1. Trang chủ
  2. » Tất cả

tài chính

7 180 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đề bài: nêu ý kiến pháp lý Đánh giá những nét mới về quy định phân phối nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương theo luật ngân sách năm 2002.I. Phân tíchNgân sách địa phương bao gồm ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã, phản ánh sự quản lý của Nhà nước theo vùng lãnh thổ. Mỗi cáp ngân sách ở địa phương phù hợp với mỗi cấp cính quyền ở địa phương ấy. Có thể nói, vai trò của ngân sách địa phương là rất quan trọng vì cho dù ngân sách trung ương giữ vị trí chủ đạo nhưng nguồn thu lại phát sinh ở địa phương và nhiều trường hợp nhiệm vụ chi của trung ương được thực hiện ở dịa phương, theo qquy định tại Điều 32 Luật ngân sách Nhà nước năm 2002: “Nguồn thu của ngân sách địa phương bao gồm:…Căn cứ và nguồn thu và nhiệm vụ chi của luật ngân sách Nhà nước năm 2002, có thể thấy Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 không quy định cụ thể nguồn thu, nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách địa phương mà chỉ đưa ra những nguyên tắc chung rồi giao lại cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định nhiệm vụ thu, chi của từng cấp ở địa phương phù hợp với phân cấp kinh tế xã hội và đặc điểm của từng địa phương. Sở dĩ quy định như vậy là vì một trong những mục tiêu quan trọng của Luật ngân sách năm 2002 là tạo cơ chế để khuyến khích các địa phương tạo lập, nuôi dưỡng nguồn thu, tăng số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tự cân đối được ngân sách và có đóng góp với ngân sách trung ương, giảm dần số địa phương phải nhận số bổ sung cân đối ngân sách từ ngân sách trung ương; hạn chế tình trạng vừa điều đi lại vừa điều về. Với những quy định mang tính nguyên tắc như vậy sẽ tạo ra sự phân cấp nhiều hơn, rộng hơn cho chính quyền địa phương cơ sở, phát huy được tính tự chủ, năng động, sáng tạo trong việc tạo lập nguồn thu. Mặt khác, nếu quy định rõ từng cấp trong luật như trước đây thì sẽ phát sinh hiện tượng có thể phù hợp với địa phương này nhưng lại không phù hợp với địa phương khác.Luật ngân sách Nhà nước hiện hành cũng chuyển khoản thu thuế tài nguyên trước đây theo luật cũ là nguồn thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, thành khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%. Quy định này là để tăng khả năng tự cân đối của ngân sách địa phương. Các địa phương có thể dựa vào nguồn lực tự nhiên sẵn có để đưa ra chiến lược phát triển thích hợp.Có một thực tế là bên cạnh một số địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm đã chủ động đầu tư phát triển đầu tư phát triển kinh tế, tiết kiệm chi, tập trung nguồn lực cho phát triển kinh tế, tiết kiệm chi, tập trung nguồn lực cho phát triển, khuyến khích phát triển kinh tế; tăng nguồn thu đảm bảo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vào đóng góp cho ngân sách Nhà nước. còn nhiều địa phương có điều kienj phát triển khó khăn, một số địa phương chưa phát huy mạnh nội lực, các tiềm năng kinh tế, tăng nguồn thu để giảm số bổ sung từ ngân sách Nhà nước, đầu tư sử dụng ngân sách còn phân tán chưa hiệu quả, chưa tập trung vào những nhiệm vụ quan trọng, nhiệm vụ chi thuộc địa phương nhưng chưa chủ động bố trí ngân sách thực hiện còn nặng trông chờ vào sự hỗ trợ từ ngân sách cấp trên, tình trạng sử dụng ngân sách lãng phí (xây dựng trụ sở, mua sắm phương tiện đắt tiền) vượt quá khả năng ngân sách còn rất phổ biến.Riêng về ngân sách cấp xã, Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 đã có những quy định góp phần làm tăng