1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phỏng vấn leontief

40 116 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Phỏng vấn leontief

Tác phẩm dịch DC-10 Phỏng vấn Leontief Nguyễn Đôn Phước dịch 1 Phỏng vấn Leontief 1 Nguyễn Đôn Phước dịch Quan điểm được trình bày trong bài viết này là của (các) tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của dịch giả hoặc VEPR. 1 Nguồn : phần II (Itinéraires) trong Wassily Leontief, textes et itinéraires do Bernard Rosier chủ biên, nhà xuất bản La Découverte, Paris, 1986, trang 77-122. Đề cương phỏng vấn do Franςois Gèze, Olivier Pastré, Bernard Rosier, Pierre Salama soạn thảo ở Paris và cuộc trao đổi diễn ra trực tiếp bằng tiếng Pháp ở đại học New York với Michel Julliard . © 2010 Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác phẩm dịch DC-10 2 Mục lục Giới thiệu của người dịch 3 Từ Saint-Pétersbourg đến New York : hành trình tri thức 4 Tại Harvard : việc khám phá phân tích đầu vào-đầu ra và những áp dụng đầu tiên của phân tích này 7 Những vấn đề phương pháp : về lí thuyết, hình thức hoá, bài toán gộp, thời gian, thay đổi công nghệ 16 Về những vấn đề phát triển kinh tế và vũ trang 28 Về chính sách kinh tế Mĩ 34 3 Giới thiệu của người dịch Nhà kinh tế lỗi lạc Wassily Leontief (1906-1999) không chỉ nổi tiếng với phương pháp input-output 2 (nhờ đó ông được giải kinh tế học của Ngân hàng Thụy Điển để tưởng nhớ Alfred Nobel năm 1973), mà còn có nhiều ảnh hưởng trong một lĩnh vực quan trọng khác trong sự nghiệp của ông nhờ những đóng góp về khoa học luận và phương pháp luận kinh tế. Qua cụm bài dịch một số bài viết và trả lời phỏng vấn của ông, chúng tôi bước đầu giới thiệu với độc giả Việt Nam nói chung, giới nghiên cứu kinh tế nói riêng những quan điểm chính về lĩnh vực khoa học luận và phương pháp luận kinh tế, hiện chưa được biết tới nhiều ở Việt Nam. Diễn văn nổi tiếng của ông ở cương vị Chủ tịch Hội kinh tế Mĩ năm 1970 (DC-09) nay đã trở thành một bài “kinh điển”. Trả lời cuộc phỏng vấn dài (DC-10) là dịp để ông trình bày hành trình trí thức của một nhà kinh tế từng trải qua những biến động lịch sử của thế kỉ XX, với một tư duy không giáo điều, rộng mở với các ngành khoa học khác, và từ chối sự chia cắt giả tạo giữa “kinh tế học lí thuyết” và kinh tế học ứng dụng”. Mười hai năm sau bài diễn văn nổi tiếng trên, ông kiên định “phê phán kinh tế học hàn lâm” (DC-11) và tiếp tục cảnh báo “tình trạng cân bằng ổn định, dừng và sự cô lập huy hoàng hiện nay của kinh tế học kinh viện”. 2 Phương pháp cân đối liên ngành hoặc đầu ra-đầu vào. 4 Từ Saint-Pétersbourg đến New York : hành trình tri thức Bằng cách nào giáo sư đã đi đến kiểu nghiên cứu và khám phá này ? Hành trình giáo sư là như thế nào kể từ lúc giáo sư rời Nga đến Đức, nơi giáo sư theo học và đặc biệt là hoàn tất luận văn tiến sĩ ở Berlin, đến việc xuất bản tác phẩm lớn đầu tiên về cơ cấu của nền kinh tế Mĩ ? Điều này bắt đầu từ trước khi tôi rời Nga. Tôi bắt đầu học ở Nga. Lúc bấy giờ tôi mới mười lăm tuổi và vào đại học sau khi được phép của bộ. Đó là vào năm 1921, ngay trong cuộc cách mạng. Tôi bắt đầu học triết học và nhận ra đó không đúng là điều tôi tìm kiếm. Do đó tôi đổi sang học xã hội học và thấy rằng phần không phải là xã hội học là phần tốt nhất của bộ môn này Sau đó tôi chuyển “xuống“ học kinh tế. Với bộ môn này tôi có cả nghìn ý mà tôi nghĩ là có thể đeo đuổi một ít. Tôi theo học các giáo trình và cũng đọc rất nhiều. Thư viện quốc gia Nga, ở Leningrad, gần giống với thư viện ở Kiel. Có một kho sách mênh mông và rất đầy đủ, với những sách cổ. Tôi đọc rất nhiều sách kinh tế chính trị học tiếng Pháp, tất cả những tác giả xưa kể từ Boisguilbert Do tôi có thể đọc tiếng Pháp, tiếng Đức và tiếng Nga nên quả thật là tôi đã đọc rất sâu những tác phẩm kinh tế chính trị học quan trọng nhất kể từ thế kỉ XVIII. Bối cảnh của cuộc cách mạng cộng sản lúc bấy giờ đã tác động như thế nào đến những gì giáo sư đọc thời đó ? Tôi có thể kể với bạn tôi đã có tham gia chút ít như thế nào nhưng những gì tôi đọc không chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng. Những công trình khoa học của tôi không bị sự phát triển hằng ngày của chính trị ảnh hưởng nhiều. Tôi lấy làm vui rằng một vài công trình của mình là sử dụng được trong lĩnh vực chính sách kinh tế. Đôi lúc, tôi có thể, như trong bài viết chót về cơ khí hoá, rút ra những kết luận chính trị. Nhưng tôi không nghĩ rằng những biến cố chính trị là nhân tố ảnh hưởng đến những nghiên cứu của tôi. Tôi quan sát hệ thống kinh tế của xã hội, tôi rất tò mò muốn hiểu cách vận động của nó. Dù cho không tìm cách cải tiến nó. Tôi muốn trước hết nghiên cứu cách hoạt động của nó. Tôi nghĩ là hơi nguy hiểm khi biết trước những kết luận sẽ rút ra từ những nghiên cứu của mình. Điều thường xảy ra là các nhà kinh tế biết những kết luận này. Sau đó họ thử phát triển những lập luận đưa đến những kết luận ấy 5 Tôi sống giữa cuộc cách mạng 1917. Tôi thuộc một gia đình tư sản, ông tôi là một kĩ nghệ gia, bố tôi là giáo sư. Điều này là rất điển hình cho những điều kiện xưa ở Nga. Bố tôi có lẽ là một nhà trí thức Nga thật sự. Ông không bảo vệ chế độ cũ thời Nga hoàng. Ông còn tổ chức những cuộc đình công trong những nhà máy của ông tôi Quan hệ giữa hai người vẫn tốt đẹp và họ không giận nhau. Tôi còn là học sinh khi cuộc cách mạng nổ ra và tôi đã theo dõi diễn tiến của nó. Tôi còn nhớ là Raspoutine đã bị giết không cách xa nhà tôi lắm. Tôi có mặt trong những cuộc biểu tình lớn của nhân dân. Và tôi còn nhớ là khi đi cùng với cha tôi, tôi đã thấy Lenine, Zinoview và những diễn giả khác đọc diẽn văn ở quảng trường của lâu đài Mùa Đông, lâu đài của Nga hoàng ở Leningrad. Tôi gặp phải một ít khó khăn nhỏ vì tôi có thói quen phát biểu tự do. Và chính quyền thì không mấy thích thiên hạ nói năng tự do. Tôi có rất nhiều bạn sinh viên. Trong số đó có những người cộng sản và không cộng sản. Nhưng tôi luôn có những cuộc bàn luận dài với họ, như các sinh viên thường có những buổi thảo luận với nhau. Thỉnh thoảng người ta bắt bỏ tù tôi vì những diễn văn của tôi là quá nguy hiểm. Như thế tôi ở tù một thời gian nhưng vì tôi chỉ mới mười lăm tuổi, người ta để cho tôi trở lại đại học. Một thời gian ở tù, một thời gian ở đại học, quả đó là một cách giáo dục tốt Nhưng bạn biết không, tôi vẫn tiếp tục những cuộc bàn luận với những người bạn cộng sản của tôi. Tôi cũng thảo luận cả với những quan toà xử án, mà vào thời đó còn là những nhà trí thức. Chúng tôi đã có những cuộc thảo luận dài trong tù về Hegel, Marx và triết học Nga. Tôi không muốn sống