1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

ANDREW WYETH SỰ CÔ ĐƠN TRONG SÁNG pdf

13 308 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 283,32 KB

Nội dung

ANDREW WYETH SỰ ĐƠN TRONG SÁNG ANDREW WYETH - Thế giới của Christina. 1948. Sơn dầu Tại Việt Nam, nghệ thuật hiện đại Mỹ vẫn còn là một mảng đề tài chưa được tìm hiểu nhiều. Mặc dù trên thực tế, đây là một nền nghệ thuật hết sức phong phú với nhiều nghệ sĩ tên tuổi. Đặc biệt là ở lĩnh vực hội họa, với những đặc trưng riêng biệt. Andrew Wyeth (1917 – 2009) là một trường hợp như vậy. Ông là một trong những họa sĩ lớn nhất của Mỹ thế kỷ 20, với vẻ bề ngoài theo phong cách hiện thực, mặc dù ông vẫn tự nhận mình theo phong cách trừu tượng. Nghệ thuật của ông thường sử dụng những hình ảnh bình dị, những con người bình thường, thậm chí bệnh tật. Qua đó, chúng ta biết rằng đâu đó trên thế giới này, còn có những con người, thậm chí cả đồ vật cũng đời sống nội tâm, khát vọng riêng. Khi ngắm nhìn chúng qua tranh của Wyeth, chúng ta thể hiểu hoặc chỉ cảm nhận được một cách mơ hồ. Sự ám ảnh toát lên từ nghệ thuật của ông cho thấy hình ảnh của cả một thời đại, mà trong đó, con người luôn phải đối diện với sự độc sâu thẳm thường trực. TRỪU TƯỢNG NẢY MẦM TỪ HIỆN THỰC KHẮC NGHIỆT Tranh của Andrew Wyeth thường được vẽ màu tối như nâu, vàng cháy của cỏ khô, ảm đạm, buồn thảm. Đối tượng thường là thiên nhiên, phong cảnh mùa thu và mùa đông của Pennsylvania và Maine, nơi ông ở và vẽ rất nhiều chân dung của những người láng giềng. Thời ấy nhiều người chê tranh của ông xấu xí. Người ta thường xếp tranh ông vào trường phái hiện thực. Song Wyeth lại tự cho mình thuộc trường phái trừu tượng. Điều này làm cho người ta liên tưởng tới câu nói nổi tiếng của họa sĩ Paul Klee về hội họa trừu tượng: “Trừu tượng là làm trông thấy cái không trông thấy”. Thật vậy, với hội họa của Wyeth, người xem luôn cảm giác một cái gì đó đang lẩn khuất đằng sau bức tranh, đằng sau những hình tượng rất đỗi quen thuộc và bình dị. Không biết điều gì đã xảy ra trong tâm trí của họa sĩ khi ông vẽ nên những tác phẩm của mình, nhưng chắc chắn một yếu tố thường trực luôn hiện diện bên ông: sự đơn, một sự “cô đơn triền miên” của cả một thế hệ, cả một thời đại. Nó đã được ông lột tả, phơi bày. Đứng trước tranh của Wyeth, chúng ta chiêm ngưỡng, khâm phục, nhưng đồng thời rùng mình nhận thấy nỗi đơn của riêng mình. Những cảm xúc trong tranh ông không đến ào ạt, không dằn vặt, đau đớn trên phương diện hành vi, mà nó xảy ra từ từ, từng bước một - “nhuộm” tinh thần và tình cảm của chúng ta, để rồi trong một giây phút nào đó người xem cảm thấy mình là một phần của bức tranh. Cách bố cục của Wyeth làm cho người xem cảm thấy chính mình đang đứng ở một góc nào đó ngoài bức tranh để lặng lẽ quan sát câu chuyện của con người và thiên nhiên trong tranh mà nhân vật chính trong tranh không hề hay biết - để rồi một giây phút nào đó chính người xem cũng muốn bước vào đó để tham gia câu chuyện mà họa sĩ đang kể. “Xã hội càng phát triển, con người càng trở nên khó hiểu”. Quả thật, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ, sự dư thừa của cải vật chất lại tỷ lệ nghịch với tinh thần [của đa số] con người. Sự phồn hoa náo nhiệt của con người hiện đại chỉ là cái vỏ bề ngoài bao phủ và che giấu những tâm hồn ngày một đơn và yếm thế của số đông con người. Sự khó hiểu của nhân loại ngày nay là hệ quả tất yếu của những tâm hồn không được chăm lo theo đúng cách của nó. Khía cạnh này được thể hiện rõ nét trong một số tác phẩm nổi tiếng của