Truyện viết về miền núi trong giai đoạn 1930 - 1945
Trang 1Bộ giáo dục vμ đμo tạo TRường đại học sư phạm hμ nội
Nguyễn thanh trường
Truyện viết về miền núi trong giai đoạn 1930 - 1945
Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 62.22.32.01
tóm tắt luận án tiến sĩ ngữ văn
Hμ nội – 2008
Trang 2Công trình được hoàn thành tại:
TổLý luận Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TSkh Nguyễn nghĩa trọng PGS TS Trần mạnh tiến
Phản biện 1: PGS TS Nguyễn Đăng Điệp Phản biện 2: PGS TS Đoàn Đức Phương Phản biện 3: PGS TS Ngô Văn Giá
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận án cấp nhà nuớc
Họp tại: Thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội Vào hồi: 08giờ 30 ngày 08 tháng 06 năm 2008
Có thế tìm hiểu luận án tại tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học sư phạm Hà Nội
Trang 3mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
Từ đầu thế kỷ XX nền văn học Việt Nam bước vào thời kỳ hiện đại dẫn tới cuộc cách tân về quan niệm nghệ thuật và sáng tác trong giai đoạn 1930-1945, phân chia thành nhiều xu hướng trong quá trình phát triển, mở ra nhiều con đường sáng tác cho các nhà văn Trong đó, cuộc sống con người miền núi là mảng hiện thực vô cùng phong phú, hấp dẫn đã thu hút nhiều cây bút đương thời như Lan Khai với các
“Truyện đường rừng”, Thế Lữ với tập “Vàng và máu”, TChya với “Thần Hổ”, “Ai hát giữa rừng khuya”, Lưu Trọng Lư với “Người sơn nhân”, Khái Hưng với “Tiếng khèn”, Nhất Linh với “Lan rừng”, Nguyễn Tuân với “Đỉnh non Tản”, Vũ Bằng với “Cô gái Thổ quàng khăn đỏ”, Vũ Trọng Phụng với “Đi săn khỉ”, Thanh Tịnh với “Ngậm ngải tìm trầm”, Hồ Dzếnh với “Trong bóng rừng”, Lý Văn Sâm với tập “Kòn trô”vv… Sự xuất hiện những sáng tác của họ đã mở ra một thời kỳ mới cho nền văn xuôi viết về rừng núi
Mặc dù truyện viết về miền núi giai đoạn 1930-1945 đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng hoạt động nghiên cứu vẫn chưa toàn diện và hệ thống, chưa tương xứng với những đóng góp của các nhà văn Đây là một thực tế sáng tác làm nẩy sinh những vấn đề lí luận về các phương diện như: quan niệm nghệ thuật, cảm hứng sáng tác, cũng như đề tài, chủ đề, thể loại vv…
Việc nghiên cứu truyện viết về miền núi còn mang ý nghĩa thời sự, thực tiễn về vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc hiện nay
Thực hiện công trình này, chúng tôi mong muốn góp thêm một số kiến giải mới
về sự vận động và phát triển của thể loại tự sự trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại; đồng thời cung cấp thêm những tư liệu mới cho quá trình nghiên cứu, học tập và giảng dạy văn học trong nhà trường
Trang 4Trương Tửu, Vũ Ngọc Phan đã chú ý tới những cây bút viết về miền núi như Lan Khai, Thế Lữ, TChya, Lưu Trọng Lư vv… và cho họ là các nhà văn “mới mẻ” vì “đã cách mệnh lối tả cảnh trong văn học Việt Nam hiện đại”; “đã mở lối cho nghệ thuật bước vào một thế giới lạ lùng, đầy rẫy những hình trạng nhiệm màu, đột thú” Trong vòng hai mươi năm (1945-1965), nhiều tác phẩm của các tác giả nêu trên chưa được nghiên cứu Những năm tiếp theo (1965 - 1990), tuy đã có một số bài nghiên cứu về thành tựu này nhưng chưa hệ thống Từ năm 1990 lại đây có nhiều tác giả quan tâm hơn như Ngọc Giao, Bích Thu, Vũ Tuấn Anh, Hoài Anh, Gia Dũng, Trần Mạnh Tiến vv đã đề cập tới hoạt động sáng tác của các nhà văn Lan Khai, Thế Lữ, TChya, Lưu
