1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận triết học Phân tích thực chất cuộc cách mạng triết học Mác - Anghen và ý nghĩa lịch sử

35 2,7K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 182,5 KB

Nội dung

Triết học Mác là một hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính vì vậy nó đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và nhân dân tiến bộ trong thời đại cách mạng mới. Triết học Mác đã kế thừa những tinh hoa, từ đó đưa ra những nguyên lý khoa học giúp con người nhân thức đúng và cải tạo thế giới.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm

Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình đấutranh phức tạp và không khoan nhượng Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duyvật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phươngpháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêuhình diễn ra một cách mạnh mẽ xuyên suốt chiều dài phát triển của lịch sửtriết học, làm nên cái “logic nội tại khách quan” của sự phát triển

Triết học Mác là một hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính

vì vậy nó đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giaicấp công nhân và nhân dân tiến bộ trong thời đại cách mạng mới Triết họcMác đã kế thừa những tinh hoa, từ đó đưa ra những nguyên lý khoa học giúpcon người nhân thức đúng và cải tạo thế giới

Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạngtrong lịch sử phát triển triết học của nhân loại C.Mác và Ph.Ăngghen đã kếthừa một cách có phê phán những thành tựu tư duy trước đó, sáng tạo nênchủ nghĩa duy vật triết học triệt để, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm vàphép siêu hình Để xây triết học duy vật biện chứng, Mác đã dựa trên nềntảng của chủ nghĩa duy vật cũ và phép biện chứng duy tâm của Hêghen Đó

là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một trong nhữngyếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Ăngghen đã thực hiện

trong triết học Vì vậy em nghiên cứu vấn đề “Chứng minh rằng sự ra đời của Triết học Mác là một bước ngoặt trong lịch sử triết học Giá trị lý luận

và thực tiễn đối với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay” cho bài tiểu

luận của mình

Trang 2

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHO SỰ RA ĐỜI CỦA

TRIẾT HỌC MÁC 1.1 Cở sở lý luận.

1.1.1 Vấn đề cơ bản của triết học.

Triết học là hệ thống những quan điểm chung về thế giới, nó xuất hiệnvào thời kỳ phát sinh và phát triển của xã hội chiếm hữu nô lệ ở thời cổ đại,vào khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước công nguyên với những thànhtựu rực rỡ trong các nền triết học cổ đại ở Trung Quốc, ấn Độ và Hy Lạp

Trong gần 3000 năm tồn tại và phát triển, triết học có nhiều trườngphái và hệ thống khác nhau Các hệ thống và trường phái đó phản ánh trình

độ phát triển về kinh tế – xã hội, chính trị và trình độ phát triển của các trithức khoa học tự nhiên của các nước Lẽ đương nhiên, sự phản ánh đó tuỳthuộc vào lập trường của các giai cấp nhất định

Khi nghiên cứu các hệ thống, các trường phái triết học, chủ nghĩa Máccho rằng, vấn đế quan trọng hàng đầu, “vấn đề cơ bản lớn” hay “vấn đề tốicao” của triết học là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần vàthế giới tự nhiên Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt:

Thứ nhất, giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau và

cái nào quyết định?

Thứ hai, ý thức của chúng ta có thể phản ánh trung thực thế giới khách

quan không? Hay nói một cách khác, con người có khả năng nhận thức thếgiới hay không?

Vấn đề quan hệ giữa tồn tại và tư duy hay giữa vật chất và ý thức làvấn đề cơ bản trong tất cả vấn đề mà triết học tập trung giải quyết Bởi vì,một là, đó là vấn đề triết học rộng nhất, chung nhất; hai là, nếu không giảiquyết được vấn đề này thì không thể tiếp tục giải quyết các vấn đề khác,những vấn đề ít chung hơn; ba là, giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ quyếtđịnh tính chất của thế giới quan của các nhà triết học Và thế giới quan ấy là

Trang 3

cơ sở tạo ra phương hướng để xem xét và giải quyết tất cả những vấn đề cònlại Các học thuyết triết học được chia thành hai trào lưu cơ bản: duy vật hayduy tâm, điều đó tuỳ thuộc vào việc giải quyết vấn đề cơ bản này.

Các hệ thống triết học thừa nhận tồn tại, tự nhiên, vật chất là cái cótrước; ý thức, tinh thần, tư duy là cái có sau, đó là chủ nghĩa duy vật Còncác hệ thống triết học coi ý thức là cái có trước, tồn tại là cái có sau là tràolưu duy tâm Việc xem xét và giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là tiêuchuẩn khoa học duy nhất để xác định các học thuyết triết học đã, đang và sẽtồn tại là thuộc trào lưu nào: duy tâm hay duy vật

Các trào lưu cơ bản trong triết học – chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩaduy tâm – luôn luôn đấu tranh với nhau Cuộc đấu tranh giữa các trào lưutriết học là biểu hiện về mặt tư tưởng của cuộc đấu tranh giai cấp và phảnánh tồn tại xã hội của các giai cấp, các tầng lớp trong xã hội Thông thường,chủ nghĩa duy vật là biểu hiện về mặt triết học của hệ tư tưởng các giai cáp

và các tầng lớp tiến bộ, các lực lượng xã hội quan tâm đến sự phát triển xãhội Chủ nghĩa duy tâm là biểu hiện về mặt triết học của các giai cấp, cácnhóm xã hội bảo thủ, các đảng phái chính trị phản động, không quan tâm đến

sự phát triển xã hội Các nhà duy vật với tư cách là các nhà tư tưởng của cáclực lượng xã hội tiến bộ thường lấy những thành tựu, kết quả của khoa họctiến tiến mà thực tiễn làm cơ sở cho thế giới quan của mình Còn các nhàduy tâm luôn luôn gắn với tôn giáo, củng cố vị trí của tôn giáo bằng nhữngluận cứ triết học duy tâm

Sự xuất hiện các giai cấp đối kháng và chế độ người bóc lột người,việc tách lao động trí óc khỏi lao động chân tay là những nguyên nhân xã hộilàm cho chủ nghĩa duy tâm xuất hiện Các đại biểu của các giai cấp bóc lột,thống trị độc quyền hoạt động trí óc luôn mong muốn tạo ra ấn tượng rằng,dường như lao động chân tay, hoạt động sản xuất vật chất của quần chúnglao động là cái thứ yếu, cái phụ thuộc của lao động trí óc Họ cho rằng laođộng trí óc đóng vai trò chủ yếu trong đời sống xã hội Sự khẳng định này

Trang 4

của các tư tưởng gia của giai cấp phản động không tránh khỏi dẫn tới chủnghĩa duy tâm triết học, tới những mưu toan, luận chứng các hiện tượng tinhthần là cái có trước, các hiện tượng vật chất là cái có sau

1.1.2 Tư tưởng triết học của Hêghen và Phoi ơbắc – Hạt nhân lý luận cho sự gia đời của triết học Mác xít.

- Hêghen: Triết học Hêghen là biểu hiện của sự phát triển đầy đủ nhất

và rực rỡ nhất của chủ nghĩa duy tâm cổ điển Đức Hêghen là nhà tư tưởngcủa giai cấp tư sản Đức, người thể hiện chính sách thoả hiệp về chính trị củagiai cấp tư sản với giai cấp phong kiến quý tộc Phổ Quan điểm triết học củaông là hệ thống duy tâm cổ điển cuối cùng, là trình độ cao nhất của sự pháttriển phép biện chứng duy tâm

Hêghen là nhà duy tâm khách quan Ông coi tinh thần thế giới là cái

có trước, vật chất với tính cách dường như là sự thể hiện, sự biểu hiện cụ thểcủa tinh thần thế giới, là cái có sau; tinh thần là đấng sáng tạo ra vật chất

Tinh thần thế giới – ý niệm tuyệt đối tồn tại vĩnh viễn và chứa đựngdưới dạng tiềm năng tất cả mọi hiện tượng của tự nhiên và xã hội Nó lànguồn gốc và động lực của mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội Tinh thần thếgiới hay ý niêm tuyệt đối trong quá trình tự phát triển của nó diễn ra qua cácgiai đoạn khác nhau, ngày càng thể hiện đầy đủ nội dung bên trong của nó.Đầu tiên nó phát triển trong bản thân nó, sau đó nó thể hiện dưới hình thức

tự nhiên – thế giới vô cơ, hưu cơ và con người, tiếp nữa là thể hiện dứoi hìnhthức nhà nước, nghệ thuật, tôn giáo và triết học Theo hệ thống của Hêghen,toàn bộ thế giới muôn màu, muôn vẻ là sản phẩm của sự phát triển tự nhiêncủa ý niệm với tính cách là lực lượng sáng tạo, là tổng hoà của mọi hình thứckhác nhau của sự biểu hiện của ý niệm Bởi vậy, học thuyết của Hêghen coitính thứ nhất là tinh thần, tính thứ hai là vạt chất Đó cũng chính là sự thểhiện riêng về mặt triết học những lời khưảng định của tôn giáo rằng Thượng

đế sáng tạo ra thế giới

Trang 5

Có thể nói, trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, Hêghenchỉ lặp lại những điều mà các nhà duy tâm trước đó đã nói Song, cái mớitrong học thuyết của ông, chính là chỗ ông xem xét tinh thần thế giới, ý niệmtuyệt đối là một quá trình tự phát triển không ngừng, và ông là một nhà triếthọc hoàn chỉnh phép biện chứng duy tâm, phép biện chứng của ý niệm tuyệtđối, tinh thần thế giới với tính cách là cơ sở đầu tiên và nguồn gốc của mọitồn tại.

Hêghen đã phê phán phép siêu hình thống trị lúc đó và ông đã lấyphép biện chứng đem đối lập với nó

Các yếu tố biện chứng duy tâm có trong các tác phẩm triết học duytâm trước Hêghen, nhưng phép biện chứng duy tâm với tính cách là phươngpháp ít nhiều hoàn chỉnh thì do Hêghen lập ra

Công lao của Hêghen so với những người tiền bối của ông là ở chỗ đãphân tích một cách tổng hợp và biện chứng tất cả các phạm trù quan trọngnhất của triết học và hình thành trên cơ sở duy tâm ba quy luật cơ bản của tưduy: quy luật chuyển hoá từ lượng thành chất, quy luật thâm nhập lẫn nhaucủa các mặt đối lập và quy luật phủ định của phủ định

- Phoi ơbắc: là nhà triét học duy vật, đại biểu cho tâng lớp dân chủ

cấp tiến trong giai cấp tư sản Đức Ông đấu tranh kiên quyết chống chủnghĩa duy tâm của Hêghen Ông đã phê phán ý niệm tuyệt đối của Hêghencũng như chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo nói chung, khôi phục vị trí xứngđáng của triết học duy vật

Khi chống lại quan điểm duy tâm của Hêghen coi giới tự nhiên là “tồntại khác” của tinh thần, Phoi ơbắc đã chứng minh thế giới là vật chất, giới tựnhiên tồn tại ngoài con người không phụ thuộc vào ý thức con người, là cơ

sở sinh sống của con người Giới tự nhiên không do ai sáng tạo, nó tồn tại,vận động nhờ những cơ sở bên trong nó

Triết học của Phoi ơbắc mang tính chất nhân bản Nó chống lại nhịnguyên luận về sự tách rời giữa tinh thần và thể xác, ông coi ý thức tinh

Trang 6

thần, cũng là một thuộc tính đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là óc người.

Từ đó cho phép khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa tồn tại và tư duy

Phoi ơbắc không chỉ chống lại chủ nghĩa duy tâm, mà với triết họcnhân bản của mình ông còn đấu tranh chống những quan điểm duy vật tầmthường quy các hiện tượng tâm lý tinh thần về các quá trình lý hoá, khôngthấy sự khác nhau về chất giữa chúng, chẳng hạn như coi óc tiết ra tư tưởngcũng như gan tiết ra mật

Mặt tích cực trong triết học nhân bản của Phoi ơbắc còn thể hiện ở chỗông đấu tranh chống các quan niệm tôn giáo chính thống của đạo Thiênchúa, đặc biệt quan niệm về Thượng đế Trái với các quan niệm truyền thốngcủa tôn giáo và thần học cho rằng Thượng đế tạo ra con người, ông khẳngđịnh, chính con người sáng tạo ra Thượng đế Khác với Hêghen nói đến sựtha hoá của ý niệm tuyệt đối, Phoi ơbắc nói đến sự tha hoá của bản chất conngười vào Thượng đế Ông lập luận rằng, bản chất tự nhiên của con người làmuốn hướng tới cái chân, cái thiện nghĩa là hướng tới nhứng cái gì đẹp nhấttrong một hình tượng đẹp nhất về con người, nhưng trong thực tế những cái

đó con người không đạt được nên gửi gắm tất cả ước muốn của mình vàohình tượng Thượng đế Từ đó Phoi ơbắc đã đi đến phủ nhận mọi thứ tôn giáo

và thần học về một vị Thượng đế siêu nhiên, đứng ngoài, sáng tạo ra conngười, chi phối cuộc sống con người

Triết học của Phoi ơbắc cũng bộc lộ những hạn chế Chẳng hạn, khoông đòi hỏi triết học mới – triết học nhân bản, phải gắn liền với tự nhiênđồng thời đã đứng trên lập trường của chủ nghĩa tự nhiên để xem xét mọihiện tượng thuộc về con người và xã hội Con người, theo quan niệm củaPhoi ơbắc là con người trừu tượng, phi xã hội mang những thuộc tính sinhhọc bẩm sinh Triết học nhân bản của Phoi ơbắc chứa đựng những yếu tố củachủ nghĩa duy tâm Ông nói rằng, bản tính con người là tình yêu, tôn giáocũng là một tình yêu Do vậy, khi thay thế cho thứ tôn giáo tôn sùng một vịthượng đế siêu nhiên cần xây dựng một thứ tôn giáo mới phù hợp với tình

Trang 7

yêu của con người Ông cho rằng cần phải biến tình yêu thương giữa conngười thành mối quan hệ xã hội khác, thành lý tưởng xã hội Trong điều kiệncủa xã hội tư sản Đức bấy giờ, với sự phân chia và đối lập giai cấp thì chủnghĩa nhân đạo của Phoi ơbắc về tình yêu thương giữa con người trở thànhchủ nghĩa nhân đạo trừu tượng, duy tâm.

Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm của Hêghen, Phoiơbắc đã không biết rút ra từ đó cái “hạt nhân hợp lý” mà đã vứt bỏ luôn cảphép biện chứng của Hêghen

Mặc dù có nhưng hạn chế, triết học của Hêghen và Phoi ơbắc có ýnghĩa to tớn trong lịch sử triết học và trở thành một trong những nguồn gốc

lý luận quan trọng của triết học Mác

1.2 Cơ sở thực tiễn.

1.2.1 Điều kiện kinh tế - xã hội.

1.2.1.1 Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều kiện cách mạng công nghiệp.

Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạngtrong công nghiệp làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ Phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc và trở thành xu thếphát triển của nền sản xuất xã hội Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạngcông nghiệp và trở thành cường quốc công nghiệp Ở Pháp, cuộc cách mạngcông nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành

Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất tư bảnđược củng cố tạo ra cơ sở kinh tế để cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đómâu thuẫn xã hội càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt; sự phân hóagiàu nghèo tăng lên, bất công xã hội tăng Những xung đột giữa giai cấp vôsản với tư sản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp

1.2.1.2 Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử

Giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hìnhthành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Khi chế độ tư

Trang 8

bản chủ nghĩa được xác lập, giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xãhội, giai cấp vô sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn giữa vô sản với tư sản vốnmang tính đối kháng phát triển trở thành những cuộc đấu tranh giai cấp.Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt ở thành phố Liông (Pháp) năm 1831 tuy bị đàn

áp nhưng lại bùng nổ tiếp vào năm 1834 Ở Anh có phong trào Hiến chươngvào cuối những năm 30 của thế kỷ XIX, là phong trào cách mạng to lớn cótính chất quần chúng và có hình thức chính trị Nước Đức nổi lên phong tràođấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi đã mang tính giai cấp

Trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò làgiai cấp cách mạng Ở Anh, Pháp giai cấp tư sản tuy nắm quyền thống trị, lạihoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là vị trítiên phong trong quá trình cải tạo dân chủ như trước Còn giai cấp tư sảnĐức đang lớn lên trong lòng xã hội phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cáchmạng khi nhìn vào tấm gương Cách mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợhãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức Vì vậy, giai cấp vôsản xuất hiện trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xoá bỏ xã hội tư bản và trởthành lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ

xã hội

Như vậy, thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn của phong trào đấu tranhcủa giai cấp vô sản đòi hỏi phải được soi sáng bởi một hệ thống lý luận, mộthọc thuyết triết học mới Học thuyết đó phải xuất hiện để định hướng phongtrào đấu tranh nhanh chóng đạt được thắng lợi

Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử và phong trào đấutranh của họ đã tạo ra nguồn tư liệu quý báu về thực tiễn xã hội để Các Mác

và Ph Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết học

1.2.2 Tiền đề khoa học tự nhiên

Giữa triết học với khoa học nói chung và khoa học tự nhiên nói riêng

có mối quan hệ khăng khít Sự phát triển của tư duy triết học phải dựa trên

cơ sở tri thức do các khoa học cụ thể đem lại Vì thế, mỗi khi trong khoa học

Trang 9

có những phát minh mang tính chất vạch thời đại thì tạo ra sự thay đổi củatriết học.

Trong những năm đầu của thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát triểnmạnh với nhiều phát minh quan trọng: Định luật bảo toàn biến hóa nănglượng, Thuyết tế bào, thuyết tiến hóa Những phát minh khoa học đó đã vạch

ra mối liên hệ thống nhất giữa những sự vật, giữa các hình thức vận độngkhác nhau trong tính thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biệnchứng của sự vận động và phát triển Đồng thời đã làm bộc lộ rõ tính hạn chế

và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình và của tư tưởng biện chứng

cổ đại cũng như phép biện chứng của Hêghen Từ đó đặt ra một yêu cầutrong tư duy nhân loại cần phải xây dựng một phương pháp tư duy mới thật

sự khoa học Với những phát minh của mình, khoa học đã cung cấp nhữngtri thức để Các Mác và Ph.Ăng ghen khái quát xây dựng phép biện chứngduy vật

