầu vào
hàng mua, hàng mua trả lại khấu trừ được
cho người bán
TK 133
Thuế GTGT của hàng chiết TK621,627,641,642 khấu, hàng giảm giá và hàng Dịch vụ mua chịu khác
mua trả lại sử dụng cho KD
1.2.3 Các sai phạm thường gặp trong kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán :
Trang 8- Hàng hóa, dịch vụ chưa nhận từ người bán mà doanh nghiệp đã ghi sổ Trongthực tế, nhiều doanh nghiệp có lãi cao thường tăng một khoản chi phí vào giá thành đềgiảm lãi bằng cách mua khống chứng từ, hóa đơn mua hàng, dịch vụ đầu vào khônglấy hàng hoặc kỳ sau mới nhận hàng.
- Doanh nghiệp tạo ra những khách hàng giả Những khách hàng giả thường làkhách hàng mới, hoặc khách hàng có quá trình kiểm soát nội bộ lỏng lẻo, yếu kémnhằm tăng giá trị hàng tồn kho, tăng tài sản của DN, tăng chi phí, giảm lãi
- DN mua hàng nhưng không ghi vào sổ mà lại để ngoài sổ (có những kháchhàng mua hàng không lấy hóa đơn nên không vào sổ, DN cân đối giữa lượng hàngmua vào và bán ra thì phải mua một lượng hàng để sẵn sàng đáp ứng cho nhữngchuyến hàng bán ra không có hóa đơn một cách kịp thời, tương ứng)
- DN mua hàng bằng ngoại tệ thường quy đổi ra tỷ giá cao hơn để tăng thuế đầuvào được khấu trừ
- Hạch toán tài sản, vật tư, hàng hóa mua vào không đúng kỳ, thường hạch toánsố hàng mua của kỳ sau vào kỳ trước để được khấu trừ thuế đầu vào sớm hơn
- Hạch toán giá thực tế hàng mua trả góp, trả chậm giống như hàng mua thanhtoán tiền một lần
- Hạch toán tài sản, vật tư, hàng hóa mua vào để bán ra giống như đại lý nhận sảnphẩm, hàng hóa bán hộ, hoặc ngược lại
- DN vừa SXKD, vừa gia công vật tư, hàng hóa thường hạch toán vật tư, tài sảnhàng hóa mua vào và vật tư, tài sản nhận gia công lẫn lộn không rõ ràng
- DN mua hàng với giá cao hơn giá thực tế trên thị trường (ở những DN nhànước)
- DN mua hàng thiếu quá trình kiểm soát nội bộ hoặc quá trình kiểm soát nội bộ yếukém (thường vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm hoặc không đảm bảo tính độc lập)
Trang 91.2.4 Quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty CACC thực hiện :
Sơ đồ 1.2 : Quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán
Nội dung từng giai đoạn của kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán khôngbao gồm các bước của một cuộc kiểm toán BCTC trọn vẹn mà có sự chi tiết, cụ thể ởnhững bước nhất định
1.2.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế các chương trình kiểm toán mua hàng – thanh toán :
Dựa vào quy trình kiểm toán chung báo cáo tài chính, kiểm toán viên lập kếhoạch kiểm toán cho chu trình mua hàng – thanh toán Lập kế hoạch kiểm toán chutrình mua hàng – thanh toán là một phần công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán BCTC Thông qua công việc này, KTV đánh giá được hiệu lực của hệ thống kiểmsoát nội bộ với chu trình, xác định được mức độ trọng yếu và rủi ro ban đầu phân bổcho từng khoản mục của chu trình, từ đó xác định được quy mô các trắc nghiệm kiểmtoán cần thực hiện ở các giai đoạn sau Việc lập kế hoạch kiểm toán là căn cứ quantrọng để KTV tiến hành kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán đúng hướng vàhiệu quả
Lập kế hoạch kiểm toán chu kỳ mua hàng – thanh toán được thực hiện qua cácbước sau :
Lập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểmtoán chu trình mua hàng – thanh toán
Thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng –
thanh toánKết thúc công việc kiểm toán
Trang 10Sơ đồ 1.3 : Trình tự giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và
đánh giá rủi ro kiểm soát liên quan đến
quá trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh
toán
Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và soạn thảo
chương trình kiểm toán
a Thu thập các thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện các thủ tụcphân tích đối với chu trình mua hàng – thanh toán :
- Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Việc thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng là một công việc rấtquan trọng đối với việc lập kế hoạch kiểm toán Với chu trình mua hàng và thanh toán,KTV cần nắm được các thông tin về nhà cung cấp chính và mặt hàng mua về, đồngthời cũng cần xem xét ảnh hưởng của các thông tin về ngành nghề kinh doanh ảnhhưởng đến chu kỳ mua hàng và thanh toán
- Thực hiện các thủ tục phân tích
Các kỹ thuật phân tích tổng quát thường sử dụng trong chu trình mua hàng vàthanh toán là :
So sánh tổng chi phí mua hàng, các khoản phải trả, các khoản tiền thanh toánmua hàng thực tế kỳ này với kỳ trước
So sánh giá trị hàng mua về thực tế với kế hoạch, định mức, dự toán…
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý củakhách hàng và thực hiện thủ tục phân tích đốivới chu trình mua hàng – thanh toánĐánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Trang 11 So sánh số liệu thực tế về khối lưọng hàng mua vào của doanh nghiệp kháchhàng và doanh nghiệp khác cùng quy mô, lãnh thổ, cùng ngành nghề kinh doanh, cùngloại hình sản xuất kinh doanh.
Tính toán so sánh tỷ lệ giữa chi phí mua hàng và giá trị hàng mua vào tươngứng giữa kỳ này với kỳ trước Tính toán, so sánh tỷ lệ nợ phải trả người bán với tổnggiá trị hàng mua vào giữa kỳ này với kỳ trước
Xem xét tính hợp lý và nhất quán với năm/kỳ trước của các khoản phải trả chongười bán Tìm hiểu và thu thập các giải trình, chọn các biến động bất thường
So sánh số ngày thanh toán tiền bình quân (Phải trả cho người bán / Giá vốnhàng bán) x số ngày trong kỳ) của năm nay/kỳ này so với kế hoạch và với năm/kỳtrước Xem xét xem có gì bất thường so với năm/kỳ trước không
Xem xét ảnh hưởng của các kết quả phân tích đến các thủ tục kiểm tra chi tiết
Kết hợp kết quả của cuộc kiểm tra hệ thống kiểm soát và thủ tục phân tích, kiểmtoán viên sẽ xác định xem là tăng cường hay giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết
b Đánh giá trọng yếu và rủi ro :
Ở các bước trên kiểm toán viên mới thu thập được các thông tin mang tínhkhách quan về khách hàng thì ở bước này, căn cứ vào những thông tin thu thập được,KTV sẽ thực hiện đánh giá tính trọng yếu và rủi ro
Đánh giá tính trọng yếu :
Trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tínhmức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểmtoán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thờigian và phạm vi khảo sát kiểm toán KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộBCTC và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC
Đối với chu trình mua hàng - thanh toán, bản chất của các khoản mục trong chutrình là :
Các nghiệp vụ mua vào thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí kinhdoanh của doanh nghiệp
Trang 12 Bản thân các nghiệp vụ mua vào liên quan đến nhiều tài sản như : tài sản cốđịnh, hàng tồn kho, tiền…mà hầu hết chúng đều trọng yếu.