Trọng Lư, Lý Văn Sâm vv… và đặc biệt đánh giá những truyện đường rừng của Lan
Khai có nhiều đóng góp cho mảng văn xuôi viết về miền núi
Nhìn chung cách gọi tên và tiêu chí phân loại những sáng tác viết về miền núi
đều dựa vào đặc điểm nội dung của đề tài và phương thức phản ánh trong các tác phẩm Khi đề cập tới những truyện viết về miền núi cũng có nghĩa là nói tới những
Truyện đường rừng Đây là một loại hình tự sự chủ yếu bao gồm truyện ngắn và tiểu thuyết nói chung được viết bằng văn xuôi và lấy cuộc sống, con người miền núi làm
đối tượng phản ánh Đặc điểm chung của thể tài này là đa dạng về kiểu loại và có quy mô dung lượng phản ánh khác nhau Trong đó, mỗi truyện là một khung cảnh mới lạ, vừa thể hiện được cái nhìn đa dạng vào thế giới khách quan vừa biểu lộ năng lực tưởng tượng hết sức phong phú về thế giới đó của các nhà văn hiện đại
3 Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu và đóng góp của luận án
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện công trình này chúng tôi sẽ tập trung khảo sát toàn bộ những tác phẩm văn xuôi tự sự viết về miền núi trong giai đoạn 1930-1945 (truyện ngắn và tiểu thuyết), khi cần thiết có thể liên hệ tới các giai đoạn trước và sau đó
3.2 Nhiệm vụ
Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sẽ tập trung khảo sát những truyện tiêu biểu theo hướng lý thuyết ứng dụng nhằm chỉ ra những đặc điểm về quan niệm nghệ thuật, sự hài hoà các khuynh hướng trong nội dung các truyện viết về miền núi, cấu trúc thể loại và văn bản trần thuật, trong đó có các vấn đề nghệ thuật xây dựng cốt
Trang 5truyện, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu… Qua đó chỉ ra những thành công và hạn chế trong sáng tác của các nhà văn ở giai đoạn này
3.3 Đóng góp của luận án
Đây là công trình đầu tiên đi vào khảo sát một cách hệ thống và toàn diện những thành tựu của truyện viết về miền núi giai đoạn 1930-1945, qua đó sẽ cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn đầy đủ hơn về vị trí của nó trong tiến trình phát triển của nền văn học Việt Nam hiện đại Luận án của chúng tôi cố gắng chỉ ra con đường khám phá nghệ thuật của các nhà văn giai đoạn này về một phạm vi hiện thực mới, về vấn đề sở trường, đặc điểm của các nhà văn trong sáng tạo
4 Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi phối hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như: Thống kê, phân loại, phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp
5 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án của chúng tôi tập trung triển khai thành ba chương sau:
Chương 1 Truyện viết về miền núi trong bức tranh toàn cảnh của nền văn
xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945
Chương 2 Sự hài hoà các khuynh hướng trong nội dung truyện viết về miền
núi giai đoạn 1930-1945
Chương 3 Một số phương thức biểu hiện nghệ thuật trong truyện viết về
miền núi giai đoạn 1930-1945
Trang 6nội dung
Chương 1
Truyện viết về miền núi trong bức tranh toμn cảnh