Wyeth. ANDREW WYETH - Gió từ ngoài biển. 1958. Sơn dầu - Tác phẩm “Người đàn ông”: miêu tả một nam thanh niên đang đứng trước cảnh biển mênh mang. Người thanh niên lẽ không khỏe lắm. Mặc dù nhìn từ đằng sau lưng, nhưng người xem vẫn đọc được rất nhiều điều từ thân hình, dáng đứng cùng cử chỉ của hai bàn tay. Gió thổi tung vạt áo của người thanh niên dưới ánh sáng của buổi sớm mai phần siêu thực. Tất cả những chi tiết đó ăn nhập một cách kỳ lạ, đối lập hẳn với sự bao la của thiên nhiên xung quanh. Ở đó người xem thấy thiên nhiên thật vô hại, còn câu chuyện của con người (hình tượng người đàn ông làm đại diện), thật là hữu hạn và nhỏ bé. Hòa sắc xám nâu đẹp một cách u buồn nhưng sự u buồn đó không khống chế và áp đặt người xem. Dáng đứng của người thanh niên gây cho ta cảm giác chỉ cần một cái huých nhẹ là thế đổ. Một người đàn ông ốm yếu đứng trước thiên nhiên đầy mạnh mẽ và hoang dã. Chúng ta thấy đời sống con người thật là mong manh, vô thường. Một lần nữa, Wyeth tự nhận mình là họa sĩ trừu tượng là hoàn toàn lý bởi ông đem đến cho chúng ta đầy ắp những cảm giác, cảm xúc đa chiều của tâm trạng thật vô cùng cụ thể nhưng không bao giờ gọi được tên. - Tác phẩm “Thế giới của Christina”: lại một lần nữa Wyeth “ném” nhân vật của mình vào không gian bao la của thiên nhiên với những ngôi nhà, cánh đồng và bầu trời hình như không gì liên quan đến Christina. Cuộc sống là cuộc sống. Thiên nhiên vẫn cứ vận hành và trôi chảy theo quy luật của nó một cách vô tình. Chỉ Christina hằng ngày nặng nhọc lết trên con đường quen thuộc mà tạo ra. Trong bức tranh này, Wyeth cố tình nhấn mạnh đặc điểm tư thế của người mẫu. Chính điều này đã giúp ông chuyển tải được những ý đồ sâu sắc trong tác phẩm của mình. Hình ảnh của Christina trong bức tranh là tư thế của người bệnh tật, không thể lẫn vào đâu được. Thật thông minh khi Wyeth trộn lẫn hai dòng tình cảm vào nhau trong một bức tranh. Một bên là con người (ốm đau) cùng với sự nhỏ nhoi bất lực, một bên là thiên nhiên bao la vô tình với số phận của con người. Điều gì sẽ xảy ra với người xem khi hệ thống này song song tồn tại? Đường chân trời trong tranh được Wyeth nâng lên cao đầy dụng ý. Nó làm cho người xem cũng tầm mắt giống như Christina. Nó cao quá, xa quá, còn lâu mới tới được những ngôi nhà đó Andrew Wyeth lấy cảm hứng sáng tạo bức “Thế giới của Christina” trong chuyến về thăm gia đình ở Cushing, tiểu bang Maine trong một kỳ nghỉ hè. Khi đó ông nhìn qua cửa sổ và thấy một người phụ nữ bò qua cánh đồng. Người phụ nữ đó tên là Christina Olson (1893-1969). Christina bị chứng thoái hoá và mất khả năng đi lại. Wyeth gặp gỡ Olson và anh trai của cô, Alvaro, năm 1939. Hai người đã giới thiệu một người phụ nữ tên là Betsy cho Andrew và sau này Betsy trở thành vợ của hoạ sĩ. Thực chất hai mẫu nữ giúp Andrew hoàn tất bức tranh này. Đôi chân gầy guộc, cánh tay và chiếc váy hồng khắc họa Christina Olson, khi đó đã ngoài 50. Phần đầu và thân mình khắc họa Betsy, vợ của họa sĩ, khi đó mới ngoài 20. - Tác phẩm “Gió từ ngoài biển”: vẽ tấm màn the bay tung trong gió, bên ngoài là cánh đồng màu vàng sẫm với những vệt nâu cuối chân trời. Đây thể là một trong những bức tranh điển hình nhất cho khuynh hướng trừu tượng của Andrew Wyeth. Gió vô hình nhưng tác giả vẫn vẽ được gió và từ bức tranh người xem tha hồ tưởng tượng. Bạn nhìn thấy gì? Một người trong phòng nhìn ra ngoài trời, bệnh? đơn? giam hãm? buồn bã? mơ ước gì? sợ hãi gì? Tại sao bầu trời bao la như thế mà không chút màu tươi sáng? Không cánh chim! Đồng cỏ như thế mà sao