lại kinh nghiệm này. Quả là một thời buổi khó khăn. Nhưng mặt khác, tôi cũng không muốn không trải qua những kinh nghiệm đó Những kinh nghiệm này đã góp phần tạo nên cách nhìn của tôi về sự vật, và tôi không vì thế mà trở thành “giận dữ“. Có rất nhiều người đã trải qua cuộc cách mạng Nga, như Soljenitsyne, và đã trở thành những người chống đối quyết liệt cuộc cách mạng này. Tôi không giống như thế. Tôi hiểu sự việc và không tuyệt vọng, cho dù tôi không đồng ý với những ý tưởng và những hành động của họ. Giáo sư nói là “Tôi không tuyệt vọng“, giáo sư có nghĩ là có thể có một sự tiến hoá ? Tôi không biết, tôi quan sát. Tôi chỉ quan sát thôi. Như thế, tôi có thể trở về Nga. Lần đầu tiên là vào năm 1959. Tôi rời Nga năm 1925. Vào thời đó công trình đầu tiên của tôi đã dược ông bố. Đó là bản dịch của một quyển sách Đức về việc ổn định đồng mác. Thời bấy giờ ở Nga có lạm phát và do đó vấn đề này rất 6 được quan tâm và là đối tượng của một cuộc tranh luận lớn. Và tôi còn nhận được một vài đồng rúp. Sau đấy tôi rời nước Nga. Người ta đã cho phép tôi ra đi, thứ nhất là vì năm 1925 tình hình chưa hoàn toàn bị đóng băng. Thứ nhì tôi bị bệnh nặng, người ta nghĩ đó là ung thư. Tôi bị mổ hàm, được cấy ghép và cuộc phẫu thuật đã thành công. Thật ra người ta để tôi ra đi vì nghĩ rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa Tôi đến Đức lúc tôi mười tám tuổi. Tôi ghi tên học đại học và theo học một năm ruỡi để làm luận án. Tôi trở thành trợ lí của giáo sư Werner Sombart. Một mặt tôi tổ chức xêmina của ông ta, mặt khác tôi làm việc với một giáo sư nổi tiếng, một vị hàng đầu trong thống kê toán, giáo sư Von Bortkiewicz, nổi danh với “định luật những số nhỏ“. Tôi viết luận án về những chu trình của các luồng kinh tế. Luận án này cũng được đăng trên một tạp chí dưới dạng nhiều bài báo. Sau khi hoàn thành luận án, tôi là thành viên của một nhóm nghiên cứu ở viện kinh tế của đại học Kiel. Chúng tôi nghiên cứu về kinh tế thế giới. Có lẽ đó là viện nghiên cứu đầu tiên kiểu này ở châu Âu. Vào lúc đó tôi có viết một bài về những vấn đề giải thích sự tập trung kinh tế. Đây là một bài rất lí thuyết nhưng tôi có ý về một phân tích thực nghiệm 3 . Tôi làm việc ở Kiel đến 1931. Tôi phụ trách những nghiên cứu thống kê về cung và cầu. Đối với tôi đó là con đường tốt nhất để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm kinh tế. Nhưng tôi thấy ngay rằng những vấn đề thống kê liên quan đến cung và cầu là vô cùng khó. Những đường cung và cầu không tách rời nhau, và giá cả là kết quả của sự vận động của cả hai đường. Chỉ lâu sau này người ta mới gọi vấn đề tách này là vấn đề đồng nhất hoá 4 .(identification). Tôi có nhiều bài được đăng về chủ đề này và nhận được nhiều thư từ nhiều nước. Nhà thống kê Anh nổi tiếng Bowley có viết thư cho tôi và ông rất quan tâm. Nhưng sau đó mọi việc bị gián đoạn. Một hôm, trong một buổi ăn trưa với các đồng nghiệp, bàn bên cạnh là một nhóm người Trung Quốc. Và những người này đã tham gia vào cuộc thảo luận của chúng tôi. Hai tuần sau tôi nhận được một bức thư của đại sứ Trung Quốc tại Berlin, nói rằng những người tôi đã gặp là những đại diện của chính phủ Trung Quốc. Họ được gởi sang châu Âu để tìm những nhà 3 «Ueber Theorie und Statistik der Konzentration », in Jahrbuecher fur National oekonomie und Statistik, vol. 126, march 1927, pp. 301-311. Bản dịch tiếng Anh : « The Theory and Statistical Description of Concentration », in Essays in Economics (vol. II) : Theories, Facts and Policies, Interrnational Arts and Sciences, White Plains, New York, 1977. 