ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN GỒM 20 ĐỀ CÓ ĐÁP ÁN. đề thi thử môn ngữ văn cập nhật mới nhất 2018 có đáp án. các dnagj đề chi tiết sát với cấu trúc đề thi và có hướng dẫn giải chi tiết, phù hợp cho tự học, học sinh luyện thi đại học
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN: NGỮ VĂN Câu 1( 2 điểm): Chủ trương viết văn của nhà văn Lỗ Tấn? Truyện ngắn “Thuốc” của nhà văn nêu lên thực trạng gì? Câu 2( 3 điểm) “ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình” ( Đời thừa- Nam Cao) Từ quan niệm trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn( 400 từ) trình bày suy nghĩ của của mình về kẻ mạnh trong mối quan hệ giữa người với người. Câu 3( 5 điểm): 3a- Theo chương trình chuẩn Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn “ Những đứa con trong gia đình” của Nguyễn Thi để làm nổi bật nguồn gốc sức mạnh tinh thần dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước 3b- Theo chương trình nâng cao Phân tích tình huống đặc sắc trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu ………………………… Hết………………………… ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ MÔN VĂN TỐT NGHIỆP THPT 2013 ĐỀ 4 II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Đáp án Điểm I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH 5,0 Câu 1 Chủ trương viết văn của nhà văn Lỗ Tấn. Truyện ngắn Thuốc của nhà văn nêu lên thực trạng gì của người dân Trung Quốc lúc bấy giờ 2,0 - Chủ trương viết văn của nhà văn Lỗ tấn: Phanh phui các căn bệnh về “tinh thần” của người dân Trung Quốc và lưu ý những phương thuốc chữa trị 1,0 - Truyện ngắn Thuốc nêu lên thực trạng: người dân Trung Quốc chìm đắm trong mê muội , lạc hậu và người cách mạng xa rời quần chúng nhân dân 1,0 Câu 2 Viết một bài văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ về “kẻ mạnh” trong mối quan hệ giữa người và người. 3,0 a. Yêu cầu về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (giải thích, chứng minh, bình luận… ) Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về kiến thức - Giới thiệu được vấn đề nghị luận 0,25 - Kẻ mạnh không phải là kẻ chứng tỏ sức mạnh bằng những hành động độc ác, chà đạp người khác. Người mạnh là người dùng sức mạnh, khả năng của mình để giúp đỡ, yêu thương người khác. 0,75 - Người mạnh là người có tài năng và biết dùng khả năng, tài năng ấy để gánh vác trách nhiệm, hi sinh, giúp đỡ (bảo bọc, yêu thương, quan tâm, chia sẻ khó khăn … ) người khác Lưu ý : HS cần có dẫn chứng để làm sáng tỏ ý. 1,0 - Lên án, phê phán những kẻ sống bất nhân, lấy sức mạnh, tài năng của mình chà đạp người khác. 0,5 - Rèn luyện lối sống: dùng tài năng, khả năng của mình để làm những việc tốt đẹp. 0,5 CÂU 3a(5 điểm) Theo chương trình cơ bản 5,0 a. Yêu cầu chung về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích một nhân vật trong tác phẩm tự sự và phân tích tác phẩm tự sự Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về nội dung Phân tích nhân vật Việt (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Thi) để làm nổi bật nguồn gốc sức mạnh tinh thần dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 5,0 - Giới thiệu được vấn đề nghị luận. 0,5 - Việt xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, chịu nhiều mất mát đau thương. Anh là một thanh niên mới lớn, hồn nhiên, còn khá “trẻ con”. 1,0 - Việt có lòng căm thù giặc sâu sắc, khao khát được chiến đấu giết giặc và có tình yêu thương gia đình, quê hương sâu đậm. 1,0 - Là một chiến sĩ gan góc, dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh cho quê hương. 