Giảm rủi ro phát hiện bằng cách sửa đổi lại nội dung, lịch trình và phạm vi củanhững thủ tục kiểm tra chi tiết đã dự kiến
Đánh giá rủi ro :
- Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần phải xác định RRKT thôngqua việc đánh giá RRTT, RRKS và RRPH Những hiểu biết về tình hình kinh doanhcủa đơn vị được kiểm toán sẽ là căn cứ để KTV đánh giá về RRTT và RRKS Đặc biệt
sự hiểu biết về thực tế KSNB trong doanh nghiệp sẽ giúp KTV đánh giá được RRKS
và xác định, lưa chọn phương pháp kiểm toán phù hợp Cũng thông qua đó, KTV sẽxác định được các vấn đề bất hợp lý để có căn cứ lưu ý, chú trọng và đầu tư kiểm toánmột cách đúng mức vào những vấn đề này
- Để đánh giá RRTT, KTV có thể dựa vào các yếu tố như bản chất kinh doanhcủa đơn vị khách hàng, kết quả của cuộc kiểm toán lần trước, sự liêm khiết của BanGiám đốc, các ước tính kế toán, quy mô số dư tài khoản, các nghiệp vụ kinh tế khôngthường xuyên
- Việc đánh giá RRKS được thực hiện thông qua việc đánh giá về hệ thốngKSNB Nếu hệ thống KSNB của đơn vị là mạnh, hoạt động có hiệu quả cao thì RRKSđược đánh giá là thấp và ngược lại Đối với chu trình này, để đưa ra được kết luận vềRRKS của đơn vị được kiểm toán, KTV căn cứ vào các thủ tục kiểm soát đã thực hiệntại các bước của chu trình
- KTV phải dựa vào đánh giá mức độ RRTT và RRKS để xác định nội dung, lịchtrình và phạm vi thử nghiệm cơ bản để giảm RRPH và từ đó giảm RRKT đến mức có thểchấp nhận được Đối với chu trình mua hàng và thanh toán, KTV dự kiến RRPH như sau :
KTV phải xem xét các yếu tố của hệ thống KSNB như môi trường kiểm soát,thủ tục kiểm soát, hệ thống kế toán và hệ thống KSNB mà trọng tâm là các thủ tụckiểm soát đơn vị áp dụng trong chu trình mua hàng và thanh toán xét về mặt thiết kế
và tính khả thi của các thủ tục kiểm soát đó
- Các thủ tục KSNB đối với chu trình mua hàng - thanh toán được thiết kế dựatrên ba nguyên tắc chủ yếu sau :
Trang 13 Nguyên tắc phân công, phân nhiêm : Công việc được phân chia rõ cho từngngười để tạo ra sự chuyên môn hoá và tăng cường phối hợp cùng nhau và kiểm soátlẫn nhau nhằm đạt mục tiêu chung của đơn vị.
Nguyên tắc bất kiêm nhiệm : Nguyên tắc này quy định sự tách biệt về tráchnhiệm trong nghịêp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các hành vi gian lận và lạm dụngquyền lực Trong chu trình mua hàng - thanh toán, nguyên tắc này thể hiện sự cách lytrách nhiệm giữa người nhận hàng và kế toán mua hàng, giữa người đề nghị mua hàng
và người phê duyệt
Nguyên tắc phê chuẩn, uỷ quyền : Nguyên tắc này bảo đảm các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh phải có sự phê chuẩn một cách đúng đắn của người có thẩm quyền Trongnhiều trường hợp để đảm bảo duy trì tiến độ kinh doanh thì việc ký duyệt các kiếnnghị mua hàng, phiếu chi có thể do người được uỷ quyền ký duyệt Người được uỷquyền chỉ được ký duyệt trong phạm vi nhất định (số lượng, số tiền, hay thời gian uỷquyền)
- Ngoài ra các yếu tố khác của hệ thống KSNB đã được nêu trên sẽ được xem xéttrong mối quan hệ với các thủ tục kiểm soát
- Sau khi đánh giá về hệ thống KSNB, KTV có thể đưa ra kết luận về mức RRKStrong chu trình này
c Đánh giá rủi ro kiểm soát liên quan đến quá trình mua hàng – thanh toán :
Căn cứ vào các ước đoán ở trên, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát banđầu đối với từng mục tiêu kiểm soát của từng loại nghiệp vụ trong chu trình này KTV
có thể đánh giá rủi ro theo yếu tố định tính là thấp, trung bình, cao hoặc theo tỷ lệ phầntrăm Rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao khi kiểm toán viên cho rằng hệ thống kếtoán và hệ thống kiểm soát nội bộ không đầy đủ và không hiệu quả
d Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và soạn thảo chương trình kiểm toán :
Đây là bước cuối cùng trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán sau khi đã cóđược những hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng, đã xác địnhđược mức trọng yếu và rủi ro…KTV sẽ đánh giá tổng thể hoạt động của đơn vị, phântích, triển khai kế hoạch và soạn thảo chương trình kiểm toán cho chu trình mua hàng– thanh toán Chương trình kiểm toán thực chất là một tập hợp các thủ tục kiểm toán
Trang 14chỉ dẫn cho việc thu thập bằng chứng kiểm toán theo các sơ sở dẫn liệu cụ thể, trong
đó xác định cả quy mô mẫu, phần tử lựa chọn và thời gian thực hiện cho mỗi thủ tụckiểm toán Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành
ba phần : các khảo sát nghiệp vụ, các thủ tục phân tích và khảo sát chi tiết số dư Kiểmtoán chu trình mua hàng – thanh toán được chia thành ba phần : khảo sát các nghiệp vụmua hàng – thanh toán, các thủ tục phân tích và khảo sát chi tiết số dư các tài khoản
1.2.4.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán :
Chu trình mua hàng – thanh toán là một chu trình rất quan trọng gắn liền với lợiích kinh tế và trách nhiệm pháp lý giữa các bên tham gia trong chu trình nên công việckiểm soát nội bộ cần được kiểm soát chặt chẽ Việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộđối với chu trình mua hàng – thanh toán được chia thành hai phần : thực hiện các thủtục kiểm soát đối với nghiệp vụ mua hàng và thực hiện các thủ tục kiểm soát đối vớinghiệp vụ thanh toán Khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chu trình mua hàng – thanhtoán :
Việc nghiên cứu, đánh giá và khảo sát về kiểm soát nội bộ đối với chu trìnhmua hàng – thanh toán phải được tiến hành theo trình tự các bước sau :
- Bước 1: Thiết lập hệ thống câu hỏi sẵn về kiểm soát nội bộ chu trình mua hànghóa, tài sản và thanh toán Việc thiết lập hệ thống câu hỏi này phải theo trình tự, đầy
đủ và chặt chẽ Để thiết lập được hệ thống câu hỏi này, yêu cầu kiểm toán viên phải cóđược sự hiểu biết chặt chẽ về kiểm soát nội bộ chu trình mua hàng và thanh toán cũngnhư hiểu biết về sự vận hành và quy định kiểm soát đặc thù của mỗi doanh nghiệp đểthiết lập hệ thống câu hỏi kiểm soát cho phù hợp
- Bước 2 : Trực tiếp khảo sát, thu thập, tìm hiểu về quá trình kiểm soát nội bộ cácnghiệp vụ mua hàng và thanh toán của doanh nghiệp theo các cơ sở dẫn liệu củachúng Kiểm toán viên cần lưu ý đến các cơ sở dẫn liệu của quy chế kiểm soát nội bộ,như tính hiện hữu, tính hiệu lực và tính liên tục của quy chế kiểm soát nội bộ, ngoài raKTV còn phải chú ý đến việc chấp hành và thực hiện các nguyên tắc trong kiểm soátnội bộ của doanh nghiệp Đồng thời kiểm toán viên luôn đặt ra câu hỏi và đánh giá quátrình kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có hiệu lực, hiệu quả và có đảm bảo tính liêntục hay không ? Quy chế kiểm soát có hợp lý và chặt chẽ không ? Những nét đặc thù
Trang 15và khác biệt về kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cần lưu ý ? Trong quá trình khảosát, kiểm toán viên phải ghi chép lại tất cả những kết quả đã khảo sát làm căn cứ choviệc đánh giá của kiểm toán viên ở bước 3.
- Bước 3 : Đánh giá rủi ro kiểm soát nội bộ nghiệp vụ mua vào và thanh toán.Thông qua kết quả nghiên cứu đã được thu thập ở bước 2, kiểm toán viên đánh giá rủi
ro kiểm soát nghiệp vụ mua hàng hóa, tài sản và thanh toán cua doanh nghiệp ở cácmức độ cao, trung bình, thấp hay ở các mức độ phần trăm ( 5%, 10%,…), việc đánhgiá rủi ro kiểm soát của doanh nghiệp cũng có thể được minh họa bằng lưu đồ
- Bước 4: Đánh giá chi phí lợi ích của việc khảo sát các quá trình Kiểm toán viênphải tính toán dự kiến để lựa chọn tiếp các khảo sát chi tiết kiểm soát hay quay về thựchiện các khảo sát cơ bản Việc tính toán cân nhắc luôn được kiểm toán viên đặt ratrong mối quan hệ giữa chi phí kiểm toán là thấp nhất với mức độ thỏa mãn trong kiểmtoán là cao nhất và rủi ro kiểm toán là thấp nhất
- Bước 5 : Thiết kế các khảo sát nghiệp vụ mua hàng hóa, tài sản và thanh toánnhằm làm rõ và làm thỏa mãn các mục tiêu kiểm soát nội bộ Xác định được quy mô,phạm vi áp dụng phương pháp kiểm toán cơ bản có liên quan Kiểm toán viên phải dựavào kết quả của các bước trên để thiết kế các kỹ thuật và thủ tục kiểm toán cụ thể,khoa học với những mẫu kiểm toán thích hợp cho những khoản mục lựa chọn đúngđắn, thích hợp, có tính trọng yếu với những chi phí ít nhất nhưng rủi ro lại thấp nhất vàmức thỏa mãn cao nhất
Việc kiểm soát nội bộ nghiệp vụ mua hàng hóa, tài sản và thanh toán luôn tuântheo những mục tiêu cụ thể nhất định Với mỗi mục tiêu cụ thể, sẽ có những thủ tụckiểm soát cụ thể Do vậy kiểm toán viên phải có những kỹ thuật và thủ tục khảo sát cụthể khoa học khác nhau
Trang 16Bảng 1.2 : Tổng hợp các trắc nghiệm đối với nghiệp vụ mua hàng
Mục tiêu kiểm toán Quá trình kiểm soát
nội bộ chủ yếu
Trắc nghiệm đạt yêu
cầu
Trắc nghiệm độvững chãi
Tính có căn cứ hợp
lý : Các nghiệp vụ
mua vào ghi sổ là
của hàng hóa và dịch
vụ nhận được, phù
hợp với lợi ích cao
nhất của khách hàng
Sự có thật của đơn vị
kiến nghị, đơn đặthàng mua, báo cáonhận hàng và hóađơn của người bánđính kèm vào biên
lai
Sự phê chuẩn cácnghiệp vụ mua vào ởđúng cấp có thẩmquyền
và các đơn kiến nghị
mua hàng
Kiểm tra sự hiện diệncủa chứng từ trênbiên lai
Kiểm tra dấu hiệu của
và tính xác thực củacác chứng từ chứngminh (hóa đơn củanghiệp vụ bán, báocáo nhận hàng, đơnđặt hàng và đơnkiến nghị) Đốichiếu hàng tồn khomua vào với các sổsách thường xuyên.Kiểm tra các tài sảnlâu dài mua vào
Sự phê chuẩn : Các
nghiệp vụ mua vào
được phê chuẩn
Sự phê chuẩn cácnghiệp vụ mua vào ởđúng cấp có thẩmquyền
Kiểm tra dấu hiệu của
sự phê chuẩn
Kiểm tra tính đúngđắn của chứng tùchứng minh
Tính đầy đủ : Các
nghiệp vụ mua vào
hiện có đều được
