Bếp- thói quensinhhoạt hay phongcáchsống? Trong nhà ở, bếp (có thể hiểu rộng bao gồm cả nơi đun nấu và phòng ăn) là không gian không thể thiếu. Dù nhà lớn hay nhỏ thì nhà phải có bếp mới đúng nghĩa một ngôi nhà. Bếp không chỉ là một không gian chức năng phục vụ cho cuộc sống mà còn có ý nghĩa tinh thần lớn. Một ngôi nhà, một căn nhà sẽ lạnh lẽo nếu như bếp không thường xuyên nổi lửa. Bếp và không gian phòng ăn cách biệt ư ớc lệ, mang phongcách vừa cổ điển vừa tự do Không gian quan trọng nhất Những ngôi nhà truyền thống xưa ở nông thôn, bếp bao giờ cũng được hẳn một gian riêng – thường gọi là nhà ngang, nhà bếp; cách biệt với nhà chính qua khoảng sân. Lý do có phần bắt nguồn từ phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt… và cả vấn đề phòng chống hoả hoạn. Nhưng rõ ràng cũng có một lý do khác: đó là bếp rất quan trọng, không thể dấm dúi tạm bợ một góc nào đó được. Yếu tố tinh thần cũng được thể hiện và tôn vinh qua câu chuyện ông Táo – thần bếp trong dân gian mà ai cũng biết. Đó cũng là một tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp xuất phát và liên quan đến bếp. Đã có nhiều sự thay đổi, từ cấu trúc và kiến trúc của ngôi nhà, phương thức sản xuất – làm việc, quan niệm sống, các yếu tố kinh tế, xã hội khác. Bếp trong những ngôi nhà hiện đại ở đô thị đã có nhiều thay đổi, nếu không muốn nói là hoàn toàn khác. Và thực tế cho thấy càng ngày không gian bếp càng được chủ nhân chú trọng hơn, quan tâm hơn và đầu tư nhiều hơn. Không chỉ đơn giản là một không gian chức năng thuần tuý phục vụ cho việc nấu – ăn, mà nó còn là một không gian gắn bó với tổng thể ngôi nhà, một phần nội thất quan trọng. Chính vì vậy việc thiết lập và tổ chức một phòng bếp – ăn như thế nào cũng là việc không đơn giản; đòi hỏi sự chuyên nghiệp, sáng tạo của nhà thiết kế. Và nhìn nhận theo cách rất… đời sống, thì không gian bếp chính là nơi thể hiện nét sinh hoạt, văn hoá của gia đình một cách nhiều nhất, trung thực nhất. Bởi lẽ đó là nơi sinhhoạt thường xuyên với nhiều thành viên gia đình nhất (có khi có cả khách). Nói một cách khác, bếp cũng là nơi thường xuyên thể hiện phongcách sống; và vì lẽ đó, bếp cũng được đầu tư thiết kế, trang trí, sắp đặt… để thể hiện yếu tố đó trong mối quan hệ hai chiều. Bếp hiện đại nhưng thói quensinhhoạt có lẽ vẫn chưa cập nhật tương ứng. Những yếu tố liên quan tới phongcách bếp – Kiến trúc và không gian: trước hết, dù muốn hay không thì bếp cũng phải phụ thuộc vào kiến trúc, cấu trúc chung của ngôi nhà và các không gian, các phòng chức năng liên quan nói riêng. Sẽ không thể có một mặt bằng phòng bếp rộng rãi, không gian mở, thoáng đãng nhìn ra sân vườn nếu như nhà không đủ diện tích, hay thiếu mặt thoáng, không có sân vườn. Và nếu đã quyết định bếp ở trên lầu chứ không phải tầng trệt thì cũng khó có một cái sân ướt như thường thấy ở những nếp nhà cũ. Cũng không thể có một cấu trúc khu vực bếp khép kín nếu như việc ngăn cách là không thể vì sẽ chia cắt không gian, làm chật chội và ảnh hưởng đến giao thông. Điều này thường gặp trong các căn hộ chung cư. Chính vì vậy, việc định hình một phongcách bếp, một kiểu dáng hay tính chất phòng bếp phải nằm trong ý đồ chung của nhà thiết kế đối với ngôi nhà, cùng phongcách kiến trúc – nội thất. Trong kiến trúc nhà ở hiện đại, phòng bếp không thể tách rời hoàn toàn như kiểu “nhà ngang” xưa trong nhà ở nông thôn. Và dù to hay nhỏ thì căn bếp hiện đại phải có đủ ba khu chức năng – vị trí thiết bị, cũng là quy trình làm bếp. Đó là: tủ lạnh, chậu rửa và bếp nấu. Xen kẽ giữa những vị trí này là các khoảng đệm để soạn, đặt đồ hay làm các thao tác gia công, chế biến. Muốn thiết kế phongcách bếp thế nào thì cũng phải dựa trên những cơ sở trên; bởi phòng bếp tính công năng vẫn phải đặt lên hàng đầu. – Hệ thống đồ nội thất, thiết bị và trang trí nội thất cho không gian bếp: đây là phần đi sau những phần trên, mà quan trọng nhất là hệ thống tủ bếp. Mặt bằng, cấu trúc và chất liệu, màu sắc tủ bếp quyết định phần lớn phongcách của phần này. Các loại thiết bị (tủ lạnh, bếp, máy hút mùi, vòi nước, chậu rửa…) thường được lựa chọn cho phù hợp, cùng với một số vật liệu khác như vật liệu ốp lát tường giữa tủ trên và tủ dưới, các loại phụ kiện đi kèm như bản lề, tay co cánh tủ, giá kệ liên quan. Nếu như bàn ăn nằm ngay cạnh hệ thống tủ bếp thì bàn ăn (cùng ghế), hệ thống chiếu sáng bàn ăn cũng góp phần tạo nên phongcách của không gian bếp. Bếp có thể đơn giản, có thể cầu kỳ; có thể cổ điển, có thể hiện đại, có thể nhẹ nhàng thanh lịch và cũng có thể mạnh mẽ ấn tượng… Một không gian bếp theo phongcách cổ điển đương nhiên đừng lạm dụng nhiều kính và kim loại, đừng làm những cánh tủ phẳng lì và trơn tuột, cũng đừng có sơn những màu chói gắt. Một không gian bếp hiện đại thì phải tổ chức thật khoa học trong mặt bằng bố trí, tối ưu hoá hệ thống tủ, kệ, tránh những chi tiết rườm rà của đồ nội thất. Phần trang trí thường bổ sung để làm hoàn hảo phongcách đã định hình. Đó có thể là những bức tranh treo trên tường, những bức tượng hay những vật trang trí khác, chậu cây nhỏ… đặt trên tủ trang trí, giá, kệ. Phần trang trí này cũng có thể chính là những dụng cụ của nhà bếp hay những thành phần thực phẩm, đồ uống liên quan như bát dĩa, ly, chai rượu, các loại bình ngâm, hoa quả tươi… Bài trí ở chỗ nào và sắp xếp như thế nào hoàn toàn là ý thích và sự sáng tạo của chủ nhân hay chính người làm bếp. Những trang trí này có thể thay đổi theo ngày, theo tuần, theo mùa hay theo… sự ngẫu hứng. – Thói quensinh hoạt, nếp sống, văn hoá của gia chủ: đây là những yếu tố rất quan trọng liên quan đến sự hình thành và tồn tại của phongcách bếp. Không gian bếp (và phòng ăn) có haichức năng chính: làm bếp, và ăn. Đó là hoạt động thường ngày không thể thiếu trong cuộc sống bình thường của mọi gia đình, con người. Như phần đầu bài đã nói, nơi đây thể hiện rõ nhất phongcách sống, văn hoá sống của gia đình. Đây cũng là không gian sinhhoạt chung thường xuyên và gần gũi nhất của những thành viên trong gia đình với nhau. Người thiết kế cần nắm được, “đọc” được điều này để kiến tạo thành công một không gian nhiều ý nghĩa. Thực tế nhiều căn bếp làm đã làm gia chủ thất vọng, nhất là các bà nội trợ. Nói không đẹp, không xịn thì không đúng; nhưng nó cứ “thế nào ấy”, xa lạ, không quen với chủ nhân căn nhà hay với người làm bếp. Đầu tư vào bếp ít khi để ngắm, để chơi; đó là nhu cầu sử dụng rất thật. Những người phụ nữ luôn coi bếp là không gian của mình. Bếp có làm đẹp, xịn mấy cuối cùng cũng dành cho mục đích chính là nấu, và ăn – cũng cần hiểu đây là một quy trình chứ không phải hành vi đơn lẻ. Mỗi gia đình, mỗi cá nhân có một thóiquen “vào bếp” khác nhau. Và căn bếp phải đáp ứng được nhu cầu, thóiquen ấy. Đó là sự lý giải thêm tại sao những căn bếp không nên và không thể giống nhau. Có người ở nông thôn ra thành phố hàng chục năm, dùng bếp gas rồi vẫn bứt rứt không có than củi để… nướng khoai. Có người lấy việc gia công đồ ăn làm niềm vui, thích nhặt rau, mổ cá, làm gà… không thích mua đồ làm sẵn trong siêu thị. Với họ, có một sân ướt gần khu vực bếp quả là tuyệt vời. Cách đây vài năm, có một khách hàng của tôi làm hoàn thiện chung cư cứ đòi xây bệ bếp bằng gạch đổ bản bêtông thay vì làm tủ gỗ mặt đá với lý do là để… chặt thịt gà cho sướng. Có người, khi làm việc với kiến trúc sư bàn chuyện xây nhà mới, vẫn đề nghị rằng: liệu có giữ lại cái chạn được không? Dùng chạn quen rồi, dùng tủ bếp e rằng… bất tiện. Rồi đến ăn, đó là mục đích cuối cùng, là yêu cầu tối thượng mà bếp phải đáp ứng. Trong văn hoá và phong tục Việt Nam, ăn là một hành động có ý nghĩa hơn rất nhiều nếu so với nghĩa đen thuần tuý. Bữa ăn là nơi các thành viên trong nhà gặp gỡ, sum họp, là sự gắn kết và chia sẻ. Bếp giản dị, như nếp sinhhoạt của gia đình. Sự dung hoà cần thiết Trong mọi trường hợp, sự dung hoà là rất cần thiết, đặc biệt là những yếu tố liên quan tới thói quensinhhoạt và nếp sống ở không gian bếp. Những thói quen, nếp sống này có thể đã có từ rất lâu, ăn sâu và ảnh hưởng mạnh tới mỗi thành viên trong gia đình, nhất là đối với những người làm công việc nội trợ. Tuy vậy, một căn bếp kiểu mới khác nhiều với căn bếp kiểu cũ, khó có thể đáp ứng được các nhu cầu và thóiquen cũ. Với những bếp xưa, khu vực đun nấu và khu vực ăn là tách biệt, trong khi bếp bây giờ thường tích hợp chung, tạo thành một bố cục, cấu trúc hoàn chỉnh và hợp lý. Nhiên liệu, chất đốt cũng đã khác; gas, điện thay cho rơm rạ, củi, dầu… và những thực phẩm chế biến sẵn cũng ít nhiều thay thế những thực phẩm tươi sống dạng “thô”. Với những công thức của thiết kế, cùng vật liệu và thiết bị mới, những căn bếp hiện đại rất dễ giống nhau. Mà như trên đã nói, bếp không nên và không thể giống nhau. Bếp cần đáp ứng được những nhu cầu, thóiquen và nếp sống của mỗi gia đình, mỗi cá nhân. Nhưng không thể áp đặt hoàn toàn một cách khiên cưỡng. Bếp không nhất thiết được thiết kế theo tất cả mọi nhu cầu và yêu cầu của chủ nhân, và chủ nhân cũng không thể bị bắt buộc thay đổi thói quen, nếp sống theo một kiểu bếp mới có cấu trúc, thiết bị và công nghệ mới. Người thiết kế phải nắm rõ được vấn đề cuộc sống, thóiquen và văn hoá sống để trao đổi và làm nhiệm vụ dung hoà các mối quan hệ. Có những thứ đã lạc hậu, lỗi thời có thể bỏ để hướng tới những giá trị văn minh phù hợp với cuộc sống hiện đại, kiến trúc hiện đại hơn; có những thứ lại nên gìn giữ nếu như đó là một điều hay và không xung đột, hoàn toàn có thể đáp ứng được. Ví như một cái sân ướt để gia công, vẫn rất cần thiết và nên làm nếu có điều kiện về vị trí và diện tích. Có gia đình hay mời cơm khách, cần thiết một bàn ăn nhiều người, thậm chí phải có đủ diện tích của khu vực bếp hay lân cận có thể ngồi ăn trên sàn một cách linh hoạt. Bếp, từ xưa không chỉ là một “xưởng chế biến” thức ăn, mà cũng là nơi giao lưu tâm tình. Vậy thì một căn bếp hiện đại làm như thế nào để có thể đáp ứng được thóiquen và nhu cầu ấy, dù đã khác với bếp củi lửa rơm rạ xưa rất nhiều. Có một thực tế hay xảy ra là người thiết kế hay làm việc với chủ nhân là người bố, người chồng, người đàn ông trong gia đình (kiến trúc sư thiết kế cũng… ít làm bếp), nên thường thiếu sự quan tâm nhất định tới vai trò, thóiquen và sở thích của người phụ nữ – người làm chủ căn bếp. Thế nên kết quả dễ bị rơi vào tình trạng nặng về tính hình thức, không đáp ứng đúng nhu cầu cần thiết, hay là duy ý chí của những người đàn ông. Nhiều khi thiết kế quá chú trọng và ưu ái về cái quầy bar, tủ rượu… mang tính trang trí, hình thức, không thiết thực mà bỏ qua, quên đi những yếu tố khác mà người phụ nữ nội trợ rất cần. Điều đó cũng cần sự dung hoà cần thiết nằm trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, mà người thiết kế phải có cái nhìn và giải pháp tổng quan, khéo léo. Ở góc độ của người sử dụng bếp, người nội trợ, cần phải nhận thức rằng thái độ cầu thị, lắng nghe cũng rất quan trọng. Không nên quá bảo thủ để khư khư bám lấy những cái xưa cũ, lạc hậu, có nhiều tác động tiêu cực, phải chấp nhận điều chỉnh, thay đổi để thích nghi với không gian sống hiện đại, cuộc sống hiện đại, công nghệ hiện đại. Những giá trị tích cực, giá trị văn hoá có thể gìn giữ một cách linh hoạt chứ không phải nhất nhất theo một thói quen. Một phongcách sống không hoàn toàn phụ thuộc vào không gian bếp hay kiến trúc cụ thể mà nó nằm trong mối tương quan nhiều chiều. Và bếp, dù thiết kế hay, đẹp đến mấy (về mặt chuyên môn thuần tuý) cũng không thể làm nên giá trị văn hoá hayphongcách sống của mỗi gia đình, mà nó chỉ hỗ trợ và làm tôn vinh thêm chủ thể là những con người, những thành viên trong gia đình và mối quan hệ gia đình ấy. . Bếp- thói quen sinh hoạt hay phong cách sống? Trong nhà ở, bếp (có thể hiểu rộng bao gồm cả nơi đun nấu và phòng ăn) là không gian không thể thiếu. Dù nhà lớn hay nhỏ thì nhà. chiều. Bếp hiện đại nhưng thói quen sinh hoạt có lẽ vẫn chưa cập nhật tương ứng. Những yếu tố liên quan tới phong cách bếp – Kiến trúc và không gian: trước hết, dù muốn hay không thì bếp cũng. và sự sáng tạo của chủ nhân hay chính người làm bếp. Những trang trí này có thể thay đổi theo ngày, theo tuần, theo mùa hay theo… sự ngẫu hứng. – Thói quen sinh hoạt, nếp sống, văn hoá của