Với tình huống được cấu trúc độc đáo, tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
* Câu 3 (5 điểm)
- Yêu cầu thí sinh biết cách làm bài phân tích một đọan thơ để cảm nhận được vẻ đẹp, cái hay, đặc sắc của đoạn thơ. Bố cực mạch lạc, hành văn trôi chảy.
- Bài làm gồm các ý cơ bản sau:
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích: Việt Bắc là bài thơ hay, đặc sắc của Tố Hữu và của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Thông qua lời hát đối đáp mang âm hưởng đối đáp giao duyên thơ ca kháng chiến chống Pháp. Thông qua lời hát đối đáp mang âm hưởng đối đáp giao duyên trong ca dao, dân ca, tác giả bộc lộ tình cảm lớn của thời đại, ân tình cách mạng và ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong 9 năm kháng chiến đầy gian khổ ở Việt Bắc. Đoạn thơ trên bộc lộ tâm trạng của người ở lại Việt Bắc thương nhớ và sắt son với người cán bộ kháng chiến về xuôi.
2. Cái hay cái đẹp trong đọan thơ: thể thơ lục bát, truyền thống của dân tộc được tác giả sử dụng nhuần nhuyễn, điêu luyện trong lối hát đối đáp giao duyên như trong ca dao dân ca, đặc biệt nhuần nhuyễn, điêu luyện trong lối hát đối đáp giao duyên như trong ca dao dân ca, đặc biệt chọn lựa và sử dụng cặp từ nhân xưng “mình - ta” thật phù hợp, thân thiết mà không sổ sàng; kín đáo mà không xa vời. Ở đoạn thơ này người ở lại Việt Bắc với nhân xưng là “mình”.
- Hai cặp lục bát trên với những câu hỏi (tu từ) đã bộc lộ tấm lòng quyến luyến, đồng thời gợi lên những kỷ niệm ân tình gắn bó trong 9 năm kháng chiến gian khổ ở núi rừng Việt Bắc. Cùng chịu đựng sẻ chia gian khổ “miếng cơm chấm muối” và cùng chung mối căm thù cao độ “mối thù nặng vai”.
- Hai cặp lục bát dưới: tác giả khéo léo sử dụng nghệ thuật ẩn dụ “ rừng núi nhớ ai” và “hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”, cũng như hình thức điệp từ “nhớ” để bộc lộ tấm lòng thủy chung son sắc của người ở lại Việt Bắc đối với người cán bộ kháng chiến về xuôi.
3. Cái hay cái đẹp của đoạn thơ là những câu thơ lục bát với giọng tâm tình tha thiết, đậm đà tính dân tộc, nhà thơ đã bộc lộ tấm lòng nhớ thương và thủy chung của đồng bào dân tộc Việt Bắc với dân tộc, nhà thơ đã bộc lộ tấm lòng nhớ thương và thủy chung của đồng bào dân tộc Việt Bắc với người cán bộ kháng chiến về xuôi, với cách mạng, với đảng và Bác Hồ.
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM HỌC 2012 – 2013 (LẦN I)MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C & D MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI C & D
THỜI GIAN: 180 PHÚT (không kể thời gian giao đề)
PHẦN I (5,0 điểm) - BẮT BUỘC Câu 1 (2,0 điểm)
Anh (chị) hãy giải thích nhan đề và lời đề từ bài thơ “Đàn ghi ta của Lor - ca” của Thanh Thảo ?
Câu 2 (3,0 điểm)
Viết một bài luận có độ dài khoảng 600 từ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề sau: “Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiều người nhất” (Điđơrô)
PHẦN II (5,0 điểm) – TỰ CHỌN
(Thí sinh chỉ được làm câu 3a hoặc 3b)
Câu 3a (5,0 điểm)
Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người ở phố huyện nghèo lúc chiều tối trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Từ đó nêu lên giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Câu 3b (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh /chị về hai đoạn thơ sau:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai pha luông mưa xa khơi ”
(Tây Tiến – Quang Dũng) “ Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây. Núi giăng thành lũy sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.
Mênh mông bốn mặt sương mù Đất trời ta cả chiến khu một lòng.”
(Việt Bắc – Tố Hữu)
---Hết--- • Giám thị không giải thích gì thêm
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013
Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D.
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề