Mùa thu 1984, Reagan trên đường tái đắc cử từđỉnh cao của sự phục hồi kinh tế. Phải
chăng vũ khí kinh tếđã phát huy tác dụng ?
Điều đang xảy ra hiện nay là một hiện tượng đều dặn trong hành vi của nền kinh tế sau một cuộc suy thoái. Nó giống như một trò chơi leo và tụt dốc trên xe ray : có xuống rồi có lên. Và vận tốc leo lên tùy thuộc vào vận tốc lúc tụt xuống. Đóng góp lớn của chế độ của Reagan cho việc phục hồi nền kinh tế Mĩ là đã tạo ra một cuộc suy thoái rất mạnh. Hiện tượng có tính đều đặn, tốc độ sẽ giảm dần rồi sẽ tụt xuống nữa vì không có điều gì được làm trong nền kinh tế Mĩđể thay đổi cấu trúc của nó và trong chính sách đểđón trước suy giảm này.
Phải chăng thâm hụt ngân sách và gia tăng của những chi tiêu quân sự cũng là những
biện pháp trong chính sách cũ về quản lí cầu thực tế ?
Chiến tranh Việt Nam được tổng thống Johnson tài trợ bằng phương pháp sau : ném
đồng đô la vào châu Âu. Kết quả là “đồng đô la châu Âu“. Hiện nay người ta cũng làm như
thế. Việc tái vũ trang nước Mĩđược tài trợ bằng những luông vốn của châu Âu.
Và cơ chế tài chính vẫn như cũ ?
Không hoàn toàn như trước. Trong trường hợp đầu, người ta đã in đô la và dùng chúng
để mua sản phẩm châu Âu. Đó không phải là tiền tiết kiệm mà chỉ là tiền in lưu thông ở châu Âu. Duy chỉ có một siêu cường mới có thể làm được điều này. Ngày nay, nợ nước ngoài của Mĩ là có thể so sánh với nợ của Brazin hay của Achentina. Duy có điều là chúng tôi có nhiều tín dụng hơn.
Giáo sư nói “có thể so sánh với“, nhưng theo những tiêu chí nào ?
Tôi không nói về kích cỡ. Nhưng thực chất cũng thế thôi. Đó là một món nợ vô cùng quan trọng không ngừng tăng do thâm hụt thương mại của Mĩ. Điều này cho phép có những nhập khẩu lớn. Số lượng cần thiết cho nền kinh tế của chúng tôi được những nhập khẩu làm tăng thêm. Chính vì thế mà việc tái vũ trang là có thể, và chính thâm hụt ngân sách giúp làm việc này.
Trong một nghiên cứu mới đây, giáo sưđã nghiên cứu tác động dài hạn của những chi
35
Tôi không nghiên cứu về những chi tiêu hiện nay, nghiên cứu của tôi đã kết thúc cách
đây hai năm22. Tuy nhiên có khả năng là tỉ trọng những chi tiêu quân sự trên toàn thế giới ngày nay đã tăng. Tôi nghĩ như thế nhưng tôi không có xem xét số liệu.
Phải nghĩ thế nào về sụt giảm của tỉ suất lạm phát ở Mĩ ? Trong chừng mực nào đây là
kết quả của chính sách của Reagan ?
Đó là kết quả của cơn suy thoái. Và do sự phục hồi đang tiếp tục, chúng ta sẽ có một gia tăng trở lại của lạm phát.
Vì sao ?
Cũng bao nhiêu lực đó sẽ phát huy tác dụng. Nhưng bây giờ có một sự khác biệt. Vị thế
của những người ăn lương ngày nay yếu hơn trước. Công nghệ hiện đại giảm cầu lao động. Và chính sách của chính phủ ít ưu đãi các nghiệp đoàn hơn. Như thế những gia tăng của lương sẽ chậm lại, và do đó có lạm phát. Vì tôi chắc chắn là một trong những lực đã gây nên lạm phát là gia tăng của lương.
Đâu là những nguy cơđang rình rập sự phục hồi đặc biệt này ? Đâu là những lực làm
chuyển hướng và chấm dứt sự phục hồi chúng ta đang chứng kiến ?
Tôi chưa thật sự nghiên cứu vấn đề này và không muốn đề cập tới nó. Vị thế của Mĩ
trong cuộc cạnh tranh thế giới đã yếu đi nhiều vì lãi suất cao. Một lãi suất cao có nghĩa là một chi phí về vốn cao, và điều này có thể làm cho nền công nghiệp Mĩ thiếu đi công nghệ hiện
đại. Trên điểm này tôi có nghiên cứu. Đưa những công nghệ hiện đại vào tùy thuộc rất nhiều vào lãi suất. Nếu chi phí vốn là quá cao, thì người ta sẽ không đưa công nghệ hiện đại vào vì công nghệ này cần rất nhiều vốn.
Tại sao giáo sư nghĩ là lãi suất sẽ còn ở những mức cao ?
Tôi không biết. Nhưng tôi nghĩ là việc phân chia thu nhập không chỉ là một vấn đề thuần túy kinh tế, đó cũng là một vấn đề xã hội. Nền công nghiệp Mĩ hiện đại không quan tâm đến
đầu tư mà vào những cuộc đầu cơ lớn. Không có kế hoạch hoá và nền kinh tế không hoạt
động tốt cho lắm. Yếu tố “rủi ro“ là rất cao.
Giáo sư có nghĩ là thâm hụt ngân sách có một tầm quan trọng hàng đầu không ?
Vâng, vì chính phủ sử dụng rất nhiều thâm hụt này. Nhưng mặt khác, cũng có những luồng vốn lớn nhập từ châu Âu. Phải xét cả tổng thể.