nguồn lực cho ngân sách cấp xã để cấp chính quyền này chủ động thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Điểm b, khoản 1 Điều 34 Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 quy định ngân sách xã, thị trấn, được hưởng tối thiểu 70% các khoản thu từ thuế chuyển quyền sử dụng đất; thuế nhà, đất; thuế môn bài thu từ các nhân; hộ kinh doanh; thuế sử dụng đất nông nghiệp thu từ hộ gia đình; lệ phí trước bạ nhà đất. Đối với các xã khó khăn, đã để lại 70% các khoản thu nói trên nhưng vẫn chưa cân đối được ngân sách thì Hội đồng nhân dân tỉnh có thể xem xét nâng tỉ lệ ngân sách cấp xã được hưởng đối với các khoản thu nói trên đến 100%. Đặc biệt đối với các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng đồng bào dân tộc còn khó khăn có thể xem xét đầu tư để hỗ trợ thêm bàng các chương trình từ ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh.Về thẩm quyền: Đối với Hội đồng nhân dân các cấp căn cứ vào nhiệm vụ thu, chi ngân sách được cấp trên giao và tình hình thực tế tại địa phương, Hội đồng nhân dân quyết định: Dự toán ngân sách Nhà nước trên địa bàn, bao gồm thu nội địa, thu từ hoạt động xuất khẩu, thu viện trợ không hoàn lại. Dự toán ngân sách địa phương bao gồm trợ không hoàn lại. Dự toán ngân sách địa phương bao gồm các khoản ngân sách địa phương được hưởng 100%, phân cấp ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu phân chia theo tỉ lệ phần trăm (%) thu từ bổ sung từ ngân sách cấp trên. Dự toán chi ngân sách địa phương cũng do Hội đồng nhân dân quyết định, gồm có: chi ngan sách cấp mình và chi ngân sách địa phương cấp dưới, chi tiế theo lĩnh vực đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách. Trong chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên có mức chi cụ thể cho các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ. Ngoài ra, Hội đồng nhân dân còn có quyền quyết định phân bổ dự toán ngân sáh cấp mình với các nội dung sau: Tổng số và mức chi từng lĩnh vực; dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực; mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới, gồm bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu. Hội đồng nhân dân còn có quyền phê chuẩn quyết toán ngân sách địa phương, quyết định các chủ trương và biện pháp để triển khai thực hiện ngan sách địa phương, quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương trong từng lĩnh vực cần thiết, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được Hội đồng nhân dân quyết định bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính ngan sách của ủy ban nhân dân cùng cấp và Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, luật, nghị quyêt Quốc hội và các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên. Riêng Hội đồng nhân dân cấp tỉnh còn có các nhiệm vụ quyền hạn sau đây: Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 Luật ngân sách Nhà nước năm 2002. Quyết định tỉ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật ngân sách Nhà nước nam 2002 và các khoản thu phí, lệ phí và đóng góp vào của nhân dân theo quy định của pháp luật; quyết định cụ thể một số quy định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ; quyết định mức huy động vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật ngân sách.Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 26 Luật ngân sách năm 2002. Về cơ bản, Uỷ ban nhân dân thực hiện điều hành ngân sách Nhà nước ở địa phương.Hệ thống ngân sách Nhà nước của ta có tính lồng ghép, ngân sách địa phương là một phần của ngân sách trung ương, phụ thuộc vào ngân sách trung ương nhưng việc phân cấp quản lý, phân công, phân định nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đã giúp ngân sách địa phương, một mặt vẫn mang tính phụ thuộc nhưng mặt khác lại phát huy được tính tự chủ, sáng tạo năng động trong khai thác nguồn thu và phân bổ chi tiêu. Có thể nói vai trò của các cấp chính quyền trong việc quản lí ngân sách địa phương là hết sức quan trọng. Bởi địa phương là nơi trực tiếp sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình, thúc đẩy sự phát triển của địa phương của vùng. Các cấp chính quyền đưa ra các quy định của pháp luật vào thực tế được bằng cách áp dụng pháp luật. Pháp luật về ngân sách cũng không phải là ngoại lệ nên các cấp chính quyền thực hiện đúng quy định cảu pháp luật thì không những thể hiện được vai trò của mình mà còn tác động tích cực tới nền kinh tế - xã hội của đất nước. Nhưng nếu các cấp chính quyền không làm đúng các quy định của pháp luật hoặc lợi dụng khẽ hở của pháp luạt để trục lợi thì vừa gây tổn thất cho ngân sách Nhà nước, vừa tác động xấu đến các quan hệ kinh tế. Hơn nữa, thu, chi ngân sách là vấn đề vốn rất nhạy cảm, dễ gây ra những phản ứng từ phía nhân dân đối với chính quyền Nhà nước, có thể ảnh hưởng đến ổn định xã hội.II. Phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chiĐây là nội dung quan trọng của chế độ phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và cũng là vấn đề nổi bật nhất, phức tạp nhất, được quan tâm nhiều nhất. yêu cầu của việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi là phải quán triệt được cả ba nguyên tắc: đảm bảo được vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; đảm bảo tính độc lập tương đối của ngân sách địa phương; đảm bảo tính công bằng giữa các địa phương. Luật ngân sách nhà nước đã phân cấp tương đối rành mạch nguồn thu và nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách. Nhưng thực tế cho thấy việc phân định các nguồn thu và nhiệm vụ chi chưa hợp lý, chưa tuân thủ triệt để các nguyên tắc nêu trên.Cho đến nay, theo báo cáo của Bộ tài chính thì số dia phương nhận hỗ trợ của trung ương để cân đối ngân sách địa phương ngày càng tăng(từ 48 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương năm 1997 lên 56 tỉnh, thành phố năm 2001) số hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương chiếm 50-52% tổng chi ngân sách địa phương và tăng nhanh(bình quan 8-12-13% /năm), cao hơn tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn(bình quân 8-9%/năm). Hầu hết các địa phương(56/61 tỉnh,thành phố) bố trí chi phải bị động từ nguồn bổ sung cân đối của trung ương, trong đó 25 tỉnh phải bổ sung từ 70-94%, 16 tỉnh phải bổ sung từ 56-69%, 10 tỉnh bổ sung 30%, 5 tỉnh bổ sung 20%. Thực tế này cho phép rút ra nhận xét sauMột là, cơ chế phân cấp nguồn thu chưa thích hợp, gò bó địa phương nên chưa khuyến khích địa phương nỗ lực tăng thu để bảo đảm nguồn chi, giảm trợ cấp của trung ương.Hai là, bản thân chính quyền địa phương chưa thực sự vươn lên để khai thác nguồn thu, phát huy tiềm năng tại chỗ phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.Ba là, trung ương ban hành các chính sách, chế độ mới (như chính sách tiền lương, phụ cấp người có công thực hiện chính sách xã hội…) nhưng nguồn thu ngân sách địa phương không tăng dẫn đến nhiều tỉnh phải nhận trợ cấp cân đối từ trung ương•Về phân cấp nguồn thu: Các khoản thu 100% của ngân sách địa phưpng là những nguồn thu gắn trực tiếp với chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương, với kinh tế trên địa bàn; địa phương có khả năng khai thác, quản lý và sử dụng tốt hơn