Đánh giá VNM trên thị trường dựa vào chi phí sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Tiểu luận ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍNH CHI PHÍ sử DỤNG vốn của THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 36 - 40)

III) Tính chi phí sử dụng vốn

b)Đánh giá VNM trên thị trường dựa vào chi phí sử dụng vốn

Tính đến ngày 30/9/2011, thị trường chứng khoán (TTCK) có 693 công ty niêm yết. Trong đó chỉ có 384 mã chứng khoán có đủ điều kiện về dữ liệu để tính beta ngành, tăng 29 mã so với quý II/2011.

So với quý II/2011, có 06 ngành có hệ số beta tăng, mức tăng dao động từ 0.015 – 0.58; có 41 ngành có hệ số beta giảm với mức giảm từ 0.02 – 0.84.

Trích: www.div.gov.vn

Beta của ngành sản xuất đồ uống ở quí II/ 2011 là 0.62, còn ở quí III/2011 thì giảm xuống còn 0.48. Từ đó ta thấy ngành này ngày càng biến động không sát so với thị trường và beta thì ở mức trung bình.

Các đối thủ cạnh tranh của VINAMILK thì ngày nhiều và cuộc cạnh tranh trong các lĩnh vực của công ty ngày càng quyết liệt. Vì thế cần phải đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để có những hành động phù hợp. Trong những đối thủ cạnh tranh như Dutch Lady, Dielac, . ….. thì Hà Nội Milk là 1 đối thủ cạnh tranh lớn và tác động mạnh đến thị trường. Trong năm 2011 beta điều chỉnh của HNM: 0.8063 cao hơn so với 0.712 của Vinamilk. Ta thấy công ty VINAMILK ít nhạy cảm với sự biến động của thị trường hơn và khi thị trường thay đổi thì cổ phiếu của VINAMILK ít có sự thay đổi hơn. Từ đó cũng thấy được sự ổn định cao trong giá bán, cấu trúc vốn của công ty.

Mặt khác, một minh chứng về chi phí sử dụng vốn của Việt Nam có thể giúp ta nhìn nhận rõ hơn chi phí sử dụng vốn của Vinamilk.

Ngân hàng Deutsche Bank đã đưa ra bản báo cáo về chi phí vốn của Việt Nam so với các nước khác trong khu vực châu Á. Bản báo cáo thể hiện phần nào nhận định của nhà đầu tư nước ngoài về mức độ rủi ro của thị trường Việt Nam. Nói một cách đơn giản, chi phí sử dụng vốn thể hiện kỳ vọng tối thiểu của cổ đông khi đầu tư vào cổ phiếu để bù đắp lại những rủi ro của thị trường. Theo bản báo cáo, trừ Pakistan, Việt Nam có chi phí sử dụng vốn rất cao, vượt qua tất cả các nước khác trong khu vực Đông Nam Á.

Chi phí sử dụng vốn không chỉ là tính toán đơn thuần về chi phí vốn của thị trường mà khi xếp cạnh các nước khác nó trở thành một thước đo đánh giá lợi thế so sánh của thị trường này so với thị trường khác. Tương tự, trong cùng môt nước, chi phí sử dụng vốn thể hiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Còn nhớ năm 2006 -2007 khi đầu tư vào Việt Nam, đa số cổ đông đều kỳ vọng vào tốc độ tăng trưởng GDP dài hạn trên 8% của nền kinh tế, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) tăng trưởng trung bình 20-30%/năm và lộ trình cổ phần hoá nhanh của các doanh nghiệp nhà nước.

Từ đầu năm 2008 đến nay thị trường chứng khoán tụt dốc rất mạnh, mất hơn 60% chỉ trong vòng 12 tháng và là mức độ sụt giảm vào loại cao nhất trên thế giới.

Rõ ràng là khi kinh tế thế giới đi vào suy thoái, phản ứng của nhà đầu tư sẽ chuyển mạnh sang chiến lược kiểm soát rủi ro và ưu tiên rút vốn khỏi các thị trường mới nổi trước. Xét cả về góc độ tính linh hoạt của nền kinh tế và tiềm lực tài chính, các nền kinh tế mới nổi thường không thể cạnh tranh được với các nước phát triển hơn do có độ rủi ro cao hơn và tính thanh khoản thấp của thị trường. Riêng tiêu chí Equity Risk Premium thì không cần quá lo ngại vì mức độ chênh lệch với các nước khác cũng không quá lớn; đồng thời mức độ biến động của thị trường không phải lúc nào cũng là một tín hiệu xấu - thị trường đi xuống nhanh cũng có nghĩa là cơ hội phục hồi cũng có thể nhanh hơn.

Vì những lí do đó, ta thấy chi phí sử dụng vốn của Vinamilk khoảng 21.295% là có thể chấp nhận được.

Làm sao để giảm chi phí sử dụng vốn

Có hai sự lựa chọn để làm tăng sức hấp dẫn của doanh nghiệp:

- Một là, nâng cao sức hút và tiềm năng của doanh nghiệp để bù đắp vào

khoảng chênh lệch chi phí sử dụng vốn.

- Hai là, tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm rủi ro để hạ mức chi phí sử dụng vốn kỳ vọng cho nhà đầu tư. Thông thường mục tiêu thường là song song hai yếu tố đó.

Nhìn chung, chỉ số chi phí sử dụng vốn trong bản báo cáo là thông điệp gián tiếp của nhà đầu tư về kỳ vọng vào nền kinh tế vĩ mô và tiềm năng của doanh nghiệp.

Đúng là thị trường luôn luôn biến động do rất nhiều yếu tố khác nhau nhưng suy cho cùng đều nằm ở hai chữ “kỳ vọng” của nhà đầu tư. Mà kỳ vọng thì luôn đi liền với mức độ rủi ro của nền kinh tế. Nếu rủi ro không giảm trong khi tiềm năng của thị trường đi xuống thì sẽ là một tín hiệu không tốt, rất khó kéo nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài, ở lại với thị trường chứng khoán

KẾT LUẬN

Chi phí sử dụng vốn là một căn cứ để các nhà quản trị tài chính đưa ra quyết định đầu tư, chính vì vậy việc tính toán chi phí sử dụng vốn dựa trên một

cấu trúc vốn hợp lý là cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp.

Dựa vào chi phí sử dụng vốn, các nhà quản trị có thể biết được một dự án tiềm năng có giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị của mình hay không, từ đó đưa ra quyết định chấp nhận hay loại bỏ nó.

Việc tính toán chi phí sử dụng vốn không cẩn trọng có thể đưa đến những quyết định sai lầm: chấp nhận những dự án không tốt và loại bỏ những dự án tốt. Bên cạnh đó, nghiên cứu chi phí vốn còn được sử dụng để lựa chọn tỉ lệ chiết khấu khi quyết định đầu tư, quyết định mua hoặc thuê tài sản, quyết định đi vay hoặc sử dụng vốn tự có. Có nhiều phương pháp để có thể ước tính một cách tương đối chính xác chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp và mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng vì vậy việc ước tính này chủ yếu thường được dựa trên trực giác và kinh nghiệm của nhà quản trị hơn là một phương pháp thống kê chính thức.

Một phần của tài liệu Tiểu luận ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÍNH CHI PHÍ sử DỤNG vốn của THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 36 - 40)