ẤNTƯỢNGMỸTHUẬTNGÔĐỨCLÂM Bước vào xưởng vẽ của hoạ sĩ trẻ NgôĐức Lâm… mới ngó thôi, chưa kịp xem kỹ , sự chân thành trong cảm xúc tạo nên cái duyên, cái đẹp trong tranh bước đầu đã để lại trong tôi một ấntượng đẹp. Đúng như lời dạy của danh hoạ Tô Ngọc Vân: “Đẹp tức là cảm xúc mạnh…”; “Không cần biết đến chuyện bếp núc!” Sau khi xem tranh và trao đổi nghệ thuật cởi mở với NgôĐức Lâm, tôi liên tưởng đến những câu ca trong các bài hát quen thuộc và nổi tiếng như Làng tôi xanh bóng tre của Văn Cao, Quê em miền trung du của Nguyễn Đức Toàn - giai điệu trong âm nhạc, nhịp điệu tạo hình trong tranh đã thức dậy trong mỗi người những kỷ niệm sâu sắc khó quên một thời về quê mẹ thân thương. Năm 2011, NgôĐứcLâm kỷ niệm tròn 10 năm tốt nghiệp Trường đại học Mỹthuật Việt Nam. Tròn 35 năm tuổi đời, tròn 3 năm được kết nạp vào Hội Mỹthuật Việt Nam thuộc thế hệ hoạ sĩ trẻ, tháng 12/2011 anh công bố các tác phẩm tranh phong cảnh mới sáng tác tại Triển lãm cá nhân lần thứ nhất với tên Quê tôi tại Nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội. Tranh phong cảnh, một thể loại thường phải vẽ trực tiếp trước cảnh vật. Chất liệu sơn dầu, màu từ lúc vẽ đến lúc khô không thay đổi đã hội đủ khả năng nắm bắt hình sắc vốn có của tự nhiên. Cả thể loại lẫn chất liệu đều có khả năng chuyển tải cảm xúc tươi nguyên trước cảnh vật vào tranh. Có thể nói, “ánh sáng là nhân vật chính ở tranh phong cảnh”, bởi mỗi cảnh vật dưới những chiều không gian, ánh sáng… như ban mai, trưa hè, hoàng hôn vv. đều đem lại nội dung cảm thụ cuộc sống khác nhau. NgôĐứcLâm rất có ý thức xử lý ánh sáng trong tác phẩm, khi diễn hình, diễn màu anh không chỉ nắm bắt vẻ đẹp đặc thù của từng cảnh vật; hơn thế, anh còn khắc hoạ được những sắc thái tình cảm của thiên nhiên trước mỗi không gian cụ thể nhằm thể hiện ý tưởng nghệ thuật của mình. Tôi biết NgôĐứcLâm từ hồi còn ngồi trên ghế nhà trường Mỹ thuật: một chàng trai cao ráo, trung thực, hiền lành, chăm học và đam mê nghệ thuật. Sau này lại hay gặp anh qua những chuyến đi thực tế và các buổi xem triển lãm. Trong sáng tác, ĐứcLâm không chạy theo mốt của cái gọi là “chủ nghĩa hiện đại”- cái mà không ít hoạ sĩ trẻ hay đua đòi nhưng không xuất phát từ “cái tạng nghệ thuật” của mình. Tôi quý NgôĐứcLâm ở chỗ biết mình, biết người… Và, chẳng phải “văn là người…, tranh cũng là người” đó sao? Cái khó đối với một hoạ sĩ trẻ như Lâm là trước hết phải biết tự tìm đường đi sao cho đúng “ sở trường” của mình! Chưa hết, tự tìm được đường rồi, lại phải biết tự vượt chính mình trong sáng tạo nghệ thuật… Thật chẳng đơn giản chút nào ! Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật được nhiều người biết đến, rất mừng là chàng hoạ sĩ trẻ NgôĐứcLâm đam mê con đường nghệ thuật của mình. Anh sớm định hình một phong cách nghệ thuật hiện thực tâm trạng nhiều mộng mơ theo cảm quan của thế hệ mình, khai thác hiện thực dân tộc để thể hiện cho tương xứng với tâm hồn cao đẹp con người Việt Nam. Vạn sự khởi đầu nan… Đây là triển lãm cá nhân lần thứ nhất với các tác phẩm sơn dầu - thể loại tranh phong cảnh của NgôĐứcLâm khá nghiêm túc, chững chạc và có khả năng truyền nhưng cảm xúc tươi đẹp tới người xem! . ẤN TƯỢNG MỸ THUẬT NGÔ ĐỨC LÂM Bước vào xưởng vẽ của hoạ sĩ trẻ Ngô Đức Lâm mới ngó thôi, chưa kịp xem kỹ , sự chân thành trong. hiện ý tưởng nghệ thuật của mình. Tôi biết Ngô Đức Lâm từ hồi còn ngồi trên ghế nhà trường Mỹ thuật: một chàng trai cao ráo, trung thực, hiền lành, chăm học và đam mê nghệ thuật. Sau này lại. một ấn tượng đẹp. Đúng như lời dạy của danh hoạ Tô Ngọc Vân: “Đẹp tức là cảm xúc mạnh…”; “Không cần biết đến chuyện bếp núc!” Sau khi xem tranh và trao đổi nghệ thuật cởi mở với Ngô Đức Lâm,