1,0 - Lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, yêu cách mạng, sự gắn bó sâu nặng giữa truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc… chính là cội nguồn của sức mạnh dân tộc 1,0 trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Khái quát, đánh giá được những vấn đề đã bàn luận. 0,5 Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Thầy cô đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh. CÂU 3b(5 điểm) Theo chương trình nâng cao a. Yêu cầu chung về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học Bố cục và hệ thống ý sáng rõ Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề… ). Đặc biệt, thí sinh phải nắm vững thao tác phân tích một nhân vật trong tác phẩm tự sự và phân tích tác phẩm tự sự Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. - Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. b. Yêu cầu về nội dung Phân tích tình huống đặc sắc trong truyện ngắn “ Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu. 5 điểm – Giới thiệu vấn đề nghị luận. 1 điểm – Tình huống bất ngờ: 1.5 + Phát hiện cảnh đẹp thiên nhiên” biển buổi sớm mờ sương” toàn bích 0.5 + Chứng kiến cảnh tượng tàn nhẫn: người đàn ông vũ phu đánh người đàn bà ốm yếu 0.5 + Nghe câu chuyện của người đàn bà làng chài ở tòa án 0,5 – Tình huống nhận thức 1.5 + Đằng sau vẻ đẹp nghệ thuật là sự tàn nhẫn , vô lí, bất công của cuộc đời 0.5 + Đằng sau sự nhẫn nhục cam chịu là một vẻ đẹp nhân hâu , bao dung, vị tha, hi sinh của người đàn bà 0.5 + Giữa cuộc đời và nghệ thuật có mối quan hệ khắng khít: người nghệ sĩ cần có cái nhìn đa diện, nhiều chiều về cuộc đời và nghệ thuật 0,5 -Khái quát, đánh giá được những vấn đề đã bàn luận. 1.0 Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau. Thầy cô đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh. Đề thi ĐH môn Ngữ Văn năm 2012, khối D: Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009), Tố Hữu đã sử dụng những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc nào? Những phương tiện đó phù hợp với việc diễn tả tình cảm gì của người cán bộ kháng chiến và nhân dân Việt Bắc? Câu II. (3,0 điểm) Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo Chương trình Chuẩn (5,0 điểm) “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn. Anh/chị hãy phân tích khung cảnh phố huyện và tâm trạng của nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ để làm sáng tỏ ý kiến trên. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) “Ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường Con đã đi nhưng con cần vượt nữa Cho con về gặp lại Mẹ yêu thương. Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa, Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.” (Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 106) Phân tích đoạn thơ trên để thấy được chất suy tưởng triết lí và nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên. ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN: NGỮ VĂN I. PHẦN BẮT BUỘC Câu 1: (2.0 điểm) Anh/chị hãy cho biết, nhận xét: “Ngôi sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn càng thấy sáng” là nhận xét về tác giả nào ? Trình bày ý nghĩa của lời nhận xét ấy. Câu 2: (3.0 điểm) “Tài sản lớn nhất của đời người là lòng khoan dung” Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận xã hội khoảng 600 chữ bàn luận về ý kiến trên. II. PHẦN TỰ CHỌN (5.0 điểm) Thí sinh được phép chọn một trong 2 câu: 3a hoặc 3b. Câu 3a: (Chương trình cơ bản) Cảm nhận của Anh/chị về tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau: Ta muốn ôm Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn Ta muốn riết mây đưa và gió lượn Ta muốn say cánh bướm với tình yêu Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều Và non nước, và cây, và cỏ rạng Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng Cho no nê thanh sắc của thời tươi - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi! (Vội vàng – Xuân Diệu, SGK 11, tập 2, NXB Giáo dục 2011) Câu 3b: (Chương trình nâng cao) Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài (SGK 12, tập 2, NXB Giáo dục 2011) ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN 1 NĂM HỌC 2012-2013 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:180 