Các biên lai đượcđánh số trước vàtheo dõi
Theo dõi một chuỗicác đơn đặt mua
Theo dõi một chuỗicác báo cáo nhậnhàng
Đối chiếu một hồ sơcác báo cáo nhậnhàng với sổ nhật kýmua vào.Đối chiếu một hồ sơcác biên lai với sổnhật ký mua vào
Trang 17Sự đánh giá : Các
nghiệp vụ mua vào
được ghi sổ đều
tù chứng minh khác.Tính lại để kiểm tratính chính xác vềmặt giấy tờ của cáchóa đơn của ngườibán kể cả các khoảnchiết khấu và chiphí vận chuyển
Sự phân loại : Các
nghiệp vụ mua vào
được phân loại đúng
Quá trình kiểm tranội bộ
Kiểm tra các thủ tụcthủ công và quan sátliệu có hóa đơn nàocủa người bán chưađược ghi sổ haykhông
Kiểm tra dấu hiệu củaviệc kiểm tra nội bộ
So sánh ngày củabáo cáo nhận hàng
và hóa đơn củangười bán với ngàytrên sổ nhật ký mua
Bảng 1.3 : Tổng hợp các trắc nghiệm đối với nghiệp vụ thanh toán
Trang 18Mục tiêu kiểm toán Công việc KSNB
các chứng từ (phiếuchi, ủy nhiệm chi)
Cách ly trách nhiệmgiữa người thanhtoán và người ghi sổnghiệp vụ thanhtoán
Đối chiếu độc lậpvới ngân hàng
Kiểm soát nội bộquá trình thanh toán
Xem xét việc đánhsố thứ tự trước cácchứng từ
Xem xét việc cách lytrách nhiệm giữangười thanh toán vàngười ghi sổ
Xem xét việc đốichiếu độc lập vớingân hàng
Xem xét dấu hiệucủa kiểm soát nội bộ
Đối chiếu từ sổ cái
331 đến sổ chi tiết TK
331, cuối cùng đốichiếu với hóa đơn muahàng và phiếu chi.Đối chiếu sổ cái TK
111, 112 với sổ nhậtký chi tiền và giấy báo
nợ
Gửi thư xác nhận Đốichiếu với bảng cân đốibán hàng do nhà cung
cấp gửi
Tính trọn vẹn Đánh số thứ tự trước
các chứng từ (phiếuchi, ủy nhiệm chi)
Cách ly trách nhiệmgiữa người thanhtoán và người ghi sổnghiệp vụ thanhtoán
Đối chiếu độc lậpvới ngân hàng
Kiểm soát nội bộquá trình thanh toán
Xem xét việc đánhsố thứ tự trước cácchứng từ
Xem xét việc cách lytrách nhiệm giữangười thanh toán vàngười ghi sổ
Xem xét việc đốichiếu độc lập vớingân hàng
Xem xét dấu hiệucủa kiểm soát nội bộ
Đối chiếu từ phiếu chiđến nhật ký chi tiền vàđối chiếu với sổ chitiết TK 331, 111.Đối chiếu giấy báo nợvới sổ chi tiết TK 112,
331
Đối chiếu bảng cânđối bán hàng do nhàcung cấp gửi
Phân loại và trình
bày dụng sơ đồ tài khoảnXây dựng và vận
chi tiết cho nghiệpvụ chi tiền
Cách ly trách nhiệm
và đối chiếu thườngxuyên giữa ngườithanh toán và người
TK 331, 112 đến nhậtký chi tiền, đối chiếuvới phiếu báo chi vàgiấy báo nợ
Quyền và nghĩa vụ Lập sổ theo dõi riêng
các khoản thanhtoán
Kiểm soát nội bộquá trình thanh toán
Kiểm tra việc lập sổtheo dõi riêng cáckhoản thanh toán
Xem xét dấu hiệukiểm soát nội bộ
Đối chiếu từ sổ chi tiết
TK 331 với hóa đơn.Xem xét lại các hóađơn mua hàng.Tiến hành gửi thư xác
Trang 19Kiểm tra các nghiệpvụ bù trừ công nợ.
Xem xét dấu hiệucủa kiểm soát nội bộ
Đối chiếu nhật ký chitiền với phiếu chi, giấybáo nợ và hóa đơn.Đối chiếu bảng cânđối bán hàng thu tiền.Tính toán lại cáckhoản giảm giá, chiết
khấu
Đối chiếu sổ chi tiết
TK 515 với nhật kýchi tiền và sổ chi tiết
TK 112, 1388.Chính xác số học Phân cách trách
nhiệm và đối chiếuthường xuyên giữangười thanh toán vàngười ghi sổ nghiệpvụ thanh toán
Kiểm soát nội bộquá trình thanh toán
Xem xét việc phântrách nhiệm và đốichiếu thường xuyêngiữa người thanhtoán và người ghi sổnghiệp vụ thanhtoán
Xem xét dấu hiệukiểm soát nội bộ quátrình thanh toán
Tính toán lại trên hóađơn rồi đối chiếu vớiphiếu chi và giấy báo
nợ
Đối chiếu từ phiếu chi,giấy báo nợ đến sổ chitiết TK 112 rồi đốichiếu với sổ chi tiết
TK 331
Tính cho phép Có quyết định về
việc phê duyệt cácnghiệp vụ thanhtoán
Xem xét việc xâydựng các quyết định
Xem xét việc phêduyệt các quyết định
vị
Tính kịp thời Xây dựng và vận
dụng các quy địnhghi sổ cập nhậtnghiệp vụ thanhtoán
Kiểm soát nội bộ cácnghiệp vụ thanhtoán
Xem xét việc xâydựng và vận dụngcác quy định ghi sổcập nhật nghiệp vụ
Đối chiếu bảng cânđối bán hàng thu tiềnvới giấy báo chi, nợ
Trang 20Kiểm tra chi tiết Nợ phải trả người bán :
Bảng 1.4 : Kiểm tra chi tiết số dư Nợ phải trả người bán
Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết số dư nợ PTNB
Tính hợp lý chung :
Số dư tài khoản, các chi tiết của các
khoản phải trả, các tài khoản tài sản và
chi phí liên quan đều hợp lý
Các mục tiêu đặc thù :
Các khoản phải trả trong danh sách thống
nhất với sổ hạch toán chi tiết các khoản
phải trả Sổ tổng cộng được cộng đúng
và thống nhất với sổ cái tổng hợp
Các khoản phải trả trong sổ hạch toán chi
tiết phải có căn cứ hợp lý
Các khoản phải trả hiện có đều ở trong
danh sách các khoản phải trả Các khoản
phải trả trong danh sách được đánh giá
đúng đắn
Các khoản phải trả trong danh sách được
phân loại đúng đắn
Các nghiệp vụ trong chu trình mua hàng
– thanh toán được vào sổ đúng kỳ
Các tài khoản trong chu trình mua hàng –
thanh toán được trình bày đúng đắn
