MỸTHUẬTCỔỞCHÙAÔNG Địa danh cổ nơi đây, khi xưa cũng thuộc huyện Gia Lâm, bởi trên hai tấm bia đá và quả chuông chùa đều ghi: “Thuận An phủ, Gia Lâm huyện, Đình Luân xã, Bình Lương, Lương Xá nhị thôn, quan viên hương lão sắc mục xã thôn trưởng thượng hạ đẳng”. (Thôn Lương Xá có thể là Dương Xá ở gần thôn Bình Lương bây giờ)?. Nguồn gốc Chùa được xây dựng từ thời Lý, tôn thờ: thiền sư Từ Đạo Hạnh, vua Lý Thần Tông và thờ Phật, vẫn được duy trì cho đến tận ngày nay. Trong chùa hiện còn tượng đồng thiền sư Từ Đạo Hạnh, vua Lý Thần Tông (đời thứ 5 nhà Lý - cũng là hiện thân Từ Đạo Hạnh sau sự trút xác ở núi Thày) . ChùaÔng trải qua nhiều thời đại, chùa đã nhiều lần xuống cấp, được các thời sau trùng tu, tu bổ. Theo các tư liệu cho biết các lần trùng tu: thời Hậu Lê vào các niên hiệu: Dương Hòa năm thứ 6 (1640), Thịnh Đức (1653-1657), Chính Hòa năm thứ 20 (1699); các lần tu bổ vào thời Nguyễn , lần cuối cùng được ghi trên Thượng lương gian Tiền đường: “Trùng tu năm Kỷ Mão thời vua Bảo Đại 14” (1938). Nghiên cứu về chùa Ông, với hiện vật cổ còn lại và những tư liệu có niên đại còn thấy được là điều có tác dụng và ý nghĩa trong việc nhận diện rõ phong cách mỹthuật của các thời đã phủ trùm lên di tích cổ qua các lần trùng tu, tu bổ. Đặc biệt với các di tích có chiều dài của lịch sử ngót ngàn năm như chùa Ông. ChùaÔng hiện tại đang tu bổ, vẫn cố giữ những nét Kiến trúc truyền thống thời Lê - Nguyễn. Nghiên cứu kỹ chùa Ông, thấy bổ sung nhiều tượng và đồ thờ mới làm, song chùa vẫn còn lại những hiện vật nghệ thuật cổ. Chúng tôi còn phát hiện trong chùacó những viên gạch cổ hình trang trí nổi. Ban khánh tiết nhà chùa cho biết: Những viên gạch này được tìm thấy trong khi đào đất để tôn tạo chùa, tại khu vực vườn và ao chùa. 1. Các hiện vật cổ nghệ thuậtởchùa Ông: - Bia đá: còn lại hai cái. Đọc văn bia được biết: Một Bia làm năm Chính Hòa 24 thời vua Lê Huy Tông (1703). Và một Bia làm năm Cảnh Hưng 10 thời vua Lê Hiên Tông (1749). Cách chạm hoa văn trên bia có ghi niên đại, giúp ta nhận diện rõ về phong cách trang trí thời Lê. - Chuông cổ: cao 87 cm, đường kính 66 cm. Quai chuông rồng chầu cao 43 cm. Chuông 4 múi, 6 núm. Có 4 chữ: “Đại Thánh Hồng Chung”. Trên chuông ghi: “Can chi năm Mậu Ngọ, tháng 12, ngày 10 đúc chuông. Tức 12 - 10 - 1738. - Tượng cổ: có 2 tượng đồng là: “Đức Thánh ngồi tọa thiền” (cao 90 cm, vai rộng 35 cm, và tượng “Ngựa”. Ngựa đồng được kéo ra trong các ngày lễ hội chùaÔng hàng năm từ 7-3 đến 9-3 âm lịch. Chùa còn có 5 tượng Phật bằng gỗ. Các pho tượng đều thuộc cuối thời Lê. Ngoài ra còn giữ lại Bài vị : ghi “Lý Thần Tôn ngũ hoàng đế, đại thánh Từ Đạo Hạnh tôn giả”; Thần Phả: chữ Hán sao lại năm thứ 24 đời Tự Đức (1871); Các đại tự làm năm 1919, thời Nguyễn. 