phút ( không kể thời gian phát đề ) Câu 1 (2 điểm) Những biểu hiện của tính dân tộc về nghệ thuật trong đoạn trích “Việt Bắc” của Tố Hữu (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009) . Câu 2 (3 điểm) V.Lê-nin nói: “ Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất.” Viết bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 3 (5 điểm) Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh và “Từ ấy” của Tố Hữu. MÔN : NGỮ VĂN Thời gian 150 phút (không kể thời gian giao đề) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 : (2 điểm) Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cá kiếm trong đoạn trích “Ông già và biển cả” của nhà văn Ơ-nit Hê-minh-uê ?( Chỉ nêu, không phân tích, chứng minh) Câu 2: (3 điểm) “Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng” (Lỗ Tấn) Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) phát biểu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. II.PHẦN RIÊNG : (5,0 điểm) Thí sinh chọn một trong hai câu sau đây : Câu 3.a : Phân tích hình tượng nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của nhà văn Nguyễn Trung Thành (SGKNgữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục – 2009) Câu 3.b: Vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trong bài thơ”Đàn ghi ta của Lor-ca” của nhà thơ Thanh Thảo . ———————-HẾT——————— I-PHẦN CHUNG: -Câu 1: (2 điểm): HS có thể trình bày, diễn đạt nhiều cách khác nhau song cần nêu được những ý cơ bản sau: +Cá kiếm là biểu tượng cho sức mạnh , vẻ đẹp kiêu hùng, vĩ đại của tự nhiên; vì vậy nó vừa là đối tượng chinh phục đồng thời vừa là bạn của con người. +Cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình thường giản dị đồng thời cũng rất lớn lao, cao cả mà con người từng theo đuổi ít nhất một lần trong đời. +Cá kiếm là biểu tượng của thành quả lao động, sáng tạo mà con người đạt được trải qua bao khó khăn, thử thách. **Cách cho điểm: -Cho ý đầu 1 điểm; 2 ý sau mỗi ý 0,5điểm. -Nếu nêu cả 3 ý nhưng chỉ được một nửa yêu cầu hoặc mắc nhiều lỗi diễn đạt thì chỉ cho 1 điểm. Câu 2 ( 3 điểm ): a.Yêu cầu về kỹ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội về một vấn đề tư tưởng. - Bài làm có kết cấu chặt chẽ, bố cục có tính khoa học, hợp lí, rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: HS có thể trình bày và diễn đạt quan điểm của mình theo nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề cần nghị luận. - Giải thích: +Người lười biếng là người lười suy nghĩ, lười học tập, lười lao động và làm việc. + Thành công là kết quả đạt được một cách mỹ mãn trong lĩnh vực nào đó mà con người theo đuổi . èNhư vậy, Lỗ Tấn muốn nói : để thành công, người ta phải đổ mồ hôi, công sức, thời gian, trí tuệ, gian nan vất vả, thậm chí phải nếm trải những thất bại mới có được. +Vì sao Lỗ Tấn nói “Trên con đường thành công không có vết chân của người lười biếng”? Vì con đường dẫn tới thành công là con đường chông gai, đầy khó khăn, thử thách chứ không phải bằng nhung lụa; là cả quá trình học tập, lao động, nghiên cứu, sáng tạo không ngừng, đòi hỏi con người phải cần cù, miệt mài, chịu khó và có ý chí quyết tâm cao mới thành. Không có một thành công, thành quả nào mà không phải đổi bằng mồ hôi , công sức. -Suy nghĩ về vấn đề: + Câu nói của Lỗ Tấn là một chân lý, khẳng định được cái giá của sự thành công: bất cứ sự thành công nào cũng đổi bằng sự cần cù, chăm chỉ, kiên trì, chịu khó.Lười biếng, ỉ lại, ngại khó ngại khổ sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì có ý nghĩa. +Có những trường hợp thành công bằng con đường khác nhưng thành công đó sẽ không bền và không có ý nghĩa . +Cần phê phán về thói lười biếng (trong công việc, học tập, lao động…) +Mỗi người phải nắm vững chân lý này để xây dựng cho mình một phương hướng cụ thể nhằm đạt được những thành công trong cuộc sống * Biểu điểm: - Điểm 3: Đáp ứng tốt được những yêu cầu chính. Bố cục rõ ràng, hợp lí. Lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Có thể còn mắc vài sai sót nhỏ. - Điểm 2: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu chính. Lỗi chính tả và diễn đạt không nhiều lắm. - Điểm 1: Bài viết dưới mức trung bình. Lập luận chưa chặt chẽ còn nhiều lúng túng. Lỗi chính tả và diễn đạt nhiều. - Điểm 0: Viết chiếu lệ hoặc viết mà nội dung không liên quan gì đến yêu cầu của đề bài. * Lưu ý: Cần trân trọng những lí giải riêng của các em, nếu lí giải ấy hợp lí, chặt chẽ có sức thuyết phục. II. PHẦN RIÊNG (5 điểm): -Câu 3a: 1. a. Yêu cầu về kĩ năng: - Biết cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm văn xuôi: phân tích được vẻ đẹp của nhân vật trong một tác phẩm. -Kết cấu chặt chẽ,bố cục khoa học, diễn đạt mạch lạc, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. 1. b. Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về nhà văn Nguyễn Trung Thành, truyện ngắn Rừng xà nu và nhân vật Tnú trong tác phẩm, thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ những ý cơ bản sau: - Nêu được vấn đề nghị luận - Tnú là người có tính cách trung thực, gan góc, dũng cảm, mưu trí: + Khi tiếp tế cho cán bộ: dù giặc giết bà Nhan, anh Xút nhưng Tnú (lúc bấy giờ còn nhỏ) không sợ. Tnú vẫn cùng Mai xung phong vào rừng nuôi giấu cán bộ. + Học chữ thua Mai, Tnú đập vỡ bảng, lấy đá đập vào đầu đến chảy máu. + Khi đi liên lạc không đi đường mòn mà “xé rừng mà đi”, không lội chỗ nước êm mà “lựa chỗ thác mạnh vượt băng băng như con cá kình”. Bởi theo Tnú những chỗ nguy hiểm giặc “không ngờ” đến. Bị giặc phục kích bắt, Tnú nuốt luôn thư vào bụng và quyết không khai . - Tnú là người có tính kỷ luật cao, tuyệt đối trung thành với cách mạng + Tham gia lực lượng vũ trang, nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng khi được phép của cấp trên mới về thăm. + Trung thành tuyệt đối với cách mạng : khi bị kẻ thù đốt mười đầu ngón tay, ngọn lửa như thiêu đốt gan ruột nhưng Tnú không kêu nửa lời, anh luôn tâm niệm lời dạy của anh Quyết : “người cộng sản không thèm kêu van”. - Một trái tim yêu thương và sục sôi căm giận + Tnú là một người sống rất nghĩa tình : trong tình yêu thương với vợ con; trong nghĩa tình với quê hương, bản làng… + Lòng căm thù ở Tnú mang đậm chất Tây Nguyên: Tnú mang trong tim ba mối thù : Thù của bản thân; Thù của gia đình; Thù của buôn làng - Ở Tnú, hình tượng đôi bàn tay mang tính cách, dấu ấn cuộc đời +Bàn tay trung thực, bàn tay nghĩa tình (khi học chữ, khi ôm vợ con ) + Bàn tay là chứng tích của một giai đoạn đau thương, của thời điểm lòng căm hận sôi trào (bàn tay bị kẻ thù đốt cháy) +Đó cũng là bàn tay trừng phạt, bàn tay trả thù (bàn tay chiến đấu bóp chết kẻ thù). - Hình tượng Tnú điển hình cho con đường đấu tranh đến với cách mạng của người dân Tây Nguyên làm sáng tỏ chân lí của thời đại đánh Mĩ : “chúng nó đã cầm súng mình phải cầm giáo”. + Bi kịch của Tnú khi chưa cầm vũ khí là bi kịch của người dân Strá khi chưa giác ngộ chân lý (bà Nhan, anh Xút). + Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xôman đã cầm vũ khí đứng lên. Cuộc đời bi tráng của Tnú là sự chứng minh cho chân lí : phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng. + Con đường đấu tranh của Tnú từ tự phát đến tự giác cũng là con đường đấu tranh đến với cách mạng của làng Xôman nói riêng và người dân Tây Nguyên nói chung. - Đánh giá chung về nhân vật và giá trị của tác phẩm. -Câu 3b: a-Yêu cầu về kỹ năng: +Biết cách làm bài nghị luận về một tác phẩm thơ, khai thác vẻ đẹp của hình tượng Lor-ca trên các phương diện. [...]