1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Cẩm nang quản trị doanh nghiệp

103 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,13 MB

Nội dung

CẨM NANG QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Tập 10 MỤC LỤC Hệ thống quản lý môi trường tiêu chuẩn & hướng dẫn sử dụng Giới thiệu về trách nhiệm xã hội và SA 8000 14 Bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận Ba cách quản lý kém hiệu quả Bản hòa tấu thương hiệu Bảo hiểm hàng hóa Bí quyết đương đầu với rủi ro Bửu bối 6Đ trong quản trị doanh nghiệp Các định nghĩa liên quan đến thương hiệu Các phương pháp định giá thương hiệu Cha để của thuyết tương đối trong vai trò 1 nhãn hiệu Chiến lược mua thương hiệu Chiến lược xây dựng thương hiệu của Nike: "Just do it !" Đánh giá nhân viên - nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý Để có người cùng nghĩ, cùng làm Để thương hiệu có thể „sống khoẻ‟ Để trở thành chủ doanh nghiệp-giai đoạn & thực tiễn Để trở thành nhà quản lý giỏi Đi tìm bí ẩn của “Nhà lãnh đạo” Định nghĩa thương hiệu Doanh nhân trẻ, bạn cần gì? Giải pháp 'làm sáng' thương hiệu Tổng quan hay hãy hiểu đúng đắn hơn về thương hiệu Hãy nhớ ba điều sau về thương hiệu Hình ảnh nhãn hiệu, tài sản vô hình Học cách uỷ thác công việc hiệu quả Kết hợp vấn đề tâm linh vào xây dựng thương hiệu Khác biệt hay là chết Khái niệm về CRM Chiến lược quảnquan hệ khách hàng HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TIÊU CHUẨN VÀ HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG 1. Phạm vi Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, để giúp cho một tổ chức có thể hình thành chính sách và các mục đích có tính đến các yêu cầu của pháp luật và các thông tin về những tác động lớn đến môi trường. Tiêu chuẩn này áp dụng đối với các phương diện về môi trường mà tổ chức có thể kiểm soát qua đó hy vọng là có những tác động. Tiêu chuẩn này bản thân nó không đưa ra các tiêu chí cụ thể về hoạt động môi trường. Tiêu chuẩn quốc tế này có thể áp dụng trong mọi tổ chức mong muốn a. Thực hiện, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý môi trường; b. Đảm bảo tổ chức của mình phù hợp với chính sách môi trường đã tuyên bố; c. Thể hiện sự phù hợp tới các bên d. Chứng nhận/đăng ký hệ thống quản lý môi trường bởi một tổ chức bên ngoài e. Tự xác định và tự tuyên bố sự phù hợp đối với các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế này. Tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc tế này là để tập hợp lại thành một hệ thống quản lý môi trường. Phạm vi áp dụng sẽ phụ thuộc vào các nhân tố như chính sách môi trường của tổ chức, bản chất các hoạt động và điều kiện hoạt động. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra, trong phụ lục A, hướng dẫn về việc sử dụng tiêu chuẩn. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn này phải được nêu ra một cách rõ ràng. Chú ý: Để dễ sử dụng, các điều khoản nhỏ của tiêu chuẩn này và phụ lục A đều có số liên hệ với nhau; ví dụ như, 4.3.3 và A3.3 về các mục đích và mục tiêu liên quan đến môi trường, và 4.5.4 và A5.4 về đánh giá hệ thống quản lý môi trường. 