Tiểu luận ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍNH CHI PHÍ sử DỤNG vốn của THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP BÀI TIỂU LUẬN ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GVHD: Th.S Dương Kha SVTH: Trường ĐH kinh tế TP HCM 2012 MỤC LỤC MỞ ĐẦU3 NỘI DUNG 4 PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN 1) Chi phí sử dụng vốn của một doanh nghiệp so với chi phí sử dụng vốn của một dự án cá thể 5 2) Các giả định nền tảng khi xác định chi phí sử dụng vốn 6 3) Chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ thành phần 6 PHẦN 2: ỨNG DỤNG TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CHO CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM (VINAMILK-VNM) I) Tổng quan về công ty VINAMILK 13 II) Thực trạng huy động vốn của VINAMILK 14 III) Tính chi phí sử dụng vốn 17 1. Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn 17 2. Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi 19 3. Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường 19 3.1) Sử dụng mô hình định giá tăng trưởng vốn CAPM 19 3.2) Tính chi phí sử dụng vốn cổ phần thường bằng mô hình DCF 34 4. Nhận xét và đánh giá 38 a) Nhận xét 38 b) Đánh giá VNM trên thị trường dựa vào chi phí sử dụng vốn 40 KẾT LUẬN 44 MỞ ĐẦU Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP niêm yết Page Trường ĐH kinh tế TP HCM 2012 Như chúng ta đã biết, các chuyên gia tài chính của mỗi doanh nghiệp luôn phải giải quyết ba câu hỏi quan trọng, mang tính chất quyết định đối với sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Đó là: (1) Trong rất nhiều cơ hội đầu tư thì doanh nghiệp sẽ phải đưa ra quyết định lựa chọn cơ hội đầu tư nào? Câu hỏi này liên quan đến việc chi tiêu tiền, hay quyết định đầu tư. (2) Doanh nghiệp nên dùng những nguồn tài trợ nào để tài trợ cho nhu cầu vốn đầu tư đã được hoạch định đó? Câu hỏi này liên quan đến việc tìm cách đáp ứng cho nhu cầu tài trợ của doanh nghiệp hay quyết định tài trợ. (3) Doanh nghiệp nên thực hiện chính sách cổ tức thế nào? Đây là câu hỏi liên quan đến sự kết hợp quyết định 1 và 2. Việc tìm câu trả lời cho 3 câu hỏi này không nằm ngoài mục tiêu lớn nhất để thành công trong quản trị tài chính là làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp trên thị trường. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng, chi phối đến các quyết định của nhà quản trị. Và một trong số đó là chi phí sử dụng vốn. Có thể nói chi phí sử dụng vốn là mối liên kết giữa quyết định tài trợ và quyết định đầu tư. Chi phí sử dụng vốn là hệ quả của quyết định tài trợ, và cũng chính là tiền đề cho quyết định đầu tư. Việc nâng cao hiệu quả huy động vốn hay tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn càng trở nên quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế đang phải đối mặt với rất nhiều biến động và nguy cơ rủi ro cao tiềm ẩn. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị tài chính phải xem xét chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách cẩn trọng. Chính vì những lý do đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài “Đánh giá khả năng tính chi phí sử dụng vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam và áp dụng vào công ty cổ phần Vinamilk”. Do trình độ và thời gian hạn chế nên bài tiểu luận của nhóm em không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của thầy để bài làm của nhóm em được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP niêm yết Page Trường ĐH kinh tế TP HCM 2012 Khi nhắc đến quyết định tài trợ của một doanh nghiệp thì một khái niệm đầu tiên được nghĩ tới đó là chi phí sử dụng vốn. Chi phí sử dụng vốn được đo lường tại một thời điểm xác định. Nó phản ánh chi phí của nguồn tài trợ trong dài hạn, dựa trên những thông tin có sẵn tốt nhất. Chi phí sử dụng vốn là cầu nối quan trọng giữa quyết định đầu tư dài hạn với việc gia tăng giá trị tài sản của các chủ sở hữa doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn là một trong những cơ sở để lựa chọn nên đầu tư vào dự án nào sẽ thỏa mãn được mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn còn được nhắc đến dưới nhiều tên gọi khác nhau như tỷ suất rào cản cho các đầu tư mới, tỷ suất sinh lợi đòi hỏi của doanh nghiệp, tỷ suất chiết khấu để đánh giá đầu tư mới hay cơ hội phí của việc sử dụng vốn. Dù được nhắc đến với tên gọi nào thì các khái niệm trên cơ bản là giống nhau. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, một cách đơn giản, chi phí sử dụng vốn được định nghĩa là cái giá phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ, đó là nợ vay, cổ phần ưu đãi, thu nhập giữ lại và cổ phần thường. Doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ này để tài trợ cho các dự án đầu tư mới. Còn đứng ở góc độ nhà đầu tư thì chi phí sử dụng vốn được xem là tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu doanh nghiệp phải trả nhằm đảm bảo tài trợ vốn của họ đối với doanh nghiệp. Như vậy chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp được xác định từ thị trường vốn và có mối quan hệ trực tiếp đến mức độ rủi ro của những dự án mới, đến những tài sản hiện hữu cũng như cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Nhìn chung, khi nhà đầu tư nhận thấy rủi ro của doanh nghiệp lớn hơn thì họ sẽ đòi hỏi một tỷ suất sinh lợi lớn hơn tương ứng, cũng chính vì vậy mà chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng sẽ cao hơn. Chi phí sử dụng vốn có thể được xem như là tỷ suất sinh lợi mà một doanh nghiệp phải tạo ra từ các dự án đầu tư để đảm bảo duy trì giá cổ phần trên thị trường. Ở một khía cạnh khác, chi phí sử dụng vốn còn có thể hiểu như là tỷ suất sinh lợi tối thiểu mà doanh nghiệp sẽ đòi hỏi khi thực hiện một dự án đầu tư mới. Nếu một dự án đầu tư mới tạo được tỷ suất sinh lợi nội bộ IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì giá trị doanh nghiệp sẽ tăng. Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP niêm yết Page Trường ĐH kinh tế TP HCM 2012 Ngược lại, nếu một dự án đầu tư mới tạo ra IRR thấp hơn chi phí sử dụng vốn, giá trị doanh nghiệp sẽ giảm. Chỉ những dự án nào có NPV ứng với một mức chi phí sử dụng vốn nhất định lớn hơn 0 hoặc IRR lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì những dự án này mới được lựa chọn. Chính vì vậy chi phí sử dụng vốn được gọi là “tỷ suất rào cản” cho các dự án đầu tư mới. Chi phí sử dụng vốn đóng vai trò như là tỷ lệ chiết khấu làm cân bằng lượng vốn mà donah nghiệp có quyền sử dụng hôm nay với các khoản gốc và lãi mà doanh nghiệp phải trả cho chủ sở hữu một nguồn vốn nào đó trong tương lai. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải tìm mọi cách để tối thiểu hóa chi phí. Để giảm được chi phí sử dụng vốn thì trước hết phải đo lường nó. Lý thuyết và thực tiễn đã chứng minh việc tính toán và quản lý các chi phí này gặp nhiều khó khăn, bởi vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tính mạo hiểm trong việc sử dụng vốn, lãi suất của các khoản nợ phải trả, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, chính sách phân phối lợi nhuận của vốn góp. Vì vậy khi tính toán chi phí sử dụng vốn phải chấp nhận một tầm nhìn xa và phải lượng hóa chi phí bình quân của từng nguồn tài trợ. 1. Chi phí sử dụng vốn của một doanh nghiệp so với chi phí sử dụng vốn của một dự án cá thể. Giữa chi phí sử dụng vốn dùng làm lãi suất chiết khấu của doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn dùng làm lãi suất chiết khấu của một dự án cụ thể có sự khác biệt quan trọng. Chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp là tỷ lệ dùng để chiết khấu dòng tiền bình quân của toàn bộ doanh nghiệp, qua đó tác động đến giá trị của doanh nghiệp. Chi phí sử dụng vốn của dự án cụ thể là mức lãi suất chiết khấu được dùng khi rủi ro của dự án cá thể này khác biệt so với rủi ro của doanh nghiệp. Khi đó cần phải điều chỉnh để mức lãi suất chiết khấu phản ánh được độ lệch bình quân giữa rủi ro của doanh nghiệp và rủi ro của dự án cá thể. Chi phí sử dụng vốn của dự án được xác định như sau: Với : r : chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp trước đầu tư. Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP niêm yết Page Trường ĐH kinh tế TP HCM 2012 ∆r : gia tăng trong chi phí sử dụng vốn do tính rủi ro của dự án mới này. I 0 : đầu tư ban đầu của dự án này. P 0 : giá trị của doanh nghiệp trước đầu tư. Từ công thức trên ta thấy được sự khác nhau trong chi phí sử dụng vốn của các dự án phụ thuộc vào mức độ rủi ro của từng dự án. Mỗi dự án đều có rủi ro riêng và bởi vậy sẽ có một mức lãi suất chiết khấu riêng nhưng chúng ta thường khó có thể lượng hóa được hết mức lãi suất chiết khấu cho từng dự án. Do tính không chắc chắn chúng ta không thể biết tính khả biến tương lai của dòng tiền dự án tiềm năng, do đó không xác định được ∆r. Một dự án rủi ro (∆r > 0), cần cộng thêm một phần bù rủi ro vào chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, và ngược lại, với một dự án rủi ro ít hơn rủi ro bình quân của doanh nghiệp (∆r < 0) phải trừ đi một khoản phí an toàn từ chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. 2. Các giả định nền tảng khi xác định chi phí sử dụng vốn. Chi phí sử dụng vốn nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng như các yếu tố nội tại của một doanh nghiệp, do đó để phân tích cấu trúc nền tảng của chi phí sử dụng vốn cần sử dụng vài giả thiết liên quan đến rủi ro. Thứ nhất là rủi ro kinh doanh không thay đổi, điều này có nghĩa là doanh nghiệp có khả năng quản lý được rủi ro kinh doanh của mình. Thứ hai là sự bất biến của rủi ro tài chính, có thể được hiểu là các dự án được tài trợ theo cách thức mà doanh nghiệp có thể đáp ứng được các chi phí tài trợ không đổi. 3. Chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ thành phần. Các nhà quản trị khi xem xét chi phí sử dụng vốn thường tập trung vào các nguồn tài trợ dài hạn, nguồn tài trợ được xem như là nguồn tài trợ lâu dài và tương đối ổn định. Các nguồn đầu tư dài hạn được dùng để đầu tư vào các tài sản cố định của doanh nghiệp. Các nguồn tài trợ dài hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng là nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi, cổ phần thường và lợi nhuận giữ lại. Các nguồn tài trợ này được phản ánh ở phần bên phải của bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP niêm yết Page Trường ĐH kinh tế TP HCM 2012 Tài sản Nguồn vốn Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Vốn chủ sở hữu Vốn cổ phần ưu đãi Vốn cổ phần thường Cổ phần thường Lợi nhuận giữ lại Chi phí sử dụng vốn của mỗi nguồn tài trợ là chi phí sử dụng vốn sau thuế được tính trên nền tảng các chi phí tài trợ ở hiện tại. a) Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn (r D ) Chi phí sử dụng vốn dài hạn (trái phiếu), r D là chi phí được tính sau thuế khi doanh nghiệp gia tăng nguồn tài trợ bằng vay nợ. Doanh thu phát hành thuần (net proceeds) là khoản tiền thực sự mà doanh nghiệp nhận được từ việc phát hành và bán các chứng khoán (trái phiếu). Chi phí phát hành (flotation costs) là tổng chi phí phát sinh trong quá trình doanh nghiệp phát hành và bán một chứng khoán (trái phiếu). Chi phí này sẽ làm giảm doanh thu thuần của doanh nghiệp từ việc bán trái phiếu. Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế (r D ) có thể được xác định theo 3 phương pháp: dựa vào bản báo giá công bố trên thị trường chứng khoán, dựa trên tính toán và dựa trên ước lượng gần đúng. • Phương thức dựa vào bản công bố trên thị trường chứng khoán Khi số tiền thu thuần từ trái phiếu bằng mệnh giá của nó thì chi phí sử dụng vốn vay trước thuế bằng lãi suất coupon ghi trên cuống lãi mà trái chủ nhận được hàng năm. • Phương thức dựa vào tính toán Từ dòng tiền của trái phiếu có thể tính toán được chi phí sử dụng vốn vay trước thuế và từ đó xác định tỷ suất sinh lợi nội bộ của cổ phiếu này. Với góc độ Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP niêm yết Page Trường ĐH kinh tế TP HCM 2012 của doanh nghiệp phát hành thì chi phí này là chi phí tính theo đáo hạn của dòng tiền từng khoản nợ. Chi phí sử dụng vốn vay tính theo đáo hạn có thể được tính bằng máy tính tài chính, hoặc dùng phương pháp thử và sai (trial and error) nhiều lần kết hợp với nội suy. Kết quả thu được thể hiện dưới dạng %. • Phương thức dựa vào ước lượng gần đúng Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế có thể được ước lượng bởi công thức sau : Với: R : lãi vay hàng năm FV : mệnh giá của trái phiếu Po : giá thị trường của trái phiếu n : kỳ hạn của trái phiếu Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế Do lãi vay được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên chi phí sử dụng vốn vay cần được tính sau thuế (r D * ) r D * = r D (1 – T) Với T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp. Một lợi ích to lớn khi sử dụng vốn vay dài hạn là lá chắn thuế của chi phí lãi vay, điều này làm cho chi phí thực của nợ vay dài hạn sẽ thấp hơn bất cứ chi phí của nguồn tài trợ dài hạn nào khác. b) Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi (r P ) Cổ phần ưu đãi được xem là nguồn vốn chủ sở hữu đặc biệt trong một doanh nghiệp. Doanh thu phát hành các cổ phần ưu đãi là vĩnh viễn. Những cổ đông ưu đãi sẽ được nhận cổ tức (hầu hết đã được cố định từ trước) vớ thứ tự ưu tiên trước khi lợi nhuận thuần được phân phối cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường. Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi r P được xác định theo mức cổ tức chi trả hàng năm cho các cổ đông ưu đãi. Ta có công thức: Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP niêm yết Page Trường ĐH kinh tế TP HCM 2012 Với: P p : mệnh giá cổ phần ưu đãi P’ p : doanh thu thuần từ việc phát hành cổ phần ưu đãi P’ p = P p (1 - chi phí phát hành cổ phần ưu đãi) D p : cổ tức cổ phần ưu đãi Vì cổ tức cổ phần ưu đãi được chia là từ dòng tiền sau thuế nên chi phí tính được là chi phí thực sau thuế, không cần hiệu chỉnh thành chi phí sau thuế nữa. c) Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường (r e ) Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường r e chính là tỷ suất sinh lợi trên mỗi cổ phần mà mỗi nhà đầu tư trên thị trường vốn yêu cầu để đảm bảo lợi ích của việc nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp. Nó cũng chính là mức tỷ lệ lãi suất chiết khấu mà nhà đầu tư chiết khấu các khoản thu nhập cổ tức mong đợi để xác định giá trị cổ phần thường của công ty. Có 2 cách để xác định chi phí này: (1) sử dụng mô hình định giá tăng trưởng đều (2) sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM. Sử dụng mô hình định giá tăng trưởng đều – Mô hình Gordon Ta có công thức : Trong đó: P 0 : giá cổ phần thường D 1 : cổ tức dự kiến vào cuối năm 1 R e : tỷ suất sinh lợi cần thiết của cổ phần thường g : tỷ lệ tăng trưởng đều hàng năm của cổ tức được chia Từ công thức trên ta tìm được chi phí sử dụng vốn cổ phần thường r e như sau: Vì cổ tức của cổ phần thường được chia là từ dòng tiền sau thuế nên chi phí này là chi phí thực sau thuế, không cần điều chỉnh thành chi phí sau thuế nữa. Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP niêm yết Page Trường ĐH kinh tế TP HCM 2012 Sử dụng mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) Giả định của mô hình: o Các nhà đầu tư nắm giữ danh mục đa dạng hóa hoàn toàn o Các chứng khoán được trao đổi tự do trong một môi trường cạnh tranh hoàn toàn mà thông tin là công khai đối với các nhà đầu tư o Các nhà đầu tư có thể vay nợ và cho vay với lãi suất phi rủi ro và lãi suất này không đổi theo thời gian. o Không có phí môi giới o Không có thuế o Tất cả các nhà đầu tư có kì vọng thuần nhất Mô hình CAPM mô tả mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi hay còn gọi là chi phí sử dụng vốn cổ phần thường r e với rủi ro hệ thống của doanh nghiệp được đo lường bởi hệ số β. Mô hình CAPM được thể hiện như sau: Với: r f : tỷ suất sinh lợi phi rủi ro r m : tỷ suất sinh lợi thị trường (tỷ suất sinh lợi danh mục thị trường của các tài sản) Với mô hình CAPM, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường là tỷ suất sinh lợi mà nhà đầu tư mong đợi là sự bù đắp rủi ro hệ thống của doanh nghiệp (β). Có hai dạng tài trợ dưới dạng cổ phần thường là thu nhập giữ lại và phát hành mới cổ phần thường. d) Chi phí sử dụng vốn từ thu nhập giữ lại (r re ) Thu nhập giữ lại làm gia tăng vốn cổ phần thường tương tự như cách thức phát hành thêm cổ phần thường mới nhưng không phải tốn chi phí phát hành. Các cổ đông nắm giữ cổ phần thường chỉ chấp nhận việc doanh nghiệp giữ lại một phần lợi nhuận của mình khi họ cho rằng việc giữ lại này sẽ tạo ra thu nhập ít nhất là ngang bằng với tỷ suất sinh lợi cần thiết trên khoản vốn tái đầu tư này. Do đó, đối với một doanh nghiệp thì chi phí của việc giữ lại thu nhập tương tự như chi phí sử dụng vốn cổ phần thường. r re = r e e) Chi phí sử dụng vốn từ phát hành mới cổ phần thường (r ne ) Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP niêm yết Page 10 [...]... các cổ phần của công ty đều là cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi Vì vậy, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường của công ty Vinamilk: rp=0 3) Chi phí sử dụng vốn cổ phần thường Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP niêm yết Page 18 Trường ĐH kinh tế TP HCM 2012 3.1 Sử dụng mô hình định giá tăng trưởng vốn CAPM Theo mô hình CAPM thì chi phí vốn cổ phần của công ty cổ phần Vinamilk phụ thuộc... (WACC) Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP niêm yết Page 11 Trường ĐH kinh tế TP HCM 2012 Khi doanh nghiệp đã ước tính được chi phí sử dụng vốn của mỗi nguồn tài trợ thành phần trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp thì chi phí sử dụng vốn bình quân có thể được tính toán bằng cách nhân lần lượt các chi phí riêng biệt với tỷ lệ % tỷ trọng vốn tương ứng của chúng trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp,... cấu trúc vốn có thể được xác định theo giá trị sổ sách hoặc giá trị thị trường Tỷ trọng theo giá trị sổ sách sử dụng các giá trị kế toán để tính toán tỷ lệ của mỗi nguồn tài trợ, còn tỷ trọng theo giá thị trường thì đo lường tỷ lệ của các nguồn tài trợ riêng biệt theo giá trị thị trường Tỷ trọng tính theo giá trị thị trường có ưu điểm hơn theo giá trị sổ sách vì giá trị thị trường của các chứng khoán. .. cổ tức Po : giá thị trường của trái phiếu T’ : phần trăm giảm giá trong giá thị trường do phát hành mới bán dưới giá và chi phí phát hành Do P’o < Po nên chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới (r ne ) bao giờ cũng lớn hơn chi phí sử dụng vốn cổ phần thường hiện hữu (re) Ngoài ra, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới thường lớn hơn chi phí sử dụng vốn của các nguồn tài trợ dài hạn... gần đúng giá trị bằng tiền thu được khi bán các chứng khoán này Bên cạnh đó, chi phí của các nguồn tài trợ riêng biệt khác nhau được tính toán dựa vào giá công bố của thị trường nên nếu tỷ trọng tương ứng của chúng cũng được tính theo giá thị trường thì sẽ cho một kết quả hợp lý hơn PHẦN 2: ỨNG DỤNG TÍNH CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN CHO CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM (VINAMILK-VNM) I) Tổng quan về công ty VINAMILK Được... nó đã là một chi phí hình thành sau thuế do vậy không cần thiết phải điều chỉnh Chi phí sử dụng vốn bình quân 1 Định nghĩa f) Chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp (WACC) là chi phí bình quân gia quyền của tất cả các nguồn tài trợ dài hạn mà doanh nghiệp đang sử dụng với quyền số là tỷ trọng của từng nguồn tài trợ trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp 2 Tính toán chi phí sử dụng vốn bình quân... biệt của CAPM so với mô hình tăng trưởng đều ở chỗ, CAPM xem xét trực tiếp rủi ro của doanh nghiệp khi phản ánh qua hệ số β để xác định chi phí sử dụng vốn cổ phần thường Còn mô hình DCF không đề cập đến yếu tố rủi ro của doanh nghiệp mà sử dụng giá thị trường của cổ phần P o để phản ánh chi phí sử dụng vốn Ngoài ra sự khác biệt còn do trên thực tế khi mô hình DCF sử dụng để xác định chi phí sử dụng vốn. .. về quy mô của mạng lưới phân phối, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp sẽ giảm dần trong 5 năm tiếp theo (2013-2017) trước khi bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định Mặc dù vậy, VNM vẫn là cổ phiếu có tiềm năng trong dài hạn III) Tính chi phí sử dụng vốn 1) Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn a Chi phí sử dụng vốn vay trước thuế Với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: T=25 % b Chi phí sử dụng vốn vay sau... suất phi rủi ro của thị trường chứng khoán năm 2011 là rf = 12.41% b Tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của danh mục thị trường Tỷ suất sinh lợi của thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh trong 8 năm qua (2004- 2011): Ngày /tháng/năm 30/12/2011 31/12/2010 30/12/2009 TÝ SUẤT SINH LỢI VNINDEX 351.6 484.7 494.8 CỦA THỊ TRƯỜNG -27.46028471 -2.041228779 56.78073511 Ứng dụng tính chi phí sử dụng vốn cho một CTCP... chỉnh theo sự thay đổi của chi phí phát hành để tìm ra chi phí sử dụng vốn cổ phần thường phát hành mới Trong khi đó mô hình CAPM lại không cung cấp một khả năng điều chỉnh đơn giản như vậy Chi phí sử dụng vốn là một thước đo rủi ro của dòng tiền Chi phí sử dụng vốn càng cao đối với những cổ phiếu có rủi ro cao và càng thấp đối với những cổ phiếu có rủi ro thấp hơn Ưu nhược điểm của mô hình DCF o Ưu . ty VINAMILK 13 II) Thực trạng huy động vốn của VINAMILK 14 III) Tính chi phí sử dụng vốn 17 1. Chi phí sử dụng vốn vay dài hạn 17 2. Chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi 19 3. Chi phí sử dụng vốn. trợ. 1. Chi phí sử dụng vốn của một doanh nghiệp so với chi phí sử dụng vốn của một dự án cá thể. Giữa chi phí sử dụng vốn dùng làm lãi suất chi t khấu của doanh nghiệp và chi phí sử dụng vốn dùng. xét chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách cẩn trọng. Chính vì những lý do đó, nhóm chúng em đã chọn đề tài Đánh giá khả năng tính chi phí sử dụng vốn trên thị trường chứng khoán Việt Nam