... thi t, đậm đà tính dân tộc, nhà thơ đã bộc lộ tấm lòng nhớ thương và thủy chung của đồng bào dân tộc Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến về xuôi, với cách mạng, với đảng và Bác Hồ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM HỌC 201 2 – 201 3 (LẦN I) MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C & D THỜI GIAN: 180 PHÚT (không kể thời gian giao đề) PHẦN I (5,0 điểm) - BẮT BUỘC Câu 1 (2,0 điểm) Anh (chị) hãy giải thích nhan đề và lời đề. .. đói rét và ốm đau.” (“Chí Phèo”- Nam Cao) 3b Bức tranh thi n nhiên Miền Tây Tổ Quốc trong “Tây Tiến” (Quang Dũng) - Hết - ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM HỌC 201 2 – 201 3 (LẦN I) MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C & D THỜI GIAN: 180 PHÚT (không kể thời gian giao đề) PHẦN I (5,0 điểm) - BẮT BUỘC Câu 1 (2,0 điểm) Anh (chị) hãy giải thích nhan đề và lời đề từ bài thơ “Đàn ghi ta của Lor - ca” của Thanh Thảo... Điểm 0: Viết chiếu lệ, hoặc viết mà nội dung không liên quan gì đến yêu cầu của đề bài **Lưu ý: Cần khuyến khích những bài viết sáng tạo, có cách lý giải riêng mà vẫn hợp lý , thuyết phục / Đáp án đề thi 201 3 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN: NGỮ VĂN Câu I II Ý Nội dung Điểm Trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy 1 - Bài thơ được viết vào tháng 7 năm 1938, lúc Tố Hữu mới 18 tuổi,... những bài làm sáng tạo KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ÔN THI ĐẠI HỌC ĐỢT 1 - NĂM 201 3 Môn Ngữ văn Thời gian làm bài: 180 phút, không kể giao đề Câu 1: (2 điểm) Trong “Tuyên ngôn độc lập”, ở phần lời tuyên bố, Hồ Chí Minh đã tuyên bố những nội dung gì, hướng tới những đối tượng nào? Ý nghĩa? Câu 2: (3 điểm) Trong một bài tổng hợp có nhan đề “Những nghịch lí trong thời đại chúng ta” nghịch lí số 10 được phát hiện:... trên để làm nổi rõ đặc điểm bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh:…………………………………; Số báo danh: … …… HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN I, NĂM 201 3 Môn: NGỮ VĂN Câu Ý 1 Nội dung Điểm Trong bóng đêm tràn ngập phố huyện ở truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam, anh/chị thấy nhà... thơ Đàn Ghi ta của Lorca của Thanh Thảo Câu III b Theo chương trình Nâng cao Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút(không kể phát đề) - I Phần chung cho tất cả thí sinh Câu 1 (2 điểm) “Mặc dù không có ý định trở thành nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc nhưng Bác đã trở... khoa học- xã hội và nhân văn (5 điểm) Quan niệm của Nguyễn Minh Châu về nghệ thuật, cuộc đời và con người trong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” Qua đó khái quát lên đặc điểm của văn học trong thời kì đổi mới ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN: VĂN PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2 điểm) Anh / chị hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945 Câu II (5 điểm) Phân tích nghệ... giọng thơ tha thi t, đầy ắp ân tình Khái niệm nhân dân vốn trừu tượng đã trở thành những hình ảnh chân thực, gần gũi nhờ những chi tiết cụ thể, gợi cảm và khả năng sáng tạo hình ảnh thơ có khi theo lối tả thực, cụ thể, khi lại tạo ra những liên tưởng bất ngờ Lưu ý Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức và kỹ năng ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN: NGỮ... sộ gồm: thơ, tiểu thuyết, bình luận văn học Tác phẩm tiêu biểu: tiểu thuyết “Những người cộng sản” ( 6 tập); Thơ “Đôi mắt Elsa”, “Anh chàng say đắm Elsa”… * Câu 2 (3 điểm): I Đặt vấn đề: - Giới thi u tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt - Một trong những thành công của tác phẩm Vợ nhặt là nhà văn đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo II Giải quyết vấn đề: 1 Tóm tắt tình huống truyện: Tràng... chống Mĩ cứu nước - Khái quát, đánh giá được những vấn đề đã bàn luận 1,0 1,0 0,5 Lưu ý: Học sinh có thể triển khai luận điểm theo nhiều cách khác nhau Thầy cô đánh giá mức điểm dựa trên kĩ năng làm bài và nội dung toàn bài của học sinh CÂU 3b(5 điểm) Theo chương trình nâng cao a Yêu cầu chung về kĩ năng - Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học. - Bố cục và hệ thống ý sáng rõ.- Biết vận dụng phối