Lễ cấp sắc của người dao tỉnh tuyên quang

205 5 0
Lễ cấp sắc của người dao tỉnh tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VŨ PHAN LỄ CẤP SẮC CỦA NGƯỜI DAO TỈNH TUYÊN QUANG Chuyên ngành: NHÂN HỌC Mã số: 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Phạm Quang Hoan PGS TS Hà Đình Thành Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của riêng Các số liệu, kết quả luận án là kết quả của quá trình điều tra thực địa và thu thập tư liệu của tác giả luận án NGHIÊN CỨU SINH Nguyễn Vũ Phan LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án tiến sĩ Nhân học về đề tài: Lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Tuyên Quang, xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: - Học viện Khoa học xã hội và các thầy, cô, Khoa Dân tộc học Nhân học đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình học tập và thực hiện luận án - Tập thể hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Quang Hoan và PGS.TS Hà Đình Thành đã tư vấn, định hướng khoa học rõ ràng cho quá trình học tập và thực hiện luận án Tập thể hướng dẫn đã có những ý kiến tư vấn về chuyên môn và đóng góp trực tiếp vào các nội dung nghiên cứu của luận án - Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tuyên Quang, các đồng nghiệp nơi công tác, đã tạo điều kiện và thời gian để hoàn thành chương trình học tập và thực hiện luận án - Lãnh đạo và nhân dân các địa phương tỉnh Tuyên Quang, hai tỉnh Hà Giang và Bắc Kạn, nơi thực hiện khảo sát, thu thập tài liệu, tiến hành nghiên cứu đã nhiệt tình giúp đỡ và cộng tác giúp đỡ hoàn thành luận án - Gia đình và bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên suốt thời gian thực hiện luận án Tôi xin chân thành cảm ơn Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016 Nghiên cứu sinh Nguyễn Vũ Phan MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT, ĐỊA BÀN VÀ TỘC NGƯỜI NGHIÊN CỨU 11 1.1 Tởng quan tình hình nghiên cứu 11 1.2 Cơ sở lý thuyết 19 1.3 Khái quát về người Dao ở Việt Nam và tỉnh Tuyên Quang 28 Tiểu kết chương 39 Chương 2: QUY TRÌNH THỰC HÀNH CỦA LỄ CẤP SẮC 41 2.1 Những vấn đề chung 41 2.2 Các nghi thức diễn lễ cấp sắc 45 2.3 Các nghi thức diễn lễ cấp sắc của các nhóm Dao 59 2.4 Một vài so sánh lễ cấp sắc giữa hai nhóm phương ngữ………………88 2.5 So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở tỉnh Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở tỉnh Bắc Kạn 92 2.6 So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở tỉnh Hà Giang 94 Tiểu kết chương 96 Chương 3: CÁC GIÁ TRỊ CỦA LỄ CẤP SẮC 97 3.1 Tiền đề của sự biến đổi 97 3.2 Các khía cạnh biến đởi lễ cấp sắc 100 3.3 Nguyên nhân của sự biến đổi……………………………………… 104 3.4 Các giá trị của lễ cấp sắc hiện 104 Tiểu kết chương 117 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 119 4.1 Những kết quả nghiên cứu đạt 119 4.2 Một số vấn đề bàn luận 124 4.3 Một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị lễ cấp sắc 128 Tiểu kết chương 146 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA NGHIÊN CỨU SINH 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 163 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CNH: Công nghiệp hóa HĐH: Hiện đại hóa KT-XH: Kinh tế - xã hội PTBVVH: Phát triển bền vững văn hóa TCH: Toàn cầu hóa MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Trong bức tranh đa dạng về cấu tộc người và văn hóa tộc người ở tỉnh Tuyên Quang, người Dao là tộc người có nhiều nhóm địa phương nhất Đây là tộc người cho đến vẫn trì nhiều nét văn hóa đặc sắc, cả bối cảnh không gian sinh tồn, điều kiện kinh tế - xã hội của người Dao đã và có nhiều thay đổi Một những sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Dao là lễ cấp sắc, thường gọi là quá tăng nghĩa là "qua đèn" Đây là nghi lễ coi là chấm dứt thời "thơ ấu" của một chàng trai Dao Từ đặt tên mới, tên cấp sắc, thực hiện nghĩa vụ bình thường của một người đàn ông cộng đồng: xa, làm nhà, làm thầy cúng và chết "hồn" mới trở về quê hương "Dương Châu Đại Điện" Nói cách khác, cấp sắc, vai trò của người đàn ơng Dao mới thức cợng đờng, xã hội thừa nhận Lễ cấp sắc giữ một vị trí quan trọng đời sớng tinh thần của người Dao, là sinh hoạt mang tính bắt ḅc đới với người đàn ơng Dao Lễ này cịn hàm chứa các giá trị văn hoá chắt lọc, kết tinh qua nhiều thế hệ người Dao phong tục tập quán, tín ngưỡng, văn hóa nghệ tḥt , có tác đợng sâu sắc đến việc hình thành diện mạo văn hoá của cộng đồng người Dao ở Tuyên Quang, đồng thời một những thành tố văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, hợp thành, thống nhất sự đa dạng của nền văn hoá các dân tộc Việt Nam Lễ cấp sắc một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng tiêu biểu của cợng đờng người Dao, nên đã trở thành đới tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học Dân tộc học/Nhân học, Văn hóa học, Tôn giáo học… Ở mỗi lĩnh vực nghiên cứu, ở mỗi thời kỳ, điều kiện kinh tế, xã hội ảnh hưởng, chi phối, các nhà khoa học lại có những góc nhìn, những quan niệm khác về giá trị của lễ cấp sắc Có những giai đoạn nhận thức sai lệch về việc bảo tồn văn hóa dân tộc, góp phần lễ cấp sắc bị cho là mê tín dị đoan, gây lãng phí thời gian và tiền bạc nên đã bị đối xử một hủ tục lạc hậu cần phải loại bỏ, có làm thì bị cắt gọt, biến đởi khơng cịn giữ bản sắc riêng và có lẽ vì thế những giá trị văn hóa độc đáo đã bị mai mợt Mặt khác, sách mở cửa, giao lưu và hội nhập, những năm gần đây, việc khôi phục, phát triển một cách thiếu chọn lọc, thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng nên các giá trị văn hóa cổ truyền, đó có lễ cấp sắc có xu hướng vượt ngoài phạm vi quản lý nhà nước Cấp sắc đã không tổ chức theo đúng những giá trị mà nó vốn có, nhiều yếu tố ngoại lai đã xuất hiện Hiện tượng đó đã gây khó khăn cho các quan quản lý văn hóa trước một vấn đề cần phải giải quyết Nghiên cứu, tìm hiểu lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang khẳng định những giá trị đặc sắc của nó và cung cấp những luận cứ khoa học, giúp cấp quyền địa phương tìm giải pháp bảo tồn, lựa chọn kế thừa một cách phù hợp, đúng đắn các giá trị văn hoá dân tộc truyền thống, đồng thời loại bỏ những yếu tố khơng cịn phù hợp để hướng tới mục tiêu xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh ở sở, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) và hội nhập hiện Truyền thống văn hoá của người Dao đã có từ lâu đời, trở thành một bộ phận không thể tách rời của văn hoá các dân tộc ở Việt Nam Những giá trị văn hoá lưu truyền từ đời này sang đời khác, trải qua những thăng trầm biến động của lịch sử, chắt lọc, bổ sung trở thành bản sắc văn hoá rất riêng của người Dao Việc nhận diện đầy đủ và nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống về lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang góp phần khẳng định tính đa dạng và phong phú của nền văn hoá Việt Nam, "đa dạng thống nhất" và "thống nhất đa dạng" Với mục đích đó, tác giả chọn Lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Tuyên Quang làm luận án tiến sĩ Nhân học Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xác định những đặc điểm bản của lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang Trên sở đó, khẳng định những giá trị văn hoá, làm rõ tác động về mặt xã hội của lễ cấp sắc bối cảnh hội nhập, giao lưu văn hóa hiện của người Dao ở Tuyên Quang - Cung cấp sở khoa học cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị đặc sắc của lễ cấp sắc, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang xu thế hội nhập và phát triển 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tập hợp và hệ thống hoá các tư liệu về lễ cấp sắc của người Dao ở tỉnh Tun Quang - Phân tích mới quan hệ của lễ cấp sắc với đời sống của người Dao, lễ cấp sắc với môi trường tự nhiên, xã hội và môi trường văn hóa - Xác định những giá trị của lễ cấp sắc đời sống hiện