So sánh với số dư tài khoản chi phí năm trước.Xem xét các khoản phải trả nhằm phát hiệnnhững khoản bất hợp lý như không có bên bán
và các khoản phải trả có chịu lãi
Đối chiếu các khoản phải trả trong sổ hạch toánchi tiết với các năm trước
Cộng tổng danh sách các khoản phải trả
Đối chiếu sổ tổng cộng với sổ cái tổng hợp.Đối chiếu các hóa đơn của từng người bán với
sổ hạch toán chi tiết nhằm kiểm tra tên và sốtiền
Đối chiếu danh sách các khoản phải trả với cáchóa đơn và các bảng liệt kê của người bán.Lấy xác nhận các khoản phải trả, chú trọng cáckhoản phải trả lớn và bất thường
Kiểm tra chi tiết các khoản nợ ngoài kỳ
Thực hiện các thủ tục tương tự như đối với cáckhoản nợ ngoài kỳ và đối với tính có căn cứ hợplý
Kiểm tra sổ hạch toán chi tiết các khoản phảitrả
Thực hiện việc kiểm tra công nợ ngoài kỳ.Đối chiếu với số liệu kiểm toán chu trình Hàngtồn kho
Kiểm tra các khoản phải trả để đảm bảo nợ phảitrả người bán, nợ ngắn hạn và dài hạn (chịu lãi)được tách riêng
Trang 211.2.4.3 Kết thúc kiểm toán :
a Kiểm tra soát xét công nợ ngoài dự kiến :
Đối với chu trình mua hàng – thanh toán, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa
sổ kế toán mà KTV cần xem xét thường là các khoản nợ ngoài dự kiến Đây là nhữngkhoản nợ tiềm tàng phát sinh trong năm mà cho đến thời điểm khóa sổ vẫn chưa thểxác định liệu có chắc chắn xảy ra hay không Để tìm các khoản nợ này, KTV thườngthực hiện các thủ tục kiểm soát sau :
- Kiểm tra chứng từ chứng minh của các hóa đơn chưa thanh toán một vài tuầnsau ngày kết thúc niên độ
- Đối chiếu các báo cáo nhận hàng trước ngày cuối năm với các hóa đơn củangười bán liên quan
- Đối chiếu các bảng liệt kê của người bán có số dư nợ với danh sách các khoảnphải trả
- Gửi các bản xác nhận cho người bán có quan hệ kinh doanh với khách hàng
b Đánh giá, tổng hợp kết quả kiểm toán :
Sau khi đã thực hiện các khảo sát đối với kiểm soát và khảo sát liên quan đến sốliệu kế toán thuộc chu trình mua hàng và thanh toán, KTV phải tổng hợp kết quả kiểmtoán của chu trình này dựa trên những bằng chứng đã thu thập được Tổng hợp kết quảkiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán thường được thể hiện dưới hình thức một
“ Bảng tổng hợp kết quả kiểm toán ” hay biên bản kiêm toán.
Trang 22Bảng 1.5 : Tổng hợp kết quả kiểm toán
Công ty kiểm toán :
- Nguyên nhân của sai lệch (nếu có) và các bút toán điều chỉnh
- Kết luận về mục tiêu kiểm toán : đã đạt được hay chưa
- Ý kiến của KTV về sai phạm và hạn chế của KSNB đối với chu trình mua hàng
và thanh toán
- Vấn đề cần theo dõi trong đợt kiểm toán sau (nếu có)
Người soát xét
Ngày…tháng…năm…
Người thực hiện
Trang 23CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG - THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THỦ ĐÔ (CACC) THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY
ABC 2.1 Kế hoạch kiểm toán tổng quát và chương trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán
và tư vấn Thủ Đô (CACC) :
2.1.1 Thu thập thông tin cơ sở và thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng :
Đầu tiên là kiểm toán viên tiến hành thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh
và nghĩa vụ pháp lý của công ty
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp đầu tiên được áp dụng Thông thườngtrưởng nhóm kiểm toán sẽ là người đại diện cho nhóm kiểm toán phỏng vấn ban giámđốc khách hàng Các câu hỏi mà KTV đặt ra với khách hàng chứa đựng nhiều thôngtin quan trọng, chúng chủ yếu là các câu hỏi “mở” Các câu hỏi “đóng” được sử dụng
ít hơn chủ yếu để xác nhận về tính “đúng”, “sai” của thông tin Qua phỏng vấn vớikhách hàng và thu thập thêm một số tài liệu về công ty ABC như : giấy phép thành lậpcông ty, các điều lệ của công ty, báo cáo tài chính của năm 2009, báo cáo kiểm toánnăm 2008, biên bản họp và các hợp đồng quan trọng…KTV đã thu thập được cácthông tin ban đầu về công ty ABC và phản ánh vào giấy tờ làm việc như sau :
Trang 24Bảng 1.6 : Thu thập thông tin sơ bộ về công ty ABC – trích giấy tờ làm việc của
KTV
Tên khách hàng : Công ty ABC Tham chiếu : Niên độ kế toán : 01/01/2009 -31/12/2009 Người thực hiện : NTH
Người được phỏng vấn : Kế toán trưởng Ngày : 01/02/2010
1 Thông tin chung :
Tên công ty : công ty ABC
Địa chỉ : Đê La Thành – Hà Nội
Ngày thành lập : 20/03/2007
Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
Thành lập theo giấy phép đầu tư số 003403487 do sở kế hoạch và đầu tư thànhphố Hà Nội cấp
Vốn đầu tư : 10.000.000 USD
CAPITAL AUDITING CO., LTD Add : No.16, D6, Thanh Xuan People's Committee Area, ThanhXuan dist, Ha noi city
Tel : 0462852318 Fax : 0462852317
E - mail: info@ caccvn.net Website: www.caccvn.net
Trang 25Ngành nghề kinh doanh : sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ.