2. Các định nghĩa Tiêu chuẩn quốc tế này sử dụng những định nghĩa sau 2.1 Cải tiến liên tục Quá trình nâng cao hệ thống quản lý môi trường để đạt được những tiến bộ trong toàn bộ hoạt động môi trường như chính sách về môi trường của tổ chức đề ra. Chú ý: Quá trình không cần thiết phải diễn ra ở tất cả các khu vực cùng một lúc. 2.2 Môi trƣờng Khu vực xung quanh hoạt động của tổ chức bao gồm không khí, nước, đất, tài nguyên thiên nhiên, hệ thực vật, hệ động vật, con người, và các tương tác. Chú ý: Khu vực xung quanh trong trường hợp này mở rộng trong phạm vi một tổ chức đến hệ thống toàn cầu. 2.3 Các phƣơng diện về môi trƣờng Các yếu tố của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ có thể có tương tác với môi trường của một tổ chức. Chú ý: Phương diện nổi bật nhất về môi trường là phương diện môi trường mà có hoặc có thể có tác động đáng kể đến môi trường. 2.4 Tác động môi trƣờng Bất cứ một sự thay đổi nào đến môi trường, đem lại lợi ích hay có hại, toàn bộ hay từng phần là kết quả các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. 2.5 Hệ thống quản lý môi trƣờng Một phần của hệ thống quản lý môi trường bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động kế hoạch, trách nhiệm, thực hiện, thủ tục, quá trình và các nguồn lực để triển khai, thực hiện, đạt được, xem xét và duy trì chính sách chất lượng. 2.6 Đánh giá hệ thống quản lý môi trƣờng Quá trình kiểm tra xác nhận một cách hệ thống và được lập thành văn bản các bằng chứng được thu thập khách quan và đánh giá đễ xác định xem hệ thống quản lý môi trường của tổ chức có phù hợp với các tiêu chí đánh giá hệ thống quản lý môi trường do tổ chức đề ra hay không, và trao đổi kết quả của quá trình này đến lãnh đạo. 2.7 Mục tiêu môi trƣờng Mục tiêu môi trường tổng thể, xuất phát từ chính sách môi trường, mà tổ chức đề ra cho mình phải đạt được, và phải được định lượng nếu có thể. 2.8 Kết quả hoạt động môi trƣờng Kết quả đo lường được của hệ thống quản lý môi trường, liên quan đến việc kiểm soát các khía cạnh về môi trường của tổ chức, dựa trên chính sách về môi trường, mục đich và mục tiêu của tổ chức. 2.9 Chính sách môi trƣờng Tuyên bố của tổ chức về các ý định và nguyên tắc có liên quan đến kết quả tổng thể hoạt động về môi trường mà đưa ra được khuôn khổ cho các hoạt động và cho việc xác định mục đích và mục tiêu về môi trường của tổ chức. 2.10 Các mục tiêu về môi trƣờng Các yêu cầu chi tiết về kết quả hoạt động, được định lượng nếu có thể, được áp dụng cho tổ chức hoặc các bộ phận của tổ chức, xuất phát từ mục đích về môi trường và cần được thiết lập và đáp ứng để đạt được các mục đích. 2.11 Bên liên quan Cá nhân và nhóm có quan tâm hoặc bị tác động bởi kết quả các hoạt động về môi trường của tổ chức. 2.12 Tổ chức Công ty, hãng, doanh nghiệp, cơ quan hoặc viện nghiên cứu, hoặc một bộ phận kết hợp, được sát nhập hay không, thuộc khu vực công hay tư nhân, mà có chức năng và tổ chức của mình Chú ý - Đối với tổ chức mà có từ một đơn vị vận hành trở lên, thì một đơn vị vận hành cũng có thể được định nghĩa là một tổ chức. 2.13 Phòng ngừa ô nhiễm Việc áp dụng các quá trình, thực tiễn, nguyên vật liệu hoặc sản phẩm mà tránh được, giảm bớt hoặc kiểm soát được sự ô nhiễm, có thể bao gồm cả việc tái chế, xử lý, thay đổi quá trình, cơ chế kiểm soát, sử dụng hiệu quả các nguồn lực và các nguyên vật liệu thay thế. Chú ý - Lợi ích tiềm tàng của việc ngăn ngừa ô nhiễm bao gồm việc giảm các tác động có hại của môi trường, tăng hiệu quả và giảm chi phí. 3. Các yêu cầu hệ thống quản lý môi trƣờng 3.1 Các yêu cầu chung Tổ chức phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý môi trường, các yêu cầu của hệ thống này được mô tả toàn bộ trong điều khoản 4. 