không lá xanh?Cửa sổ rộng như thế sao không cánh hoa? Bạn nhìn thấy gió, bạn nhìn thấy người trong phòng? Ánh mắt và tâm sự? Wyeth đã đứng từ phía trong cửa sổ để nhìn ngắm thế giới. lẽ ông đang đứng trong ngôi nhà mà Christina hàng ngày hướng tới. Vẫn hai trạng thái đối lập, chỉ khác lần này không phải là con người với thiên nhiên mà là những trạng thái “tĩnh vật” đối đãi với nhau. Nhân vật chính ở đây là cơn gió, nó là gạch nối, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt giữa thiên nhiên bên ngoài và không gian bên trong cửa sổ. Một cái gì đó thuần khiết tươi mới, đối lập với vẻ lạnh lẽo, khô cứng của không gian bên trong. Cơn gió hoàn toàn không nhìn thấy bằng mắt thường, nhưng nó tràn đầy hiện hữu khắp nơi, bởi sự sắp xếp tài tình những chi tiết bố cục cùng hòa sắc vô cùng tinh tế BÚT PHÁP ĐỒNG NHẤT VỚI TINH THẦN NGHỆ THUẬT Như trên đã nêu, Wyeth tự nhận mình là nghệ sĩ theo phong cách trừu tượng. Đó là những ẩn ý trong hội họa của Wyeth, chúng dường như không sự cố tình xếp đặt mà cực kỳ tự nhiên. Xem tranh Wyeth ta thấy được tính chất “khoảnh khắc” (yếu tố này khá gần với nhiếp ảnh, hay nói đúng hơn, nó là một trong những yếu tố quan trọng của nhiếp ảnh), “khoảnh khắc” trong tranh của ông làm cho người xem bị ám ảnh bởi sự tự nhiên của nó. Một cách rất tự nhiên người xem thể hòa nhập làm một vào tác phẩm. “Khoảnh khắc” được ông nắm bắt tài tình đến mức cho ta cảm giác thời gian trước và sau “khoảnh khắc” ấy đều không giá trị. Muốn đạt sự hoàn mỹ trong việc truyền tải thông điệp này, Wyeth đã tìm cho riêng ông một bút pháp không thể hợp lý hơn. Lâu nay, chúng ta thường không coi trọng nghiên cứu thủ pháp xử lý bề mặt tranh của các danh họa. Mặc dù đây là một trong những cách để tiếp cận tinh thần nghệ thuật của các danh họa. Với trường hợp của Wyeth, ông chọn cách thể hiện màu sắc gần như đơn điệu, nâu xám buồn bã với bề mặt tranh như khô đét; không những đường nét phóng khoáng, bay bổng nào. Họa sĩ đã chú tâm để loại trừ sự “đa cảm” thường tình khi miêu tả con người hoặc thiên nhiên. Nhân vật trong tranh của ông dường như bị đông cứng, dường như chết lặng đi trong một khoảnh khắc nào đó, với tất cả cảm nhận của riêng họ về thân phận hữu hạn trong một thế giới với những bất trắc khôn cùng. Ngay cả thiên nhiên trong tranh của Wyeth cũng được mô tả với những nét bút đanh sắc, chúng vô tình, tách bạch với nhân vật trong tranh bằng trạng thái hoàn toàn lãnh đạm. Chỉ điều, hai sự đơn đó lại ăn nhập kỳ lạ với nhau, khuấy động sự bồn chồn trong tâm trí người xem, đẩy chúng ta đến những sự tưởng tượng xa xăm hơn. Không phải trước và sau Wyeth chưa ai làm được điều này, nhưng quả thực ông là một trường hợp không thể trộn lẫn từ bút pháp tới ý đồ nghệ thuật. Từ góc độ này, thể thấy việc lựa chọn bút pháp và tuân thủ nó một cách nghiêm khắc theo đúng ý đồ nghệ thuật là điều cực kỳ quan trọng đối với những nghệ sĩ tạo hình. Với Wyeth, chúng ta thể so sánh ông với một trường hợp khác ở hướng ngược lại của cách xử lý bề mặt tác phẩm. Đó là Edward Hopper (1882-1967). Cũng giống như Wyeth, Hopper chọn những đề tài mang những nét đặc thù trong văn hóa Mỹ, cũng sử dụng những đề tài nhỏ để nói lên những vấn đề lớn của xã hội. Khác chăng, Hopper hướng về đô thị, còn Wyeth hướng về “vùng miền”. Hopper sử dụng màu sắc tươi vui, ấm áp, nhưng nhân vật trong tranh lại vẻ như vô cảm, hay nói cho đúng hơn là nét mặt của họ không thể hiện một cảm xúc riêng biệt nào cả. Chính sự tương phản ấy càng làm nổi bật sự trống trải của nhân vật trong không gian rộng lớn tới mức sự đơn ấy như hình khối, thể sờ thấy được, tronh tranh Hopper Những cảm nhận ban đầu trên đây chưa thể nói hết được nhiều về Wyeth cũng như nghệ thuật hiện đại của nước Mỹ, đặc biệt ở mảng nghệ thuật tạo hình. Việc chú trọng tìm hiểu mảng đề tài này sẽ rất ích cho những người làm công tác nghiên cứu nghệ thuật cũng như sáng tác nghệ thuật. Vì một thực tế, nhiều dòng chảy lớn của nghệ thuật tạo hình thế giới nếu không bắt nguồn từ Mỹ thì cũng hội tụ về đây trong suốt một thời gian dài, đặc biệt kể từ sau Chiến tranh Thế giới II. Với những người làm công việc sáng tạo, những điển hình nghệ thuật như Wyeth hay [...]... giải TIỂU SỬ CỦA ANDREW WYETH Andrew Newell Wyeth (1917 – 2009) là con út của danh họa Newell Convers Wyeth Cha Andrew Wyeth là người vẽ tranh minh họa, poster Wyeth được học để trở thành một họa công thành thạo trước khi học đọc trôi chảy Ở tuổi thiếu niên, ông từng vẽ tranh minh họa dưới bút danh của cha mình Tuy nhiên ông đã không đi theo con đường cha hướng cho mà đi theo con đường sáng tác độc lập... tranh của Wyeth lên tới 100.000 USD năm 1962 và đến năm 1980 đã tăng gấp ba lần Cuối thập kỷ 1980, các nhà sưu tập Nhật bản đã trả hơn 1 triệu USD cho tranh của Wyeth Năm 1986, Wyeth triển lãm 240 bức tranh chưa từng công bố Đó là những bức tranh về phụ nữ, cả tranh nude, trong đó một bức vẽ người phụ nữ tóc vàng tên là Helga tị nạn từ Đức đã bốn con, làm người giúp việc cho chị gái Wyeth Ông... góp phần soi rọi những vấn đề trong tư duy mà chúng ta còn tìm tòi Đơn cử như chất liệu tạo nguồn mạch cho nghệ thuật Xin lưu ý rằng, Wyeth được mệnh danh là nghệ sĩ theo “khuynh hướng vùng miền” Gần như suốt đời, ông chỉ sống và làm việc tại quê hương, với những đề tài bình dị nhưng tư tưởng nghệ thuật của ông lại đi rất xa Ở góc độ này, chúng ta thể tìm được một sự tham khảo ý nghĩa Chỉ có... trứng, ít sử dụng màu dầu truyền thống Sau khi bức “Christinas World” ra đời, danh tiếng của Wyeth nổi như cồn Năm 1949, Winston Churchill (thủ tướng Anh từ năm 1940-1945) đề nghị Wyeth trang trí cho căn phòng của ông ở Ritz-Carlton, Boston Trường đại học Harvard danh tiếng trao cho ông bằng danh dự năm 1955 Wyeth được lên bìa tạp chí Time năm 1963 khi tổng thống Johnson trao cho ông huân chương Tự... cho tới khi bức tranh được công bố Khi được hỏi bức tranh thể hiện điều gì, ông trả lời đầy đam mê, đó là “tình yêu” Năm 1977, một sử gia về nghệ thuật, trả lời phỏng vấn trên tạp chí “Tin tức Nghệ thuật”, khi được hỏi về các nghệ sĩ được đánh giá thấp nhất và cao nhất của thế kỷ, đã bình chọn Wyeth cho cả hai phương diện Mặc dù vậy, ông vẫn được nước Mỹ vinh danh là một trong những họa sĩ lớn nhất... đánh giá thấp nhất và cao nhất của thế kỷ, đã bình chọn Wyeth cho cả hai phương diện Mặc dù vậy, ông vẫn được nước Mỹ vinh danh là một trong những họa sĩ lớn nhất của thế kỷ 20, những nơi ông sống và sáng tác hiện đã trở thành di sản quốc gia Ông qua đời năm 2009, thọ 91 tuổi . ANDREW WYETH SỰ CÔ ĐƠN TRONG SÁNG ANDREW WYETH - Thế giới của Christina. 1948. Sơn dầu Tại Việt Nam, nghệ thuật. thường trực luôn hiện diện bên ông: sự cô đơn, một sự cô đơn triền miên” của cả một thế hệ, cả một thời đại. Nó đã được ông lột tả, phơi bày. Đứng trước tranh của Wyeth, chúng ta chiêm ngưỡng,. có điều, hai sự cô đơn đó lại ăn nhập kỳ lạ với nhau, khuấy động sự bồn chồn trong tâm trí người xem, đẩy chúng ta đến những sự tưởng tượng xa xăm hơn. Không phải trước và sau Wyeth chưa có

Ngày đăng: 03/04/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w