4 Xem mục “Đồng nhất hóa (vấn đề) “ trong Từ điển thuật ngữ phân tích kinh tế của Bernard Guerrein, NXB Tri thức, Hà Nội, 2007 (chú thích của người dịch) 7 kinh tế có thể giúp họ xây dựng kế hoạch phát triển. Và chính phủ Trung Quốc mời tôi làm cố vấn cho bộ trưởng bộ đường sắt. Lời mời rất hậu hĩ và tôi đã chấp nhận. Tôi đã đi một chuyến rất lâu và rất dài từ Marseille đến Thương Hải, ngang qua kinh đào Suez. Tôi đã thăm tất cả các nước, Ai Cập, Arabie, Đó là lần đầu tiên tôi được thấy các nước chậm tiến. Chuyến đi rất lí thú. Sau khi làm việc xong, tôi trở về bằng con đường cũ, và như thế tôi đã thăm các nước trên hai lần. Đồng thời, tôi nhận được một lời mời sang Mĩ, cũng vẫn nhờ những bài đăng ở Kiel. Hơn nữa một vài người Mĩ đã đến đại học. Đặc biệt là một nhà kinh tế nông học, Ezekiel, một nhà thống kê lớn trong thời Roosevelt và có m ột vai trò quan trọng trong chính sách nông nghiệp. Tôi nghĩ là theo những khuyến nghị của ông mà tôi được mời sang National Bureau of Economic Research (NBER), một viện nghiên cứu đến nay vẫn còn. Năm 1931 tôi đến New York. Khi giáo sư ở Đức là lúc nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính Vâng, nước Đức lúc đó đắm chìm trong cơn khủng hoảng tài chính. Quốc xã tuyên truyền nhiều lắm. Tôi còn nhớ là bà chủ nhà nơi tôi muớn phòng trọ sinh viên có cảm tình với Hitler. Điều kiện sống rất là cự c khổ và Hitler hứa hẹn thiên đàng. Sự nghiệp của giáo sư tương đối có ít phân tích về hiện tượng tài chính hay về những hiện tượng tiền tệ. Vào thời gian đó, giáo sư có nghiên cứu những chủ đề này không ? Không nhiều lắm. Bây giờ tôi mới bắt đầu. Nhưng tôi không thích nói về một vấn đề mà tôi không thể làm một cách đàng hoàng. Người ta chỉ viết khi đã có một vài tiến bộ trong nghiên cứ u. Và đối với tôi, những nghiên cứu tiền tệ là những nghiên cứu khó tiến hành nhất. Vì thế tôi đã không muốn đề cập đến những vấn đề tiền tệ. Ngày nay tôi nghĩ là tôi có thể bắt đầu. Nhưng vào lúc bấy giờ tôi chưa hề viết về những vấn đề đó. Tôi chỉ nghiên cứu chúng thôi. Tại Harvard : việc khám phá phân tích đầu vào-đầu ra và những áp dụng đầu tiên của phân tích này Chúng tôi đến New York. Tôi bắt đầu làm việc cho NBER, ở đây có rất nhiều thông tin nhưng không có lí thuyết. Ngày nay vẫn thế thôi. Mitchell là một nhà bác học lớn, nhưng không phải thật sự là một nhà thống kê. Ông ta luôn muốn xây dựng những chỉ số. Họ vẫn còn luôn làm chuyện ấy, những chỉ số lớn. 8 Và tôi đã tổ chức một nhóm nhỏ để bàn về lí thuyết. Đây gần như một mưu toan lật đổ và không kéo dài được lâu. Vài tháng sau, tôi nhận được thư của trưởng khoa kinh tế đại học Harvard mời tôi về khoa của ông. Tôi nghĩ rằng lời mời này là do Schumpeter mà tôi đã biết lúc còn ở Đức. Như tôi đã nói, sau khi công bố mấy bài về thống kê, tôi nhận được rất nhiều thư của những nhà kinh tế mà tôi không quen. Trong đó có thư của Schumpeter mời tôi đến Bonn, lúc bấy giờ ông ấy là giáo sư tại đó. Tôi ở nhà ông ta và ông ta rất dễ thương. Khi tôi nhận lời mời thì Schumpeter một lần nữa đang ở Đức, với một học bổng ngắn hạn của quĩ Rockefeller. Do đó ông vào Harvard sau tôi. Lập gia đình năm 1931, tôi đến đấy với bà vợ trẻ. Nhưng do đã biết đại học này và đã có nhữ ng người từng trao đổi thư từ với tôi ở đó nên tôi nghĩ là vì lí do này mà họ đã mời tôi tham gia khoa kinh tế. Tôi rất vui được mời làm việc. Nhưng tôi đặt một điều kiện, tôi muốn có một ngân sách nghiên cứu nhỏ khoảng 1 200 đô la đủ để trả lương một người phụ tá. Thời bấy giờ người ta có thể thuê một người phụ tá để làm một nghiên cứu nhỏ. Tôi đ ã mô tả dự án nghiên cứu, đó là mô tả của bảng đầu vào đầu ra. Tôi đã có ý tưởng này sau khi làm việc trên những đường cầu. Tôi đã đi đến kết luận là hoàn toàn không thể hiểu thật sự sự vận hành của hệ thống kinh tế bằng những đường cầu vì chúng chỉ cho phép một phân tích bộ phận. Theo tôi, phân tích tổng quát, “cân bằng chung“, là cách tiếp cận lí thuyết duy nhất cho phép hiểu được hệ thống kinh tế theo truyền thống cổ điển Chính Marshall là nguời đã íi nhiều phá hủy quan điểm này, bằng cách tập trung vào phân tích bộ phận thay vì phân tích tổng quát trong lúc với Walras, phân tích tổng quát luôn là rất lí thuyết. Tôi đã nghĩ là có thể phát triển một cách trình bày lí thuyết có thể áp dụng được theo một quan điểm thục nghiệm bằng cách nghiên cứu những luồng sản phẩm. Do dó tôi đã trình bày dự án của mình và câu trả lời là rấ t kì lạ. Người ta viết cho tôi hay là ủy ban nghiên cứu, gồm những giáo sư quan trọng nhất của khoa, đã xem xét dự án của tôi và kết luận rằng đây là một điều không thể làm được. Tuy nhiên họ rất quan tâm đến những công trình khác của tôi. Và họ đã chấp nhận số tiền mà tôi yêu cầu, nhưng với một điều kiện : sau khi tiêu xong số tiền này -họ nghĩ là sẽ chẳng có kết qu ả- thì tôi vẫn phải làm một báo cáo. Như thế tôi bắt tay vào việc và bắt đầu xây dựng bảng đầu tiên. Việc này phải mất đến ba năm. Bảng này là của năm 1919 vì chưa có những số liệu của năm 1929. Nhưng tôi không chỉ sử dụng những thông tin và thống kê chính thức. Tôi cũng gọi điện đến các kĩ nghệ gia để hỏi thông tin về các luồng. Và họ đã cho tôi những thông tin này. Tôi đã có thói quen hỏi trực tiếp thông tin, và không chỉ hỏi trưởng phòng thống kê. 9 Ở cương vị một nhà giáo, tôi nghiên cứu ngoại thương. Có lẽ đó là chủ đề mà lí thuyết là phát triển nhất. Lí thuyết chuyên môn hoá quốc tế của lao động quả là một lí thuyết cân bằng chung. Một trong những bài viết đầu tiên của tôi liên quan đến việc sử dụng những đường bàng quan trong việc phân tích những vấn đề ngoại thương 5 . Tôi công bố liên tiếp hai bài về bảng đầu vào đầu ra 6 , và sau đó bắt đầu viết một quyển sách (The Structure of American Economy 1919-1929, Harvard University Press). Sách được xuất bản năm 1941. Gần như lúc nào cũng thế. Tôi không nhớ là đã viết một quyển sách. Tôi nghiên cứu, giải quyết một vấn đề, và khi làm xong, tôi làm một báo cáo dưới dạng bài báo, không bao giờ dưới dạng sách cả. Khi tôi có nhiều bài viết thật sự có liên quan với nhau về cùng một vấn đề, tôi gộp chúng lại với nhau. Quyển sách này đã được viết như thế. Tôi nghĩ là đã viết lời tựa cho quyển này ở California. Tôi vừa có một học bổng và một năm nghỉ dạy để nghiên cứu ở Berkeley và Mehicô. Tôi dự các xêmina của khoa và làm cho các giáo sư khác phẫn nộ vì tôi có tư tưởng độc lập. Tôi làm cho họ bối rối trước các sinh viên. Tôi chỉ ra rằng các giáo sư, nếu không có gì sai về mặt ý tưởng lại thiếu sót về mặt công thức logic. Sau đấy, tôi sang Mêhico. Đó là một thời kì rất lí thú, vì việc quốc hữu hoá các ngành công nghiệp vừa xong. Tổng thống Cardenass vẫn còn đó. Ông đã về hưu nhưng tôi đến thăm ông ta. Tôi cũng rất quan tâm đến cải cách ruộng đất. Sau đó tôi trở về Harvard và tiếp tục làm việc. Điều được gọi là nghịch lí Leontief 7 đã được giới đại học tiếp nhận như thế nào ? Lúc đó tôi chưa công bố nghịch lí. Rất lâu sau đó bài viết mới được đăng 8 . Quả là một điều lí thú. Có hai hay ba tạp chí gì đó là đón nhận nó tốt, nhưng chắc chắn đó không phải là một biến cố lớn. 5 “The Use of Indifference Curves in the Analysis of Foreign Trade“, Quarterly Journal of Economics, vol. 47, n 0 2, May 1933 6 “Quantitative Input and Output Relations in the Economic System of the United States“, Review of Economics and Statistics, vol. 18, n 0 3, August 1936, pp. 105-125 “Interrelation of Prices, Output, Savings and Investment : A Study in Empỉical Application of Economic Theory of General Interdependence“, Review of Economics and Statistics, vol. 19, n 0 3, August 1936, pp. 109-132 7 Xem mục “Heckscher-Ohlin-Samuelson (mô hình) “ trong Từ điển thuật ngữ phân tích kinh tế của Bernard Guerrein, NXB Tri thức, Hà Nội, 2007 (chú thích của người dịch) 8 “Domestic Production and Foreign Trade : The American Capital Position Reexamined“, Proceedings of the American Philosophical Society, vol. 97, n 0 4, September 1953, pp. 332-349 “Factor Proportionss and the Structure of American Trade : Further Theoretical and Empỉical Analysis“, Review of Economics and Statistics, vol. 38, n 0 4, November 1956, pp. 387-405 [...]... những vấn đề gần như là triết học của phương pháp luận tổng quát rất quan trọng về mặt cụ thể Có những vấn đề rất lí thú về mặt thực tiễn có một tính khái quát mà ta có thể giải thích Còn có những vấn đề hoàn toàn kĩ thuật Và ở chính giữa chỉ là khói mù Chúng ta có quá nhiều sự việc không lí thú về mặt lí thuyết Và nhiều việc khác chỉ là những tư biện về những sự kiện mà ta không biết Cũng giống như vấn. .. đầu tư thực tế và tỉ suất tăng trưởng của sản xuất Sau đấy nhiều chủ đề mới xuất hiện trong những công trình được công bố của giáo sư : vấn đề vũ trang, kinh tế vũ khí, và những dự phóng về nền kinh tế thế giới Vâng Kể từ 1951 cũng còn vấn đề thay đổi công nghệ Những vấn đề phương pháp : về lí thuyết, hình thức hoá, bài toán gộp, thời gian, thay đổi công nghệ Nếu trong những công trình của giáo sư,... được thành công trong thực tiễn ? Khi tôi làm việc trên bảng đầu vào-đầu ra, tôi cũng đồng thời nghiên cứu những vấn đề khác Tôi công bố nhiều công trình khác được dễ dàng chấp nhận hơn Tôi có một công trình thuần túy toán học9 nối liền một vài vấn đề về cấu trúc của tiêu dùng Đó là một vấn đề toán học về “tính tách được“ Nhờ thế tôi có một vị thế vững chắc trong cộng đồng các nhà kinh tế Vả lại người... nguy hiểm Bức thư viết là những người trách nhiệm của Vụ thống kê tìm một phương pháp để tiếp cận vấn đề này ; do tình cờ họ tìm được và đã đọc quyển sách của tôi Họ kết luận là chắc chắn phương pháp này có thể áp dụng vào những tình thế kinh tế, vào sự tiến hoá của những điều kiện kinh tế và nhất là vào vấn đề việc làm khi cơ cấu của cầu thay đổi Vào thời đó, tại Liên Xô người ta chưa sử dụng những... công bố những bài viết theo cách này Họ không bao giờ trở lại vấn đề nhưng đăng tải những bài viết khác với những ý tưởng khác Điều này cho ta một bức tranh với nhiều cây cầu chưa hoàn tất Giáo sư muốn nói đến cuộc tranh luận được giáo sư khơi mào trên tạp chí Science15 ? Vâng, đó là cuộc tranh luận gần đây nhất Có một phiên bản khác của những vấn đề này Ta có thể có một trình bày mô hình với những x,... vào-đầu ra của Đức Điều này rất tiện cho việc lựa chọn ngành công nghiệp nào phải bị triệt phá Khi lên lế hoạch chúng tôi không chỉ quan tâm đến những vấn đề gọi là kinh tế Chúng tôi còn quan tâm đến việc tập luyện của các phi công Nhưng đây cũng là một vấn đề kinh tế Đó là một qui trình vô cùng phức tạp, có sự can dự của công nghệ Chúng tôi đã thử những kĩ thuật khác nhau để đào tạo phi công Ví dụ,... về những sự kiện mà ta không biết Cũng giống như vấn đề máy móc thay thế con người Có những người thử đi tìm một nguyên lí Họ không tìm ra được nên điều này trở thành một đối tượng lí thuyết Nhưng vấn đề là vấn đề của dữ kiện Tôi đủ biết công nghiệp, trong thực tiễn, để nói là thật sự máy móc có thể thay thế con người Nhưng trước đó tôi muốn tiến hành nghiên cứu đã Khi một giáo sư muốn dạy cho sinh viên... hơn để điều chỉnh tổ chức xã hội và chính trị của mình trước những tất yếu của sự phát triển những quan hệ quốc tế Tôi hi vọng rằng đây chỉ là vấn đề thời gian và sự điều chỉnh này sẽ diễn ra ở Mĩ Ở Nga, việc hiện đại hóa tổ chức xã hội và kinh tế đặt ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, gần như là không thể vượt qua được Ở Nga, có một sự chống đối khổng lồ Đất nước này là một tảng đá nguyên khối không động... khai Vấn đề là : làm thế nào đẩy nhanh sự phát triển ? Tôi không nói là những nước này phải lặp lại tất cả những bước phát triển các nước phát triển ngày nay đã trải qua Và điều này là vì công nghệ đã thay đổi Những nước chậm phát triển không sử dụng những công nghệ của những nước trong cùng một hoàn cảnh cách đây hàng trăm năm trước Những nước này chấp nhận công nghệ hiện đại Điều này đặt ra nhiều vấn. .. hiện đại vào vì công nghệ này cần rất nhiều vốn Tại sao giáo sư nghĩ là lãi suất sẽ còn ở những mức cao ? Tôi không biết Nhưng tôi nghĩ là việc phân chia thu nhập không chỉ là một vấn đề thuần túy kinh tế, đó cũng là một vấn đề xã hội Nền công nghiệp Mĩ hiện đại không quan tâm đến đầu tư mà vào những cuộc đầu cơ lớn Không có kế hoạch hoá và nền kinh tế không hoạt động tốt cho lắm Yếu tố “rủi ro“ là . Tác phẩm dịch DC-10 Phỏng vấn Leontief Nguyễn Đôn Phước dịch 1 Phỏng vấn Leontief 1 Nguyễn Đôn Phước dịch . II (Itinéraires) trong Wassily Leontief, textes et itinéraires do Bernard Rosier chủ biên, nhà xuất bản La Découverte, Paris, 1986, trang 77-122. Đề cương phỏng vấn do Franςois Gèze, Olivier. những vấn đề khác. Tôi công bố nhiều công trình khác được dễ dàng chấp nhận hơn. Tôi có một công trình thuần túy toán học 9 nối liền một vài vấn đề về cấu trúc của tiêu dùng. Đó là một vấn đề

Ngày đăng: 09/04/2014, 14:42

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w