3.2 Chính sách môi trƣờng Lãnh đạo cao nhất phải xác định chính sách của tổ chức về môi trường và đảm bảo là: a. Phù hợp với bản chất, phạm vi và tác động đến môi trường của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức; b. Bao gồm cam kết cả tiến liên tục và phòng ngừa ô nhiễm c. Bao gồm cam kết tuân thủ pháp luật và quy định về môi trường, và các yêu cầu khác mà tổ chức cam kết tuân thủ; d. Đưa ra cơ sở để thiết lập và xem xét các mục đích và mục tiêu về môi trường; e. Được lập thành văn bản, thực hiện và duy trì và truyền đạt đến toàn bộ nhân viên; f. Có sẵn cho công chúng. 3.3 Lập kế hoạch 3.3.1 Các khía cạnh về môi trường Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để nhận biết các khía cạnh môi trường của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình mà có thể kiểm soát và thông qua đó có thể mong đợi một ảnh hưởng nhất định, nhằm xác định ra những khía cạnh có hoặc có thể có những tác động đáng kể đến môi trường. Tổ chức phải đảm bảo là các khía cạnh liên quan đến những tác động đáng kể được xem xét trong quá trình thiết lập các mục đích về môi trường. Tổ chức phải cập nhật những thông tin này. 3.3.2 Yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác Tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục để nhận biết và tiếp cận đến các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác mà tổ chức cam kết tuân thủ, mà có thể áp dụng đến các khía cạnh về môi trường của các hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. 3.3.3 Mục đích và mục tiêu Tổ chức phải thiết lập và duy trì các mục đích và mục tiêu về môi trường, tại các cấp đơn vị chức năng và các cấp trong tổ chức. Khi thiết lập và xem xét các mục tiêu, tổ chức phải xem xét các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác, các khía cạnh đáng kể về môi trường của chúng, các lựa chọn công nghệ và các yêu cầu về tài chính, tác nghiệp và kinh doanh, và quan điểm của các bên liên quan. Mục đích và mục tiêu phải nhất quán với chính sách môi trường, bao gồm cả cam kết phòng ngừa ô nhiễm. 3.3.4 Các chương trình quản lý môi trường Tổ chức phải thiết lập và duy trì các chương trình để đạt được các mục đích và mục tiêu. Bao gồm a. Giao trách nhiệm đạt được các mục đích và mục tiêu tại mỗi đơn vị chức năng và các cấp của tổ chức; b. Công cụ và giới hạn thời gian mà các mục đích và mục tiêu phải đạt được. Nếu một dự án có liên quan đến việc triển khai mới, hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ mới hoặc có thay đổi, thì chương trình phải được sửa đổi cho phù hợp để đảm bảo việc quản lý môi trường được áp dụng cho các dự án này. 3.4 Thực hiện và vận hành 3.4.1 Cơ cấu và trách nhiệm Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn phải được xác định, lập thành văn bản và trao đổi nhằm tạo thuận lợi cho việc quản lý môi trường một cách hữu hiệu. Lãnh đạo phải cung cấp nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện và kiểm soát hệ thống quản lý môi trường. Các nguồn lực bao gồm nguồn nhân lực và các kỹ năng chuyên môn, công nghệ và các nguồn lực tài chính. Lãnh đạo cao nhất của tổ chức phải chỉ định ra một đại diện lãnh đạo người mà ngoài các trách nhiệm khác, phải có nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn cho a. Việc đảm bảo là các yêu cầu về hệ thống quản lý môi trường được thiết lập, thực hiện và duy trì phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế này; b. Báo cáo kết quả hoạt động về hệ thống quản lý môi trường lên lãnh đạo cao nhất để xem xét như là cơ sở cho hoạt động cải tiến hệ thống quản lý môi trường. 3.4.2 Đào tạo, nhận thức và năng lực Tổ chức phải nhận biết các nhu cầu đào tạo. Tổ chức phải yêu cầu tất cả các nhân sự mà công việc của họ có thể gây ra tác động đáng kể đến môi trường, phải được đào tạo phù hợp. Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để các nhân viên hoặc thành viên của mình tại các bộ phận chức năng và các cấp nhận biết được a. Tầm quan trọng của sự phù hợp với chính sách môi trường và các thủ tục và với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường; b. Các tác động đáng kể về môi trường, thực tế và tiềm tàng, của các hoạt động công việc và các lợi ích về môi trường do kết quả hoạt động của các cá nhân được cải tiến. c. Vai trò và trách nhiệm của họ trong việc đạt được sự phù hợp với chính sách và các thủ tục và với các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường, bao gồm cả sự sẵn sàng khẩn cấp và yêu cầu phúc đáp; d. Kết quả tiềm ẩn của việc áp dụng các thủ tục vận hành cụ thể. Các nhân viên thực hiện các nhiệm vụ có thể gây ra các tác động đáng kể về môi trường phải có năng lực trên cơ sở được giáo dục, đào tạo và/hoặc kinh nghiệm hợp lý. 3.4.3 Trao đổi thông tin Về các khía cạnh môi trường và hệ thống quản lý môi trường, tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để a. Trao đổi thông tin nội bộ giữa các cấp và các bộ phận chức năng của tổ chức; b. Tiếp nhận, lập văn bản và phúc đáp những trao đổi thông tin từ các bên có quan tâm bên ngoài. Tổ chức phải xem xét các quá trình trao đổi thông tin bên ngoài về những khía cạnh lớn về môi trường và ghi hồ sơ các quyết định. 3.4.4 Tài liệu hệ thống quản lý môi trường Tổ chức phải thiết lập và duy trì thông tin, bằng văn bản hoặc phương tiện điện tử, để a. Mô tả các yếu tố chỉnh của hệ thống quản lý và các tương tác; b. Đưa ra phương hướng cho các tài liệu liên quan. 3.4.5 Kiểm soát tài liệu Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để kiểm soát tất cả các tài liệu do tiêu chuẩn quốc tế này yêu cầu để đảm bảo là a. Các tài liệu được cất giữ b. Các tài liệu được xem xét định kỳ, sửa đổi khi cần thiết và được người có thẩm quyền thông qua mức độ thoả đáng; c. Phiên bản hiện thời của các tài liệu phải sẵn có tại các địa điểm mà hoạt động cần thiết đối với việc vận hành hiệu quả hệ thống quản lý môi trường; d. Các tài liệu lỗi thời phải được loại bỏ ngay lập tức khỏi nơi ban hành và sử dụng, hoặc đảm bảo chống việc sử dụng vô tình; e. Bất cứ tài liệu lỗi thời nào lưu giữ vì mục đích pháp lý và/hoặc kiến thức phải được nhận biết phù hợp. Tài liệu phải rõ ràng, ghi ngày tháng (cùng với ngày sửa đổi) và phải dễ nhận biết, duy trì trật tự và lưu giữ trong một thời gian xác định. Các thủ tục và trách nhiệm phải được thiết lập và duy trì liên quan đến việc tạo và sửa đổi những loại tài liệu khác nhau. 3.4.6 Kiểm soát vận hành Tổ chức phải xác định những vận hành và các hoạt động liên quan đến những khía cạnh lớn về môi trường phù hợp với chính sách, mục đích và mục tiêu của mình. Tổ chức phải lập kế hoạch các mục tiêu này, bao gồm việc duy trì, nhằm đảm bảo là chúng phải được thực hiện theo các điều kiện cụ thể bằng việc a. Thiết lập và duy trì thủ tục bằng văn bản để bao quát các tình huống khi mà sự thiếu vắng chúng có thể dẫn đến sự sai chệch khỏi chính sách về môi trường và các mục đích và mục tiêu; b. Quy định các tiêu chí hoạt động trong các thủ tục; c. Thiết lập và duy trì các thủ tục liên quan đến các khía cạnh môi trường có thể nhận biết được của hàng hoá và dịch vụ do tổ chức sử dụng và trao đổi các thủ tục và yêu cầu đến các nhà cung cấp và các nhà thầu. 3.4.7 Sự sẵn sàng khẩn cấp và phúc đáp Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục để xác định tiềm năng cho và phúc đáp đến các tai nạn và các tình huống và các tình huống khẩn cấp, và để phòng ngừa và giảm nhẹ những tác động về môi trường mà có thể đi kèm với chúng. Tổ chức phải xem xét và sửa đổi, khi cần thiết, sự sẵn sàng khẩn cấp và thủ tục phản hồi, đặc biệt, sau khi xảy ra các tai nạn hoặc các trường hợp khẩn cấp. Khi có thể tổ chức cũng phải định kỳ kiểm tra những thủ tục này. 3.5 Kiểm tra và hành động phòng ngừa 3.5.1 Giám sát và đo lường Tổ chức phải thiết lập và duy trì các thủ tục bằng văn bản để định kỳ giám sát và đo lường các đặc tính cơ bản trong hoạt động của tổ chức và các hoạt động mà có tác động đáng kể đến môi trường. Hoạt động này bao gồm việc ghi lại các thông tin để truy tìm kết quả hoạt động, kiểm soát vận hành và sự phù hợp với các mục đích và mục tiêu của tổ chức. Thiết bị giám sát phải được hiệu chuẩn và duy trì và các hồ sơ của quá trình này phải được duy trì theo các thủ tục của tổ chức. Tổ chức phải thiết lập và duy trì thủ tục bằng văn bản để đánh giá định kỳ sự tuân thủ pháp luật và quy định về môi trường. 3.5.2 Sự không phù hợp và hành động khắc phục và phòng ngừa [...]... thích ứng, biến đổi phù hợp theo thực tế Bửu bối 6Đ trong quản trị doanh nghiệp Giả sử một ngày nào đó, bạn mệt mỏi với chuyện kinh doanh và muốn nhường quyền điều hành cho con cái, trợ tá hoặc thuê một nhà quản lý chuyên nghiệp để an tâm bước lên chiếc ghế chủ tịch hội đồng quản trị Bạn cần có những kỹ thuật gì để tiếp tục đưa sự nghiệp kinh doanh do mình tạo dựng tiếp tục tiến lên một cách bền vững?... nguy cơ khác là doanh nghiệp say sưa với thắng lợi mới, và không biết điểm dừng Cần phải biết đặt câu hỏi quy mô doanh nghiệp thế nào là tối ưu Đôi khi chính thành công lại là "đòn hồi mã thương" nếu doanh nghiệp không biết lượng sức Thành công của doanh nghiệp làm cho chính thị trường thay đổi: khách hàng đòi hỏi nhiều hơn, cao hơn; nhiều đối thủ mới nhảy vào cạnh tranh với doanh nghiệp Do đó, chiến... tiêu kinh doanh chung Ba cách quản lý kém hiệu quả Làm thế nào để trở thành một nhà quản lý hiệu quả? Vấn đề đơn giản là hãy tránh trở thành một nhà quản lý tồi Một nhà quản lý tồi thường có ba sai lầm không nên mắc phải, đó là trở thành nhà quản lý độc tài, lười biếng và lạm dụng quyền lực Ba điều này rất quan trọng vì thực ra, nếu mắc sai lầm trong quản lý thì tổn hại sẽ rơi vào cả nhà quản lý và... quốc doanh và một vài doanh nghiệp tư nhân Đó là, doanh nghiệp thường đổ vỡ khi phát triển lên một bước mới, hoặc mỗi khi thay đổi tổng giám đốc thường phải "xóa bàn làm lại" Cần phải nói thêm, hiện tượng này thường xảy ra ở các tổng công ty