của nền văn xuôi việt nam giai đoạn 1930 – 1945
1.1 Những quan niệm cơ bản về văn học giai đoạn 1930 – 1945
1.1.1 Tính dân tộc và hiện đại trong văn học
“Tính dân tộc là khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng - thẩm mĩ chỉ mối liên hệ khăng khít giữa văn học và dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác của một dân tộc, được hình thành trong quá trình phát triển lịch sử, phân biệt với văn học của các dân tộc khác” Theo đó, tính dân tộc vừa là thuộc tính tất yếu, vừa là phẩm chất mang giá trị tinh thần có tính chất
đặc thù của mỗi nền văn học Đương thời, các cây bút Lan Khai, Lưu Trọng Lư, Bùi Công Trừng, Hoài Thanh vv… rất đề cao bản sắc dân tộc trong văn học Tính dân tộc biểu hiện như một đặc tính với những phẩm chất được kết tinh từ truyền thống dân tộc, nằm ở tính cách con người và truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc
Song song với nhiệm vụ bồi đắp tinh thần dân tộc, các tác gia còn yêu cầu nhà văn phải luôn có ý thức đổi mới trong sáng tác Trên Tạp chí Tao Đàn, Hoài Thanh chỉ ra sự đổi mới bắt đầu từ việc “nhìn lại văn chương ta” còn bị lệ thuộc về “chính trị”, bị chi phối bởi những “phép tắc làm văn, những phép tắc hẹp hòi và phiền phức”,
“ngoài ra, lại còn sự kiềm chế của xã hội” Ông cho rằng: “Muốn cho văn chương ta ngày một thêm phong phú, cần nhất phải để cho nhà văn được tự do” Lưu Trọng Lư
trong bài Một nền văn chương Việt Nam cũng chỉ ra rằng, bên cạnh việc gìn giữ “tính
cách riêng” của văn chương thì nền văn chương Việt Nam “đã đến lúc phải siêng năng trong sự phô diễn tư tưởng, cố gắng trong sự sáng tạo” Trong các bài viết trên Tạp chí Tao Đàn (1939) và các bài phê bình về Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Lan Khai cho rằng: Một nền văn học mới không chỉ phản ánh được truyền thống yêu nước của tổ tiên mà cần phải biết chống lại những thái độ “thờ ơ nguội lạnh” trước cuộc sống của nhân dân Tác giả phê phán những nhà văn sáo lặp cổ nhân như “con trâu nhai lại cỏ”, thiếu trách nhiệm trong sáng tác Ông ca ngợi Tản Đà là nghệ sĩ mang tâm hồn dân tộc, Vũ Trọng phụng là nhà văn có bản lĩnh nghệ thuật Trong cuốn “Mực mài nước mắt”
Trang 7(1941), Lan Khai đã đề ra ý tưởng phá bỏ cái lỗi thời lạc hậu của xã hội cũ để xây dựng một “tân văn hoá” cho đất nước Có thể nói, tính dân tộc và hiện đại luôn là mối quan hệ sống còn của nền văn học dân tộc và đó cũng chính là “cái gốc, cái ngọn” làm nên một nền văn hoá đậm đà bản sắc Việt Nam
1.1.2 Thiên chức của nhà văn và văn chương
Về vấn đề nhà văn, các nhà lý luận phê bình nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm
của người cầm bút: Nhà văn phải sáng tác vì lợi ích của dân tộc, phải đấu tranh cho tự
do của con người, dùng văn chương giác ngộ cho nhân dân, lên án áp bức bóc lột Nhà
văn phải có trách nhiệm cao trong sáng tác, là người thực hiện “cái sứ mệnh phải tiếp tục chuyển giao quá khứ ấy cho hậu lai, làm cho người Việt Nam bất diệt trong tinh thần, trong tư tưởng” Nhà văn phải tin yêu vào truyền thống văn hiến của tổ tiên, biết
phát huy tiềm năng và bản sắc dân tộc, phải là tấm gương sáng về đạo đức, biết trân
trọng và làm ra cái đẹp Muốn vậy, nhà văn cần phải “nhìn thẳng vào thực tế xã hội
để tìm một lẽ sống xác đáng” Lưu Trọng Lư đã thẳng thắn phê phán những cây bút
thiếu đào sâu suy nghĩ, theo ông : “Cái tinh thần lười biếng cẩu thả ấy sẽ làm cho văn chương nghèo nàn” Như vậy, nhà văn là lương tâm và trí tuệ gắn bó với cộng đồng để
từ đó vươn tới sự hoà hợp với nhân loại Các tác giả cũng yêu cầu nhà văn không được
đánh mất thiên chức cao quí của mình, không được làm nô lệ của đồng tiền Lý luận phê bình đều nhằm biểu dương truyền thống yêu nước, khích lệ lòng tự hào dân tộc,
đổi mới nền văn nghệ nước nhà để đi tới tương lai Văn chương chính là sự biểu hiện tư tưởng tình cảm và con người là trung tâm của phản ánh nghệ thuật Đồng thời, lý luận phê bình thời kỳ này quan tâm đến vấn đề đặc trưng thể loại khoa học hơn so với gia đoạn 30 năm đầu thế kỷ XX Đặc biệt về thể loại tự sự, qua các ý kiến bàn về tiểu
thuyết của Thiếu Sơn, Thạch Lam, Vũ Bằng, Bùi Công Trừng, Hải Triều, Vũ Ngọc
Phan vv đều đi tới nhận diện và phân loại các thể loại văn xuôi trên cơ sở kế thừa những quan niệm của những học giả đi trước
Như vậy, quan niệm nghệ thuật về nhà văn và văn học được hình thành trên cơ sở thống nhất của nhiều nhân tố về tài năng, vốn sống, tâm hồn, trí tuệ, về tư tưởng và văn hoá, về truyền thống và hiện đại, về sáng tác và thực tiễn, về sở trường sáng tạo và chỗ đứng trong thế giới nghệ thuật của riêng mình
Trang 81.1.3 Quan niệm về tác phẩm tự sự
Quan niệm về tác phẩm tự sự mang tính hiện đại khởi đầu với bài Bàn về tiểu thuyết (1921) của Phạm Quỳnh và tiếp theo trong các công trình của các tác giả Lệ Xuân với Cách viết đoản thiên tiểu thuyết (1929), Trúc Hà với “Lược khảo về sự tiến hoá của Quốc văn trong lối văn tiểu thuyết” (1932), Thiếu Sơn với Phê bình và cảo luận (1933), Vũ Bằng với Khảo về tiểu thuyết (1941 – 1942), vv càng ngày càng thể
hiện cái nhìn phong phú về tác phẩm văn xuôi tự sự
Các ý kiến đều có sự gặp gỡ nhau khi nhận diện về thể loại như: Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi tự sự mới phản ánh sâu rộng đời sống hiện thực, là phương tiện truyền bá văn minh, năng động, linh hoạt, có khả năng bao quát rộng rãi hiện thực như: tả tình, tả cảnh, kể chuyện, lời văn rất đa dạng phong phú; văn tiểu thuyết là loại
“văn sinh hoạt”, là một thể loại tham gia tích cực vào cuộc cách tân văn học Đáng
chú ý trong đó có ý kiến bàn về đoản thiên tiểu thuyết (truyện ngắn) Đây là những cơ
sở giúp ta nhận thấy tính đa dạng của lý thuyết văn xuôi tự sự
Quan niệm về phản ánh hiện thực trong tác phẩm của các nhà lí luận phê bình giai đoạn 1930 – 1945 là một hệ thống tư duy lí thuyết mới, có sự tiếp nối quan niệm văn học 30 năm đầu thế kỷ nhưng đã được đào sâu mở rộng trên cơ sở tiếp tục tiếp thu những thành tựu của phương Tây và thế giới ngày càng nhiều Lí luận và phê bình giai
đoạn này đã tác động mạnh mẽ vào mọi hoạt động sáng tác nhằm khám phá hiện thực
ở những qui mô khác nhau Vì thế, các thể loại tự sự trong giai đoạn 1930 - 1945 cũng thể hiện sự đa dạng chưa từng thấy trong giai đoạn văn học trước đó
1 2 Sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi giai đoạn 1930-1945
1.2.1 Sự chuyển mình theo hướng hiện đại hoá
Trong vòng 15 năm (1930 – 1945) phát triển, văn học giai đoạn này có một vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến trình lịch sử văn học Việt Nam Đây có thể xem là thời kỳ cách mạng nghệ thuật cả về nội dung và hình thức đưa nền văn học thoát ra khỏi những quan niệm thẩm mỹ và hệ thống thi pháp cũ, mở ra thời kỳ mới trên các khuynh hướng hiện thực, lãng mạn và cách mạng, với các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, phóng sự, tuỳ bút vv… ở thể loại nào cũng có những tác phẩm xuất sắc Sự phát triển khá mạnh mẽ của lý luận và phê bình văn học là nhân tố tác
Trang 9động tích cực đến quá trình đổi mới Các tác gia Vũ Bằng, Thiếu Sơn, Võ Liêm Sơn, Trương Tửu, Hải Triều vv… đương thời rất quan tâm đến phạm vi hiện thực mới trong
quá trình sáng tạo của nhà văn Trong Khảo về tiểu thuyêt (1941-1942), Vũ Bằng đặt
ra yêu cầu nhà văn phải đi sâu khám phá những lĩnh vực mới Thiếu Sơn khích lệ
những tác phẩm của Hồ Biểu Chánh mang được bản sắc Nam Bộ Trong bài Văn học
và xã hội (1934), Võ Liêm Sơn yêu cầu nhà văn “sáng tạo là sinh mệnh của văn học” Hải Triều khen ngợi Kép Tư Bền của Nguyễn Công Hoan, Hai ngả của Từ Ngọc (Nguyễn Lân) Trương Tửu đánh giá cao những Truyện đường rừng của Lan Khai,
Thế Lữ, Lưu Trọng Lư ở nhiều bình diện nhưng trước hết là bước đột phá của nghệ thuật vào mảng hiện thực miền núi
Không chỉ quan tâm tới bề rộng và chiều sâu của hiện thực, các nhà lý luận phê bình còn chú ý đến những vấn đề căn bản của nội dung tư tưởng trong các tác phẩm Vấn đề áp bức bóc lột và giải phóng con người khỏi tối tăm nô lệ đã được phản ánh qua các bài viết của Trần Huy Liệu, Hải Triều, Vũ Ngọc Phan vv… Với việc đề cao giá trị tư tưởng trong các sáng tác của các nhà văn, các cây bút phê bình đã giúp người
đọc hiểu sâu sắc thêm những vấn đề cơ bản đặt ra trong cuộc sống
Trong giai đoạn 1930 – 1945 trước trào lưu đổi mới về nghệ thuật, văn học cũng hình thành những khuynh hướng khác nhau như: lãng mạn, kỳ ảo, hiện thực vv… Mỗi khuynh hướng phản ánh đều thể hiện rõ động lực bên trong của người nghệ
sĩ Đây cũng chính là những bình diện nghệ thuật khiến các nhà phê bình quan tâm Các ý kiến phê bình đã đem đến cho bạn đọc những tình cảm mới, thể hiện qua những nhận xét, đánh giá về các nhà văn và tác phẩm văn học giai đoạn này
1.2.2 Sự đổi mới về nội dung và khuynh hướng phản ánh
1.2.2.1 Xu hướng mở rộng đề tài
Sau 30 năm chuyển mình, nền văn học Việt Nam đã đi tới cuộc cách mạng về nghệ thuật (1930 -1945) diễn ra mạnh mẽ Trong đó phải kể đến sự mở rộng đề tài ở các phạm vi hiện thực khác nhau như nông thôn, thành thị, hầm mỏ, miền núi vv… Việc lực chọn đề tài miền núi là một bước khám phá mới của nhiều cây bút trong trào lưu cách tân tiểu thuyết Những sáng tác của các nhà văn đã đem đến cho bạn đọc
Trang 10những bức tranh mới lạ về thế giới Sơn lâm Từ nhận thức mới mẻ đó, nhiều tác phẩm
có giá trị đã ra đời, nhanh chóng tạo được vị trí và sức hấp dẫn mới trên văn đàn
1.2.2.2 Các khuynh hướng phản ánh
Một khuynh hướng văn học bao giờ cũng xuất hiện trên cơ sở những tiền đề xã
