1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát huy vai trò của ngân sách nhà nước góp phần phát triển kinh tế Việt Nam

14 1,1K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 205,71 KB

Nội dung

Phát huy vai trò của ngân sách nhà nước góp phần phát triển kinh tế Việt Nam

Trang 1

bé gi¸o dôc vμ ®μo t¹o häc viÖn chÝnh trÞ quèc gia

Hå ChÝ Minh

nguyÔn ngäc thao

ph¸t huy vai trß cña ng©n s¸ch nhμ n−íc gãp phÇn ph¸t triÓn kinh tÕ viÖt nam

Chuyªn ngµnh : Qu¶n lý kinh tÕ

M∙ sè : 62.34.01.01

tãm t¾t luËn ¸n tiÕn sÜ kinh tÕ

hμ néi - 2007

Trang 2

tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Hoàng Ngọc Hòa

PGS.TS Vũ Đình Hòe

Phản biện 1: GS.TS Cao Cự Bội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Phản biện 2: PGS.TS Phạm Ngọc ánh

Học viện Tài chính

Phản biện 3: PGS.TS Lê Chi Mai

Học viện Hành chính Quốc gia

Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước,

họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội trường

số 106B, nhà A14

Vào hồi giờ , ngày tháng năm 2007

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

và Thư viện Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Những công trình của tác giả đ∙ công bố

có liên quan đến luận án

1 Nguyễn Ngọc Thao (2006), "Giá vàng, dầu mỏ và đô la - 3 yếu tố gây

lạm phát", Thuế nhà nước, (15), tr 24-25

2 Nguyễn Ngọc Thao (2006), "Phát huy vai trò và hiệu quả của vốn đầu

tư phát triển từ ngân sách trong sự phối hợp với vốn tín dụng

ngân hàng cho phát triển kinh tế - xã hội", Quản lý ngân quỹ quốc gia, (47), tr 30-32

3 Nguyễn Ngọc Thao (2006), "Một số kiến nghị về cho các đối tượng

chính sách vay vốn từ nguồn ngân sách nhà nước", Ngân hàng,

(13), tr 30-32

4 Nguyễn Ngọc Thao (2006), "Chính sách tín dụng đầu tư phát triển từ

nguồn vốn của nhà nước", Kinh tế và dự báo, (8), tr 20-22

5 Nguyễn Ngọc Thao (2006), "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả

quản lý ngân sách nhà nước", Quản lý nhà nước, (9), tr 10-14

6 Nguyễn Ngọc Thao (2007), "Hoàn thiện một số loại thuế trong tiến

trình hội nhập kinh tế quốc tế", Quản lý nhà nước, (7), tr 7-10

7 Nguyễn Ngọc Thao (2007), "Phát huy vai trò của thuế góp phần chủ

động hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế nước ta", Bài tham gia đề tài cấp Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Trang 3

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hai mươi năm vừa qua, Nhà nước ta đã có những đổi mới đáng

kể trong việc phát huy vai trò của ngân sách nhà nước (NSNN) như là

một công cụ tài chính trọng yếu để tác động nhằm thực hiện các mục tiêu

đã hoạch định Nhờ đó, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong

phát triển kinh tế - xã hội Tuy vậy, sự phát triển của nền kinh tế nước ta

vẫn chưa vững chắc; NSNN và các công cụ của nó chưa được phát huy tốt

để tác động thúc đẩy nền kinh tế quốc dân phát triển mạnh mẽ

Để góp phần vào việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về

phát huy vai trò của NSNN góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, nghiên

cứu sinh chọn đề tài "Phát huy vai trò của ngân sách nhà nước góp

phần phát triển kinh tế Việt Nam" để đi sâu nghiên cứu và viết luận án

nhằm góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp tiếp tục đẩy mạnh công

cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta trong những năm tới

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Quản lý và sử dụng NSNN trong quá trình chuyển đổi cơ chế kinh

tế, được Đảng, Nhà nước và nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm Đến nay,

đã có nhiều công trình nghiên cứu về chủ đề trên, các công trình nghiên

cứu về NSNN tập trung chủ yếu vào chính sách thu hoặc chi NSNN

nhằm tạo lập căn cứ để Nhà nước ban hành các luật thuế và chính sách

chi hàng năm của Nhà nước Sau đây là một số công trình lớn đã được

công bố:

- Tác phẩm "Đổi mới ngân sách nhà nước" của GS.TS Tào Hữu

Phùng và GS.TS Nguyễn Công Nghiệp, do Nhà xuất bản Thống kê, Hà

Nội, xuất bản năm 1992, đã khái quát những nhận thức chung đánh giá

những chính sách hiện hành và đề xuất giải pháp đổi mới NSNN để sử

dụng có hiệu quả trong tiến trình đổi mới nền kinh tế đất nước

- "Ngân sách nhà nước trong sự phát triển nền kinh tế hàng hóa ở nước

ta hiện nay", Luận án phó tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Văn Ngọc, năm