nay, những biến đổi của lễ cấp sắc quá trình giao lưu, tiếp biến văn hoá của người Dao với các tộc người cư trú vùng - Chỉ những tương đồng và khác biệt lễ cấp sắc giữa các nhóm Dao ở tỉnh Tuyên Quang - So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở Bắc Kạn; So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở Hà Giang - Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị lễ cấp sắc của người Dao tỉnh Tuyên Quang Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là lễ cấp sắc của người Dao ở tỉnh Tuyên Quang, đó sâu tìm hiểu loại hình lễ cấp sắc của một số nhóm Dao, diễn biến và những biến đổi của lễ cấp sắc ở một số địa phương tỉnh Tuyên Quang - Luận án chú ý đến các loại hình lễ cấp sắc của người Dao ở một số tỉnh lân cận như: Hà Giang; Bắc Kạn để so sánh, tìm những nét đặc trưng nhất lễ cấp sắc của người Dao và những giá trị của nó phục vụ việc xây dựng đời sống văn hoá mới ở nông thôn miền núi hiện 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung nghiên cứu của luận án là lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang, đó chú trọng nghiên cứu bối cảnh không gian, diễn biến và những biến đổi của lễ cấp sắc truyền thống và hiện đại để thấy rõ các giá trị văn hoá, xã hội sự ảnh hưởng của lễ cấp sắc đời sống cộng đồng người Dao nói riêng, cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung Ngoài ra, luận án đề cập phần nào tới lễ cấp sắc của người Dao ở một số vùng thuộc các tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn để có sự so sánh, làm rõ những điểm tương đồng và khác biệt lễ cấp sắc của người Dao Về thời gian nghiên cứu, tác gỉa giới hạn nội dung nghiên cứu lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang giai đoạn trước Đổi mới và từ thời kỳ Đổi mới(năm 1986) đến Đó là khoảng thời gian mà văn hóa truyền thống tộc người, đó có lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang một mặt vẫn lưu giữ những yếu tố truyền thống, mặt khác xuất hiện sự biến đổi bị tác động của một số nhân tố khách quan và chủ quan, nhất là quá trình biến đổi sâu sắc về kinh tế - xã hội, văn hóa ở vùng đồng bào Dao mang lại 3.3 Địa bàn nghiên cứu Địa bàn nghiên cứu của luận án là tỉnh Tuyên Quang, nơi có nhiều nhóm Dao cư trú đơng nhất cả nước và lễ cấp sắc của người Dao ở Tuyên Quang vẫn trì khá nhiều nét nguyên bản, đặc sắc đến ngày Đó các huyện có người Dao cư trú tập trung nhất, bao gồm các huyện: Na Hang, Lâm Bình, Yên Sơn, Hàm Yên và Sơn Dương Cụ thể: - Tại huyện Na Hang: Tác giả luận án nghiên cứu tập trung vào hai xã: Sơn Phú và Hồng Thái Địa bàn này chủ yếu nghiên cứu lễ cấp sắc của hai nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền Huyện Na Hang có số dân là: 59.951 người Trong đó người Dao có 15.419 người, đa số thuộc nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền Nhóm Dao Đỏ sống chủ yếu ở xã Sơn Phú; cịn nhóm Dao Tiền chủ ́u sinh sớng ở xã Hồng Thái Người Dao ở Na Hang sống nghề nông nghiệp Chủ yếu canh tác lúa nước, ngoài cịn làm nương rẫy, trờng rừng Do cư trú ở nơi cách thành phố Tuyên Quang 160 km nên người Dao ở xã Sơn Phú và xã Hồng Thái giữ hầu hết phong tục, tập quán, những sinh hoạt văn hóa, đó có lễ cấp sắc mợt cách ngun bản, bị biến đởi 185 186 187 188 189 190 191 192 193 194 195 196 197 198 199 ... người Dao Tiền ở tỉnh Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở tỉnh Bắc Kạn 92 2.6 So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Áo Dài ở Tuyên Quang với lễ cấp... và khác biệt lễ cấp sắc giữa các nhóm Dao ở tỉnh Tuyên Quang - So sánh lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở Tuyên Quang với lễ cấp sắc ba đèn của người Dao Tiền ở Bắc... người Dao ở tỉnh Tuyên Quang, đó sâu tìm hiểu loại hình lễ cấp sắc của một số nhóm Dao, diễn biến và những biến đổi của lễ cấp sắc ở một số địa phương tỉnh Tuyên Quang - Luận

Ngày đăng: 14/03/2023, 09:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan