NHÀ SƯUTẬPMỸTHUẬTNGUYỄNVĂNLÂM
Hồi đó, bảo tàng mỹthuật giao cho tôi nhiệm vụ đến ông Lâm mượn tranh và đồ
gốm cổ. Cũng cần nói thêm là ông Lâm có một bộ sưutập gốm cổ Lý - Trần rất
quý, ông để trong gầm phản kê bên trong; cái phản gỗ mát rượi là nơi nếu không
uống cafe thì khách có thể ngồi trên phản uống nước chè tươi, hút thuốc lào với
chủ quán. Tôi nhớ hình như họa sĩ Mai Văn Hiến hay ngồi nhất vì ông nghiện
thuốc lào và ăn nói tếu táo với chủ quán nên rất có duyên.
Ông Lâm rất thích nói chuyện, nhỏ nhẹ, nhiều khi lại “quan trọng hóa bí mật”. Khi
đã quen thân bảo tàng, ông tin tưởng cho mượn thoải mái, nhưng những tác phẩm
hội họa có thể treo được trong bảo tàng chỉ có phần cận đại như: Cổng thành Huế
(Bột màu của Nguyễn Đỗ Cung - 1941), Buổi chiều vàng (Sơn mài của Dương
Bích Liên). Mỗi lần tôi đến ông lại khoe: Đây là bức ông Sáng vẽ, ông Phái vẽ,
nhìn xem thấy toàn chân dung Liên và Phái, ông Lâm bên tấm biển giá cafe đen ba
hào, Tư Nghiêm bên chai rượu ông kể: “ Một hôm, có ông ra dáng nghệ sĩ lắm
hỏi mượn tôi chiếc quạt và ông ấy đùa: Nếu bác sợ mất quạt thì buộc dây lại, đóng
đinh vào tường. Ông bạn này thật là tếu. Chúng tôi quen thân nhau ngay. Sau tôi
biết đó là họa sĩ tài năng Nguyễn Sáng, ông ấy sau này tặng tôi một số tranh sơn
mài. Thời đó Văn Cao, Sĩ Ngọc, Dương Bích Liên, Mai Văn Hiến, Nguyễn Tư
Nghiêm hay qua lại quán tôi và quen thân, nghệ sĩ thì thời nào cũng nghèo, nhất là
lúc bấy giờ, các ông thiếu đủ thứ từ giấy, bút, màu. Thế là phần thì tôi “quên” tính
tiền, cũng có lúc các ông ấy “quên”, có ông đã quên lại còn tếu. Này anh Lâm trả
lại “tiền thừa đi”. Tất cả chúng tôi phá lên cười và tôi lại dúi cho ông khách quý ấy
mấy đồng bạc. Thỉnh thoảng lại giúp các ông ấy giấy, màu, chả phải ở mấy đồng
bạc mà vì cái tình, cái lòng yêu nghệ thuật ”
Quán cafe của ông Lâm cũng thật đặc biệt. Đây là một căn nhà nhỏ một tầng lợp
ngói (sau này có tiền dư ông xây hai tầng ở khu sân trong) còn mặt tiền vẫn giản dị
với cái mành treo lơ lửng từ chỗ giọt gianh của mái nhà, không treo sát cửa ra vào
như những nhà bình thường khác. Cái mành đó làm nên mọi kỷ niệm trong ký ức
những ai đã đến quán này. Bên cạnh cửa ra vào là một cửa sổ nhỏ có chấn song gỗ.
Chỗ ấy bà Lâm ngồi pha cafe, không chỉ mùi cafe thơm ngát mà nhìn thấy bà Lâm
sau khuôn cửa sổ ấy là khách yên tâm vào quán và thưởng thức cafe vừa uống vừa
ngắm tranh, tán ngẫu với chủ quán.
Có một lần tôi đến ông Lâm, đang ngồi nhâm nhi cafe và nói chuyện với chủ quán
thì bỗng mắt tôi dừng lại trước một bức tranh lồng trong khung kính đặt dưới chân
tường. Chủ nhân cho biết bức tranh này hỏng rồi nên không treo mà để tạm ở đây.
Cầm lên xem tôi nói rành mạch cho chủ quán biết tên tác giả là Nguyễn Phan
Chánh, vẽ năm 1938, tên tranh là Người đàn bà hái rau muống, một tác phẩm rất
đẹp của Nguyễn Phan Chánh thời cận đại. Cũng cần nói rõ rằng những tranh lụa
cận đại bác Chánh vẽ trên lụa Vân Nam, lụa này rất giòn để lâu vụn như cám, nên
số phận bức tranh này cũng vậy. Toàn bộ phần trên đầu từ đôi mắt trở lên đã bị
bong tróc trơ phần giấy bồi. Tôi đề nghị đưa về bảo tàng nhờ bác Chánh sửa giúp.
Tôi mời bác Nguyễn Xuân Kế họa sĩ nghệ nhân vẽ đạc họa rất giỏi của Bảo tàng
phối hợp cùng bác Chánh phục nguyên phần trên của bức tranh. Cái khó là design
về hình chiếc khăn vấn trên đầu người đàn bà Hà Nội bấy giờ không còn nhiều
người vấn khăn lối cổ. May sao, trong một lần ngồi ăn cũng gia đình tôi chăm chú
nhìn nếp khăn vấn của mẹ tôi, đẹp quá, nền nã, tròn trịa quá, người mẫu đây rồi.
Tôi mời bác Chánh, bác Kế đến quan sát lối vấn khăn của bà. Mẹ tôi từ tốn chải
tóc, độn tóc và vấn tóc trong chiếc khăn nhung đen mềm mại. Hai họa sĩ hí hoáy
ký họa, ngắm nghía. Cuối cùng họ cũng được một bản vẽ ưng ý. Bức Người đàn bà
hái rau muống đã được phục nguyên; mang trả ông Lâm. Được sự đồng ý của ông
Lâm, bác Chánh vẽ lại toàn bộ bức tranh này cho bảo tàng. Như vậy ông Lâm giữ
bản chính, bảo tàng giữ phiên bản do bác Chánh và bác Kế vẽ theo nguyên mẫu.
Để phục nguyên bức tranh này tôi biết bác Chánh đã nhiều lần hồ lụa, làm cũ lụa
bằng nước chè, khi vẽ rửa lụa nhiều lần để phần phục nguyên hòa hợp với màu nền
tranh cũ. Đường nối tại mi rất khó, phải tinh tế khéo léo để người xem không biết
là tranh bị vá một mảng lớn như vậy với một đường cắt ngang dài như vậy.
Trong sưutậpNguyễnVănLâm những tranh lụa thời cận đại không nhiều, nhưng
nếu có cũng rất khó bảo quản - Phần lớn là tranh giấy và sơn dầu, sơn mài. Năm
1982 ông Lâm nhờ tôi và họa sĩ Nguyễn Xuân Tiệp đến phân loại kiểm kê hộ
tranh. Chúng tôi có cơ hội được xem toàn bộ sưutập của ông, gần 200 tác phẩm,
treo la liệt từ quán bán hàng đến khu nhà hai tầng sân trong. Chữ họa sĩ Nguyễn
Xuân Tiệp rất đẹp, anh ghi cẩn thận, cột mục rõ ràng, còn tôi phân loại A, B, C.
Ông Lâm thích lắm, sốt sắng mở từng cặp tranh chỉ từng bức tranh treo trên tường,
phần lớn là tranh của thế hệ các họa sĩ Đông Dương: Lê Phổ, Nguyễn Tường Lân,
Tô Ngọc Vân, Lê Thị Lựu, Nguyễn Tiến Chung, Hoàng Lập Ngôn quý nhất là bản
khắc gỗ minh họa Kiều: Khi tỉnh rượu lúc tàn canh của Nguyễn Gia Trí và rất
nhiều tranh của 4 tác giả thành danh sau này Nghiêm - Liên - Sáng - Phái (cả bốn
ông này hay đến quán nhất, họ uống cafe và để tranh lại trả tiền). Có thể nói bộ
sưu tậpNguyênVănLâm không đài các quý phái chăm chút lồng kính bóng lộn,
mà tranh được treo nghiêng ngả, xô lệch không theo một trật tự nào: Cô thiếu nữ đi
chợ Xuân của Tô Ngọc Vân bên Bà cháu giã gạo của Nguyễn Tiến Chung, Múa
sư’ tử của Tư Nghiêm bên Cô gái Tày của Nguyễn Sáng. Khách vừa uống cafe
trong không gian ẩm thấp, tối tối, ánh sáng nhạt nhòa vừa thưởng thức những tranh
Phố Phái xiêu lệch, và thưởng ngoạn một không khí nghệ thuật sẽ không bao giờ
có được nữa trong cuộc sống đương đại, bận rộn, vội vàng ngày hôm nay - Tất cả
chỉ là một kỷ niệm thoáng qua êm đềm và đượm buồn.
.
NHÀ SƯU TẬP MỸ THUẬT NGUYỄN VĂN LÂM
Hồi đó, bảo tàng mỹ thuật giao cho tôi nhiệm vụ đến ông Lâm mượn tranh và đồ
gốm. đó là họa sĩ tài năng Nguyễn Sáng, ông ấy sau này tặng tôi một số tranh sơn
mài. Thời đó Văn Cao, Sĩ Ngọc, Dương Bích Liên, Mai Văn Hiến, Nguyễn Tư
Nghiêm