Kỹ thuật trồng rau mầm trên giấy ăn là kỹ thuật mới, phương pháp trồng rau mầm trên giấy ăn đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với phương pháp trồng rau mầm trên đất hay giá thể
KỸ THUẬT TRỒNG RAU MẦM TRÊN GIẤY ĂN Tác giả: Vy Thái Long Chào các bạn! Ngày nay, khi xã hội càng phát triển cũng đồng nghĩa với sự ô nhiễm ngày càng gia tăng! “Mất vệ sinh an toàn thực phẩm” là một vấn đề nghiêm trọng của xã hội. Mọi người, mọi nhà luôn phải cố gắng để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân cũng như những người xung quanh! Vậy! Đâu là giải pháp! Câu trả lời đơn giản hiện đang là cơn sốt trên internnet, một phương pháp hiệu quả mà không tốn kém! đó là? “Rau mầm” Loại rau này có gì đặc biệt mà khiến nhiều người quan tâm đến vậy? “Rau mầm” là gì? Rau mầm là loại rau được lấy từ mầm của cây rau thông thường (cây rau non) sau khi gieo hạt từ 5 -7 ngày là có thể thu hoạch được. Loại rau này nổi trội bởi kỹ thuật trồng đơn giản, không nhất thiết phải có đất, hương vị thơm ngon, tinh khiết, 100% không dùng hoá chất cũng như các chất dinh dưỡng hay hoá học khác (vì giai đoạn đầu mầm rau sử dụng các chất dinh dưỡng được tích luỹ trong hạt, cây chỉ cần nước, đổ ẩm, không khí và nhiệt độ), năng suất cao; chứa nhiều vitamin, khoáng chất, enzym Là loại rau có khả năng ngăn ngừa ung thư, tác động rất tốt đến quá trình phát triển của cơ thể về cả hình dáng, thể lực lẫn trí lực, thanh lọc cơ thể, kích thích tiêu hoá, giúp ngon miệng, bảo vệ răng miệng……. Chúng ta cùng tìm hiểu qua công dụng của loại rau này nhé! Công dụng của rau mầm: Độ an toàn cao, không hoá chất, rau sạch. Kỹ thuật trồng đơn giản. Giá trị dinh dưỡng cao gấp 3-5 lần rau thường (đã trưởng thành) Năng suất cao. Làm phong phú bữa ăn. Chứa hàm lượng các khoáng chất cũng như chất xơ và vitamin … Rau mầm chống được ung thư, các bệnh về cân nặng, lão hoá, giúp phát triển cơ thể và làm đẹp … ( mình sẽ trình bày những điều này ở các trang cuối) Không chiếm diện tích lớn. Có thể ăn từ 6-7 ngày sau khi gieo hạt. Có thể theo dõi hàng ngày. Xả stress khi được chăn sóc cây và gần thiên nhiên. Sau đây mình xin chia sẻ một cách trồng rau mầm còn độc đáo hơn thế nữa! “Trồng rau mầm trên giấy ăn” Kỹ thuật này có gì thú vị? Không cần đất hay giá thể. Vật liệu rất đơn giản: giấy ăn, khay, hạt giống……… Cách trồng đơn giản. Năng suất cao. Dễ thu hoạch. Sạch hơn, an toàn hơn. Không mất nhiều thời gian chăm sóc. Có thể phá cách để tạo một chậu cảnh đơn giản nhưng đẹp mắt. Bạn nghĩ sao nếu trong nhà hay trong phòng của bạn có để một chậu cây nhỏ vừa đẹp vừa có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn? Còn gì tuyệt hơn khi ai đó đến thăm bạn và sững sờ thốt lên “Trời ơi! Tại sao lại có thể trồng được cây trên giấy ăn thế này? Ai đã trồng nó vậy”. Một cách đầy hãnh diện, bạn nói rằng “ Tôi đã trồng nó đấy! Chẳng có gì là khó cả”. Thật tuyệt phải không nào? Với kinh nghiệm trồng rau mầm trên một năm rất thành công! Đây là kinh nghiệm trồng theo mình là đầy đủ nhất hiện nay! Đúc kết từ kinh nghiệm thực tế của bản thân và tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau! Mình xin chia sẻ cho các bạn để có thể tạo thêm một thú vui nho nhỏ sau những giời làm việc căng thẳng! Nào! chúng ta bắt tay làm thôi …… ! Mách nhỏ với bạn là khi đang viết những dòng này thì mình đang bắt đầu trồng một mẻ rau mầm mới! Mình thi xem ai sẽ có những mẻ rau đẹp nhé! Chắc chắn trong và sau khi trồng loại rau này bạn sẽ có những trải nghiệm đầy thú vị! KỸ THUẬT TRỒNG RAU MẦM TRÊN GIẤY ĂN DỤNG CỤ: Một khay nhựa hoặc xốp (hay chỉ đơn giản là cái đĩa hoặc những vật hơi lõm xuống, bạn cũng có thể dùng rổ hay rá cũng được( nhưng cần lưu ý hơn một chút)) Một tấm giấy, vải đen (hay một cái nắp có đục lỗ) vừa khít hoặc rộng hơn khay nhựa một chút Hạt giống (hạt giống rau mầm hoặc hạt giống thường ) đều được. Thường là hạt của các loại cải, rau muống, dưa leo…… Một cuộn giấy ăn hoặc giấy vệ sinh (sạch) Hai cái cốc hoặc hai cái bát Dùng để ngâm hạt giống và đựng hạt giống sau khi ngâm Bình phun sương( không nhất thiết phải có) Tuy nhìn như vậy thôi! nhưng khi đã làm thành thạo kĩ thuật trồng rồi thì các bạn có thể sự dụng bất cứ vật gì ở quanh bạn! miễn là phù hợp với cách trồng là được! CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH: Mình xin trình bày cách trồng theo 2 loại hạt giống ∗ Hạt giống thường (hạt giống dân gian) có thể mua rất nhiều ở chợ và các đại lý về cây giống. ∗ Hạt giống rau mầm: đây là loại hạt giống được tạo ra với đúng mục đích trồng rau mầm với các ưu điểm: tỉ lệ nảy mầm cao, năng suất cao trên một diện tích, kích thước cây lớn hơn rất nhiều so với hạt giống của cây thường, mùi vị ngon hơn, dễ trồng hơn… Mình khuyên các bạn nên dùng hạt giống của công ty TNHH TM TRANG NÔNG. Mình đã dùng và rất đảm bảo về chất lượng cây giống dù là hạt giống thường hay giống rau mầm, hơn nữa đây là hàng Việt Nam chất lượng cao, uy tín đã được khẳng định! TIẾN HÀNH Bước 1: Chuẩn bị hạt giống: ∗ Cách tính lượng hạng gieo: nếu khay 20x20=30g hạt giống rau mầm, có thể ám chừng ở cả hai loại hạt! nhưng lưu ý là không gieo quá dày để giúp cây nhanh phát trển về chất lượng cũng như năng suất đạt kết quả cao. ∗ Lấy hạt giống ra, rửa nhẹ nhàng với nước lạnh. ∗ Vớt hạt giống ra, ngâm hạt giống trong cốc nước ấm (tỉ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong thời gian 120-240 phút (tuỳ độ to nhỏ và bề dày của hạt). ∗ Vớt hạt vào rổ rồi để ráo và đậy tấm vải đen lên trên để hạt nảy mầm đều, thời gian từ 8-10 phút. Giữa khoảng thời gian đó ta mở ra trộn đều 1 lần rồi lại đậy lại. (không đậy quá kín vì sẽ làm cây thiếu không khí) Bước 2: Gieo mầm: ∗ Sau khi đã ủ hạt giống xong, ta thấy phần lớn hạt đã nứt vỏ. ∗ Bây giờ ta chuẩn bị khay nhựa có phủ một lớp giấy ăn (khoảng 3 lớp giấy/ 1 đường trải). Phun nước vào trong khay để tạo độ ẩm (các lớp giấy ướt đều là được) lưu ý: không phun nước quá nhiều để tránh gây ngập úng thối hạt. ∗ Nếu không có khay ta có thể dùng rổ, rá… nhưng đối với vật có nhiều lỗ thì các bạn nên lót bên dưới một cái đĩa hay một vật gì đó giúp giữ nước (trồng trong rổ thì cần phải chú ý đến việc thiếu nước do rổ quá sưa, nước dễ bay hơi nên nguy cơ cây chết cao nếu không để ý thường xuyên) ∗ Gieo hạt đều tay và nhẹ nhàng. ∗ Sau khi gieo mầm, đậy tấm vải đen lên trên để giúp hạt nở đều. Bước 3: Chăm sóc theo ngày: Ngày thứ nhất: Đây là ngày mà chúng ta đậy tấm vải đen (tính từ thời gian gieo hạt) Tưới phun sương nhẹ 3 lần/ngày, mỗi lần cách đều về thời gian và độ ẩm (độ ẩm cao thì chưa vội tưới). Ngày thứ hai: Mở tấm vải đen ra, bây giờ hạt đã nảy đều. Rau mầm phát triển tốt trong điều kiện ẩm, ánh sáng yếu hoặc vừa phải, nên ta phải chú ý tưới ngày 3 lần và mỗi lần tưới không được để ngập nước trong khay (đối với kỹ thuật trồng rau mầm trên giấy ăn). Ngày thứ ba: Cây lớn hơn một chút. Bắt đầu bén rễ. Tưới nước ngày 3 lần Ngày thứ tư: Cây bắt đầu phát triển nhanh. Tưới nước ngày 3 lần Ngày thứ năm: Cây phát triển mạnh về hình dáng và kích thước. Tưới nước ngày 3 lần Cách điều chỉnh hương vị: tuỳ vào từng loại rau mà điều chỉnh mùi vị cho rau khác nhau: ví dụ: với rau cải mầm! nếu trồng ở nơi râm mát thì rau có màu xanh nhạt(vàng xanh)vị thanh, ngọt. Nếu trồng ở nơi có ánh sáng vừa phải thì cây màu xanh đậm hơn một chút và có vị hơi cay, vị thanh ngọt giảm. Nếu để nơi ánh sáng mạnh (thỉnh thoảng bạn đưa ra nơi gần ánh sáng mạnh thôi, chủ yếu là nắng, không phơi trực tiếp để tránh gây chết cây non) thì cây có màu xanh đậm, vị cay nồng, hắc (rất hợp với các men ham ăn cay như mình). Các bạn nên trồng nhiều loại và chủ động thay đổi liều lượng nước tưới, ánh sáng, nhiệt độ… để có một bảng hương vị rau cũng như gia vị tương ứng phù hợp với sở thích của bạn nhé! Bước 4:Thu hoạch: Ngày thứ sáu:Thu hoạch: dùng kéo cắt sát gốc. Rửa nhẹ nhàng để vỏ của hạt giống còn sót lại sẽ trôi đi. Sau đó là chế biến và măm măm thôi. Nếu nhu cầu ăn ít thì thu hoạch ít thôi! đừng thu hoạch nhiều ăn không hết! bảo quản thì hơi phiền phức. Nên trồng vào nhiều khay, cách nhau 1-2 ngày, thu hoạch tuỳ nhu cầu! Ngày nào cũng có rau sạch ăn! Ngày thứ bảy: Xin lưu ý: Rau mầm sau ngày thứ 7 thường có vị hăng, nồng hơn! Ngày thứ 7 và thứ 8 là hạn cuối để bạn “nộp bài thu hoạch” rau mầm. Nếu để lâu cây sẽ chết vì giai đoạn đầu cây chỉ tổng hợp các chất nhờ lượng chất dinh dưỡng tích luỹ trong hạt, cây phát triển và lớn bình thường mà không cần cung cấp thêm các chất khác (trừ nước, các chất trong không khí), vì thế nên chúng ta mới trồng được trên giấy ăn (giấy ăn chỉ giúp cây bám rễ cho khỏi đổ và giữ ẩm thôi). Sau giai đoạn này, các chất trong hạt bắt đầu cạn, cây phụ thuộc chất vào môi trường, nếu chỉ tưới nước cây sẽ chết. Bạn chỉ còn 2 lựa chọn: (1)là đem nó vào ngủ trong thùng rác. (2) là cung cấp chất dinh dưỡng một cách đầy khó nhọc. Thôi thì ta căn ngày, căn lượng hạt mà gieo và thu hoạch cho tốt là ok! Bước 4:Bảo quản: Đã bảo quản là không được rửa! Một khi rửa chỉ để được một buổi là rau hư ngay! Muốn bảo quản lâu bạn nên: không rửa rau. Dùng bao nilon bỏ rau vào, cột lại và cho vào tủ lạnh ( có thể bảo quản rau trên 1 tuần) NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG TRONG QUÁ TRÌNH TRỒNG VÀ SỬ DỤNG RAU MẦM! 1) Khi ngâm hạt giống trong nước ấm (không để cho nước quá nóng hay quá lạnh), ngâm đúng thời gian, không ngâm quá lâu. 2) Khi ủ hạt phải đậy tấm giấy (hoặc vải) lên trên, chú ý không đậy quá kín, để hở ra một chút cho oxy đi vào. 3) Rau mầm phát triển tốt trong điều kiện ẩm, nhưng không nên để khay rau ở những nơi ẩm thấp. Nhiều vi khuẩn, vi sinh vật có hại sẽ phát triển trong điều kiện ẩm thấp sẽ gây nguy hiểm cho người ăn. Tốt nhất bạn nên để khay rau ở nơi thoáng mát, điều kiện ánh sáng yếu hoặc vừa phải, nhiệt độ mát mẻ (đây là điều kiện tốt nhất cho cây rau phát triển một cách an toàn). 4) Rau mầm có vị mát, tính hàn (lạnh) nên lưu ý khi cho người già và trẻ em ăn tuyệt đối không cho ăn sống, nên cho hai đối tượng này ăn sau khi đã nấu chín. Người trưởng thành và thanh niên ăn rau sống bình thường. 5) Không cho thêm bất kỳ chất nào trong khay rau. Dù an toàn hay không. 6) Nước tưới rau phải là nước sạch (có thể dùng nước lọc hoặc nước máy) 7) Các loại rau mầm sau tuyệt đối không được ăn: Khoai tây, khoai lang, sắn, đậu ván già……Các bạn nên dùng các loại rau thông thường và phổ biển mà lại có thể ăn được cây non hoặc mầm. CÔNG DỤNG CỦA TỪNG LOẠI RAU: Mình không thể viết hay hơn chuyên gia được. Cái này các bạn nên tham khảo tài kiệu của dân trí (web: dantri.com.vn) độ tin cậy cao và thông tin mang tính khoa học hơn. Với đường link: http://dantri.com.vn/suc-khoe/moi-loai-rau-mam-mot-cong- dung-698552.htm CÁC MÓN ĂN ĐƯỢC CHẾ BIẾN TỪ RAU MẦM: (mỗi người mỗi ngày nên ăn ít nhất − Canh thịt bằm nấu với rau cải mầm (cách nấu đơn giản): Chuẩn bị: + 400g thịt bằm hoặc xay nhỏ ra. + 500g rau cải mầm đã rửa sạch + 1 củ gừng, 1 củ hành tím (đã bỏ vỏ). + Gia vị: hạt nên, nước mắm, muối, hạt tiêu, dầu ăn. Cách làm: - Cho thịt lợn xay, hạt nên, nước mắm, muối vào trong một cái bát tô lớn (cho gia vị theo sở thích của bạn), trộn đều cho thấm gia vị và để khoảng 15 phút. − Băm nhỏ (nhuyễn) hành tím − Gừng thái sợi nhỏ. Cho dầu ăn vào chảo và đun nóng, cho hành tím đã băm nhỏ vào và phi cho thơm, Cho thịt lợn trong bát tô vào, đảo đều tay đến khi thịt săn lại. Dùng nước sạch hay nước luộc thịt (tuỳ điều kiện kinh tế gia đình) đun sôi ở một nồi khác. Cho thịt và rau ở trong chảo vào. Rau vừa chín tới thì nhắc xuống. − Nêm và cho hạt tiêu xay, gừng thái sợi vào − Múc ra bát và thưởng thức. Ngoài ra các món ngon khác cũng được chế biến từ rau mầm như: ∗ XÀ LÁCH RAU MẦM ∗ RAU MẦM TRỘN SALATE ∗ RAU MẦM XÀO THỊT BÒ ∗ RAU MẦM NẤU NGHÊU ∗ SÚP RAU MẦM CÁ THÁT LÁC ∗ RAU MẦM XÀO TÔM ∗ RAU MẦM TRỘN THỊT BÒ ∗ CANH CHUA THỊT RAU MẦM ∗ ………v.v.v……. CHIA SẼ Đây là link youtube có đầy đủ các bước của kỹ thuật trồng rau mầm (hình như của VTV2) + tài liệu mà các bạn đang xem đây có thể giúp bạn có được những bữa ăn hấp dẫn và những niềm thú vị mới với mức độ thành công cao. Link: http://www.youtube.com/watch?v=sZ_1GaSsIFw Nếu ai quan tâm đến cách trồng rau bằng giá thể hay bằng đất, cát thì để lại lời nhắn! mình sẽ đăng bài cho. Hãy chia sẻ thông tin quý báu này đến các bạn của bạn nhé! biết đâu sau này sẽ có ai đó trở thành doanh nhân kinh doanh rau mầm thì sao!