trung ương. Đó là về nguyên lý, nhưng thực tế các khoản thu 100% của tỉnh là những khoản thu không chắc chắn, dễ biến động trước thay đổi chính sách của nhà nước (ví dụ: chính sách tiền lương, chính sách ưu đãi người có công…) và tình hình giá cả thị trường. riêng đối với thuế TTĐB, trừ những khoản dành lại cho địa phương(thu vào các mặt hàng bán bài lá, vàng mã, hàng mã…) thì còn nhiều khoản phát sinh từ những cơ sở sản xuất thủ công, phân cấp ở cấp xã, phường như thuế TTĐB từ người sản xuất thuốc lá, nấu rượu, bia…là những khoản thu trung ương hưởng 100%. Điều này thường làm hạn chế nỗ lực của cơ quan thuế, cũng như của chính quyền cơ sở trong việc khai thác đầy đủ nguồn thu, vì tâm lý coi thường các khoản khoản thu nhỏ lẻ cũng như thái độ thờ ơ đối với những khoản mình không được hưởng hoặc chỉ được hưởng phần rất nhỏ, từ đó lị càng phổ biến tình trạng thu thất thuế.Xét trong cơ cấu nguồn thu giữa trung ương và địa phương nhiều ý kiến cho rằng trung ương đã thâu tóm các phần nạc, mỡ, béo bỡ, còn lại phần “xương xẩu” để lại cho địa phương.- Về các khoản thu phân chia:Có thể nói, so với trước đây, Luật ngân sách Nhà nước đã tăng cường hơn nguồn thu cho các cấp ngân sách địa phương để khuyến khích nuôi dưỡng và khai thác, đảm bảo nguồn bố trí nhiệm vụ chi hợp lí. Cụ thể là: Cấp huyện đã được bổ sung thêm đối với nguồn thu lệ phí trước bạ nhà đất, thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã, nhưng đồng thời cũng được bổ sung thêm một số nhiệm vụ chi, rõ nhất là chi sự nghiệp giáo dục – đào tạo, mà trước đây huyện không có trách nhiệm phải đảm bảo. Ngân sách cấp xã, thị trấn cũng được ưu tiên hơn khi xem xét phân chia tỉ lệ phần trăm về thuế sử dụng đất nông nghiệp. Tuy nhiên, đi sâu phân tích cơ cấu nguồn thu của ngân sách địa phương thì thấy còn nhiều bất hợp lý. Nếu nhìn vào các quy định của pháp luật thì các khoản thu cho ngân sách địa phương được liệt kê tương đối nhiều nhưng thực chất quy mô của các khoản thường nhỏ bé hầu hết không có tính chất thuế (như viện trợ đóng góp tự nguyện, bán tài sản, cho thuê tài sản…). Đối với chính quyền cấp thấp càng trở nên khó khăn hơn khi xu hướng cải cách hành chính là phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương.•Về phân cấp nhiệm vụ chi:So với phân cấp nguồn thu thì cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi đỡ phức tạp hơn, song không phải không có vấn đề. Luật ngân sách Nhà nước đã phân cấp nhiệm vụ chi cho các cấp chính quyền ở các Điều, khoản sau:- Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách cấp tỉnh theo cơ cấu: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển, chi bô sung cho ngân sách cấp dưới (Điều 33).- Nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã, thị trấn: chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển (Điều 35).- Nhiệm vụ chi của ngân sách phường không chia thành theo cơ cấu (Điều 38)Việc quy định chi tiết như trên có ưu điểm là rất cụ thể, rõ ràng. Về cơ bản, các nhiệm vụ chỉ đáp ứng được các chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền. Tuy nhiên, điều đáng nói là mỗi cấp chính quyền có những đặc điểm khác nhau trên các vùng lãnh thổ khác nhau và khi phân cấp quản lý về kinh tế - xã hội…còn chưa rõ ràng thì việc phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách Nhà nước cũng còn chồng chéo, trùng lặp và thiếu cụ thể là khõ tránh khỏi. Ví dụ: chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo, cả ngân sách trung ương và ngân sáh địa phương đều chi, không nói rõ các trường loại nào thì thuộc ngân sách địa phương dẫn đến tình trạng chi chồng chéo và cơ chế xin cho xuất hiện (NSTW đã cấp nhưng vẫn xin thêm NSĐP hoặc ngược lại).Ta nhận thấy rằng, trong xu thế phát triển của đất mới của đất nước, ngày càng có nhiều địa phương ý thức được trách nhiệm phải đảm bảo nguồn thu gắn với tăng trưởng và phát triển kinh tế ở địa phương và khi đời sống đại đa số nhân dân địa phương khá lên thì sẽ giải tỏa được sức ép tăng chi ngân sách phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Khi đó, ngân sách địa phương sẽ có nguồn lực dồi dào để tăng chi nhưng đồng thời cũng mở rộng thêm nhiệm vụ chi cho ngân sách địa phương ở một số lĩnh vực như bảo đảm an toàn giao thông, bảo đảm tu bổ đê điều, văn hóa, xã hội…tránh tình trạng phân cấp không rõ ràng như hiện nay.III. Về phân cấp nguồn thu:Kết quả của việc ra đời và thực hiện luật ngân sách Nhà nước là đã xác định cụ thể các khoản thu từng cấp ngân sách (4 cấp ) được hưởng 100 % các nguồn thu điều tiết…Tuy nhiên, những hạn chế của việc phân cấp này cho thấy cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế này.• Đối với nguồn thu 100 %: Cần phân cấp mạnh hơn về nguồn thu này cho ngân sách cấp dưới để khuyến khích địa phương làm chủ ngân sách cấp mình. Mở rộng danh mục đối tượng thu cho ngân sách cấp huyện, xã, và tương đương trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại…Thuế là tài nguyên, thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay phân chia theo tỉ lệ phần trăm (%) chia cho 3 cấp ( tỉnh, huyện, xã ) nên mạnh dạn, phân chia 2 cấp là huyện và xã để đáp ứng nhu cầu chi tại cơ sở và khuyến khích quan tâm đến các nguồn thu này, đầu tư tại chỗ để phát triển kinh tế địa phương, nhất là cho nông nghiệp – nông thôn.Để ổn định các nguồn thu NSĐP được hưởng 100% (trong thực tế ngân sách này thường thiếu tính chắc chắn ở nhiều địa phương, làm ảnh hưởng đến nguồn chi NSĐP), nên giao cho cơ quan điều hành ngân sách tổng kết, xem xét và có biện pháp cụ thể để bổ sung nguồn thu ổn định hơn cho từng địa phương. Để khuyến khích địa phương chăm lo mở rộng nguồn thu thì các nguồn thu do địa phương đầu tư tăng thêm (kể cả ngồn thu 100% của trung ương trên địa bàn) thì được thụ hưởng trong khoảng thời gian nhất định.• Đối với nguồn thu phân chia giữa các cấp ngân sách: việc phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách có nhiều ý nghĩa khi phát huy được tinh thần cộng đồng trách nhiệm giữa các cấp ngân sách trong việc nuôi dưỡng, phát triển và mở rộng nguồn thu.Để tạo điều kiện cho các cấp ngân sách chủ động trong việc kế hoạch hóa ngân sách cấp mình, phát huy được tinh thần cộng đồng trách nhiệm, cần giảm số lượng các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương (cụ thể là cấp tỉnh), hiện nay là 5 khoản xuống còn 3 khoản; đồng thời tăng các khoản thu cho địa phương hưởng 100%. Điều này nhằm đơn giản hóa công tác xây dựng tỉ lệ phân chia và tạo nguồn lực cho địa phương điều tiết cho ngân sách cơ sở đáp ứng các nhu cầu chi ngày càng tăng của cơ sở.Với 3 khoản thu phân chia giữa trung ương và tỉnh bao gồm: thuế GTGT (không kể thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu) thuế TNDN (không kể thuế TNDN của các đơn vi hạch toán ngành; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao), Nhà nước có cơ sở đảm bảo tính công bằng trong phân phối nguồn lực đối với mọi tỉnh, vì cả 3 khoản thu này đều phát sinh ở mọi tỉnh. Cũng có ý kiến cho rằng thuế GTGT nên để trung ương thu 100%, vì khoản thu này rất khó khăn, phức tạp và thường tạo ra sự mâu thuẫn về lợi ích giữa địa phương có đơn vị sản xuất hàng hóa với dịa phương tiêu thụ hàng hóa đó: nơi sản xuất hàng hóa không phát sinh nguồn thu do hàng hóa tiêu thụ ở địa phương khác, thậm chí có khi phải hoàn lại do phải khấu trừ thuế đầu vào, còn các địa phương có sản phẩm hàng hóa tiêu thụ lại phát sinh thuế GTGTĐể chủ động cho địa phương cân đối ngân sách của mình, có nguồn đáp ứng các nhu cầu chi cần tăng các khoản thu 100% cho địa phương nhất là những khoản thu gắn liền với công tác quản lý, điều hành của địa phương và cơ sở.•Về phân cấp nhiệm vụ chi:Về cơ bản, phân cấp nhiệm vụ chi theo quy định của luật ngân sách nhà nước đã đáp ứng các yêu cầu thực hiện các chức năng, nhiệm vu của từng cấp chính quyền. Tuy nhiên, việc phân cấp nhiệm vụ chi của các cấp ngân sách còn chưa rõ ràng, có khi chồng lấn giữa trung ương và địa phương hoặc giữa các địa phương. Vì vây, trước hết cần rà soát lại toàn bộ các quy định về phân cấp quản lý xã hội hiện hành để xá định rõ các nhiệm vụ quản lý kinh tế- xã hội của từng cấp chính quyền. Trên cơ sở đó sẽ thực hiện sửa đổi cơ chế phân cấp nhiệm vụ chi theo ba nhóm:(1) Nhóm các nhiệm vụ chi cấp trên chi phối và đảm nhận 100% (đối với trung ương như ngoại giao, quốc phòng, an ninh quốc gia, xây dựng cơ bản trọng điểm; đối với tỉnh như duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông, thủy lợi, bảo dưỡng các tuyến đê, công các khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ thủy sản; đối với huyện như các hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin, thể dục thể thao, giáo dục,…). Đây là những nhiệm vụ được phân cấp với vai trò chi phối và điều tiết của ngân sách cấp trên đối với ngân sách cấp dưới.(2) Các nhóm nhiệm vụ chi cấp dưới phải đảm nhận 100% gắn trực tiếp với sự chỉ đạo điều hành của chính quyền cấp dưới như: chi đảm bảo an toàn giao thông, chi sửa chữa các đường giao thông địa phương, chi cho các tổ chức thuộc địa phương… đây là những nhiệm vụ chi có tính chất địa phương rõ nét, sát sườn; cơ sở có điều kiện chăm lo và khả năng thực hiện tốt hơn cấp trên.(3) Nhóm nhiệm vụ chi liên đới giữa cấp trên và cấp dưới: trung ương và tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các địa phươngKhi đã phân cấp thì cần phân cấp “trọn gói”. Đơn vị thuộc cấp nào quản lý thì ngân sách cấp đó đài thọ toàn bộ. Khắc phục tình trạng một đơn vị, một nhiệm vụ mà có nhiều cấp cùng quản lý, cùng chi. Nhiệm vụ chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia giao cho Bộ nào quản lý, Bộ đó phải chịu trách nhiệm từ khâu đầu đến khâu cuối không phân bổ lại cho địa phương hoặc ủy quyền cho địa phương thực hiện. Việc phân định nhiệm vụ chi của các cấp chính quyền địa phương cần phải được quy định trong các luật và phải được chi tiết hóa bằng văn bản pháp quy chặt chẽ và thống nhất. B. TỔNG KẾTTóm lại, Luật ngân sách Nhà nước năm 2002 được ban hành đặt cơ sở có tính nền tảng cho việc hoàn thiện pháp luật về ngân sách Nhà nước ở nước ta. Thực tế, quản lý ngân sách Nhà nước ở nước ta đang được đắt ra yêu cầu là phải phát huy vai trò của các cấp chính quyền Nhà nước trong tổ chức và điều hành ngân sách Nhà nước. Để thực hiện yêu cầu này đòi hỏi phải tiến hành những biện pháp trong đó có việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật. . nguyện, bán tài sản, cho thuê tài sản…). Đối với chính quyền cấp thấp càng trở nên khó khăn hơn khi xu hướng cải cách hành chính là phân cấp mạnh cho chính quyền. thu không chắc chắn, dễ biến động trước thay đổi chính sách của nhà nước (ví dụ: chính sách tiền lương, chính sách ưu đãi người có công…) và tình hình giá

Ngày đăng: 22/12/2012, 00:24

Xem thêm

w