Nhà cung cấp : Các nguyên liệu thô, nguyên liệu và vật liệu phụ chủ yếu từ cáccông ty chuyên thu mua các cây gỗ, các công ty chuyên cung cấp các nguyên liệu vàvật liệu phụ,…
2 Cơ cấu tổ chức :
Hội đồng quản trị bao gồm : 1 chủ tịch, 1 phó chủ tịch và 3 ủy viên
Ban giám đốc gồm : 1 tổng giám đốc, 1 phó tổng giám đốc
Ban kiểm soát gồm : 1 trưởng ban và 2 ủy viên
3 Hệ thống kế toán :
Tổ chức bộ máy kế toán : 1 kế toán trưởng; 1 kế toán tổng hợp và 4 kế toán khácgồm kế toán tiền, TSCĐ, mua hàng thanh toán, bán hàng thu tiền
Chế độ kế toán áp dụng : Chế độ kế toán Việt Nam
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho và công nợ : Hàng tồn kho và công nợ được ghinhận vào ngày thực tế nhập kho không phụ thuộc vào ngày giao hàng
Hình thức kế toán : Nhật ký chứng từ
2.1.2 Đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát :
Tiếp theo là, việc đánh giá rủi ro kiểm toán và môi trường kiểm soát thông qua
hệ thống các câu hỏi có sẵn trong chương trình kiểm toán AS/2 của Deloitte
Trang 26Bảng 1.7 : Câu hỏi đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát công ty ABC
Hệ thống câu hỏi Rủi ro hợp
đồng
Môi trườngkiểm soát
Câu hỏiphụ
1 Có lý do gì để nghi ngờ về tính chính trực
của các thành viên Ban lãnh đạo khách hàng
hoặc nghi ngờ về việc đưa ra thư giải trình
của Ban giám đốc không ?
2 Có lý do nào để băn khoăn với những cam
kết về tính trung thực và hợp lý của BCTC
không ?
3 Có lý do nào để băn khoăn với những cam
kết của Ban lãnh đạo đơn vị trong việc thiết
lập và duy trì hệ thống kế toán tin cậy hay
một hệ thống KSNB hiệu quả ?
4 Cơ cấu tổ chức có bất hợp lý với quy mô
và hình thức kinh doanh không ?
5 Quá trình kiểm soát có bất hợp lý với quy
mô và hình thức kinh doanh không, có lý do
nào để băn khoăn về khả năng của Ban lãnh
đạo trong việc giám sát và điều hành hoạt
động có hiệu quả như việc phân công trách
nhiệm ?
6 Phương pháp phân công quyền hạn và
trách nhiệm có phù hợp với quy mô và hình
thức kinh doanh hay không ?
7 Có lý do nào để băn khoăn đến phương
pháp kiểm soát Ban lãnh đạo hay không ?
8 Hình thức và phạm vi sử dụng máy tính
có bất hợp lý với quy mô và điều kiện kinh
Trang 27doanh không ?
9 Ban giám đốc và bộ phận kiểm toán nội
bộ của doanh nghiệp không phù hợp với quy
mô và hình thức kinh doanh hay không ?
10 Có lý do nào cần quan tâm đến đặc điểm
hoạt động kinh doanh của đơn vị hay không ?
11 Có những yếu tố nào trong môi trường
kinh doanh tác động đến hoạt động và tính
hoạt động liên tục của đơn vị không ?
12 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có
theo số liệu dự kiến không ?
13 Có nhân tố nào tồn tại chứng tỏ doanh
nghiệp không thể tiếp tục hoạt động trong
thời gian dự báo hay không ?
14 Có lý do nào để xem xét về các điều
khoản trong hợp đồng kiểm toán hay không ?
15 Có lý do nào để nghi ngờ sự tuân thủ
những chuẩn mực kiểm toán chung khi thực
hiện hợp đồng hay không ?
16 Có vấn đề nào về kiểm toán trọng yếu
dẫn đến mức độ rủi ro kiểm toán lớn hơn mức
trung bình hay không ?
17 Có lý do nào khẳng định rằng chúng ta
không có những hiểu biết đầy đủ về bản chất
của các giao dịch quan trọng và những quan
hệ kinh tế giữa khách hàng với các đơn vị
khác đặc biệt trường hợp các đơn vị này được
Trang 28coi là các bên không liên quan nhưng thực
chất lại là những bên có liên quan ?
18 Có lý do nào để khẳng định rằng chúng
ta thiếu kiến thức hoặc kinh nghiệm về hoạt
động của khách hàng hay không ?
19 Có lý do nào để khẳng định rằng chúng
ta không có đầy đủ nhân viên có trình độ
tham gia thực hiện hoạt động ?
20 Có những vấn đề nào nói có sự tồn tại
khả năng gian lận tại đơn vị hay không ?
Trang 29CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CP ngày 30/3/2009 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung Nghị định 105/2004/NĐ-CP;
Căn cứ Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán;
Hợp đồng này được lập bởi và giữa các Bên :
BÊN A : CÔNG TY ABC
Người đại diện : Nguyễn Văn A
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ : Đê La Thành, Hà Nội
Fax :
Mã số thuế :
Tài khoản số :
Tại Ngân hàng :
(Theo giấy ủy quyền số ……ngày ……… )(nếu là Phó Giám đốc)
BÊN B : CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THỦ ĐÔ (CACC)
Người đại diện : Trần Văn B
Chức vụ : Giám đốc
Địa chỉ :
Trang 30Điện thoại :
Mã số thuế :
Tài khoản số :
Tại Ngân hàng :
(Theo giấy ủy quyền số ………ngày ……… )(nếu là Phó Giám đốc)
ĐIỀU 1 : NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên B đồng ý cung cấp cho Bên A dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính của Bên
A cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009 Các Báo cáo tài chính này được lập
phù hợp với các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ kế toán doanh nghiệp
ĐIỀU 2 : LUẬT ĐỊNH VÀ CHUẨN MỰC
Bên B sẽ thực hiện kiểm toán phù hợp với các Chuẩn mực Kiểm toán ViệtNam Theo đó, Bên B sẽ lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán nhằm đạt được sự đảmbảo hợp lý rằng các Báo cáo tài chính của Bên A không có sai sót trọng yếu do nhầmlẫn hoặc gian lận Tuy nhiên, do bản chất của gian lận, một cuộc kiểm toán được lập
kế hoạch và thực hiện một cách hợp lý vẫn có thể sẽ không phát hiện được các sai sóttrọng yếu Vì vậy, cuộc kiểm toán được thiết lập để đạt được sự đảm bảo hợp lý, nhưngkhông tuyệt đối rằng các báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu Cuộc kiểm toánkhông nhằm phát hiện các sai sót và gian lận không mang tính trọng yếu đối với cáo cáotài chính của Bên A
Cuộc kiểm toán bao gồm việc kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu các bằng chứngliên quan đến các số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính, đánh giá các nguyêntắc kế toán được áp dụng và những ước tính kế toán trọng yếu của Ban Giám đốc cũngnhư đánh giá tổng quát tính đúng đắn của việc trình bày các thông tin trên Báo cáo tàichính
Cuộc kiểm toán bao gồm việc tìm hiểu về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soátnội bộ để lập kế hoạch kiểm toán cũng như xác định nội dung, lịch trình và phạm vicác thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện Tuy nhiên, cuộc kiểm toán không nhằm cungcấp sự đảm bảo cũng như báo cáo về hệ thống kiểm soát nội bộ
Trang 31Mục tiêu của cuộc kiểm toán là đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý củaBáo cáo tài chính được trình bày theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ kếtoán doanh nghiệp, trên các khía cạnh trọng yếu Việc đưa ra ý kiến kiểm toán, cũng nhưviệc trình bày ý kiến bằng văn bản của Bên B sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế tại ngàyBên B lập Báo cáo kiểm toán Nếu vì bất kỳ lý do nào mà Bên B không thể hoàn thànhcuộc kiểm toán hoặc không thể đưa ra ý kiến kiểm toán thì Bên B sẽ trao đổi với đại điệncủa Bên A
ĐIỀU 3 : TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
Trách nhiệm của Bên A :
Ban Giám đốc Bên A có trách nhiệm lập Báo cáo tài chính trung thực và hợp lý,tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và cácquy định pháp lý có liên quan Theo đó, Ban Giám đốc Bên A có trách nhiệm: (1) thiếtlập và duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với việc lập Báo cáo tài chính;(2) phát hiện và đảm bảo rằng Bên A tuân thủ theo các quy định hiện hành đối với mọihoạt động của mình bao gồm việc lưu giữ và quản lý các chứng từ, sổ kế toán, Báo cáotài chính và các tài liệu có liên quan một cách an toàn, bí mật theo đúng quy định củaNhà nước; (3) phản ánh các nghiệp vụ phát sinh một cách đúng đắn vào sổ sách kếtoán; (4) điều chỉnh Báo cáo tài chính trong trường hợp có sai sót trọng yếu; (5) thựchiện các ước tính kế toán phù hợp; (6) bảo vệ an toàn cho các tài sản; (7) đánh giá tổngquát tính đúng đắn của Báo cáo tài chính phù hợp với các nguyên tắc kế toán đượcchấp nhận chung; (8) đảm bảo cung cấp kịp thời
Trang 32các thông tin cần thiết có liên quan đến báo cáo tài chính của Công ty cho Bên B; (9) bốtrí nhân sự liên quan cùng làm việc với Bên B trong quá trình kiểm toán.
Bên A có trách nhiệm cung cấp và xác nhận các giải trình đã cung cấp trong quátrình kiểm toán vào “Thư giải trình của Ban Giám đốc”, một trong những yêu cầu củaChuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, trong đó nêu rõ trách nhiệm của Ban Giám đốc Bên Atrong việc lập Báo cáo tài chính và khẳng định rằng ảnh hưởng của từng sai sót và tổnghợp các sai sót không được điều chỉnh trên Báo cáo tài chính do Bên B tổng hợp trongquá trình kiểm toán cho kỳ hiện tại và các sai sót liên quan đến kỳ hoạt động trước làkhông trọng yếu đối với tổng thể Báo cáo tài chính
Tạo điều kiện thuận tiện cho các nhân viên của Bên B trong quá trình làm việc tạiVăn phòng của Bên A
Thanh toán đầy đủ phí dịch vụ kiểm toán và các phí khác (nếu có) cho bên B theoquy định tại Điều 6 của hợp đồng này
Trách nhiệm của Bên B :
Bên B sẽ có trách nhiệm trong việc: (1) lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểmtoán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam; (2) lập và thông báo cho Bên A về nộidung và kế hoạch kiểm toán, thực hiện cuộc kiểm toán theo kế hoạch; (3) cử các kiểmtoán viên có năng lực và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán; (4) cung cấp báo cáo kiểmtoán cho Bên A khi kết thúc công việc kiểm toán
Bên B thực hiện công việc kiểm toán theo nguyên tắc độc lập, khách quan và bảomật số liệu Theo đó Bên B không được quyền tiết lộ cho bất kỳ một Bên thứ Ba nào màkhông có sự đồng ý của Bên A, ngoại trừ theo yêu cầu của pháp luật và hệ thống quản lýpháp luật, hoặc trong trường hợp những thông tin như trên đã được các cơ quan quản lýNhà nước phổ biến rộng rãi hoặc được công bố bởi Bên A
Bên B có trách nhiệm yêu cầu Bên A xác nhận các giải trình đã cung cấp cho Bên
B trong quá trình thực hiện kiểm toán Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, việc đáp ứngcác yêu cầu này và Thư giải trình của Ban Giám đốc Bên A về những vấn đề liên quan là mộttrong những cơ sở để Bên B đưa ra ý kiến của mình về Báo cáo tài chính của Bên A
ĐIỀU 4 : BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Sau khi kết thúc kiểm toán, Bên B sẽ cung cấp cho Bên A năm (05) bộ báo cáokiểm toán kèm theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bằng tiếng Việt, năm (05) bộ
Trang 33báo cáo kiểm toán kèm theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán bằng tiếng Anh, lập phùhợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp và các quy địnhpháp lý có liên quan; 03 bộ Thư quản lý bằng tiếng Việt (nếu có) và 03 bộ Thư quản lýbằng tiếng Anh (nếu có), đề cập đến các thiếu sót cần khắc phục và các đề xuất của kiểmtoán viên nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của Bên A.
Trong trường hợp Bên A dự định phát hành hành báo cáo kiểm toán của Bên Bdưới bất kỳ dạng tài liệu nào, hoặc phát hành các tài liệu trong đó có các thông tin về Báocáo tài chính đã được kiểm toán, Ban Giám đốc Bên A đồng ý rằng họ sẽ cung cấp choBên B một bản của tài liệu này và chỉ phổ biến rộng rãi các tài liệu này sau khi có sựđồng ý của Bên B bằng văn bản
ĐIỀU 5 : PHÍ DỊCH VỤ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
Điều khoản thanh toán:
Lần 1: Thanh toán 50% sau khi ký hợp đồng
Lần 2: Thanh toán 50% còn lại sau khi Bên B giao Báo cáo kiểm toán cho Bên A
Phí kiểm toán sẽ được thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản củaBên B bằng nguyên tệ hoặc Đồng Việt Nam theo tỷ giá bán niêm yết bởi Ngân hàngNgoại Thương Việt Nam tại thời điểm thanh toán
Bên B sẽ phát hành hoá đơn GTGT cho bên A khi bên A thanh toán toàn bộ giá trịhợp đồng cho Bên B
ĐIỀU 6: CAM KẾT THỰC HIỆN
Hai Bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong Hợp đồng Trongquá trình thực hiện, nếu gặp phát sinh vướng mắc, hai Bên phải kịp thời thông báo chonhau để cùng tìm phương án giải quyết Mọi thay đổi phải được thông báo trực tiếp chomỗi bên bằng văn bản (hoặc qua email) theo địa chỉ trên đây
Trang 34Thời gian hoàn thành cuộc kiểm toán dự kiến là 15 ngày kể từ ngày bắt đầu thựchiện cuộc kiểm toán.