1994, đã xem xét mối liên hệ giữa NSNN và phát triển hàng hóa, trình

bày các nhân tố tác động và những giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa

- "Cơ sở lý luận của việc điều tiết nền kinh tế thị trường thông qua chính sách tài khóa ở nước ta", Luận án phó tiến sĩ kinh tế, bảo vệ năm

1998 của tác giả Bùi Đức Thụ, nghiên cứu về NSNN dưới góc độ kinh tế chính trị, luận án đã đề cập tới những quan điểm, định hướng và giải pháp

về hoàn thiện chính sách tài khóa nhằm tăng cường hiệu quả điều tiết của Nhà nước đối với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần ở nước ta

- "Thuế - công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế ", của PTS Quách Đức

Pháp do Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, xuất bản năm 1999, đã đi sâu nghiên cứu, hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về thuế; giới thiệu một số

hệ thống thuế của nước ngoài; đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới nhằm phát huy vai trò của thuế trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế

- "Sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ trong điều tiết nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay", Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả

Phạm Quốc Trung, năm 2001 Điểm mới của luận án này là nghiên cứu tác dụng hai mặt của chính sách tài chính - tiền tệ trong điều tiết nền kinh

tế thị trường ở nước ta; đề xuất những giải pháp sử dụng tổng hợp chính sách tài chính - tiền tệ trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa (CNH, HĐH) và xây dựng nền kinh tế thị trường ở nước ta

- "Đổi mới chi ngân sách nhà nước trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ kinh tế, bảo vệ năm 2002 của

tác giả Bùi Đường Nghiêu, đã đi sâu nghiên cứu về cơ cấu chi NSNN trong nền kinh tế; đưa ra một số phương hướng và giải pháp đổi mới cơ cấu chi NSNN trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH ở nước ta

- "Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế", Luận án tiến sĩ kinh tế, bảo vệ năm 2002

của tác giả Đoàn Ngọc Xuân Luận án này nghiên cứu chuyên về thuế nhập khẩu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, ASEAN và Hoa Kỳ; giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Trang 4

- "Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền

địa phương ở Việt Nam", Luận án tiến sĩ kinh tế, bảo vệ năm 2002 của

tác giả Phạm Đức Hồng, đã chỉ ra những căn cứ khoa học của cơ chế

phân cấp quản lý ngân sách của các cấp chính quyền địa phương và đề

xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế phân cấp quản lý NSNN ở

Việt Nam

- Đề tài nghiên cứu khoa học: "Điều chỉnh chính sách động viên

thông qua thuế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 -2010",

nghiệm thu năm 2002 do Tiến sĩ Đỗ Đức Minh, Viện Khoa học Tài chính

làm chủ nhiệm Đề tài này đã làm rõ: thuế có tác động trực tiếp điều

chỉnh sản lượng cung cấp cho xã hội, nhưng cũng có tác động gián tiếp

làm phân bổ lại nguồn lực của xã hội và trở thành công cụ kích thích tăng

trưởng kinh tế

- Đề tài nghiên cứu khoa học: "Phân tính tính bền vững của ngân

sách nhà nước trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

quốc tế ở Việt Nam", của Tiến sĩ Vũ Đình ánh và các cộng sự ở Viện

Khoa học Tài chính, nghiệm thu năm 2003, đã phân tích tính bền vững và

các yếu tố tác động tới tính bền vững của NSNN; đưa ra những cảnh báo

và 10 khuyến cáo nhằm đảm bảo tính bền vững của NSNN

- Tác phẩm "Chính sách tài chính của Việt Nam trong điều kiện hội

nhập kinh tế" do PGS TS Vũ Thu Giang làm chủ biên, Nhà xuất bản Chính

trị quốc gia xuất bản năm 2000, đã đề cập tới những thuận lợi và thách thức

của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; đề xuất những kiến

nghị và các giải pháp chủ yếu cải cách chính sách tài chính để Việt Nam

hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng

- Tác phẩm "Chính sách thuế của Nhà nước trong tiến trình hội

nhập" của PGS.TS Lê Văn ái, TS Đỗ Đức Minh, Nguyễn Mai Phương

thuộc Viện Khoa học Tài chính, do Nhà xuất bản Tài chính, xuất bản

năm 2001 Tác phẩm đề cập tới các xu thế phát triển của kinh tế thế giới,

những thuận lợi và những thách thức trong xóa bỏ hàng rào thuế quan

Đồng thời, khuyến nghị những giải pháp hoàn thiện chính sách thuế ở

nước ta trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới

- Báo cáo "Quản lý chi tiêu công để tăng trưởng và giảm nghèo" của

Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, năm 2005 khẳng định: Chi tiêu công là một trong các công cụ quan trọng nhất của Chính phủ để thúc đẩy tăng trưởng và giảm nghèo; báo cáo còn đề cập: chi tiêu công cho giáo dục, y tế, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn

Từ những công trình trên đây cho thấy tính chất vừa cơ bản, vừa mang tính thời sự của chủ đề nghiên cứu và đã có nhiều công trình được công bố dưới nhiều hình thức về chủ đề này Tuy vậy, vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về phát huy vai trò của NSNN góp phần thúc

đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh, bền vững Đặc biệt, là chưa có một công trình nào đã công bố trùng tên với tên của luận án này

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích

Nghiên cứu hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản theo tư duy mới về NSNN và phát huy vai trò của NSNN như là công cụ tài chính trọng yếu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế Đồng thời, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng và những hạn chế về phát huy vai trò của NSNN ở nước ta trong thời gian qua, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh

tế nước ta trong thời gian tới

Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu và hệ thống hóa theo tư duy mới một số vấn đề lý luận cơ bản và khảo cứu, giới thiệu những kinh nghiệm của một số quốc gia về phát huy vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh tế

- Phân tích, đánh giá thực trạng việc phát huy vai trò của NSNN góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở nước ta trong những năm đổi mới vừa qua

- Đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới nhằm phát huy vai trò của NSNN góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở nước ta trong những năm tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

Luận án nghiên cứu đề tài này dưới góc độ quản ký kinh tế và chỉ tập trung nghiên cứu việc phát huy vai trò của NSNN thông qua công cụ thuế và

Trang 5

chi NSNN nhằm góp phần phát triển kinh tế ở Việt Nam, đánh giá những

mặt ưu điểm và hạn chế, yếu kém trong việc phát huy vai trò của NSNN tác

động tới nền kinh tế Từ đó đề xuất các căn cứ khoa học, những giải pháp

nhằm phát huy tốt vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh tế ở nước ta

Về thời gian nghiên cứu của luận án này là từ 1991 - 2005

5 Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

của chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu về phát huy vai trò của NSNN

góp phần phát triển kinh tế ở nước ta

Nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp chuyên gia khảo cứu

kinh nghiệm quốc tế và các phương pháp khác để rút ra những vấn đề

mang tính tất yếu có thể vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam

6 Những đóng góp của luận án

- Nghiên cứu và hệ thống hóa theo tư duy mới một số vấn đề lý luận

cơ bản về NSNN và việc phát huy vai trò của NSNN góp phần phát triển

kinh tế ở nước ta trong điều kiện thực hiện cam kết gia nhập WTO

- Khảo cứu theo tư duy mới những kinh nghiệm của một số quốc gia

trong việc phát huy vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh tế, tạo cơ

sở thực tiễn có giá trị tham khảo trong việc đề xuất giải pháp sử dụng và

phát huy vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh tế ở nước ta

- Phân tích, đánh giá thực trạng việc phát huy vai trò của NSNN góp

phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở nước ta trong những năm đổi mới vừa

qua (có đối chiếu với yêu cầu mới đang đặt ra)

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm phát huy tốt vai trò của

NSNN góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế ở nước ta trong những năm

tới theo lộ trình thực hiện cam kết WTO

- Luận án là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà hoạch định chính

sách, những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực NSNN

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của luận án gồm 3 chương, 8 tiết

nội dung cơ bản của luận án

Chương 1

cơ sở Lý luận về phát huy vai trò ngân sách nhμ nước

góp phần phát triển kinh tế 1.1 Ngân sách nhà nước và vai trò của ngân sách nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường

1.1.1 Khái niệm ngân sách nhà nước

NSNN luôn gắn liền với hoạt động của Nhà nước, nó được dùng để chỉ các khoản thu nhập và các khoản chi tiêu của Nhà nước được thể chế hóa bằng pháp luật Thế nhưng, cho đến nay vẫn còn những ý kiến khác nhau về khái niệm NSNN, phổ biến là:

Trong sách Tài chính công của Raymond Muzellec, xuất bản năm 1995

cho rằng: "Ngân sách nhà nước là một văn kiện chính trị, pháp lý và tài chính thống kê toàn bộ các khoản thu và các khoản chi của nhà nước"

Từ điển Bách khoa toàn thư Nga, xuất bản năm 2000 thì cho rằng:

"Ngân sách nhà nước là bảng liệt kê các khoản thu và chi bằng tiền của Nhà nước được lập ra cho một thời gian nhất định" và "ngân sách nhà nước được lập ra theo dự toán thu và chi hàng năm của Nhà nước"

Trong từ điển kinh tế thị trường của Trung Quốc, xuất bản năm 2001

xác định: "Ngân sách nhà nước là kế hoạch thu, chi tài chính hàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp định"