Như vậy, triết học Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những vìđời sống thực tiễn mà còn vì những tiền đề lý luận, xã hội và khoa học mànhân loại đã tạo ra

1.3 Triết học Mác ra đời là một tất yếu mang tính lịch sử.

Rõ ràng những cuộc đấu tranh giai cấp ở các nước tư bản chủ nghĩatiên tiến ở châu Âu những năm 30-40 của thế kỷ XIX là nhân tố khách quanchứng tỏ rằng đã có những tiền đề xã hội- giai cấp và những điều kiện đểxuất hiện chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; làchứng cứ để nói rằng nhu cầu xã hội đã chín muồi đề xuất hiện một thế giớiquan triết học mới – triết học mácxít

Những tư tưởng xã hội trực tiếp xuất hiện trước chủ nghĩa Mác vàbiểu hiện rõ ràng nhất và kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hộikhông tưởng pháp, triết học cổ điển Đức Trong những học thuyết ấy chứađựng những giá trị về mặt lịch sử Đó là, lý luận giá trị lao động của Smith

và Ricardo, là những dự đoán thiên tài của Xanh ximông và Phuriee về một

Trang 10

số đặc điểm của xã hội xã hội chủ nghĩa tương lai và sự phê phán của cácông đối với xã hội tư bản Đó là phép biện chứng duy tâm của Hêghen vàkiến giải duy vật về vấn đề cơ bản của Triết học trong các tác phẩm củaPhoiơbắc Những học thuyết đó là những đỉnh cao của sự phát triển tư tưởng

lý luận xã hội loài người trong thời kỳ trước Mác Sự phát triển hơn nữa vềkinh tế chính trị học, lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học và triết học chỉ cóthể có được với sự ra đời của phép biện chứng duy vật Song, rõ ràng nhữngthành tựu đã đạt tới của nhân loại lại là những tiền đề lý luận tất yếu về mặtlịch sử và là nguồn gốc của chủ nghĩa Mác nói chung, của triết học mácxítnói riêng

Đồng thời khi nhân loại đã đạt tời những đỉnh cao trong khoa học tựnhiên Các nhà khoa học tự nhiên như R.Maye (Đức), P.P Giulơ (Anh),E.Kh Lenxơ (Nga), L.A.Cônđinh (Đan Mạch) đã xác định sự thật về chuyểnhoá năng lượng R.Maye và P.P Giulơ đã nên lên thành định luật bảo toàn vàchuyển hoá năng lượng, đã chứng minh sự phát triển của vật chất là một quátrình vô tận của sự chuyển biến những hình thức vận động của chúng Cácnhà sinh vật học người Đức như Svan và Slâyđen đã đưa ra lý luận tế bào,chứng minh rằng các tế bào là cơ sở của kết cấu và sự phát triển của tất cảcác cơ thể động vật và thực vật, và do vậy tìm ra bản chất sự phát triển của

cơ thể động vật, thực vật đều là sự phát triển bằng sự hình thành tế bào Nhàkhoa học người Anh là Đácuyn cũng đã phát hiện là lý luận duy vật vềnguồn gốc và sự phát triển của các loài thực vật và động vật Chính định luậtbảo toàn và chuyển hoá năng lượng, lý luận tế bào, học thuyết về sự xuấthiện và phát triển các loài là tiền đề về mặt khoa học tự nhiên của chủ nghĩaduy vật biện chứng

Chủ nghĩa Mác ra đời trong bối cảnh ấy và nó là sản phẩm mang tínhquy luật của khoa học và triết học mà nhân loại đã đạt tới, nó được hìnhthành như là kết quả của các phát hiện của Mác và Ăngghen về những quyluật chung nhất của sự phát triển thế giới Chủ nghĩa Mác do C.Mác và

Trang 11

Ph.Ăngghen sáng lập là một học thuyết thống nhất, hoàn chỉnh, gồm ba bộphận cấu thành: triết học mácxít, kinh tế chính trị học mácxít và chủ nghĩa

xã hội khoa học

Trang 12

2.1.1.1 Sự chuyển biến tư tưởng của Các Mác

Các Mác (5/5/1818 - 14/3/1883) sinh trưởng trong một gia đình tríthức (bố là luật sư) ở thành phố Tơrevơ, tỉnh Ranh, một vùng có nhiều ảnhhưởng của cách mạng tư sản Pháp và đạo Kitô là tôn giáo độc tôn.Những ảnh hưởng tốt của giáo dục gia đình, nhà trường và các quan hệ xãhội khác đã giúp Các Mác hình thành tinh thần nhân đạo và xu hướng yêu tự

do Phẩm chất đó không ngừng được bồi dưỡng và đã trở thành định hướngcho cuộc đời sinh viên và đưa Các Mác tới chủ nghĩa dân chủ cách mạng.Cũng vì thế, trong tình hình lúc đó, triết học Hêghen với tinh thần biệnchứng cách mạng của nó được Các Mác xem là chân lý Trong thời gian học