hội nhất định Văn học giai đoạn này có sự hình thành các khuynh hướng: khuynh hướng hiện thực, khuynh hướng hiện thực cách mạng, khuynh hướng lãng mạn và đan xen nhiều khuynh hướng Trong đó mỗi khuynh hướng thẩm mỹ lại có mức độ và
dạng biểu hiện khác nhau trong quá trình phản ánh đời sống xã hội Thực tế đời sống thì vô cùng phong phú, đòi hỏi người nghệ sĩ phải vận dụng linh hoạt những đặc trưng cơ bản của các khuynh hướng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ nhiều mặt của tâm hồn con người, của đời sống văn học một cách đa dạng
1.2.3 Sự phong phú về thể loại
Giai đoạn 1930 – 1945 ngoài sự phong phú về nội dung và khuynh hướng phản
ánh thì các thể loại sáng tác cũng đua nhau nẩy nở Trong đó phải kể đến sự phát triển
mạnh mẽ của tiểu thuyết và truyện ngắn Trong Khảo về tiểu thuyết (1941 - 1942) Vũ Bằng cho rằng “có hơn chục loại thể văn tiểu thuyết” Trong Nhà văn Việt Nam hiện
đại (1942) Vũ Ngọc Phan khẳng định: chúng ta có gần đủ các lối tiểu thuyết: luân lý, phong tục, tâm lí… Có được sự phong phú đặc sắc đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các nhà văn Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch
Lam đã góp phần đẩy cuộc cách tân tiểu thuyết lên một bước mới Cùng với đó là các nhà tiểu thuyết hiện thực chủ nghĩa như Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Lan Khai vv… đã có công gắn tiểu thuyết với đời sống hiện thực lớn lao của nhân dân Song song với đó, truyện ngắn thời kỳ này cũng phát triển hết sức mạnh mẽ Những đóng góp của Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Hồ DZếnh, Thạch Lam, Lan Khai, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao vv… đã đem lại sự phong phú
đa dạng về kiểu loại và khuynh hướng phản ánh Thời kỳ này còn xuất hiện một thể
văn mới: Phóng sự, nổi lên những cây bút như: Vũ Trọng Phụng, Tam lang, Ngô Tất
Tố Thể văn tuỳ bút và bút ký tiếp tục phát triển với nhiều cây bút như: Thạch Lam, Xuân Diệu, Nguyên Hồng, Vi Huyền Đắc vv đã đem đến trong các sáng tác một sự
“phô diễn”, tư tưởng, tình cảm mới
Trang 11Đây cũng là thời kỳ hoạt động lý luận phê bình nghiên cứu được đẩy mạnh gắn với các cây bút tiêu biểu như: Trúc Hà, Phan Khôi, Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Thạch Lam, Vũ Bằng, Trương Tửu, Lưu Trọng Lư, Lan Khai, Vũ Ngọc Phan vv… Với hàng
loạt các bài nghị luận của các tác giả trên đăng ở các báo Tao Đàn, Phổ thông bán nguyệt san, Tiểu thuyết thứ Năm, Tiểu thuyết thứ Bảy, Tri Tân, Loa, Ngọ báo vv… đã
tác động trực tiếp đến sự sáng tạo của văn nghệ sĩ và tạo nên không khí sinh hoạt văn học sôi động
Có thể nói, với 15 năm vừa sáng tác, vừa học tập Phương Tây cả về phương diện sáng tác và lý luận, nền văn xuôi nước ta phát triển trên mọi phương diện thể loại, với những thành tựu phong phú, đặc sắc, có tầm cao mới trong nghệ thuật
1.3 Tính đa dạng của truyện viết về miền núi giai đoạn 1930-1945
Đây là những sản phẩm nghệ thuật phong phú, đa dạng đan xen nhiều khuynh hướng thẩm mĩ khác nhau
dại Bên cạnh đó ta còn thấy những truyện như Người lạ, Ma thuồng luồng, Đôi vịt
con, Người hoá hổ (Lan Khai), Vàng và máu, Một truyện ghê gớm, Tiếng hú ban đêm
(Thế Lữ), Thần Hổ, Ai hát giữa rừng khuya (TChya), Đỉnh non Tản (Nguyễn Tuân), Người con gái của thần rắn (Cung Khanh) vv với các tình tiết ly kỳ đã đem đến cho
người đọc những cảm giác rùng rợn khi chứng kiến những cảnh hãi hùng Trong những câu chuyện đó mang bóng dáng thần thoại, cổ tích, những nét phong tục, tín ngưỡng, khiến cho người đọc có cảm giác con người, mãnh thú và các thế lực siêu nhiên dường như có mối quan hệ với nhau Yếu tố kỳ ảo được các nhà văn sử dụng như một phương tiện nghệ thuật phản ánh cái hiện thực vô hình nhằm thỏa mãn nhu cầu giải trí của độc giả
Trang 121.3 2 Những tác phẩm giầu chất hiện thực
Những sáng tác như: Mọi rợ, Tiền mất lực, Sóng nước Lô Giang, Mưu thằng
Đợi, Pàng Nhả, Dưới miệng Hùm, LôHnồ (Lan Khai), Tiếng khèn (Khái Hưng), Đi săn khỉ (Vũ Trọng Phụng) vv… là những tác phẩm giầu chất hiện thực ở miền núi
Người đọc được các nhà văn đưa đến từng ngôi nhà, bên bếp lửa, thấy được những nỗi buồn, vui, vất vả của con người miền núi trong cuộc mưu sinh ở thế giới sơn lâm Đó
là những cuộc săn bắn, nhưng buổi phát nương, làm rẫy; cảnh vui chơi ca hát, khung cảnh tấp nập của những phiên chợ vùng cao, các lễ hội truyền thống của đồng bào Tày, Nùng, Dao, ÊĐê, Giarai vv… Đó còn là những bức tranh miêu tả chân thực về cuộc đời, số phận những con người lao động lương thiện nhưng đói nghèo, chìm khuất trong u mê lạc hậu, bị áp bức, bóc lột do thế lực hắc ám, tham lam, tàn ác, gieo rắc
1.3.3 Những tác phẩm đan xen nhiều cảm hứng
Đọc những truyện như: Tiếng gọi của rừng thẳm, Rừng khuya, Suối đàn, Tiền mất lực, Vàng và máu vv… có sự hòa trộn một cách tự nhiên giữa các yếu tố lãng
mạn, hiện thực, truyền kỳ, lịch sử, phong tục, nhằm hướng tới sự biểu hiện thành công các hình tượng nghệ thuật, phù hợp với cuộc sống muôn màu muôn vẻ Chẳng hạn,
truyện Tiếng gọi rừng thẳm, Rừng khuya, Suối đàn vv…chất hiện thực được thể hiện ở
bức tranh miêu tả cảnh sắc thiên nhiên sinh động, rừng trong con mắt của các nhà văn
là cuộc sống muôn sắc màu, là một thế giới sinh hoá hồn nhiên, mang sức sống mãnh liệt Trên nền cảnh đó là những mối tình thơ mộng của đôi lứa Sự đan xen khuynh
Trang 13hướng sáng tác vừa tạo cho tác phẩm có sức khái quát cuộc sống rộng hơn, vừa chuyển tải tư tưởng của nhà văn một cách linh hoạt hơn
vi hiện thực giữa hai bức tranh nghệ thuật đồng bằng và miền núi ở nhiều bình diện
Các tác phẩm của các nhà văn viết về đồng bằng được thể hiện rõ theo hai khuynh
hướng hiện thực và lãng mạn Người ta có thể gọi Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan,
Vũ Trọng Phụng, Nam Cao là các cây bút hiện thực; hay gọi các nhà văn như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo là những cây bút lãng mạn Nhưng đọc các truyện viết
về miền núi giai đoạn 1930 - 1945 ta thấy khó có thể xếp những cây bút viết về miền núi ở vào khuynh hướng này, hay khuynh hướng khác Bởi nội dung phản ánh thể
hiện sự hài hoà giữa các yếu tố hiện thực và lãng mạn Có những câu chuyện mở đầu
là những mối tình lãng mạn qua lời ca tiếng hát giao duyên nhưng diễn biến cốt truyện lại là những cảnh đời thực đầy sóng gió; có những tác phẩm chủ yếu là bức tranh kỳ ảo, thể hiện sự hài hoà, đan xen giữa các dòng cảm hứng khác nhau