Không thể kể ra hết các khái niệm khác nhau về NSNN đã có trên thế giới, nhưng khái niệm về NSNN của Pháp, Nga và Trung Quốc như đã nêu trên là những đại diện điển hình cho các nhóm nước có truyền thống lý luận, nhóm nước phát triển và đang chuyển đổi sang phát triển kinh tế thị trường

Điều 1 Luật NSNN năm 2002 của nước ta xác định: "Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo

đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước"

Khái niệm NSNN năm 2002 nêu trong Luật NSNN năm 2002 của nước

ta vừa phản ánh toàn bộ các khoản thu, chi; quá trình chấp hành; tính niên

Trang 6

độ; vừa thể hiện được tính pháp lý và thể hiện rõ quyền chủ sở hữu ngân sách

của Nhà nước Đồng thời cũng thể hiện vị trí, vai trò, chức năng của NSNN

trong việc bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Trên cơ sở nghiên cứu các khái niệm khác nhau về NSNN, tác giả đi đến

kết luận rằng: Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà

nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện

trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước

Khái niệm NSNN được xác định theo hướng trên có một số ý nghĩa sau:

- Dưới góc độ lý thuyết, NSNN là sự vận động của các nguồn tài chính

gắn với quá trình tạo lập, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước

- Dưới góc độ pháp lý, NSNN cụ thể hóa quyền lực của Nhà nước về

nội dung, trình tự và biện pháp thu, chi NSNN

- Dưới góc độ quản lý vĩ mô, NSNN là một trong các công cụ trọng

yếu để Nhà nước tác động tích cực và có hiệu quả trong quản lý điều tiết

vĩ mô nền kinh tế

Nhận thức thống nhất về NSNN theo một khái niệm pháp lý chuẩn

mực, tạo nền tảng cho việc phát huy vai trò của NSNN trong nền kinh tế

thị trường, giúp ích cho điều hành NSNN trong thực tiễn

1.1.2 Đặc điểm của ngân sách nhà nước

NSNN có đặc điểm cơ bản sau đây:

- Việc tạo lập, sử dụng NSNN luôn gắn với quyền lực và thực hiện

các chức năng của Nhà nước

- Nhà nước là chủ sở hữu NSNN và sử dụng cho các mục tiêu công

- Thu, chi NSNN thực hiện theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp

1.1.3 Tổng quan thu - chi của ngân sách nhà nước

Thu NSNN bao gồm: khai thác và bán tài nguyên thiên nhiên; thu từ

thuế và lệ phí; từ các hoạt động kinh tế của nhà nước; từ đi vay và nhận

viện trợ; thu khác Trong đó thuế là nguồn thu chủ yếu

Chi NSNN theo thông lệ quốc tế gồm: chi thường xuyên, chi đầu tư

phát triển, chi dự trữ và một số khoản chi khác

1.1.4 Chức năng của ngân sách nhà nước

Ngân sách nhà nước có ba chức năng cơ bản: phân bổ nguồn lực; phân phối thu nhập; điều chỉnh và kiểm soát Nhờ thực hiện tốt các chức

năng này mà:

- Đảm bảo việc tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước được đúng đắn, hợp lý, đạt kết quả tối ưu theo các mục tiêu, yêu cầu

đã hoạch định;

- Góp phần điều chỉnh quá trình phân phối, tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội, đảm bảo cho các hoạt động thu, chi bằng tiền được thể hiện theo đúng các quy định của Nhà nước

1.1.5 Vai trò của ngân sách nhà nước

- NSNN là công cụ chủ yếu phân bổ trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn lực tài chính quốc gia, định hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới, thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững

- NSNN là công cụ chủ yếu trong điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiểm soát lạm phát, điều chỉnh thu nhập nhằm góp phần giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng xã hội

- NSNN đóng vai trò quan trọng trong củng cố, tăng cường sức mạnh của Nhà nước và quốc phòng - an ninh

- NSNN là khâu trung tâm của hệ thống tài chính quốc gia có vai trò kiểm tra làm lành mạnh hóa các hoạt động tài chính

1.2 Lý thuyết, mô hình và khái niệm phát huy vai trò của ngân sách nhà nước góp phần phát triển kinh tế

1.2.1 Các lý thuyết về phát huy vai trò của ngân sách nhà nước góp phần phát triển kinh tế

1.2.1.1 Trường phái Cổ điển, Tân cổ điển và lý thuyết về tự do hóa thị trường

Theo Adam Smith, Nhà nước chỉ cần duy trì trật tự xã hội và bảo vệ

đất nước, chứ không tác động điều tiết nền kinh tế A.Smith khẳng định:

"Ngân sách tốt nhất là ngân sách cân bằng"

Trang 7

1.2.1.2 Lý thuyết về sự thất bại của thị trường và học thuyết của Keynes

Lý thuyết của Keynes là phát huy vai trò NSNN như một công cụ trọng

yếu tạo nên những "cú huých" nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

1.2.1.3 Lý thuyết về chính sách NSNN của Musgrave

NSNN cần được phát huy trong thực tiễn là: cung cấp hàng hóa công

cộng để khắc phục các thất bại của thị trường; đảm bảo công bằng; sử

dụng chi tiêu của NSNN để duy trì mức việc làm cao

1.2.1.4 Luận điểm của trường phái trọng cung và trọng tiền về NSNN

cho phát triển kinh tế

Những người theo phái trọng cung chủ trương đẻ nền kinh tê tự điều

tiết bằng cơ chế thị trường, giảm thuế và chi tiêu của chính quyền nhằm

khuyến kích tiết kiệm và đầu tư để gia tăng sản xuất của các thành phần

kinh tế, đảm bảo phát triển kinh tế

Trường phái trọng tiền chủ trương tăng lượng cung cấp tiền phù hợp

với tăng trưởng của nền kinh tế sẽ hạn chế được lạm phát, làm cho nền

kinh tế được ổn định

1.2.1.5 Chính sách NSNN theo lý thuyết kinh tế học hiện đại

NSNN cần được sử dụng như một công cụ nhằm phát huy sức mạnh

của nền kinh tế thị trường, đồng thời khắc phục khuyết tật của thị trường,

như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành nghề, lĩnh vực

kinh tế then chốt, đảm bảo công bằng xã hội và giải quyết việc làm

1.2.2 Một số mô hình xây dựng chính sách ngân sách nhà nước

nhằm phát huy vai trò của nó góp phần phát triển kinh tế

1.2.2.1 Mô hình Pareto về phân bổ nguồn lực

Chính phủ phải tham gia vào các hoạt động kinh tế, thông tin, thu

thuế để đảm bảo chi phí cho việc cung cấp hàng hóa công cộng, nâng cao

phúc lợi xã hội, nhằm khắc phục các rủi ro, thất bại của thị trường và việc

thiếu hàng hóa công cộng

1.2.2.2 Mô hình Lorenz về phân phối thu nhập

Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội cần xem phải làm gì để giúp

cho người nghèo tự giải thoát được chứ không phải hỗ trợ để họ tồn tại

1.2.2.3 Mô hình Keynes về sử dụng NSNN ổn định nền kinh tế

Nhà nước có thể chủ động can thiệp vào nền kinh tế bằng cách tăng cường chi tiêu NSNN để đưa nền kinh tế trở lại trạng thái cân bằng, toàn dụng nhân công Ngược lại, cũng có thể thắt chặt chi tiêu NSNN để chống lạm phát và giảm thâm hụt ngân sách

1.2.3.4 Mô hình hiện đại về phát huy vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh tế

NSNN thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế thông qua việc huy

động tiết kiệm xã hội và tìm cách chuyển các khoản tiết kiệm đó thành

đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, thúc

đẩy phát triển kinh tế; chi NSNN cung cấp vốn cho việc sản xuất các hàng hóa công cộng và tạo ra các cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội

1.2.3 Khái niệm và một số điểm cần lưu ý về phát huy vai trò của ngân sách nhà nước góp phần phát triển kinh tế

Từ những lý thuyết và mô hình xây dựng chính sách NSNN nhằm góp phần phát triển kinh tế như đã trình bày ở trên, tác giả luận án rút ra khái

niệm phát huy vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh tế là: Việc tạo lập,

sử dụng NSNN có căn cứ khoa học và thực tiễn xác đáng Nhờ đó, thông qua hoạt động có hiệu quả của các công cụ thu - chi và mối quan hệ tích cực giữa chúng mà NSNN tác động góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế

Tuy vậy, việc phát huy vai trò của NSNN cần lưu ý giải quyết tốt các mâu thuẫn giữa các mục tiêu chính sách khác nhau, như: phân phối công bằng và nâng cao hiệu quả kinh tế; việc phối hợp chính sách trong quá trình lập NSNN có thể không thực hiện được sự tương tác, trao đổi thông tin qua lại giữa các nhà hoạch định chính sách

1.3 Kinh nghiệm phát huy vai trò của ngân sách nhà nước ở một

số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới

1.3.1 Kinh nghiệm của các nước và vùng l∙nh thổ Đông - Nam á

và Đông - Bắc á

Để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Singapore, Hàn Quốc, Malaixia, Thái Lan, Hồng Kông thời kỳ đầu đều áp dụng các biện pháp

"ưu đãi thuế quan" và áp dụng "các ưu đãi tài chính" khác

Trang 8

Các nước này còn sử dụng chính sách chi NSNN định hướng phát

triển kinh tế như:

- Duy trì cơ cấu chi NSNN gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội có những ưu tiên hợp lý cho những mục tiêu trọng yếu để tạo cơ sở

cho tăng trưởng và phát triển bền vững

- Duy trì thặng dư, hoặc thâm hụt cơ cấu NSNN ở mức cần thiết với nguồn

bù đắp lành mạnh, nên đã tạo tiền đề cho nền kinh tế cất cánh nhanh, bền vững

1.3.2 Kinh nghiệm phát huy vai trò NSNN của Trung Quốc

1.3.2.1 Kinh nghiệm xây dựng chính sách và giải pháp về thuế

Cải cách thuế nhằm tác động tích cực đến cạnh tranh, bình đẳng, góp

phần phát triển ổn định Chính sách thuế mới đã được xây dựng thành các

luật thuế thống nhất, đã tăng cường tính pháp lý cho công tác tổ chức,

quản lý và thu thuế

1.3.2.2 Kinh nghiệm về phát huy vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ

bản từ NSNN

- Giữ vững hướng xây dựng trọng điểm và đảm bảo nguồn vốn đối

ứng để giải ngân kịp thời nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài

- Nhà nước điều tiết và hướng dẫn đầu tư trên toàn bộ nền kinh tế

trong việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN

1.3.3 Kinh nghiệm của Mỹ trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX về phát

huy vai trò của ngân sách nhà nước góp phần phát triển kinh tế

Phát huy có hiệu quả vai trò của thuế để đổi mới cơ cấu kinh tế, nâng

cao hiệu quả sản xuất, đã hỗ trợ các hướng ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội

Đặc biệt là đã đầu tư phát triển giáo dục đảm bảo trình độ chuyên môn rất

cao cho lực lượng lao động, tạo động lực chủ yếu cho phát triển kinh tế

bền vững trong thập kỷ 90 và cả trong thế kỷ XXI

1.3.4 Kinh nghiệm của các nước thuộc tổ chức OECD về phát huy

vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh tế

Các nước thuộc tổ chức OECD quản lý nhằm phát huy vai trò của

NSNN góp phần phát triển kinh tế bằng việc tôn trọng kỷ luật tài khóa

tổng thể, lựa chọn các ưu tiên và đánh giá hiệu quả NSNN theo kết quả

đầu ra

1.3.5 Những bài học kinh nghiệm về phát huy vai trò của ngân sách nhà nước từ các nước mà Việt Nam có thể tham khảo

Luận án rút ra 09 bài học kinh nghiệm, đó là: thực thi chính sách NSNN thận trọng, lành mạnh; tăng cường đầu tư NSNN cho giáo dục - đào tạo

và khoa học - công nghệ; giữ vững định hướng đầu tư xây dựng trọng điểm; phát huy tốt vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh tế; không ngừng

sửa đổi, hoàn chỉnh và đẩy mạnh quá trình xử lý các vấn đề về thuế bằng

pháp luật; phải dựa vào phát triển kinh tế để tăng thu ngân sách; áp dụng

các hình thức thưởng, phạt và sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng

để tuyên truyền chính sách thuế; xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu

và thực hiện tốt công khai, minh bạch về NSNN

Chương 2

Thực trạng phát huy vai trò của Ngân sách Nhμ Nước

góp phần phát triển kinh tế ở nước ta

Chương này, NCS phân tích, đánh giá cụ thể về việc phát huy vai trò của NSNN thông qua các công cụ thuế và chi NSNN tác động tới nền

kinh tế nước ta trong thời kỳ 1991 - 2005

2.1 Tổng quan về NSNN của nước ta giai đoạn 1991 - 2005

2.1.1 Tổng quan về tình hình kinh tế của nước ta giai đoạn 1991-2005

Trong mục này, luận án đã trình bày, phân tích bối cảnh kinh tế, tài chính của đất nước trước năm 1990 và tình hình phát triển kinh tế của nước

ta trên các mặt chủ yếu trong giai đoạn 1991 - 2005

2.1.2 Thực trạng NSNN của nước ta giai đoạn 1991 - 2005

2.1.2.1 Thực trạng thu NSNN ở nước ta giai đoạn 1991 - 2005

Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, Nhà nước đã thực hiện cải cách rất cơ bản hệ thống thuế nhằm phát huy tốt vai trò của thuế đối với phát triển kinh tế bằng việc ban hành một hệ thống đồng bộ các văn bản

Trang 9

pháp luật về thuế, phí và lệ phí áp dụng chung cho tất cả các cơ sở kinh

doanh thuộc các thành phần kinh tế trong cả nước

Hệ thống thuế nước ta đã bước đầu hình thành theo các nhóm chính:

thuế thu nhập (thuế trực thu), thuế tài sản (thuế nhà, đất…), thuế tiêu dùng

(thuế gián thu) và các loại thuế, phí khác phù hợp với thông lệ quốc tế

và tương đồng với cách phân loại của các tổ chức kinh tế quốc tế

Từ năm 1991 - 2005 tốc độ thu năm sau phổ biến là tăng cao hơn năm

trước Trong giai đoạn 2001 -2005 tốc độ tăng thu năm sau so với năm trước

bình quân 17,7%, năm cao nhất là năm 2004 tăng 26,8% so với năm 2003

Kết quả này đã chứng minh rõ ràng vai trò của thuế đã được phát huy

ngày càng tốt hơn Do đó, thu NSNN không những đáp ứng nhu cầu chi

thường xuyên mà còn dành được một phần ngày càng tăng cho đầu tư

phát triển kinh tế và cho dự trữ tài chính quốc gia

2.1.2.2 Thực trạng chi NSNN của nước ta giai đoạn 1991- 2005

Kết quả chi của NSNN ở nước ta giai đoạn 1991- 2005 được thể hiện

trong bảng sau (tính theo GDP):

Chỉ tiêu 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005

Tổng chi NSNN 15,8 28,3 27,8 28,8 27,1 26,3 27,9 28,1

Chi thường xuyên 10,7 16,9 17,2 16,7 16,3 15,5 16,4 16,7

Chi đầu tư phát

Chi trả nợ và viện

Nguồn: Tổng cục Thống kê - Bộ Tài chính

Nhìn chung, chi NSNN giai đoạn 1991- 2005 đã phát huy tốt hơn vai

trò của mình, đáp ứng có hiệu quả hơn các nhu cầu đầu tư phát triển cũng

như các nhu cầu chi thường xuyên để thực hiện các chức năng nhiệm vụ

phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước

2.1.2.3 Thực trạng cân đối NSNN ở nước ta giai đoạn 1991 - 2005

Cân đối thu - chi NSNN đã đảm bảo duy trì mức bội chi ở mức dưới

5%GDP, đây là mức chấp nhận được bởi nhu cầu cao về đầu tư phát triển;

các biện pháp bù đắp là đi vay và dùng cho đầu tư phát triển

2.2 Đánh giá thực trạng phát huy vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh tế ở nước ta giai đoạn 1991 - 2005 và những vấn đề đặt ra

2.2.1 Những thành tựu đạt được trong việc phát huy vai trò của NSNN thông qua thuế để góp phần phát triển kinh tế

Luận án đã đi sâu phân tích vai trò của từng loại thuế và chỉ rõ:

Thứ nhất, Nhà nước đã ban hành nhiều sắc thuế mới, áp dụng nhiều

hình thức thuế phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế nhằm mục

đích phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời điều chỉnh giảm mức thuế suất đã góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, khuyến khích tăng cường đầu tư sản xuất kinh doanh góp phần phát triển kinh tế

Thứ hai, về phương diện phân bổ lại nguồn lực: với chính sách thuế

có phân biệt từng ngành, từng vùng khác nhau, Nhà nước có thể phát huy vai trò của công cụ thuế trong thúc đẩy tăng trưởng những ngành kinh tế mũi nhọn, then chốt và các vùng kinh tế trọng điểm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH; thông qua thuế gián thu, Nhà nước có thể chi phối đến việc lựa chọn và quyết định của các nhà sản xuất là

"sản xuất cái gì", "sản xuất như thế nào" và "sản xuất cho ai" theo tín hiệu của thị trường; Nhà nước còn phát huy vai trò của công cụ thuế trong thúc đẩy hoặc hạn chế việc tích lũy, đầu tư và tiêu dùng và đã thực hiện gián tiếp việc điều chỉnh phân bổ lại nguồn vốn đầu tư trong xã hội thông

qua tác dụng của thuế

Thứ ba, về phương diện điều tiết vĩ mô, Nhà nước đã sử dụng các loại thuế cơ bản như: Thuế giá trị gia tăng (VAT); thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao; thuế suất, nhập khẩu để điều tiết vĩ mô một cách linh hoạt, góp phần

kích thích xuất khẩu, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế

Thứ tư, về góp phần hội nhập kinh tế quốc tế: thông qua thực thi luật

thuế mới về xuất khẩu - nhập khẩu, thuế còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với kinh tế thế giới Cụ thể là nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đã có quan hệ thương mại với 170 nước và vùng lãnh thổ

Trang 10

2.2.2 Những thành tựu đạt được trong việc phát huy vai trò của

chi NSNN góp phần phát triển kinh tế

Thứ nhất, chi NSNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, như: chi

NSNN tập trung giải quyết một phần khó khăn của sản xuất nông nghiệp,

phát triển kinh tế nông thôn, cải thiện đời sống nông dân; chi đầu tư của

NSNN đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng

CNH, HĐH; chi NSNN cũng đã chú ý phát triển các dịch vụ tài chính, ngân

hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn pháp luật, dịch vụ trí tuệ và tin học,

dịch vụ kỹ thuật, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao… với hướng

đầu tư như trên, nền kinh tế nước ta đã chuyển dịch theo hướng tích cực

Thứ hai, NSNN đã được cơ cấu lại làm tăng tỷ trọng chi đầu tư phát

triển trong NSNN: tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã

hội; những dự án chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện chương trình xóa

đói giảm nghèo Nhờ sự gia tăng đầu tư của NSNN, nhiều công trình kinh

tế quan trọng đã được hoàn thành, kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã

hội có buớc cải thiện quan trọng đó là những điều kiện cơ bản để thu

hút các thành phần kinh tế khác đầu tư cho phát triển kinh tế

Thứ ba, chi NSNN đã giành sự quan tâm cho các vấn đề sau: ưu tiên đầu

tư xóa đói, giảm nghèo, phát triển giáo dục - đào tạo, nâng cao dân trí và chất

lượng nguồn nhân lực; thực hiện đầu tư tập trung cho khu vực miền núi, Tây

Nguyên và các địa bàn có nhiều khó khăn, kinh tế chậm phát triển; triển khai

rộng rãi trong cả nước Chương trình Quốc gia giải quyết việc làm với đóng góp

chính từ nguồn NSNN Kết quả quan trọng của sự đầu tư này là: tỷ lệ hộ đói

nghèo giảm từ 29% theo chuẩn quốc tế vào năm 2001 xuống còn khoảng 18%

vào năm 2005 và góp phần thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo

Tuy vậy, việc phát huy vai trò của NSNN ở nước ta vẫn còn những yếu

kém, hạn chế cần khắc phục

2.2.3 Những hạn chế về phát huy vai trò của NSNN trong góp

phần thúc đẩy phát triển kinh tế

Thứ nhất, vai trò của NSNN qua công cụ thuế để điều tiết góp phần

phát triển nền kinh tế cũng còn những hạn chế nhất định Cụ thể là: phạm

vi sử dụng công cụ thuế để quản lý, điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế còn hạn hẹp, chưa bao quát hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh

tế quốc dân; hệ thống thuế của Việt Nam hiện nay khá phức tạp, thiếu minh bạch và vẫn còn duy trì một số loại thuế với thuế suất cao, trái với cam kết gia nhập WTO, gây trở ngại cho đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế; mỗi sắc thuế đều có nhiều thuế suất nhằm thực hiện cùng một lúc nhiều mục tiêu, nên khó thực hiện đúng và do đó đã làm hạn chế tác dụng của thuế trong quản lý điều tiết vĩ mô nền kinh tế

Thứ hai, về chi NSNN còn những hạn chế gây trở ngại cho việc phát

huy vai trò NSNN như: việc phân bổ NSNN còn nặng dựa vào kinh nghiệm, gây nhiều khó khăn cho việc xác định thứ tự ưu tiên và đưa các dự án

được ưu tiên mới vào kế hoạch trung hạn; sự minh bạch của NSNN và thông tin về NSNN cũng như kỷ luật tài chính đều còn chưa đạt chuẩn quốc tế; phân cấp quản lý, sử dụng NSNN, quyết định dự toán ngân sách địa phương còn mang tính hình thức, trùng lắp; phát huy vai trò của NSNN thông qua quản lý chi NSNN còn nhiều hạn chế, chậm đổi mới, chưa phù hợp với hệ thống NSNN hiện đại và thông lệ quốc tế

2.2.4 Những vấn đề đặt ra khi phát huy vai trò của NSNN góp phần phát triển kinh tế ở nước ta

Thứ nhất, về kỷ luật NSNN phải được thiết lập một cách khoa học,

xác định rõ các khoản thu và chi tiêu để thực hiện những mục tiêu phát

triển nhất định

Thứ hai, về phân bổ NSNN phải lựa chọn các ưu tiên trong cả phân

bổ lần đầu và phân bổ lại

Thứ ba, về sự minh bạch của NSNN nước ta vẫn chưa đạt được những

tiêu chuẩn minh bạch tài chính của Quỹ tiền tệ Quốc tế

Thứ tư, về phân cấp quản lý và sử dụng NSNN cần trao quyền tự

chủ cho các địa phương và các ngành để nâng cao hiệu quả của NSNN

Thứ năm, về tính tổng hợp, thống nhất: NSNN cần phải bao gồm cả

các khoản thu, chi từ trung ương đến địa phương và cả các khoản thu từ

đầu tư tài sản nhà nước ở các DNNN và các quỹ được hình thành bên cạnh ngân sách, như quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế

Ngày đăng: 04/04/2014, 17:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức thuế phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế nhằm mục - Phát huy vai trò của ngân sách nhà nước góp phần phát triển kinh tế Việt Nam
Hình th ức thuế phù hợp với quá trình chuyển đổi nền kinh tế nhằm mục (Trang 9)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w