ở khoa Luật trường Đại học Tổng hợp Béc lin (1836 - 1841) ông say mênghiên cứu triết học, nhằm giải đáp vấn đề giải phóng con người, thực hiệndân chủ, vươn tới tự do Năm 1837 Các Mác tập trung nghiên cứu triết họcHêghen và tham gia nhóm “Hêghen trẻ”

Sau khi nhận bằng tiến sỹ triết học (8/1841), Các Mác chuẩn bị vàogiảng dạy triết học ở trường đại học và dự định xuất bản một tạp chí với têngọi “Tư liệu của chủ nghĩa vô thần” Nhưng dự định đó không được thựchiện vì nhà nước phong kiến Phổ thực hiện chính sách đàn áp những ngườidân chủ cách mạng Ông và một số người theo phái “Hêghen trẻ” đã chuyểnsang hoạt động chính trị đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên chế Phổ giànhlại quyền tự do dân chủ; đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tư tưởng củaông Như vậy lúc này, trong tư tưởng của Các Mác có sự mâu thuẫn giữa thếgiới quan duy tâm với tinh thần dân chủ cách mạng và vô thần Mâu thuẫn

Trang 13

bước đầu được giải quyết khi Các Mác làm việc ở báo Sông Ranh, ở đây lúcđầu là cộng tác viên sau trở thành linh hồn của tờ báo và ông đã làm cho nótrở thành cơ quan ngôn luận của phái dân chủ cách mạng.

Thực tiễn đấu tranh báo chí đã làm cho tư tưởng dân chủ cách mạng ởCác Mác có nội dung rõ ràng hơn, đó là đấu tranh cho lợi ích của quần chúnglao động Lúc này tư tưởng cộng sản chủ nghĩa chưa được hình thành, ôngđấu tranh bảo vệ “quần chúng nghèo khổ bất hạnh” dưới tinh thần nhân đạo.Với tinh thần nhân đạo, ông tập trung phê phán các chính sách của nhà nướcPhổ, nhà nước đó chỉ là “cơ quan đại diện đẳng cấp của những lợi ích cánhân” Trong quá trình phê phán đó Các Mác đã nhận thấy hoạt động củanhà nước không phải là hiện thân của tinh thần tuyệt đối như Hêghen đãchứng minh

Như vậy, qua thực tiễn, nguyện vọng muốn cắt nghĩa hiện thực, xáclập lý tưởng tự do trong thực tế đã giúp Các Mác hình thành khuynh hướngduy vật, nhận thấy mặt hạn chế của quan điểm duy tâm Lúc này tinh thầndân chủ cách mạng sâu sắc đã không dung hợp với triết học duy tâm tư biện

Vì thế sau khi báo Sông Ranh bị cấm (1843), Các Mác đặt cho mình nhiệm

vụ duyệt lại một cách có phê phán quan niệm duy tâm của Hêghen trước hết

về xã hội và nhà nước Ông đã viết tác phẩm “góp phần phê phán triết họcpháp quyền của Hêghen” để phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen Trongkhi thực hiện phê phán ông nồng nhiệt tiếp nhận quan điểm duy vật của triếthọc Phoi Ơ Bắc Song với tinh thần phê phán ông đã thấy những mặt hạnchế, nhất là việc xa rời những vấn đề chính trị nóng hổi của Phoi Ơ Bắc Sựphê phán sâu rộng triết học Hêghen, việc khái quát kinh nghiệm lịch sử cùngvới ảnh hưởng quan điểm duy vật và nhân văn của triết học Phoi Ơ Bắc đãtăng cường mạnh mẽ xu hướng duy vật trong quan điểm triết học của CácMác

Cuối tháng 10 - 1843, Các Mác sang Pari ở đây, không khí chính trịsôi sục và tiếp xúc với các đại biểu của giai cấp vô sản đã dẫn đến bước

Trang 14

chuyển biến dứt khoát quan điểm của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủnghĩa cộng sản Trong bài báo “lời nói đầu của cuốn sách góp phần phê phántriết học pháp quyền của Hêghen”, Các Mác đã phân tích một cách sâu sắctheo quan điểm duy vật ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng tư sản chỉ là

“cuộc cách mạng bộ phận”; đồng thời ông khẳng định, chỉ có cuộc cáchmạng do giai cấp vô sản thực hiện mới là “cuộc cách mạng triệt để” CácMác nêu rõ: “Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất củamình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình” Vớibài báo này và một số bài báo khác đăng trong tạp chí Niên giám Đức - Phápnăm 1844 đánh dấu bước hoàn thành quá trình chuyển biến lập trường, quanđiểm của Các Mác

2.1.1.2 Sự chuyển biến tư tưởng của Ph.Ăngghen

Ph.Ăngghen sinh ngày 28-11-1820, trong một gia đình chủ xưởng sợi

ở tỉnh Ranh Khi còn là học sinh trung học đã có thái độ căm ghét sự chuyênquyền và độc đoán của bọn quan lại phong kiến Việc nghiên cứu triết họctrong thời gian ở Béc lin, khi làm nghĩa vụ quân sự đã hướng ông đi vào conđường khoa học Song, chỉ thời gian gần hai năm sống ở Manchestơ (Anh)

từ mùa thu 1842 khi nghiên cứu đời sống kinh tế và chính trị nước Anh, nhất

là việc trực tiếp tham gia phong trào công nhân mới dẫn đến bước chuyểncăn bản trong thế giới quan của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩacộng sản

Năm 1844 trên tạp chí Niên giám Đức - Pháp, Ph.Ăngghen đăng một

số bài báo: "Bản thảo góp phần phê phán kinh tế - chính trị học", "Tình cảnhgiai cấp công nhân Anh" Các tác phẩm đó cho thấy ở Ăngghen, quá trìnhchuyển từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vậtbiện chứng và chủ nghĩa cộng sản đã hoàn thành Quá trình này diễn ra độclập với Các Mác Trong các bài báo này, ông đã đứng trên lập trường củachủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản để phê phán kinh tếchính trị học của A.Xmit và Đ.Ricacdo

Trang 15

2.1.2 Giai đoạn hình thành những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Sự nhất trí về quan điểm và lập trường đã dễn đến tình bạn vĩ đại giữaCác Mác và Ph.Ăngghen, gắn liền tên tuổi của hai ông với sự ra đời và pháttriển một thế giới quan cách mạng của giai cấp vô sản

Thời gian từ năm 1844 đến năm 1848 là quá trình hai ông từng bướcxây dựng những nguyên lý triết học của mình

Năm 1844 qua tác phẩm "Bản thảo kinh tế - triết học" Các Mác tiếptục phê phán triết học duy tâm của Hêghen, đồng thời cũng vạch ra mặt tíchcực của nó là phép biện chứng Các Mác thông qua phân tích sự tha hóa củalao động đã cắt nghĩa: Sở hữu tư nhân trong xã hội tư bản trở thành nguyênnhân của sự tha hóa của lao động và của con người, biến sức lao động trởthành hàng hóa Các Mác chỉ rõ: Muốn khắc phục sự tha hóa ấy phải xóa bỏchế độ chiếm hữu tư nhân Việc giải phóng người công nhân khỏi sự tha hóa

là sự giải phóng con người nói chung

Trong tác phẩm này Các Mác đã luận chứng cho tính tất yếu của chủnghĩa cộng sản trong sự phát triển của xã hội Mặc dù luận chứng này chưachín muồi về mặt lý luận, song đã cho phép phân biệt quan niệm của CácMác về chủ nghĩa cộng sản với những quan niệm của chủ nghĩa bình quânvốn có của các môn phái chủ nghĩa cộng sản không tưởng Theo Các Mác,chủ nghĩa cộng sản dựa trên sự phát triển cao của nền sản xuất xã hội là nấcthang lịch sử cao hơn chủ nghĩa tư bản

Trong tác phẩm "Gia đình thần thánh" do Các Mác và Ph Ăngghenviết chung năm 1845 đã nêu rõ sự phê phán của hai ông đối với "pháiHêghen trẻ" đứng đầu là anh em nhà Bauơ về quan điểm lịch sử Hai ông đãtrình bày một số nguyên lý cơ bản của triết học duy vật biện chứng và duyvật lịch sử như: Quan điểm về vai trò của sản xuất vật chất đối với xã hội,v.v

Năm 1845 - 1846, Các Mác và Ph Ăngghen viết chung tác phẩm "Hệ tư

Trang 16

tưởng Đức" Thông qua việc phê phán các trào lưu triết học đương thời ởnước Đức hai ông đã trình bày quan niệm duy vật lịch sử một cách hệ thống.Nội dung của tác phẩm đã trình bày rõ những quan điểm với tư cách là luậnđiểm xuất phát như: "Tiền đề đầu tiên của toàn bộ lịch sử nhân loại dĩ nhiên

là sự tồn tại của những cá nhân con người sống, đó là những con người hiệnthực mà sản xuất vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên của họ" và quan điểm:

"Quan điểm duy vật lịch sử khi xem xét lịch sử xã hội phải xuất phát từ conngười" Trong tác phẩm này cũng đã trình bày rõ hệ thống quy luật vận động

và phát triển của xã hội loài người

Trong thời gian này Các Mác viết tác phẩm: "Luận cương vềPhoiơbắc" (8/1845) nêu rõ quan điểm xuyên suốt đó là: vai trò quyết địnhcủa thực tiễn đối với đời sống xã hội Đồng thời cũng đưa ra quan điểm vềbản chất của con người: "Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người làtổng hòa của các quan hệ xã hội"

Với tác phẩm "Luận cương về Phoiơbắc" và nhất là tác phẩm “Hệ tưtưởng Đức” quan niệm duy vật lịch sử đã hình thành Quan niệm đó tạo cơ

sở lý luận khoa học vững chắc cho sự phát triển tư tưởng cộng sản chủnghĩa Tuy vậy trong hệ tư tưởng Đức, học thuyết về chủ nghĩa cộng sảnđược hai ông trình bày như là một hệ quả trực tiếp của quan niệm duy vậtlịch sử cho nên chủ nghĩa cộng sản chưa được diễn đạt thành luận điểm cụthể Song, một điều quan trọng là Các Mác và Ăngghen đã xây dựng phươngpháp tiếp cận khoa học để nhận thức chủ nghĩa cộng sản

Năm 1847, Các Mác viết tác phẩm: "Sự khốn cùng của triết học" Ởđây ông trình bày tiếp các nguyên lý của triết học, chủ nghĩa cộng sản khoahọc và trình bày các luận điểm để viết tác phẩm tư bản

Năm 1848, Các Mác và Ph.Ăngghen viết tác phẩm “Tuyên ngôn cộngsản” là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của chủ nghĩa Mác, củaphong trào cộng sản thế giới Trong đó trình bày một cách triệt để thế giớiquan mới, chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Trang 17

Với tác phẩm Tuyên ngôn cộng sản, triết học Mác và chủ nghĩa Mác nóichung đã hình thành và sẽ được Các Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục bổ sungphát triển trong thời gian sau.

2.1.3 Giai đoạn Các Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học

Từ sau “Tuyên ngôn cộng sản”, học thuyết triết học Mác tiếp tục đượcphát triển trong sự gắn bó hơn nữa với thực tiễn cách mạng vô sản mà haiông là lãnh tụ Bằng hoạt động của mình, hai ông đã đưa phong trào cáchmạng của giai cấp vô sản từ tự phát thành phong trào tự giác; chính qua đó,học thuyết triết học của hai ông không ngừng được phát triển.Các Mác đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phong trào đấu tranh cáchmạng để khái quát tìm ra những kết luận, qua đó bổ sung và phát triển lýluận Điều đó được biểu hiện qua nội dung của một số tác phẩm như: "Đấutranh giai cấp ở Pháp", "Nội chiến ở Pháp", "Phê phán cương lĩnh Gôta".Đặc biệt qua bộ Tư bản, ông đã trình bày những tất yếu phát triển của nềnsản xuất xã hội, lịch sử thay thế các hình thái kinh tế xã hội v.v.Trong khi đó, Ăngghen đã khái quát các thành tựu khoa học để viết các tácphẩm như: “Chống Đuyrinh”, “ Biện chứng của tự nhiên”, “ Nguồn gốc củagia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”v.v Trong các tác phẩm đó,ngoài việc phê phán các quan điểm triết học duy tâm, siêu hình và duy vậttầm thường, ông đã trình bày học thuyết triết học Mác dưới dạng hệ thống lýluận hoàn thiện hơn

2.1.4 Giai đoạn Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác

Chủ nghĩa Mác và triết học Mác sau khi trở thành hệ thống lý luậnhoàn chỉnh nó đã trực tiếp đi vào đời sống xã hội, trở thành vũ khí lý luậncủa giai cấp vô sản Vì thế, nội dung của nó được lan truyền nhanh chóng ởcác quốc gia thuộc châu Âu, trong đó có nước Nga Nhưng sau khi Các Mác

và Ph.Ăngghen mất, phong trào cộng sản thế giới có nguy cơ bị những ngườicủa phái chủ nghĩa xã hội dân chủ chi phối Những người này tuyên truyền

Ngày đăng: 12/04/2014, 19:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
8. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1987 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Nhà XB: Nxb Sự thật
9. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
10. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốclần thứ X
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
2. Giáo trình triết học – Học viện CTQG Hồ Chí Minh 3. Tạp chí Giáo dục lý luận Khác
6. Giáo trình triết học Mác - Lênin ( Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh), NXB CTQG, H, 1999 Khác
7. Giáo trình triết học Mác - Lênin ( Bộ Giáo dục và Đào tạo), NXB CTQG, H, 2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w