thương mại, xuất nhập khẩu hơn là các đơn vị kinh doanh kỹ thuật Tuy cần phải điều tra để đưa đến kết luận nhưng có thể cho rằng, đa số sự đổ vỡ là do doanh nghiệp. .. nhóm Doanh nghiệp có thể mở rộng quá nhiều mảng trong khi năng lực quản lý và sản xuất nội bộ không theo kịp Nguy nhất là khi doanh nghiệp quá tự tin, nghĩ rằng mình làm được mọi thứ Tốt hơn là nên thuê bên ngoài làm những việc không phải là sở trường, hoặc nói theo ngôn ngữ chuyên môn là năng lực căn bản của mình Khi đó, rủi ro cần được quản lý tốt chính là chất lượng sản phẩm Một nguy cơ khác là doanh. .. trưởng thường hấp dẫn các doanh nghiệp đến nỗi họ chỉ mải mê bàn cách khai thác mà không ngờ tới đằng sau nó còn tiềm ẩn nhiều cạm bẫy Để tăng trưởng đủ mạnh và lâu dài, doanh nghiệp cần tìm cách đương đầu với rủi ro Theo các chuyên gia, khi đứng trước mức độ tăng trưởng quá nhanh, doanh nghiệp phải biết kiểm soát tài chính Bởi lợi nhuận có thể đạt mức yêu cầu, nhưng nếu không quản lý tốt vốn lưu động,... sản phẩm nghe có vẻ đơn giản nhưng thực tế là nhiều doanh nghiệp Việt Nam khi phát triển ra nước ngoài đã gặp ngay vấn đề về cách đọc và ý nghĩa đối với người tiêu dùng bản xứ… Trên đây là bốn phần chính trong một chiến lược thương hiệu mà có lẽ những doanh nghiệp Việt Nam khi bắt tay vào làm không nên bỏ qua Có nó trong tay ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp tập trung nguồn lực truyền tải thông điệp đến... và phức tạp của hệ thống quản lý môi trường, mức độ tài liệu và các nguồn lực dành riêng cho hệ thống quản lý sẽ phụ thuộc và kích cỡ của tổ chức và bản chất của các hoạt động của tổ chức Đây có thể là trường hợp đặc biệt cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việc hợp nhất các vấn đề về môi trường với hệ thống quản lý tổng thể có thể đóng góp vào việc thực hiện hữu hiệu hệ thống quản lý môi trường, cũng... công ty của anh ta Nhà quản lý có thể rơi vào những cạm bẫy mà anh ta rất khó gỡ ra Vì thế, ngay từ đầu cần thông minh và sáng suốt để tránh mắc phải sai lầm Thế nào là nhà quản lý độc tài? Một trong những sai lầm đầu tiên là bạn trở thành một nhà quản lý độc tài Khó có nhà quản lý nào lại thừa nhận họ đang chứng tỏ mình là nhà quản lý độc tài Nhưng liệu có ai thử kiểm tra cách quản lý của chính mình... quả, doanh nghiệp không đủ khả năng thanh toán những món nợ ngắn hạn Thời kỳ đầu của tăng trưởng bao giờ cũng đi kèm với yếu tố bất ổn, nên doanh nghiệp rất dễ mất những mối quan hệ quan trọng Thậm chí, khách hàng có thể bực mình vì không được chăm sóc đúng mức còn nhà cung ứng vật tư thì giận giữ vì chậm thanh toán hóa đơn Do vậy, mục tiêu của tăng trưởng không được truyền đạt thông suốt trong toàn doanh . đích. 2.11 Bên liên quan Cá nhân và nhóm có quan tâm hoặc bị tác động bởi kết quả các hoạt động về môi trường của tổ chức. 2.12 Tổ chức Công ty, hãng, doanh nghiệp, cơ quan hoặc viện nghiên. cầu về tài chính, tác nghiệp và kinh doanh, và quan điểm của các bên liên quan. Mục đích và mục tiêu phải nhất quán với chính sách môi trường, bao gồm cả cam kết phòng ngừa ô nhiễm. 3.3.4. của các bên liên quan. Thủ tục này phải bao gồm đối với các bên liên quan và việc xem xét những quan tâm thích hợp. Trong một số trường hợp, việc phúc đáp tới các bên liên quan phải bao gồm

Ngày đăng: 07/04/2014, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w