Mọi tranh chấp hoặc khiếu kiện phát sinh trong quá trình thực hiện Hợp đồng sẽđược giải quyết bằng thương thảo hoặc theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam và tại tòa án kinh tế do hai Bên lựa chọn
ĐIỀU 7 : HIỆU LỰC, NGÔN NGỮ VÀ THỜI HẠN HỢP ĐỒNG
Hợp đồng này được lập thành 04 bản (02 bản tiếng Việt và 02 bản tiếng Anh), mỗiBên giữ 01 bản tiếng Việt và 01 bản tiếng Anh Hợp đồng này có giá trị như nhau và cóhiệu lực kể từ ngày có đủ chữ ký, con dấu của cả hai Bên cho đến khi thanh lý hợp đồngtheo quy định
CÔNG TY ABC
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
TƯ VẤN THỦ ĐÔ
2.1.3 Đánh giá mức độ trọng yếu và rủi ro tại công ty ABC :
2.1.3.1 Đánh giá trọng yếu :
Công ty ABC là doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh nên doanh thu là chỉ tiêu rất quan trọng phản ánh kết quả hoạt động của công ty
Vì vậy, KTV đã lựa chọn doanh thu làm chỉ tiêu xác định mức độ trọng yếu Mức trọngyếu phân bổ về khoản mục phải trả người bán theo kinh nghiệm của kiểm toán viên củaCACC
Trang 35Như vậy nếu trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phát hiện ra các sai sót liên quantới tài khoản 331 mà lớn hơn mức trọng yếu đã phân bổ cho 331 thì phải yêu cầu kháchhàng điều chỉnh lại.
2.1.3.2 Đánh giá rủi ro :
Quá trình tìm hiểu về công ty ABC thông qua các thông tin sau :
Môi trường và lĩnh vực hoạt động của công ty ABC :
- Yêu cầu môi trường: sử dụng nhiều lao động chủ yếu là lao động sản xuất và cáccán bộ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao
- Thị trường và cạnh tranh : trong nước, hoạt động của công ty mang tính cạnh tranhtương đối cao
- Đặc điểm hoạt động kinh doanh và các biến đổi trong công nghệ SXKD : khá ổnđịnh
- Rủi ro kinh doanh : trung bình
- Thay đổi qui mô kinh doanh và các điều kiện bất lợi : không
Tình hình kinh doanh của công ty ABC :
- Những thay đổi về việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hay kỹ thuật mới để sảnxuất ra sản phẩm : có
- Thay đổi nhà cung cấp : không
- Tiền cuối năm so với đầu năm
- Hàng tồn kho cuối năm so với đầu năm
- Khoản phải trả người bán
- Ngoài ra, kiểm toán viên của CACC còn sử dụng các tỷ suất tài chính để phân tích
2.1.5 Thiết kế chương trình kiểm toán chu trình mua hàng - thanh toán ở công ty ABC
Trang 36Tại công ty TNHH kiểm toán và tư vấn Thủ đô, chương trình kiểm toán được thiết
kế chung cho tất cả các cuộc kiểm toán nhưng các thủ tục kiểm toán thiết kế trongchương trình được kiểm toán viên vận dụng linh hoạt với từng khách hàng kiểm toán
- Chia cắt niên độ được thực hiện chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu)
- Các khoản phải trả người bán bao gồm giá trị hàng, dịch vụ mua trả chậm và cáckhoản nợ đối với nhà cung cấp đã thực sự cung cấp hay dịch vụ cho doanh nghiệp (tínhhiện hữu, tính chính xác)
- Các phiếu báo có và các bút toán điều chỉnh là có cơ sở (tính hiện hữu, tính chínhxác)
Bảng 1.8 : Chương trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán
chiếu
Ngườithực hiện
Ngày thựchiện
1 Thủ tục phân tích :
1.1 So sánh các khoản phải trả của từng đối tượng
năm nay với năm trước, kiểm tra và giải thích những
biến động bất thường
1.2 So sánh thời hạn tín dụng nhà cung cấp với các
niên độ trước, với các thời hạn tín dụng đã thương
lượng
1.3 Phát hiện và trao đổi với khách hàng về sự thay
đổi nhà cung cấp chính, thường xuyên và lý do sự
thay đổi đó ( nếu có)
2.Thủ tục kiểm tra chi tiết số dư :
2.1 Thu nhập hoặc lập bảng tổng hợp chi tiết số dư
đầu năm, phát sinh trong năm và số dư cuối năm Đối
chiếu số dư đầu năm, cuối năm, giữa báo cáo, sổ cái
Trang 37và sổ chi tiết Đối chiếu số dư chi tiết đầu năm và số
dư chi tiết cuối năm
2.2 Khẳng định số dư bằng cách :
Đối chiếu danh sách phải trả nhà cung cấp trên báo
cáo với sổ chi tiết và báo cáo mua hàng, biên bản đối
chiếu công nợ ( nếu có)
Lập và gửi xác nhận đến một số nhà cung cấp có
khoản tiền phải trả lớn và bất thường, nhà cung cấp
chính không còn danh sách nợ (nhằm phát hiện
không có nghiệp vụ nào bị bỏ sót)
Đối chiếu số xác nhận với số dư trên sổ chi tiết
Kiểm tra nếu có sự khác biệt Trường hợp không
nhận được thư xác nhận, kiểm tra việc thanh toán các
khoản phải trả sau ngày lập báo cáo tài chính
Xem xét hồ sơ các số dư tồn tại quá lâu
Soát xét lại danh sách các khoản phải trả để xác
định xem liệu có khoản nào phải trả bị phân loại
không đúng
Đối với các khoản dư nợ : thu thập và kiểm tra các
điều khoản trên hợp đồng mua để đảm bảo rằng các
số dư này là hợp lý
2.3 Kiểm tra số phát sinh :
Kiểm tra việc phản ánh các khoản phải trả, kiểm tra
việc hạch toán mua hàng và thanh toán (giá hoá đơn,
chi phí thu mua vận chuyển và thuế GTGT đầu vào)
nhằm đảm bảo chính sách mua hàng của đơn vị được
thực hiện trên thực tế Chọn mẫu các giao dịch…
Kiểm tra số phát sinh các khoản phải trả thương mại,
phi thương mại, các khoản phải trả liên quan tới bên
thứ ba, các khoản cam kết mua dài hạn
Chọn mẫu… người cung cấp để kiểm tra chi tiết