Bài giảng đổi mới phương pháp
Trang 1Tiết 51 - 52
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?
(trích)
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Cảm nhận được vẻ đẹp, chất thơ từ cảnh sắc thiên nhiên của sông Hương từ bề dày lịch sử, văn hóa của Huế và tâm hồn con người vùng đất cố đô Hiểu được tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng của tác giả dành cho dòng sông quê Hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước
- Hiểu được những đặc sắc về phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Nhận biết được đặc trưng thể loại bút kí và nghệ thuật viết bút kí trong bài
II PHƯƠNG PHÁP – PHƯƠNG TIỆN
- SGK, Giáo án, Tư liệu có liên quan, Bảng phụ…
- Phát vấn, nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm…
III TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Tiết 51
1 Ổn định lớp.
2 Kiểm tra bài cũ:
- Hình tượng con sông Đà hùng vĩ được miêu tả như thế nào qua bút pháp tài hoa của tác giả?
- Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?
3 Giới thiệu bài mới: không biết tự bao giờ, những con sông quê hương đã trở thành cảm hứng, đề tài
cho những sáng tác văn chương nghệ thuật Ta đã gặp một dòng sông Đà hung bạo - trữ tình trong tùy bút Nguyễn Tuân Hôm nay ta lại được khám phá vẻ đẹp của một dòng sông xứ Huế thơ mộng qua bài tùy bút đặc sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
* Hđ1: Đọc-hiểu phần tiểu dẫn
- Thao tác 1: Tìm hiểu về tác giả.
+ GV: Hướng dẫn học sinh đọc “Tiểu dẫn”
và rút ra những nét chính về tác giả
+ HS: Nêu những nét chính về tác giả
+ GV: Trình bày những hiểu biết của em về
bài bút kí này: xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác,
kết cấu, vị trí và nội dung của đoạn trích?
* Hđ2: Đọc - hiểu văn bản
- Thao tác 1: Gv cho HS đọc đoạn văn
I TIỂU DẪN
1 Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường
- Sinh năm 1937, tại Huế, quê gốc ở Quảng Trị
- Tham gia kháng chiến chống Mĩ bằng hoạt động văn nghệ, có nhiều đóng góp tích cực trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật ở Huế
- Là một trong những nhà văn chuyên về bút ký
- Phong cách sáng tác: có sự kết hợp giữa chất trí tuệ và trữ tình, giữa nghị luận sắc bén và tư duy đa chiều; hnahf văn hướng nội, súc tích, mê đắm, tài hoa
- Tác phẩm tiêu biểu: (Sgk)
2 Tác phẩm:
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: viết tại Huế (1981), in trong tập sách cùng tên (1986)
- Kết cấu: Tác phẩm gồm ba phần + Phần 1: Sông Hương ở thượng nguồn + Phần 2: Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế + Phần 3: Sông Hương giữa lòng thành phố Huế
- Vị trí văn bản: chỉ là một đoạn trích trong bài bút kí dài
về dòng sông Hương thơ mộng của xứ Huế
II VĂN BẢN
1 Đọc -hiểu khái quát
Trang 2HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
đầu và đoạn cuối văn bản.
+ GV: Dựa vào nội dung vừa đọc, em hãy
cho biết đoạn tùy bút viết về đối tượng nào?
Tác giả đã cảm nhận sông Hương ở những
góc độ nào?
+ GV: Theo em tùy bút là thể laoị tự sự hay
trữ tình, và có những đặc điểm nào?
- Thủy trình Sông Hương được tác giả cảm
nhận theo chiều hướng như thế nào?
+ GV: Ở thượng nguồn, tác giả cảm nhận
dòng sông như thế nào?
+ GV: Để làm nổi bật được vẻ đẹp ấy nhà
văn đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật
nào? Hiệu quả nghệ thuật của nó?
- Thao tác 2: GV hướng dẫn Hs tìm hiểu
vẻ đẹp Sông Hương ở ngoại vi thành phố:
+ GV: Sông Hương ở ngoại vi thành phố
được miêu tả như thế nào? Ở cách liên
tưởng này, Sông Hương mang vẻ đẹp gì?
+ GV: Nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả?
- Thao tác 3: GV hướng dẫn Hs tìm hiểu
vẻ đẹp Sông Hương ở giữa lòng thành
phố:
- Bút kí viết về dòng sông Hương ở Huế.
- Cảm nhận sông Hương ở ở các góc độ:
+ Sông Hương trong trong dòng chảy tự nhiên
+ Sông Hương trong dòng chảy lịch sử, cuộc đời và thơ ca
+ Tùy bút nghiêng về trữ tình, bộ lộ cảm xúc suy nghĩ, ít
sự việc, không cốt truyện
2 Đọc - hiểu chi tiết
a Sông Hương trong dòng chảy tự nhiên.
- Thủy trình Sông Hương được tác giả cảm nhận ở ba chặng đường:
+ Sông Hương ở thượng nguồn
+ Sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
+ Sông Hương ở giữa lòng thành phố Huế
- Ở thượng nguồn:
+ Sông Hương được ví như “bản trường ca của rừng già” Con sông vừa “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào đáy vực bí ẩn”, vừa “dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”
Câu văn dài chia thành nhiều vế liên tục, thủ pháp điệp cấu trúc - > gợi lên vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, vừa hùng tráng vừa trữ tình của con sông
+ Sông Hương được hình dung như một “cô gái di – gan phóng khoáng và man dại”-> một sự liên tưởng thú vị,
độc đáo, gợi vẻ đẹp man dại, hồn nhiên đầy quyến rũ của con sông
+ Sông Hương được nhân hóa như người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở - > Sông Hương góp phần sáng tạo, gìn giữ và bảo tồn văn hóa xứ Huế
- Ở ngoại vi thành phố:
+ Sông Hương như người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại được người tình mong đợi đến đánh thức -> Sông Hương mang vẻ đẹp của một câu chuyện tình lãng mạn nhuốm màu cổ tích
->Nghệ thuật: hành văn uyển chuyển, giàu hình ảnh, diễn
tả sinh động và hấp dẫn bước đi của dòng sông; có nhiều câu văn giàu chất họa; có nhiều liên tưởng thú vị bất ngờ; thủ pháp so sánh và nhân hóa độc đáo Tất cả làm nên
vẻ duyên dáng yêu kiều và tình tứ của con sông
+ Khi Sông Hương đi bên những lăng tẩm, đền đài, thành quách vua chúa triều Nguyễn, nó mang vẻ đẹp trầm mặc, như triết lí như cổ thi, Sông Hương như đang nép mình bên giấc ngủ ngàn năm của những vua chúa…-> Một vẻ đẹp cổ kính, trang nghiêm và bí ẩn của Sông Hương
- Khi đi ở giữa lòng thành phố Huế:
+ Sông Hương như điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế -> Ở đây tác giả đã tiếp cận dòng sông ở góc độ âm
Trang 3HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY
+ GV: Khi ở giữa lòng thành phố, Sông
Hương có thêm nét gì mới mẻ, độc đáo?
+ GV: Sông Hương trước khi đi ra biển cả
có điểm gì đặc biệt?
- Thao tác 4: GV hướng dẫn Hs tiểu kết ý
1:
+ GV: Qua việc tìm hiểu trên hãy vẽ sơ đồ
về vẻ đẹp của Sông Hương trong dòng chảy
tự nhiên qua cảm nhận của tác giả?
+ GV: Em cảm nhận như thế nào về cách
thức tiếp cận, về Thái độ, tình cảm của nhà
văn qua hình tượng sông Hương ?
nhạc Đó là một gia điệu chậm rãi, trữ tình, gợi vẻ lững lờ dòng nước Sông Hương
+ Sông Hương như người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuyamột vẻ đẹp gắn liền nét văn hóa trên dòng sông Huế -trình diễn âm nhạc cổ điển một dòng sông của nét tài hoa, tài tử
+ Trước khi ra biển cả, Sông Hương như người con gái chung tình, mang nỗi vấn vương, lẳng lơ và kín đáo của tình yêu; như nàng Kiều trở lại tìm Kim trọng để nói lời thề trước lúc đi xa.-> Đây là một phát hiện độc đáo, mang đậm nét văn chương của tác giả về dòng sông…
* TK: Sơ đồ
* Hoàng Phủ Ngọc Tường :
- Tiếp cận Sông Hương ở nhiều góc độ khác nhau:
- Có những phát hiện mới mẻ, những cảm nghĩ sâu sắc về dòng sông
- Thể hiện một tình cảm yêu mến, gắn bó, thiết tha, tự hào
về một dòng sông của quê hương
IV.
CỦNG CỐ - DẶN DÒ :
1 Củng cố:
- Vẻ đẹp của sông Hương trong dòng chảy tự nhiên.
2 Dặn dò:
- Học bài
- Chuẩn bị tiết 2 của bài này
RÚT KINH NGHIỆM
………
………
………
………
………
Ngày dạy /12/2013
Người dạy
Hồ Văn Tình