2. Những viên gạch có hình trang trí Vật linh, Chim hoa và Hoa văn. Trong số gạch thâu gom để lăn lóc ở góc chùa, chúng tôi chọn ra những viên gạch cổcó hình trang trí nổi để chụp ảnh, đánh số lập hồ sơ để chùa lưu giữ bảo quản. Số lượng khoảng 60 viên (gồm gạch nguyên, gạch vỡ góc và vỡ nửa) Những gạch có hình trang trí Vật linh, Chim hoa và Hoa văn được phân loại theo hình trang trí, bao gồm 7 loại sau: - Trang trí hình Rồng, - Trang trí hình Phượng bay, - Trang trí hình Lân, - Trang trí hình Ngựa phi nước đại, - Trang trí hình Chim - Hoa, - Trang trí hình Mây quấn Nhật, Nguyệt, - Trang trí hình Hoa văn. Kích thước: Các viên gạch có hình trang trí vật linh: chiều rộng (từ 18cm đến 20cm), chiều dài (từ 42cm đến 44cm), dày 5cm. Các viên gạch có hình Hoa văn: chiều rộng (từ 19 cm đến 20cm), chiều dài (từ 26cm đến 33cm), dày 7cm. Kích thước được đo cụ thể từng viên cho thấy kỹ thuật làm gạch và nung thủ công, nên kích thước không đồng nhất, mà chỉ là tương đối đều nhau. ở đây chúng tôi chỉ thấy gạch, nhưng không tìm thấy dấu tích lò nung.Có thể gạch làm từ nơi khác? chuyển về để sử dụng trang trí ở chùa. Trong số gạch cổ đó có nhiều viên cùng một mẫu trang trí, có viên còn sót dấu vết của khuôn. Chứng tỏ đã có sự sản xuất hàng loạt, để đáp ứng vào việc trang trí theo yêu cầu nhất định tại chùaÔng xưa. Các loại gạch có hình trang trí trên cho thấy: Đề tài: Long, Lân, Phượng, hay Ngựa phi, Chim hoa, Hoa văn mây chầu mặt trăng, mặt trời; hoặc các hoa văn uốn lượn. Đã tạo nên những mô típ trang trí sinh động trong mạch nghệ thuật truyền thống. Nghệ thuật chủ yếu theo cách đắp nổi gần với phù điêu, tất cả mang phong cách dân gian. Bên cạnh đó cũng có viên gạch tạo hoa văn trang trí theo lối khắc chìm (lõm xuống). Dựa vào những hình trang trí trên gạch thu lượm ởchùa Ông, ta so sánh với phong cách nghệ thuật các thời, kết hợp đối chứng niên đại các cổ vật trong chùa cho thấy những loại gạch này không cùng một thời, mà được làm trong những thời gian khác nhau. Nó mang phong cách chạm khắc dân gian từ cuối thời Mạc (thế kỷ XVI) và thời Lê (thế kỷ XVII và XVIII). Tuy nhiên ở những gạch trang trí có hình Vậ linh hay Hoa văn phát hiện ởchùaÔng vẫn là loại hiếm bởi ngành khảo cổchưa tìm thấy loại gạch này ở các nơi khác. Những hiện vật cổ và đặc biệt là loại gạch có hình trang trí Vật linh, Chim hoa và Hoa văn phát hiện ởchùaÔng đã góp phần làm sáng lại những giá trị nghệ thuật cổ. Nó đã bị chìm lấp trong quá khứ, nay thấy lại và xác định giá trị cổ vật trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. Những hiện vật nghệ thuậtcổ đó cần được gìn giữ và bảo tồn cùng ngôi chùaÔngcổ kính vốn có tự ngàn xưa. . MỸ THUẬT CỔ Ở CHÙA ÔNG Địa danh cổ nơi đây, khi xưa cũng thuộc huyện Gia Lâm, bởi trên hai tấm bia đá và quả chuông chùa đều ghi: “Thuận An phủ, Gia Lâm. Ban khánh tiết nhà chùa cho biết: Những viên gạch này được tìm thấy trong khi đào đất để tôn tạo chùa, tại khu vực vườn và ao chùa. 1. Các hiện vật cổ nghệ thuật ở chùa Ông: - Bia đá: còn. XVIII). Tuy nhiên ở những gạch trang trí có hình Vậ linh hay Hoa văn phát hiện ở chùa Ông vẫn là loại hiếm bởi ngành khảo cổ chưa tìm thấy loại gạch này ở các nơi khác. Những hiện vật cổ và đặc biệt